1. Phong-Kiến 2. Quan-Chế 3. Pháp-Chế4. Binh-Chế 5. Điền-Chế 6. Học-Hiệu 7. Học-Thuật 8. Phong-TụcKhi Triệu Đà sang đánh An-Dương-Vương thì ở bên Tàu nhà Tần đã suy, nhà Hán sắp lên làm vua, nước Tàu đang vào lúc đại loạn, phong tục, chính trị đều đổi khác cả. Vả lại Triệu-Đà là người Tần, cho nên đến khi lấy được Âu-Lạc, gồm cả các quận ở phương nam, lập làm một nước tự chủ, bèn đem chính trị, pháp-luật nước Tàu sang cai-trị đất Nam-Việt9. Vậy trước khi nói đến chuyện nhà Triệu, ta nên xét-xem xã-hội nước Tàu lúc bấy giờ là thế nào. 1. Phong-Kiến.Nguyên về đời thái-cổ, nước Tàu chia ra từng địa-phương một. Mỗi một địa-phương thì có một người làm thủ-lĩnh, lập thành một nước, gọi là nước chư-hầu, phải triều cống nhà vua. Số những nước chư hầu ấy thì mỗi đời một khác. Xem như khi vua Đại-Vũ nhà Hạ, hội các nước chư-hầu ở núi Đồ-sơn, kể có hàng vạn nước. Đến khi vua Vũ-vương nhà Chu đi đánh Trụ-vương nhà Ân, thì các nước chư- hầu hội lại cả thảy được 800 nước. Đánh xong nhà Ân, vua Vũ-Vương phong cho hơn 70 người làm vua chư-hầu, chia ra làm 5 bậc là: công, hầu, bá, tử, nam. Nước phong cho tước công, tước hầu thì rộng 100 dặm gọi là đại quốc; nước phong cho người tước bá thì rộng 70 dặm, gọi là trung quốc; nước phong cho người tước tử, tước nam thì rộng 50 dặm, gọi là tiểu quốc. Những nước không đủ 50 dặm, thì gọi là nước phụ-dung. 2. Quan-Chế.Nhà Hạ đặt tam-công, cửu-khanh, 27 đại-phu, 81 nguyên sĩ. Nhà Ân đặt hai quan tướng, sáu quan thái là: thái-tể, thái-tông, thái- tử, thái-chúc, thái-sĩ, thái-bốc; năm quan là: tư-đồ, tư- mã, tư-không, tư-sĩ, tư-khấu; sáu phủ là: tư-thể, tư-mộc, tư-thủy, tư-thảo, tư-khí, tư-hóa; sáu công là: thổ-công, kim-công, thạch-công, thủy-công, thú-công và thảo-công. Đến nhà Chu, ông Chu-Công đặt ra sáu quan gọi là: thiên-quan, địa- quan, xuân-quan, hạ-quan, thu-quan, đông-quan. Mỗi một quan lại có 60 thuộc-quan, cộng cả lại là 360 người. Người làm đầu thiên-quan, gọi là trủng-tể, thống cả việc chính-trị trong nước, việc thu-nạp cả năm và mọi việc ở trong cung. Người làm đầu địa quan gọi là đại-tư-đồ giữ việc nông, việc thương, việc giáo dục và việc cảnh sát. Người làm đầu xuân-quan gọi là đại-tông-bá, giữ việc tế-tự, triều, sính, hội-đồng v.v... Người làm đầu hạ-quan, gọi là đại-tư-mã, giữ việc binh- mã và việc đi đánh dẹp. Người làm đầu thu-quan gọi là đại tư-khấu giữ việc dân, việc hình và việc kiện-tụng. Người làm đầu đông-quan gọi là đại-tư- không, giữ việc khuyến công, khuyến nông và việc thổ mộc v.v... Trên lục quan lại đặt tam công, là: thái-sứ, thái-phó, thái- bảo; tam cô là: thiếu-sứ, thiếu-phó, thiếu-bảo, để bàn xét việc trị nước yên dân, chứ không dự vào việc hành chính. 3. Pháp-Chế.Về đời thái-tổ thì có năm hình, ngoài năm hình lại có phép đánh bằng roi da và tội lưu. Đến đời nhà Hạ, nhà Ân và nhà Chu thì lại đặt phép chân, gọt đầu và tội đồ. Đến cuối đời nhà Chu thì đặt ra tội bêu đầu, xé thây lăng trì, mổ, muối v.v... 4. Binh-Chế.Binh-chế nhà Hạ và nhà Ân thì không rõ, đến đời nhà Chu thì đặt 5 người làm một ngũ; 5 ngũ tức là 25 người thành một lượng; 4 lượng tức là 100 người làm một tốt; 5 tốt tức là 500 người làm một lữ; 5 lữ tức là 2500 người làm một sư ; 5 sư tức là 12500 người tức là một quân. Quân thì đặt quan mạnh-đan làm tướng, sư thì đặt quan trung-đại- phu làm súy, lữ thì đặt quan đại-hạ làm súy, tốt thì đặt quan thượng-sĩ làm trưởng, lượng thì đặt quan trung-sĩ làm tư-mã. Thiên tử có 6 quân; còn những nước chư hầu, nước nào lớn thì có 3 quân, nước vừa có 2 quân, nước nhỏ 1 quân. Trong nước chia ra làm tỉnh, mỗi tỉnh 8 nhà, 4 tỉnh làm một ấp 32 nhà; 4 ấp làm một khâu, 128 nhà; 4 khâu làm một điện, 512 nhà. Cứ mỗi điện phải chiêu một cỗ binh xa, bốn con ngựa, 12 con bò, 3 người giáp sĩ, 72 người bộ tốt, 25 người để khiêng-tải những đồ nặng. Cả thảy là 100 người. 5. Điền Chế.Về đời thái-cổ thì không biết chia ruộng đất ra làm sao. Từ đời Hạ trở đi thì chia 50 mẫu làm một gian, 10 gian làm một tổ. Cứ 10 nhà cày một lô ruộng, hoa-lợi được bao nhiêu chia làm 10 phần, nhà nước lấy một gọi là phép cống. Nhà Ân và nhà Chu thì dùng phép tỉnh điền, nghĩa là chia đất ra làm chín khi hình chữ tỉnh. Những khu ở chung quanh làm tư-điền, khu ở giữa để làm công-điền. Mỗi một tỉnh cho 8 nhà ở, đều phải xuất lực cầy cấy công điền rồi nộp hoa lợi cho nhà vua. Về đời nhà Ân thì mỗi tỉnh có 630 mẫu, mỗi nhà được 70 mẫu; phép đánh thuế gọi là phép trợ. Đến đời nhà Chu thì mỗi tỉnh có 900 mẫu, mỗi nhà có 100 mẫu, phép đánh thuế gọi là phép triệt. Nhà Chu lại đặt ra lệ cứ 20 tuổi thì được 100 mẫu ruộng, đến 60 tuổi thì trả lại cho nhà nước. Nhà nào có con thứ nhì gọi là dư phu đến 16 tuổi thì được lĩnh 25 mẫu ruộng. Nhờ có phép chia ruộng như thế nên lúc bấy giờ không có nhiều người nghèo lắm mà cũng không có người giàu lắm. Về sau đến đời Chiến Quốc, người Lý Khôi làm tướng nước Ngụy, bắt dân hết sức làm ruộng, không định hạn như trước nữa; người Thương Ưởng làm tướng nước Tần, bỏ bản-quốc. Đồ-phổ-Nghĩa cãi rằng ông ấy có lệnh quan Tàu cho là đủ, không cần phải xin phép gì nữa, rồi đứng dậy ra về. Triều-đình ở Huế thấy việc lôi thôi mãi, sợ để lâu thành ra nhiễu sự, mới sai ông Lê Tuấn, ông Nguyễn văn Tường và ông Nguyễn tăng Doãn vào sứ Sài-gòn, để thương-nghị về việc ba tỉnh phía tây đất Nam-kỳ và nhân thể nhờ Súy-phủ phân xử việc Đồ-phổ-Nghĩa cho xong. 3. Đại-úy Francis Garnier (Ngạc Nhi) ra Hà-nội. Viên Thống-đốc Nam-kỳ bấy giờ là Hải-quân thiếu-tướng Dupré vốn đã lưu ý về việc Bắc-kỳ. Trước đã viết thư về cho Thượng-thư thuộc-địa-bộ ở Paris nói rằng: " Đất Bắc-kỳ là đất tiếp-giáp với những tỉnh tây-nam nước Tàu, ta nên chiếm giữ lấy thì sự cai-trị của ta ở Viễn-đông này mới được chắc chắn ". Nhưng bên Pháp bấy giờ mới đang đánh nhau với nước