uấn, cậu bé kháu khỉnh lanh lợi tuổi đã mười hai mà như một ông lão vì tính tình khôn ngoan nên mọi người trong xóm gọi cậu bé là " ông cụ non " mỗi khi nghe người ta gọi ba từ ấy Tuấn phát cáu hay về mách lại với cha mẹ, đầu nghênh nghênh hay nhảy múa và ca hát có khi bạn bè trang lứa gọi cậu bé là " Cu Hề " thằng bé là con của ông chủ hãng nước đá lớn nhất vùng lũ trẻ nhỏ sợ nhất là Tuấn vì con nhà khá giả, to con, hay khoe khang với bạn bè là biết võ thuật nên đám trẻ ai cũng nể thậm chí có đứa còn theo Tuấn làm đệ tử. Người lớn trong xóm ai cũng lắc đầu thở dài khi gặp Tuấn vì thường hay rủ bạn bè phá phách khắp làng, có khi mọi người mắng vốn với ông chủ hãng nước đá những lần như vậy ông hay đánh đòn thằng nhỏ, bù lại với sự nghịch ngợm là Tuấn rất thông minh học giỏi, vâng lời cha mẹ, ở trường hay được giáo viên khen về tinh thần học tập, Tuấn thích bơi lội, đá banh, và thích cả đi ra đồng thả diều ông chủ hãng nước đá mua tặng chiếc xe đạp nhỏ mà trong đám bạn không ai có Tuấn lại không thèm.
Năm tháng cứ trôi dần nơi làng quê như thế Tuấn giờ rất khôi ngô và tuấn tú dường như cái biệt danh lúc nhỏ cũng không còn khi anh lớn lên, học đại học Tuấn ít hay đi về nơi làng quê xưa ở quê những đứa bạn của tuổi thơ sống như thế nào anh cũng chẳng biết, chỉ biết rằng mình đang đi học chạy theo để bắt giữ tương lai nhiều khi anh tự hỏi
- Mình quá may mắn phải không? Được đi học, còn những đứa bạn tuổi thơ có đứa được đứa không.
Với tuổi hai mươi bốn có cái nhìn rất xa xăm, ông chủ hãng nước đá ở quê rất tự hào về Tuấn, là con trai duy nhất nên cho anh vào học ở Sài Gòn ông cũng chẳng nở, ở địa phương ông giờ tiến triển rất nhiều cuộc sống thẳng tiến đi lên đồng tiền ngày càng có giá trị cao không giống như ngày xưa mà một tháng việc kinh doanh hãng nước đá của ông thu nhập chẳng được bao nhiêu, vốn là một ông chủ nhiều năm trong nghề nên sự tính toán rất tỉ mĩ thậm chí còn hơn cả vợ chiều nay ông phải ra xưỡng để sản xuất cho kịp theo đơn đặt hàng, khi đi ông dặn vợ
- Khi nào thằng Tuấn nó gọi điện thoại về cho bà xin tiền học hay gì đó, thì nói nó điện cho tôi, tôi cũng có chuyện muốn nói với nó, mà không có lúc nào tôi điện cho nó mà liên lạc được cả
Bà chủ hãng nước đá nheo mắt trả lời
- Ừ ông đi đi, nhớ về ăn cơm nha
