ề đến buồng, Chương còn cảm thấy nóng bừng hai tai, cổ họng nghẹn như có cái gì chắn ngang. Chỉ thiếu chút nữa, hai mắt anh đã rươm rướm ướt. Một người bạn đồng sự ngẩng đầu lên:“ Thế nào, lão ấy “ sạc
!..”
Người bạn nháy mắt, láu lỉnh:
“ Thôi giấu làm gì, bọn tớ ở buồng đây cũng thấy tiếng đập bàn, quát tháo inh sang. Có chuyện gì cứ nói, anh em cùng cảnh cả …”
Chương không trả lời, lẳng lặng cúi xuống tập sổ sách. Nhưng hai mắt anh hoa lên chẳng còn nom thấy gì. Cái hình ảnh thịnh nộ của ông Giám đốc: cặp mắt trợn trạc, bộ mặt đỏ bừng, bàn tay hộ pháp đập xuống bàn, với những lời xỉ vả không cần kìm giữ, ám ảnh anh hoài. Chương thấy một niềm tủi hổ dâng lên:
“ Đã mang thân đi kiếm tiền, thì là kiếp con trâu, con chó, nhục lắm …”
Và anh cứ càng thấy dằn vặt thêm nhớ tiếc những ngày “ ngoài kia “.
Chương là một nhạc sỹ khá tên tuổi. Ngày tác chiến, anh cùng vợ chạy ra hậu phương. Chương theo đoàn văn nghệ lưu động của khu, còn Hiền ngày ngày ra chợ buôn bán xì xằng. Cứ kể ra đời sống của hai vợ chồng như thế cũng tạm gọi là “ ổn “một sớm quân địch nhẩy dù vây kín bốn mặt. Anh và vợ cùng một số văn nghệ sỹ trí thức bị địch lùa bắt đưa lên một chếc xe lớn, mui bọc kín đưa về Hà Nội. Sau một ít ngày bị thẩm vấn, hai vợ chồng được chúng thả ra với một lời răn đe:
“ Mong ông bà làm ăn yên ổn, tôn trọng luật pháp quốc gia! Đừng để chúng tôi phải hỏi tới …”
Hà Nội nhiều cửa hàng xa xỉ thật, Hà Nội xoang xoảng bạc tiền thật, nhưng phải đâu với tất cả mọi người được nhìn cái ánh điện chói mắt nơi đây.
Chương thắp hương trước bàn thờ và chọn một ngày lành tháng tốt để thảo những tờ đơn nghe thống thiết lắm. Anh thấy rằng những nhạc phẩm không thể nuôi sống anh và vợ ở cái đất Hà Nội xa hoa này, mà phải tìm một công việc gì chắc chắn, nghĩa là có một cái bàn giấy và một cái ghế để đến ngồi hàng ngày. Dù là cạo giấy, dù là còng lưng,dù là gì gì đi nữa, nhưng vẫn con mát mặt hơn cái trò đi lêu têu ngoài phố đến mòn cả đế mấy đôi giầy, để rồi về nhà phải chứng kiến bộ mặt thiểu não của người vợ với nhưng câu nửa như lo lắng, nủa như trách móc:
“ Thế nào anh? Vẫn chưa xin được việc gì à?..”
Mỗi cái lắc đầu uể oải của anh lại làm tái thêm nét mặt đã tái sẵn của Hiền. Chương thấy phiền quá.
Nhưng may sao, đến cuối tháng thứ tư, giữa lúc mà Chương đang tuyệt vọng nhất thì một người bạn giới thiệu anh công việc ở trong cái sở này với số lương tàm tạm. Như người sắp chết đuối vớ được cọc, Chương mừng quýnh bắt tay anh bạn thật chặt và nói những lời cảm ơn chân thành tự trái tim …
Tối hôm ấy, Hiền cố xoay sở mua một con gà để ăn mừng. Vợ chồng xem chừng vui vẻ lắm. Và hơn nữa là để thết đãi ông bạn nhiệt tâm kia.

°Nhưng mà… cái dạ dầy của con người ta một khi đã tạm yên thì lại hay nảy sinh lắm chuyện buồn cười lắm. Những ngày thất nghiệp, Chương nhìn cái sở này bằng đôi mắt thèm thuồng bao nhiêu, thì bây giờ ngồi thu mình trong bốn bức tường chật chội anh lại ao ước những bụi bặm hè phố bên ngoài bấy nhiêu.
Bởi vì lần đầu tiên trong đời phải gò mình trong khuôn phép để “ ăn mày “ đồng tiền, Chương ngậm ngùi cảm thấy một nỗi chua chát nặng nề.