Phổ vừa xong, không muốn gây chuyện khác, bèn điện sang cho thiếu-tướng rằng: "Không được sinh sự ở Bắc-kỳ." Đến khi Millot về Sài-gòn kể công việc ở Bắc-kỳ, thiếu-tướng lại điện về Paris nói rằng: " Việc Đồ-phổ-Nghĩa ở Bắc-kỳ đã thành công rồi. Cần phải lấy xứ Bắc-kỳ và giữ lấy con đường thông sang Tàu. Không cần phải viện binh. Thành công chắc lắm ". Ngay hôm ấy, thiếu-tướng lại viết thêm một cái thư về nói rõ mọi lẽ, và quyết rằng xin chính-phủ để cho thiếu-tướng được tự tiện, hễ có việc gì thì thiếu-tướng xin chịu lỗi166. Đang lúc ấy thì Triều-đình ở Huế sai bọn ông Lê Tuấn vào xin thiếu- tướng ra điều-đình việc Đồ-phổ-Nghĩa ở Bắc-kỳ. Cứ như ý của thiếu-tướng Dupré điện về cho chính-phủ Pháp thì thiếu-tướng chỉ mong có cái cơ-hội gì để đem quân ra Bắc-kỳ. Nay thấy Triều-đình ta vào nhờ Súy-phủ ở Sài-gòn phân-xử việc Đồ-phổ-Nghĩa, thật là gặp được cái dịp mình đang mong, thiếu-tướng liền gọi quan hải-quân đại-úy Francis Garnier ở Thượng-hải về, rồi sai ra Hà-nội, nói rằng ra phân-xử việc Đồ-phổ-Nghĩa167. Đại-úy Francis Garnier đem mấy chiếc tàu con và 170 người lính ra đến cửa Thuận, nghỉ lại mấy hôm để đợi quan khâm-sai cùng ra Bắc-kỳ. Đến tháng 10 năm quí-dậu (1873), thì các quan ra đến Hà-nội. Bấy giờ ai cũng tưởng là đại-úy Francis Garnier ra chuyến này thì mọi việc xong cả, cho nên đi đến đâu quan ta cũng tiếp-đãi rất trọng-hậu. Nhưng xem những thư-từ của đại-úy lúc bấy giờ, thì cốt ra có chủ ý khác. Khi ở Sài-gòn sắp đi, đại-úy viết thư về cho người anh ở bên Pháp nói rằng: " Lệnh của Súy-phủ cho, là được tự tiện. Việc gì hải-quân thiếu-tướng cũng ủy-thác cho tôi cả. Vậy vì nước Pháp mà tôi phải cố sức." Đến khi ra đến Hải-dương, đại-úy vào ở Kẻ-sặt, rồi viết thư sai người đem cho Đồ-phổ- Nghĩa, báo tin cho ông ấy biết cái chủ đích của mình, và lại nói rằng trăm sự đại-úy trông-cậy vào ông ấy chỉ bảo cho, bởi vì ông ấy đã quen biết mọi việc ở Bắc-kỳ. Đồ-phổ-Nghĩa tiếp được thư, liền đem chiếc tàu Man-hao đi đón đại- úy. Lên đến Hà-nội, đại-úy đem mấy người đi thẳng vào thành ra mắt ông Nguyễn tri Phương, và đòi đem quân ra đóng ở trong thành. Quân ta nói mãi, Đại-úy mới thuận ra đóng ở Trường-thi. Đoạn rồi đại-úy viết thư mời giám-mục Puginier ở Kẻ-sở lên Hà-nội, để nhờ làm thông-ngôn. Đại-úy lại làm tờ hiểu-dụ, cho dân biết, nói rằng: " Bản-chức ra Bắc-kỳ cốt để dẹp cho yên giặc-giã, và để mở-mang sự buôn-bán. 4. Hạ thành Hà-nội năm quí-dậu (1873). Quan ta thấy đại- úy không nói gì đến việc Đồ-phổ-Nghĩa, mà lại nói những việc dẹp-giặc và mở sự buôn-bán, thì đều lấy làm phân-vân. Sau lại thấy tàu và quân ở Sài- gòn tiến ra, quan ta lại càng lo lắm. Được mấy hôm, đại-úy không bàn hỏi gì đến quan ta, tự-tiện làm tờ tuyên-bố sự mở sông Hồng-hà cho người nước Pháp, nước I-pha-nho và nước Tàu được ra vào buôn-bán. Quan ta lúc bấy giờ cũng bối-rối quá. Việc giao-thiệp và việc buôn- bán với nước Pháp thì đã định rõ trong tờ hòa-ước năm nhâm-tuất (1862), nay thấy đại-úy Francis Garnier đường đột làm như thế, thì cũng thấy làm lo, cho nên cũng có kiếm cách phòng-bị. Mà đại-úy cũng đã biết trước rằng thế nào quan ta cũng không chịu, cho nên đã định kế đánh thành Hà-nội. Đến đầu tháng 10, một mặt đại-úy viết thư cho ông Nguyễn tri Phương, trách quan ta làm ngăn-trở việc buôn-bán của Đồ-phổ-Nghĩa; vậy vì sự văn-minh và cái quyền-lợi của nước Pháp, cho nên Súy-phủ ở Sài-gòn sai đại-úy ra mở sự buôn-bán ở Bắc-kỳ. Dẫu quan Việt-nam có thuận hay không cũng mặc, đại-úy cứ theo lệnh của Súy-phủ mà thi-hành. Một mặt đại-úy bàn-định với Đồ-phổ-Nghĩa định ngày đánh thành và bắt ông Nguyễn tri Phương giải vào Sài-gòn. Cứ như sách của Đồ-phổ-Nghĩa, thì lúc bấy giờ có cả những người mạo xưng là đảng nhà Lê, cũng xin theo đại-úy để vào thành làm nội-ứng. Đến sáng hôm rằm tháng 10 năm quí-dậu (1873), thì quân Pháp phát súng bắn vào thành Hà-nội. Ông Nguyễn tri Phương cùng với con là phò-mã Nguyễn Lâm hoảng-hốt lên thành giữ cửa Đông và cửa Nam. Được non một giờ đồng hồ thì thành vỡ, phò-mã Lâm trúng đạn chết, ông Nguyễn tri Phương thì bị thương nặng. Quân Pháp vào thành bắt được ông Nguyễn tri Phương và quan khâm-phái Phan đình Bình đem xuống tàu. Ông Nguyễn tri Phương nghĩ mình là một bậc lão-thần thờ vua đã trải ba triều, đánh nam dẹp bắc đã qua mấy phen, nay chẳng may vì việc nước mà bị thương, đến nỗi phải bị bắt, ông quyết chí không chịu buộc thuốc và nhịn ăn mà chết. Ông Nguyễn tri Phương là người người ở Thừa-thiên, do lại-điển xuất thân, làm quan từ đời vua Thánh-tổ, trải qua ba triều, mà nhà vẫn thanh-bạch, chỉ đem chí-lự mà lo việc nước, chứ không thiết của-cải. Nhưng chẳng may phải khi quốc-bộ gian-nan, ông phải đem thân hiến cho nước, thành ra cả nhà cha con, anh em đều mất vì việc nước. thật là một nhà trung-liệt xưa nay ít có vậy. 5. Lấy mấy tỉnh ở Trung-châu. Thành Hà-nội thất thủ rồi, quan ta thì trốn-tránh đi cả, giặc cướp lại nhân dịp nổi lên. Đại-úy Francis Garnier lại cho những người theo với mình đi làm quan c
PII-Chương 2
PII-Chương 3
PII-Chương 4
PII-Chương 5
PII-Chương 6
PIII-Chương 1
PIII-Chương 2
PIII-Chương 3
PIII-Chương 4
PIII-Chương 5
PIII-Chương 6
PIII-Chương 7
PIII-Chương 8
PIII-Chương 9
PIII-Chương 10
PIII-Chương 11
PIII-Chương 12
PIII-Chương 13
PIII-Chương 14
PIII-Chương 15
PIV-Chương 1
PIV-Chương 2
PIV-Chương 3
PIV-Chương 4
PIV-Chương 5
PIV-Chương 6
PIV-Chương 7
PIV-Chương 8
PIV-Chương 9
PIV-Chương 10
PIV-Chương 11
PIV-Chương 12
PV-Chương 1
PV-Chương 2
PV-Chương 3
PV-Chương 4
PV-Chương 5
PV-Chương 6
PV-Chương 7
PV-Chương 8
PV-Chương 9
PV-Chương 10
PV-Chương 11
PV-Chương 12
PV-Chương 13
PV-Chương 14
PV-Chương 15
PV-Chương 16
Tổng kết
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
Một cơn gió bụi
Sự Tích Khổng Phu Tử (1)
Việt Nam Sử Lược
http://eTruyen.com