Tuấn mới học năm đầu mà ông bà đã tốn không ít tiền cho cậu ăn học ở đất lạ quê người đồng tiền dưới quê ông bà làm ra chỉ đủ để Tuấn lo chuyện học vấn, Bà chủ nhìn theo chiếc xe mất hút của Ông chủ rồi bước vào trong nhà gọi điện cho Tuấn, Tuấn nhận được cuộc gọi của mẹ thì vui mừng vì anh định gọi về lại sợ cha la, những lúc như vậy anh chỉ lén gọi cho mẹ để xin tiền
- Alô con Tuấn đây
với tiếng nhạc rình rang chát chúa, mẹ anh không nghe được gì
- Con ở đâu mà nhạc lớn quá vậy
Tuấn nói qua lời thoại
- Dạ con đang đi ăm đám cưới của bạn
Bà chủ vẫn không nghe được gì nên đề nghị
- Con ra ngoài mẹ nói chuyện coi
Tuấn chạy hút ra ngoài để tránh đi tiếng nhạc ồn ào của vũ trường mà Tuấn đã nói dối với mẹ là trong đám cưới
- Nè! cha con hồi nãy kêu con gọi cho ổng kìa, chẳng thấy khi nào con gọi cho ổng cả, một câu hỏi thăm sức khỏe cũng không có, ổng gọi cho con thì chẳng liên lạc được
Tuấn nói như né tránh
- Con nói chuyện không hợp với cha đâu! Cha khó tánh quá mà, mẹ à tiền tháng vừa rồi hết rồi mẹ gởi thêm cho con năm triệu nữa nha, nhớ đừng cho cha biết
mẹ anh tái mặt
- Cái gì, mới đây mà hết rồi hả, con nên biết nhà mình sản xuất nước đá chứ không phải sản xuất tiền
Tuấn phát cáu
- Mẹ không gởi là con đói đó
mẹ anh trả lời
- Mẹ thấy những sinh viên khác ngoài học ra họ còn đi làm thêm để kiếm tiền học, con thì chỉ biết rút tiền nhà thôi
- Thôi được rồi, lần này mẹ gởi, lần sau mẹ sẽ đến Thành Phố xem con học gì mà lúc nào điện lên cũng nghe tiếng nhạc, tiếng vỗ tay, la hét cụng ly, hỏi con thì con nói những người ở gần trọ, mẹ không biết có tin không nữa
Tuấn ngơ ngác sợ cha mẹ biết được sự thật ăn chơi xoa đọa ở đất Sài Gòn nên nói gọn để kết thúc cuộc gọi
- Mẹ không tin thì thôi, vậy nha
Tiếng tắt máy trong cuộc trò chuyện làm bà chủ phải thở dài và nghĩ ngẫm sâu xa về con trai mình, mà từ lâu bà lén chồng gởi tiền cho Tuấn, thật ra ở Sài Gòn Tuấn lợi dụng đồng tiền ở quê gởi lên ăn chơi phát tán, thâu đêm, cờ bạc, gái gú, rượu chè, mà gia đình không hề hay biết, ông chủ đã nhiều lần muốn lên Thành Phố xem lối sống và sự học hành của Tuấn như thế nào mà vẫn không có thời gian, nhớ trước khi tốt nghiệp ở quê Tuấn vẫn là một đứa con ngoan được bạn bè và cha mẹ tin tưởng nhưng từ khi bước chân lên học ở Sài Gòn dường như Tuấn của ngày xưa không còn nữa, một cái nhìn khác thường khinh khi nào đó đang nhìn về Tuấn, tiếng còi xe vang trước sân bà chủ ra mở cửa thì thấy ông chủ về
- Ủa xong chưa mà ông về sớm vậy?
