Thanh Thanh vào buồng bà Phương thì được bà cho hay: Mới có thêm một lá thư của cha nàng gửi sang. Nàng hồi hộp bước đến bàn học, lấy thư ra xem. Hồi lâu thấy nàng xem xong, bà hỏi: - Thanh ơi! Ba cháu viết những gì thế? Ở bên nhà có chuyện gì không? - Thưa bác, ba cháu vẫn bình an. (Nàng mỉm cười) Ngoài ra, cũng chỉ căn dặn cháu như những thư trước vậỵ - Nghĩa là dặn cháủ - Dặn cháu phải chuẩn bị bài vở kỹ càng để thi, và phải luôn luôn nghe lời dạy bảọ - Lời dạy bảo của aỉ - Dạ, cố nhiên là của bác, chứ còn ai nữa ạ? Bà Phương chưa kịp nói gì, nàng lại tươi cười nũng nịu: - Bác à! Ba cháu đến nay vẫn coi cháu như đứa trẻ lên năm lên sáu vậỵ Không hiểu đến chừng nào “ông cụ” mới coi cháu lá đứa con gái đã lớn khôn? - Mãi mãi “ông ấy” vẫn coi cháu như đứa bé. Hết thảy các bậc cha mẹ trên đời này đều như thế cả. Lòng cha mẹ đối với con, yêu thương có, lo lắng có, thật không một thứ tình thương nào có thể so sánh được. Ngày xưa, bác có một “cụ bác”, tức là “bác ruột của ông thân sinh ra bác”, đã làm quan tới chức “lưỡng hoài diêm vận sứ”. Năm ông năm mươi mốt tuổi, được nghỉ phép về quê tảo mộ gia tiên, được các quan tri phủ tri huyện đón rước, hộ tống về tận nhà. Thế mà bà cụ thân sinh vừa trông thấy ông, vẫn xúc động, kêu gọi bằng tên húy của ông! Cụ còn tiếc rằng: trước mặt các quan chức khác, cụ không thể ôm lấy ông quan lớn nhị phẩm đại thần vào lòng! Bà Phương nhắc chuyện xưa ở quê hương khiến Thanh Thanh tò mò hỏi han về gia thế các họ, các nhà: họ Lâm nhà nàng thế nào, họ Ngô nhà bà ra sao, họ Châu nhà này có những gì vẻ vang vinh hiển... Trò chuyện một hồi lâu, thấy bà Phương có vẻ mệt mỏi, rồi nằm quay vào trong như muốn ngủ. Nàng chờ bà nằm im, mới rón rén bước ra khỏi phòng. Nàng tìm ra phòng khác, đã thấy Quốc Hùng đang ngồi đó. Thấy nàng xuất hiện, ánh mắt hắn sáng rực lên vì reo mừng. Nàng khẽ bảo: có chuyện quan trọng muốn kể cho hắn nghẹ Hắn liền mời nàng về phòng riêng của hắn, để nói cho kín đáo... Vào phòng hắn rồi, nàng đem hết thảy đầu đuôi câu chuyện hiểu lầm giữa Uyển Hoa và Kiến Quốc và nàng, kể lại cho hắn nghẹ Nghe xong, hắn thở dài nói: - Tất cả sự thể ấy đều do những chuyện “tình cờ không may” mà rạ Nàng hỏi cách giải quyết: - Lúc này Uyển Hoa đã về nhà, nhưng Kiến Quốc hiện còn đang chạy đôn đáo đi tìm khắp nơi, tôi biết làm sao hả anh? - Thôi được. Giờ hãy để tôi vào giải thích mọi chuyện cho Hoa nó yên lòng. Không chừng, tối nay Kiến Quốc đến, là cơn giận của Hoa tiêu tan! Thanh Thanh đứng dậy: - Tôi có cần đi cùng anh, vào nói chuyện với Hoa không? - Không cần. Ðể mình tôi vào nói rõ cho Hoa hiểu, là được rồị Thanh Thanh trở về phòng chính, thấy bà Phương đang nằm im như ngủ. Vì nói chuyện với Quốc Hùng khá lâu, kể lể dài dòng tỉ mỉ, nàng cảm thấy khô cổ khát nước, nên tự pha trà nhấm nháp. Nhấp trà