Những người bạn đồng nghiệp đang ngồi ngay cạnh anh đây mà anh luôn cảm thấy như một thế giới riêng biệt, khó gần. Anh nhớ đến những ngày ở hậu phương vui bao nhiêu, tình người ấm áp, củ khoai, củ sắn chia đôi, những đêm bập bùng bếp lửa cùng ngồi đọc nhau nghe và góp ý nhau sửa chữa những sáng tác mới vừa kịp hoàn thành.
Những ngày đầu ở cái nha sở này – được tiếng là văn hóa nhất – Chương cứ lấy làm lạ về cái gọi là “ tinh thần trách nhiệm “ ký vào sổ lương sao mà nhanh thế.
Có anh chỉ thấp thoáng có mặt lúc chuông vào và trước lúc chuông về một lát, còn suốt buổi chỉ thấy thậm thụt ở quán cà-phê trước sở, đang cười tình với cô thu ngân có cặp môi đỏ như sắc máu. Có anh lấy những tờ giấy “pơ-luya”  hảo hạng chuyên dùng để làm công văn gửi “thượng cấp” ,ngồi tảo những bức thư tình lâm ly nước mắt nước mũi kiểu Đạm Thủy, Tố Tâm. Có anh khoe lừa được vợ vắng nhà đã mở tủ cuỗm sạch số tiền đứng cái họ, nướng vào một canh đỏ đen, không may cháy túi, đang vừa cay cú vừa lo lắng không biết giải trình với sư tử Hà đông ra sao đây? Có anh đứng giữa phòng bắt anh em ngắm vuốt mãi bộ Complet tân kỳ cắt tại “ Aux ciseaux Tân Tân”, cửa hàng trứ danh chuyên may đo cho Bảo Đại những kỳ tuần du ra Bắc. Có anh cười hô hố kể theo kiểu tiếu lâm những chuyện “ tả chân triệt để “về các cô đầu Khâm Thiên mời chào đón khách. Lại có anh bộ mặt đăm chiêu, toàn lo chuyện “ đại sự quốc gia” lại đến thảm họa bom nguyên tử trên đất Nhật. Anh đỏ mặt tía tai trước những ý kiến đối lập.
Chương cứ lẩn thẩn tự nghĩ sao anh giỏi thế sao không sang quách Bộ Ngoại Giao theo khóa đào tạo các chính khách có phải hay hơn không, ngồi làm anh công chức quèn ở cái phòng này rõ ràng là uổng phí nhân tài quá. Tiếc thật.
Trong sở, Chương còn thấy một cô thư ký đẹp lạnh ngươi trong bộ đồ đen hàng ngày cứ thướt tha điệu đà đi qua các phòng. Đôi mắt cô buồn buồn ươn ướt như cô đào xi-nê Mỹ “Marlène-Diétrich”. Dáng đi của cô kiêu sa như một bà công chúa. Chỉ thế thôi, cô thư ký mặc đồ đen đã thành một đề tài rôm rả cho các đồng nghiệp anh trong những phút thư giãn. Anh nào cũng tự nhận cô ấy có cảm tình với mình mỗi khi đi qua thường “tặng” riêng anh những cái nhìn ý nhị. Có anh nghe đâu là thi sỹ nhất định tin rằng cô ấy thông cảm với hồn thơ của mình nên cứ ngồi bóp trán chép vần ghép điệu. Có anh có vợ nhà quê và 3 con hẳn hoi mà mỗi lúc thấy cô“Marlène” lại cố gửi một cái nhìn rất lẳng và sáng tác kịp thời vài câu bóng gió rất… cải lương.
Ồn cả lên vì một cô thư ký. Nếu một hôm không có ông ký già tuyên bố mấy câu này thì có lẽ đã có anh đánh nhau đến vỡ đầu lên mất:
“ Cô thư ký đẹp kiểu bà hoàng ấy đã có người yêu. Ngày nào cũng vác “ tu-bin” (Automobile) lượn quanh Bờ Hồ và vào uống bia Thuỷ Tạ nghe giọng ca Minh Đỗ.”
Các anh vì thiếu một cái “ tu-bin” nên cứ chầng hẫng ra. Có anh hậm hực nói như thật:
“ A! Tưởng ai chứ thằng ấy “moa” ( moi: tôi )biết – nó đã có vợ và cả con sao “en” ( elle: cô ấy) lại có thể “cảm” được nhỉ? Khỉ, khỉ quá, vô lý hết sức!”
hay ông Chủ sự đi qua thì cứ như sự vận hành của một cