Lúc đó là tám giờ tối... Trước khi rời khỏi hãng trà Chính Phương để về nhà riêng, ông quản lý Ngô Lộc Tuyền còn buớc lên tầng lầu cao, mở cửa sau, để nhìn vào tầng lầu của tòa nhà trong. ông nhìn qua cửa sổ của phòng khách ngắm cảnh bữa tiệc “đoàn viên” của hai gia đình Châu, Lâm rồi khẽ lẩm nhẩm khen sang khen đẹp: - Rõ là cảnh “cung điện trên trời, thần tiên dưới đất”! Quang cảnh buổi dạ tiệc quả xứng đáng với lời khen. Gian phòng khách cao rộng thênh thang, các vách tường trát “nhám tổ mối”, sơn mầu hồng nhạt, được trang điểm bẳng những bức họa, những đôi liễn câu đối, mầu sơn đen láy làm nổi bật nét vàng rực rỡ. Các cây “đèn chùm” hoặc treo gắn trên trần, trên tường, hoặc đắt ở góc phòng, giữa phòng... tối nay đều được bật sáng hết thảỵ Các tán đèn nửa nâu nửa vàng thẫm che chung quanh những bóng đèn vàng mờ, chiếu tỏa ánh sáng dìu dịu vào những màn là trướng gấm màu lam ngọc, tạo ra một cảnh huy hoàng, nhìn không chán mắt. Bàn tiệc giữa phòng hình bầu dục thật rộng, mà lại chỉ có năm người ngồi bao quanh. Bên trên tấm khăn trải bàn, trắng muốt thêu hoa, chén bát sứ Giang tây xen lẫn ly tách pha lê, dĩa thìa bằng bạc. Ở giữa bàn hai chiếc bình cổ cắm những bông hường, hồng bạch xen nhau, sắc đẹp mầu tươi trông thật rực rỡ... Ngồi ở ghế khách danh dự, ông Lâm Ngọc thành hướng mặt ra phía cửa, nên ông Tuyền nhìn rất rõ: quả là một tay trưởng giả hào hoa, phong độ đường bệ hiên ngang, nói cười cởi mở. Bà Phương ngồi ghế chủ nhân bồi tiếp, đối diện với ông Thành, tức là quay lưng về phía ông Tuyền nên ông không rõ sắc diện bà vui hay buồn ra saọ Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông cũng nghe được tiếng cười của bà, phụ họa theo tiếng cười của ông Thành. Uyển Hoa ngồi chỉ cách “bác Thành” một người, và thái độ của cô gái hôm nay trái ngược hẳn với thường lệ. Trong các bữa ăn họp mặt cả nhà trước đây, cô cứ thản nhiên ăn uống, ít nói, không cườị Thế mà tối nay, cô cười nói thật xôm xả vui tươi, đặt biệt là cô hỏi chuyện và đối đáp với “bác Thành” rất niều, và rất linh lợị Quốc Hùng là người có thái độ dè dặt, giữ ý nhất đám, Hắn có vẻ ngượng ngập với mặc cảm lỗi lầm, cho nên rất ít nói chuyện, không dám cười dù là cượi gượng. Hắn ngồi giữa ông Thành và Uyển Hoạ Uyển Hoa ngồi bên mặt bà Phương, Thanh Thanh ngồi bên trái bà. Như thế là Thanh Thanh với Quốc Hùng vẫn đối diện nhaụ Phần Thanh Thanh tuy là được gặp cha sau mấy tháng trời cách biệt, nhưng nàng cũng cười nói vừa phải, chứ không nhí nhảnh vui nhộn như cái lúc đón cha ở phi trường. Trông ngắm hai gia đình trong tiệc đoàn viên một lát, rồi ông Tuyền thủng thẳng bước xuống nhà. Vừa xuống thang, ông vừa thầm nghĩ: - Mình cũng nhanh