rồi, nàng cũng đi nằm, đầu óc còn suy nghĩ lan man về câu chuyện lôi thôi xảy ra giữa ba ngườị Ðồng hồ thong thả điểm hai tiếng... rồi ba tiếng... Cho đến khi nàng ngồi dậy, đang toan mở sách coi lại bài vở, nàng lại thấy Lệ Quyên rón rén tìm vào, thì thầm: - Cậu cả muốn gặp cô, có chuyện cần. Nàng quay nhìn bà Phương, thấy bà còn nằm im, liền rón rén đi ra cửa... nhưng bỗng nàng giật mình! Bà mở mắt gọi lớn: - Ai tìm Thanh Thanh đó? - Dạ, thưa bác, anh Hùng hỏi cháu ạ. Bà Phương ngồi dậỵ Lệ Quyên vội ghé đến gần chờ lệnh sai khiến. Bà bảo cô sen: - Mày qua gọi cậu cả sang đây, tao hỏị Thanh Thanh đề nghị: - Có phải anh ấy cần hỏi, bác để cho cháu qua bên ấy một chút. - Không cần. Cứ để nó sang đây, Lệ Quyên đi gọi cậu cả! Chốc lát, Quốc Hùng tìm sang phòng mẹ, rón rén bước vào trong bụng áy náỵ Bà Phương hỏi: - Hùng! Mày tìm hỏi Thanh Thanh đó hả? - Dạ. (Hắn tỏ ra bối rối) - Thế, mày sang đây tìm Thanh, không được saỏ Ðây là phòng của mẹ; tao có cầm mày bao giờ đâủ - Dạ, con sợ... con nghe Lệ Quyên nói... má vừa mới chợp mắt, con sợ làm mất giấc ngủ của má. - Tao đâu có ngủ! Có chuyện gì, các con cứ nói với nhau ngay ở đây đị Sắc mặt bà trở lại hiền hòa thoải máị Nhưng Quốc Hùng vẫn bối rối, không biết nên nói gì. Thanh Thanh biết hắn gặp “bí” nàng nhanh trí hỏi: - Hẳn là anh muốn gặp em đế báo tin thi cử chứ gì? - Vâng, đúng thế (Hắn sung sướng đáp). Sáng nay tôi đã đi xem danh sách thí sinh, thấy tên cô được sắp xếp vào phòng số 11 của trường Cao đẳng Công Chánh, nên muốn báo tin cô haỵ - Rất cảm ơn anh. Sáng mai tôi sẽ đi xem lại lần nữạ Quốc Hùng ấp úng nói với mẹ vài lời về chuyện trong nhà, rồi xin phép rút luị Thanh Thanh lẹ làng bước theo gọi: - Anh Hùng ơi! Cho tôi hỏi thêm tí nữạ Thế là nàng theo tới phòng riêng của hắn. Hắn hỉ hả nói: - Vừa rồi tôi bị “kẹt vòng vây” may nhờ cô giải cứu! - Bác dễ dãi lắm. Bác cho rằng anh ít chịu lui tới phòng bác. Có việc gì cần gấp hoặc quan trọng lắm anh mới chịu bước chân vàọ Như thế, chúng ta chẳng ít có dịp gặp lắm ử Quốc Hùng bảo nàng tạm gác chuyện ấy, để hắn kể lại việc khuyên can Uyển Hoa cho nàng nghẹ Rồi hắn lắc đầu: - Hoa nó chưa chịu nghĩ lại, cô Thanh à! Tôi giải thích không xong, khuyên nhủ nó chưa được. Nó nhờ tôi nói với vô rằng: đừng quay điện thoại đến Kiến Quốc làm gì. - Như thế Hoa thật cố chấp, thành kiến nặng ghê! Quốc Hùng giải thích: - Không phải nó nặng thành kiến. Cái tính nó hay giận dỗi như vậy, hy vọng rằng nó sẽ chóng nghĩ lại... Bàn đi tính lại mãi rồi Thanh Thanh quyết định trái lời dặn của Uyển Hoạ Nàng thẳng thắn bảo Quốc Hùng: - Tính tôi từ nhỏ không quen nói dốị Giờ Hoa có nhà, lẽ nào tôi che dấu anh Quốc? tôi lại rất trọng lời hứạ Tôi vẫn nhớ lời dạy của ba tôi: Ðã là người đàng hoàng, phải cư xử đàng hoàng. Hứa với ai rồi, phải nên giữ lờị Giúp