ông chủ hãng nước đá phát cáu vì hợp đồng bị hủy
- Xong cái gì mà xong, hợp đồng bị hủy bỏ rồi
bà chủ cũng thấy buồn
- Vậy sao giờ, tiền đâu mà gởi cho thằng Tuấn
ông chủ đang rầu, nghe câu nói của vợ bỗng phát điên lên
- Cái gì lại tiền nữa hả, bà điện lên cho tôi nói với nó, học được thì học không được thì khăn gói về quê chăn trâu, thằng Thanh con bà Sáu xóm trên cũng học Thành Phố mà có tốn tiền nhiều như thằng ma quỷ nhà mình đâu, nó đâu thiếu thốn cái gì xe, máy tính, con người ta nhiều người đâu có được như nó
bà chủ im lặng một lúc vì biết tính tình nóng nảy của chồng
- Tôi cũng mới la nó đó chứ bộ nếu không gởi tiền thì lấy gì mà nó sống ở Thành Phố
ông chủ lớn tiếng
- Chứ thằng Thanh cha mẹ nó ít khi gởi tiền sao không thấy nó chết đói đi, phải biết tự bàn tay mình làm ra chứ, hãng nước đá nhà mình đâu phải từ trên trời rơi xuống, phải làm, gây dựng, có cực khổ mới có thành công
bà chủ nhẹ giọng
- Nhưng tôi thương con từ nhỏ nó đâu làm gì nặng đâu
ông chủ gay gắt hơn
- Chính vì nó sung sướng cưng chiều nhiều quá mới sinh ra nhiều thói hư tật xấu, phải cho nó làm để biết cuộc sống với người ta, thương con thì trên  đời này ai không thương. Tôi năm nay gần sáu mươi tuổi đời mà Tôi chưa thấy cha mẹ nào không thương con cả, chỉ có con cái bỏ rơi cha mẹ, chứ không có cha mẹ nào bỏ rơi con cái
- Bà đừng quên câu " con hư tại mẹ, cháu hư tại bà "  " cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư " Tôi đã dứt khoát không gởi tiền bạc gì cho nó cả bà làm vậy không phải thương nó mà giết đời và tương lai nó
Nói xong ông chủ bực tức đi vào nhà, bà chủ cũng đi theo, rồi một tháng sau trôi qua bà chủ phải cắn lòng vì sự kiên quyết của chồng, rồi một buổi sáng ông chủ uống cà phê đọc báo xem tin tức ông như chết điếng vì đọc được tin, Tuấn đã bị công an bắt về hành vi nhiều lần trộm cắp tài sản nguyên nhân gây ra là do ăn chơi, cá độ, dẫn đến vi phạm an ninh trật tự, sau khi con trai bị lên án ông cùng vợ khăn gối lên Thành Phố để gặp Tuấn trong phút chốt qua cánh song sắt, bà chủ khóc nức nở khi biết một phần lỗi cũng do mình, Tuấn ngước mặt lên nhìn cha mẹ với hai hàng nước mắt vì ân hận
- Xin lỗi cha mẹ vì không suy nghĩ đúng đắn, con đã lao vào những thứ vui cay đắng của đời, con ước gì thời gian quay ngược lại để con được trở lại như những ngày xưa, hiếu thảo với cha mẹ, được xóm làng bạn bè thương mến, nghĩ lại thật hạnh phúc biết bao, cha mẹ đã cho con một tình thương vô bờ bến mà con không biết trân trọng, vạn lần xin lỗi cha mẹ, nay con đã hiểu ra được thì tất cả đã quá muộn màng, giờ này con chỉ nghĩ đến những ngày xưa bên cha mẹ và bạn bè, được bôi lội, thả diều, đá banh, giá như ngày xưa con nghe lời dạy bảo của cha mẹ thì hôm nay không phải lao vào con đường tội lỗi, giờ con thấy thương cha mẹ quá cha mẹ hãy tha lỗi cho đứa con bất hiếu này, con hứa khi được trả tự do con sẽ về lại " như những ngày xưa " của tuổi nhỏ và vâng lời cha mẹ, sẽ không lao vào con đường tội lỗi nữa
- Xin lỗi cha mẹ
- Xin lỗi cha mẹ
- Xin lỗi cha mẹ
Hai ông bà rơi từng giọt nước mắt khi thấy Tuấn đã hối hận, lòng của ông bà như mang nặng những vết thương đau, giờ Tuấn phải trả giá công bằng cho những việc làm sai trái của mình, nếu như ngày xưa Tuấn không đua đòi thì hôm nay không phải như thế này, ông bà cũng hi vọng tất cả mọi người đừng ai loạt vào con đường giống Tuấn rồi ăn năn thì mọi chuyện như giấc mộng trôi qua, ta phải đối diện với cái hiện thực thì đã quá muộn màng.
 
Quang Nguyễn

Xem Tiếp: ----