chân lẹ trí lắm chứ! Chỉ huy bọn gia nhân phục sự, chuẩn bị món ăn, bố trí phòng tiệc xong, là mình rút êm ngay ra khỏi nhà. Chứ nếu chậm chân, để bà Phương trông thấy, thì bà hẳn phải ngỏ lời mời mình cùng dự tiệc. Lúc bấy giờ mình biết ăn nói ra saỏ Từ chối thì bất tiện, mà nhận lời cùng dự, ấy mới càng bất tiện hơn!... Xuống đến nhà dưới, ông còn ngồi lại chốc lát, chưa về vộị ông nghĩ rằng: ông mà dự bữa ăn tối nay, thì bầu không khí khó thở, vì sự ngượng ngập của nhiều ngườị Trước hết là ông quí khách Lâm Ngọc Thành, chồng cũ của bà chủ. ông Tuyền kém tuổi nhiều nhưng cái hồi ông Thành lấy bà Phương ở quê lục địa, ông cũng biết được, mặc dù lúc đó ông chỉ mới là một thiếu niên chưa am hiểu tình đờị ông cũng biết cả vụ đoạn tuyệt giữa ông Thành và bà Phương; rồi đến cuộc hôn nhân của bà Phương với ông Phương. Những tháng ngày vui buồn trong nhà họ Châu, ông đều được chứng kiến. Vậy mà ông kín miệng im tiếng, đến nỗi giữ trọn được bí mật, không khi nào sơ hở để Quốc Hùng có thể nghi ngờ rằng bà Phương chỉ là kế mẫu của hắn. Cho đến những ngày gần đây, Uyển Hoa ghen với Thanh Thanh, rồi toan dứt tình với Kiến Quốc ra sao! Quốc Hùng yêu vụng ghen thầm Thanh Thanh như thế nào... ông Tuyền cũng đều rõ hết. Cho đến những lời tâm sự giữa ông Thành với bà Phương qua đường dây điện thoại viễn thông ông Tuyền cũng nghe và hiểu được rành rẽ từng lời, bởi vì ông phải đi theo sát bà chủ, mà ông coi như người “chị kết nghĩa” để giúp đỡ bà trong lúc bà lo lắng, bối rối như điên cuồng. Thậm chí, ông còn biết rõ: Sau khi Uyển Hoa được mẹ kể thật chuyện bí ẩn từ hai mươi năm trước cho nghe, cô gái dám thẳng thắn hỏi mẹ: “thế thì ngày nay má với bác Thành có thể nối lại tình nghĩa, như chuyện xưa... gương vỡ lại lành chăng?" ông Tuyền cũng biết bà Phương đã cười buồn lắc đầu bảo Uyển Hoa rằng: “việc đó thì nhất định là không thể được”. ông Tuyền không ở gần bà chủ luôn luôn như con sen Lệ Quyên, nhưng những gì Lệ Quyên biết thì ông cũng biết cả. Trái lại, có những chuyện ông được biết, mà Lệ Quyên không hề hay biết gì cả. Cái “nghị ước” mà ông Thành đề ra với bà Phương vào ngày mới tái ngộ là nghị ước gì? ông Tuyền rõ ngay từ đầu là: ông Thành muốn Thanh Thanh và Quốc Hùng gần gũi yêu thương nhau thật sự, thì ông sẵn lòng gả Thanh Thanh cho Quốc Hùng. Như thế thì trong tương lại hai cái gia tài của họ Châu, họ Lâm sẽ nhập làm một và hoàn toàn nắm trong tay Thanh Thanh và Quốc Hùng không còn phải chia xẻ cho một kẻ thứ ba nào nữạ Tuy nhiên ông Thành có tân tiến, chủ trương giản dị như thế, nhưng bà Phương thì lại có tư tưởng rất bảo thủ. Bà không chịu chấp nhận con chồng làm chàng rể. Ba coi Quốc Hùng làm con đẻ, và buộc hắn phải thờ bà làm mẹ ruột, phải coi Thanh Thanh là em gái cùng mẹ khác cha; mà đã coi nhau làm anh em, thì không thể phạm loạn luân thường được. Tương lai, bà sẽ lựa một nàng dâu không phải là con gái ruột của bà, và bà sẽ kén một chàng rể khác, chứ Quốc Hùng thì không được phép hưởng gia tài nhà họ Lâm! Nghĩ đến đây, ông Ngô Lộc Tuyền mỉm cười, thầm khen bà chủ có tinh thần phong hóa vững chắc hơn ông chồng cũ. Rồi ông đứng dậy, dặn dò người gác dan, trước khi ra về... ông ngồi canh giữ trong nhà, đề phòng kẻ gian bất ngờ lẻn vào trộm cắp. Hai là phải ghi số điện thoại của tổ hợp tắc xi gần nhất. Hễ khi nào thấy Lệ Quyên chạy xuống báo tin ông khách họ Lâm sắp sửa ra về, thì ra ngay ngoài đường đón tắc xi, nếu thấy có xe, thì lập tức vẫy tay gọi vào đợi sẵn. Nếu không thấy xe nào cả, thì quay điện thoại đến Tổ hợp nọ, bảo họ cho ngay một chiếc chay đến hãng trà, để đưa ông Thành về khách sạn nghỉ ngơi... Dặn dò xong người gác, ông Tuyền thủng thẳng đi bộ một đoạn đường, như đi dạo mát sau bữa cơm tối vậy... Khi ông đi gấn đến cổng tòa biệt thự nọ, thì thấy một người cao lớn đang tha thẩn từng bước rất chậm rồi như muốn tránh mặt ông, hắn ghé vào đứng nép bên cổng dưới bóng giàn hoa leo um tùm. ông nhận ra ngay... Trần Kiến Quốc, chàng trai khôi ngô tuấn tú, học giỏi, con nhà giàu sang, bạn trai yêu mến của Uyển Hoạ ông đã thấy hắn lởn vởn lảng vảng ở đây nhiều lần rồi, đâu phải riêng hôm nay! Từ hôm hắn bị Uyển Hoa giận tức và đoạn tuyệt thì hắn thường lai vãng đến gần hãng trà Chính Phương, đi đi lại lại để nghe ngóng và... hy vọng. Như mọi lần, thì ông Tuyền đã làm lơ như không trông thấy hắn, và cúi đầu đi thẳng vào nhà riêng. Nhưng tối nay thì khác: ông cảm thấy vui lây với hắn, và muốn trò chuyện chút cho vuị ông mới đi thẳng tới trước mặt hặn Kiến Quốc ngạc nhiên, trố mắt trong bóng tối nhìn ông Tuyền, thì ông mỉm cười, ôn tồn thân mật nói: - Này, cậu Quồc, cậu biết không? Giờ này bà chủ chúng tôi đang đãi khách quí, tiệc bày ở lầu trong đó. Quí khách là ông thân của cô Thanh Thanh. ông ấy vừa từ Tân Gia Ba tớị Cậu Hùng, cô Hoa, cô Thanh đều có mặt ở trong bữa tiệc. - Cô Thanh trở lại rồỉ Kiến Quốc như còn chưa tin, lớn tiếng hỏi như kêu lên, rồi tiếp: - Và ông thân của cô ấy qua thăm con gáỉ ông Tuyền nhỏ nhẹ nói, giọng ông đượm ý vị bóng bẩy sâu xa: - Một thiên truyện cũ vừa được kể lại trong nhà đó, cậu à! Một thiên truyện rất cảm động, bất cứ ai được nghe cũng phải cảm thán dùm người trong cuộc. Chuyện xảy ra từ hai mươi năm trước. Có thể, một ngày mai đây cậu cũng được biết rõ nữa đấỵ Và còn điều này nữa... Chợt ông Tuyền cao hứng, đổi qua giọng vui cười: -... Là tại sao cậu chưa dám đi thẳng vào nhà tìm gặp cô Hoả Cậu ơi, đừng nghĩ lầm nữa: dù trong trường hợp nào, dù nội tình các cô các cậu ra sao, cũng không một ai ngăn cản cậu tiến vào! Mọi người làm việc trong hãng tuyệt đối không kẻ nào dám nghĩ đến việc đó. Chỉ có tôi có thể làm như thế; nhưng đã bao ngày qua, tôi vẫn ngồi ở nhà ngoài để đợi cậu tới, đợi cậu tới để chào hỏi và nhìn ngắm cậu tiến vào nhà trong! Hay ít ra, tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện ngăn cản cậu! Cuối cùng, ông Tuyền nói như say men rượu, gặp chuyện vui, ông ghé gần tai Kiến Quốc mà bảo: - Thế nàỏ Cậu hiểu ý tôi muốn nói rồi chứ? Dứt lời, ông bỏ đi thẳng, bỏ mặc Kiến Quốc đứng trố mắt nhìn theọ Nhưng hắn trố mắt ngạc nhiên vì vui mừng thích thú, chứ không phải kinh ngạc vì nghe tin bất lợi cho mình. Ðôi ánh mắt hắn sáng rực lên, miệng hắn nhoẻn ra cười bí mật, và hắn còn vươn cổ nhìn theo bóng dáng ông Tuyền đang rời xa, như tỏ dấu cám ơn vị sứ giả đã báo tin hạnh phúc cho hắn vậy... Thật ra, thiên truyện chấm dứt ở đâỵ Nhưng nếu có vị độc giả nào ưa cẩn thận, chu đáo, còn thắc mắc, và muốn thuật giả phải nói rõ hơn về phần “hạ lạc” của bốn nhân vật trẻ: Quốc Hùng, Kiến Quốc, Uyển Hoa, Thanh Thanh... thì thuật giả xin ghi thêm như vầy: - Lời nói của ông quản lý Ngô Lộc Tuyển ở trên, đã cho thấy rõ rằng: Uyển Hoa đã vui lòng nối lại giây tình cảm với Kiến Quốc, và cố nhiên chàng với nàng còn có thể tiến xa hơn nữa, tiến tới... hưởng hạnh phúc bằng cuộc hôn nhân! Tâm lý Uyển Hoa không có gì khó hiểu: Người phụ nữ, nhất là người thiếu nữ, khi đã yêu, thường thường là có sự tính toán đắn đọ Phụ nữ khác nam giới ở điểm đó. Nàng đã dặn lòng yêu Kiến Quốc, nhưng khi thấy hắn “dường như” lăm le... ”thấy mới quên cũ” thì nàng phải đau đớn xót xa thầm, và đành phải tỏ rõ thái độ phản đốị Muốn phản đối cho hữu hiệu và giữ được thanh giá của mình, thì tốt nhiên nàng phải làm ra vẻ như “vung kiếm sắt cắt tơ tình” thật sự. Sau đó, hắn đã năn nỉ van lơn, xin nàng nối lại mối tình giâỵ Khốn nỗi, cuộc tình đã bị cái ngôi “hung tinh” xung chiếu vào, cản trở gay gắt quá cho nên Uyển Hoa muốn dằn lòng đoạn tuyệt, coi như mối tình của mình là thứ “tình tuyệt vọng” cho xong! Nhưng nay tình thế khác hắn rồi: Ngôi “hung tinh” mà nàng ngờ là phá hoại cuộc tình của nàng, bỗng chốc đã biến thành ngôi sao quí, như Hồng Loan, Thiên Hỉ, giúp thêm cho tình duyên của nàng sớm thành tựu tốt đẹp: Thanh Thanh hôm qua là kẻ tình địch ghê gớm. Thanh Thanh hôm nay là người chị đáng kính yêu của nàng, cùng chung một bọc mẹ sinh ra! Ðối với Kiến Quốc, tuy vì giận hờn tức tối hắn, mà nàng đã phải chịu đựng những ngày đêm thất vọng, những giờ khắc đau buồn cay đắng, và cũng đã thốt ra những lời thật mỉa mai cay đắng với hắn. Nhưng kinh nghiệm người xưa cho thấy: tình yêu tuổi trẻ thường “phải có: những giận hờn cay đắng như thế. Và một khi đã được hàn gắn lại, thì từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa”! Sự phát giác bí mật cốt nhục thân tình giữa hai cô gái, đồng thời cũng làm cho Kiến Quốc phải bừng tỉnh, dừng tắp ngay bước chân phiêu lưu trên tình trường. Dù hắn có yêu Thanh Thanh hơn Uyển Hoa đi nữa, hắn cũng phải chôn kín khối tình tận đáy lòng, và thầm lấy câu: Tình chị duyên em làm nguồn an ủi... Quốc Hùng thì saỏ Hẳn độc giả đang nóng nảy hỏi thế. Phải, thiên truyện nói về Quốc Hùng còn lờ mờ chưa rõ. Vậy xin xác định: tình yêu của Quốc Hùng đối với Thanh Thanh quả là mối tình rất chân thành, rất thực có thể nói là tình yêu trọn vẹn, tình yêu muôn thuở! Trước một người như thế, trong hoàn cảnh như thế, trong trường hợp tao ngộ như vậy, thì hắn phải yêu với mối tình “thực” và trọn vẹn không có một khía cạnh nào có thể bị nghi ngờ. Chúng ta chỉ còn phải đặt hai giả thiết: - Một là nếu môt ngày kia ý nguyện của ông Lâm Ngọc Thành sẽ thắng, thì Quốc Hùng sẽ là người trai được hưởng hạnh phúc nhất đờị Hai là nếu rốt cuộc ý chí của bà Châu Chính Phương thắng, thì Quốc Hùng phải tạm thời rời xa gia đình, dọn vào ký túc xá nhà trường mà ở. Rồi ra, nếu hắn hoàn toàn tuyệt vọng trên tình trường, thì hắn cũng đành tự an ủi bằng câu: “tình tuyệt vọng là mối tình cao đẹp nhất”! Còn Thanh Thanh? Phải! Thanh Thanh thì saỏ Nàng là nhân vật chính yếu của thiên truyện nàỵ Hai chữ “ người về” có thể được thay bằng hai chữ “Thanh Thanh”... Hẳn độc giả rất thắc mắc về thực chất tình cảm của nàng đối với Quốc Hùng, và đang nóng lòng đòi câu trả lời của thuật giả?... Nhưng... chúnh thuật giả cũng chẳng biết trả lời ra sao cho chắc đúng đâỷ Bởi lẽ, ở tuổi niên thiếu, giữa gái và trai kinh nghiệm xưa nay cho thấy có rất nhiều loại tình yêu khác biệt: tìnhy yêu thể xác tình yêu đam mê, tình yêu sở thích, tình yêu trọn vẹn, tình yêu thật, tình yêu muôn thuở... Thanh Thanh đã thực sự yêu chưả Nếu thật yêu rồi, thì đó đã là tình yêu trọn vẹn chưa, hay chỉ mới là “tình yêu sở thích” cho tuổi dậy thì và hoàn cảnh thuận tiện gây nên? Thật chưa thể nào xác nhận định được. Chỉ thấy rằng, nàng vẫn tươi vui quyến rũ như bông “hoa xuân cười gió” như một đóa “hải đường mơn mởn cành tơ” rất dễ vui, dễ cười, và cũng rất dễ buồn dễ tủi hơn!... Nếu một ngày nào đó, có một chàng trai xứng đáng là vị “hoàng tử của lòng nàng” tìm đến, và đóa hoa xuân phải nghiêng ngả xuống, thành thật năn nỉ vị hoàng tử hái mình đi, thì đó mới chính là “tình yêu thật và trọn vẹn” của nàng vậỵ.. -- Hết --