được việc cho người, là một niềm tự hào cho mình, lương tâm thanh thản. Hắn nói cho nàng biết, hắn cũng rất khó nghĩ trong vụ nàỵ Nàng khuyên hắn an lòng, và nhờ nói lại với Uyển Hoa rằng nàng không thể nghe lời, chiều ý Uyển Hoa được. Thế nào nàng cũng phải gọi giây nói cho Kiến Quốc tối naỵ Kết quả, trí thông minh, tài ứng phó của Uyển Hoa đã gỡ kẹt cho tất cả: Nghe Quốc Hùng báo cho ý định của Thanh Thanh, Uyển Hoa nhờ hắn bảo với nàng rằng: - Gọi điện thoại thì cứ gọi, nhưng nói cho Kiến Quốc hay rằng tôi đi vắng, không có ở nhà! Và để cho Thanh Thanh khỏi phải nói dối Kiến Quốc chiều tối hôm ấy Uyển Hoa ra đi thật: nàng rủ một cô bạn, cùng đi xem một cuốn phim mới nhất... Thế là từ hôm ấy, Uyển Hoa tuyệt đối tránh mặt Kiến Quốc. Mối tình của hai người lâm nguy, cũng gây bối rối cho Thanh Thanh và Quốc Hùng. Kiến Quốc không được liên lạc với Uyển Hoa, hắn càng lúc càng điên đầu rối ruột, ý hệt con kiến bò cuống cuồng trong cái nồi rang càng lúc càng nóng. Bí quá, hắn đâm liều: gọi Uyển Hoa không được, hắn cứ nhè Thanh Thanh mà gọị Thanh Thanh dẫu sao cũng là con gái, ắt phải mềm lòng xúc động trước nỗi đau khổ tuyệt vọng của một thanh niên tư cách như Kiến Quốc. Thêm nữa, từ hôm bị Uyển Hoa tuyệt giao, mặt mũi hắn hốc hác xanh xao, ria mép mọc tua tủa không được cạo tỉa, trông thật thảm hạị Dáng đi điệu đứng cũng uể oải, thất thểu như người mất hồn. Có lúc gặp mắt hắn, Thanh Thanh lạ hẳn đi, tưởng như gặp một chàng trai nào khác vậỵ Cứ mỗi lần nói chuyện qua đường dây điện thoại với Kiến Quốc, hoặc gác bỏ tỵ hiềm, đi gặp mặt hắn trở về, Thanh Thanh lại chạy vào phòng Quốc Hùng, kể hết sự thể cho hắn nghe, và nhờ hắn tìm biện pháp giải quyết vấn đề. Hoặc nàng tìm vào buồng Uyển Hoa, gạn hỏi cô gái: với điều kiện nào cô sẽ vui lòng bỏ qua chuyện cũ, để nối lại giao tình với Kiến Quốc? Nhưng rồi nàng không thuyết phục nổi Uyển Hoa, Quốc Hùng khuyên nhủ em gái cũng không nổi, nên nàng và hắn cùng buồn rầu bối rối, lo lắng như lo việc của chính mình vậỵ Thậm chí, cô sen Lệ Quyên cũng phát hoảng. Cô thấy rằng từ bữa hôm cô vô ý đem lá thư Kiến Quốc gửi cô Thanh Thanh, đưa lầm cho cô Hai, thì gia đình này xảy lắm chuyện rối ren lo lắng! Và cô cho rằng mình phải chịu một phần lớn trách nhiệm. ông Quản lý Ngô Lộc Tuyền, đã đứng tuổi, hiểu biết nhiều, lại ngồi ngay bên máy điện thoại, chứng kiến cử chỉ nghe những lời nói của bọn trẻ trong nhà này, cho nên ông đoán được nội tình sự thể. Trước thì ông còn cố dấu, không dám nói cho bà chủ hay, sợ bà buồn lọ Nhưng về sau, thấy sự thể mỗi ngày một trầm trọng, không lối thoát, ông đành phải vào báo rõ cho bà chủ biết. Bà Phương nghe kể, giật mình ngơ ngẩn. Thật là việc vô cùng bất ngờ đối với bà. Tuy nhiên, suy ngẫm một chốt lát, bà đã dám đoán quyết rằng: trong vụ này, Thanh Thanh chắc chắn vô tội! Do đó, buổi sáng hôm ấy, sau khi Uyển Hoa lấy cớ đến nhà bạn ôn tập bài vở, rồi nửa giờ sau Quốc Hùng cũng xin phép đi phố dạo chơi... trong nhà chỉ còn có bà Phương với Thanh Thanh, bà mới kiếm cách gạn hỏi nàng về sự thể xảy rạ Bà giả bộ cầm đôi que, đan cái lót chén trà, mắt đeo kính viễn, tựa lưng vào ghế bành. Liếc mắt thấy Thanh Thanh đang ngồi bên bàn học xem sách, bà khe khẽ gọi: - Này, Thanh ơi! - Dạ? (nàng giật mình, nhưng chưa quay lại nhìn bà) - Gần đây, Kiến Quốc thường hay quay điện thoại đến gọi cháu, phải không? Bấy giờ nàng mới rời cuốn sách, vuốt quặt mái tóc đen láy về một bên, và ngồi xoay trở lại, ngơ ngác nhìn bà. - Nó gọi điện thoại cho cháu nhiều như thế, để làm gì nhỉ? Nàng bối rối thật sự, chưa biết mở đầu câu nói ra sao, bà lại tiếp: - Nghe ở ngoài kia họ nói rằng: có hôm nó gọi đến hỏi cháu những năm sáu lần? Nàng ửng hồng đôi má, ấp úng lí nhí: - Cháu... cháu cũng khôang biết rằng hắn gọi nhiều như thế. Chỉ thấy gần đây, hắn thường muốn gặp cháụ - Chứ không muốn gặp con Hoả Thật ra, thì bà Phương chỉ thuận miệng hỏi thế, như để bổ túc cho câu trả lời của nàng, bà không hề có ý định chạm đến nàng. Nhưng đối với nàng, câu hỏi “nối đuôi” ấy lại có sức nặng ngàn cân, và như đè nặng xuống vai nàng vậỵ Nàng suy nhĩ nóng đầu... rồi cuối cùng đành... có thực tường khai, để mặc ý bà xét đoán. Chẳng phải nàng quá vô tâm, “thẳng ruột ngựa” nhưng trước tình thế này, không còn cách nào khác hơn là nói thật đầu cuối sự thể cho bà Phương nghẹ Quả nhiên, nghe nàng kể một hơi dài, từ chuyện đi ăn tiệm và đi chơi ô Lai, cho đến cuộc chạm trán bất ngờ khi hai chiếc xích lô gặp nhau... bà Phương thở dài, nhìn nàng với ánh mắt thương hại, tự tay rót một tách trà trao cho nàng và ân cần nói: - Cháu kể một thôi dài, mệt thở không ra hơi nữa rồị Nhắp chút trà thơm này cho đỡ khô cổ, rồi hãy nói tiếp. Nàng đưa hay tay, trang trọng đỡ lấy tách trà. Uống vào, nàng thấy lòng ấm áp, tâm thần bình tĩnh trở lạị Bấy giờ bà Phương mới buông bỏ que đan, ngồi ngay ngắn lại, cặp mắt nhìn thẳng phía trước, ôn tồn nhận định. - Cháu ạ! Bác thấy rằng: thằng Quốc tuy người đã lớn nhưng tính còn trẻ con, hành động hấp tấp, khi gặp chuyện rắc rối thì cuống cuồng lên. Con Hoa vốn tính khí ương ngạnh bướng bỉnh, chuyện chưa đáng gì đã cố chấp làm dữ. Ðến như cháu thì... Bà nhìn mặt nàng, miệng nở nụ cười từ ái: -... cũng có chỗ không phải của cháu! - Cháu không phảỉ (nàng trố mắt ngạc nhiên) Thưa bác, cháu không phải ở điểm nàỏ Cháu có lỗi gì trong vụ này, bác giảng cho cháu rõ? Bà vẫn tươi cười, giọng vẫn êm ái: - Thứ nhất, sau buổi ba đứa đi chơi trở về, hẳn cháu nhận thấy có sự khác, sao không kể ngay cho bác biểt? Thứ hai chúng nó giận nhau thì mặc kệ chúng nó. Cháu hơi đâu sốt ruột lo xa, dây dưa vào để gỡ gối giùm chúng nó? ông bà xưa đã nói: “mặc gà có mỏ, mặc chó có răng”. Hơi đâu chuốc lấy chuyện bao đồng, hả cháủ Nàng cúi đầu, khẽ nói: - Cháu... cháu thấy Kiến Quốc lo sợ cuống quít, nên cháu cảm thấy bất nhẫn. vả lại chuyện này cũng có điểm dây dưa đến cháu, nên cháu mới... Nàng ngừng lại, bà Phương liền khuyên nhủ nhẹ nhàng một hồị Bà nói khá dài dòng, nhưng đại để là khuyên nàng, từ nay trở đi ai làm sao mặc kệ ai, đừng quan tâm đến họ. Chỉ biết có bà là đủ. Bà áy náy nói: - Tính tình tâm địa cháu thật tốt. Nhưng tốt bụng mà lại dễ mềm lòng xuôi taị Ai khéo nói, khẩn cầu việc gì là cháu sốt sắng giúp đỡ. Như thế, có khi “làm phúc phải tội” rước cái bực tức vào thân. Thôi, từ nay đừng thế nữạ Nàng không biết nói gì hơn. Những lời nói đứng đắn hợp lý của bà khiến nàng kính phục. Thái độ yêu mến của bà khiến nàng cảm động đến rưng rưng ánh lệ, tròng mắt đỏ ngầụ Cuối cùng bà bảo nàng: - Nếu thằng Quốc có gọi điện thoại đến nữa, cháu nên viện cớ: Ngày thi đến nơi rồi, cháu rất bận rộn bài vở, không thể nói chuyện nhiều, và yêu cầu hắn đừng gọi đến nữạ - Hay là để cháu gọi cho hắn ngay bây giờ, và dặn hắn như thế? - Ðược lắm. Nhưng cháu phải tuyện đối giữ kính, chớ để cho người thứ ba nào biết rằng đây là do bác khuyên cháu làm thế! Nhớ chưả - Dạ, cháu nhớ. Thanh Thanh xuống dưới nhà để quay điện thoại thì lại gặp Quốc Hùng. Hắn hỏi nàng gọi Kiến Quốc làm gì. Nàng nói rằng để bảo Kiến Quốc từ nay đừng gọi nàng nữạ Lập tức, Quốc Hùng can ngăn và đưa nàng trở lên phòng mẹ. Hắn nói với bà Phương: nên để hắn thay thế Thanh Thanh gọi điện thoại cho Kiến Quốc, có lẽ tiện hơn. Lý do thứ nhất: nếu để Thanh Thanh gọi Kiến Quốc sẽ gạn hỏi xem Uyển Hoa có nhà không, khiến nàng khó ăn khó nóị Trái lại, hắn gọi đến tất nhiên Kiến Quốc không dám hỏi như thế. Lý do thứ hai: Thanh Thanh gọi điện thoại cho Kiến Quốc, rồi sau đó Uyển Hoa biết được, thì sự hiểu lầm càng tăng thêm. Bà Phương gật đầu khen con nói phải, thế là Quốc Hùng đi quay điện thoại đến cho Kiến Quốc. Mặc dù bà Phương vẫn tỏ cử chỉ yêu thương chiều chuộng nàng, đêm ấy Thanh Thanh vẫn trằn trọc khó ngủ, ngẫm nghĩ lại, nàng thấy rằng: nàng dây dưa vào việc gia đình nhà người ta, thật đáng buồn. Muôn đời ngàn kiếp, mẹ con người ta vẫn là mẹ con; cho đến chàng Kiến Quốc, mặc dù làm phật lòng Uyển Hoa, nhưng vẫn được bà Phương thầm coi như chàng rể tương laị Quốc Hùng đối với Uyển Hoa, muôn đời vẫn là anh em cốt nhục, tình máu ruột dù đến thế nào rồi cũng hòa thuận thương mến nhaụ Qua cơn giông tố, trời lại đẹp, nắng lại tươi như cũ... Duy có nàng, trước sau vẫn chỉ là cô gái xa lạ đến ở nhà nàỵ Dù Uyển Hoa không ghét, dù bà Phương rất cưng yêu, dù Quốc Hùng săn đón nồng nhiệt... nàng vẫn cảm thấy mình cô đơn. Nỗi cô đơn tinh thần như thấm thía ra da thịt, khiến nàng khẽ rùng mình, chán ngán trong bóng đêm...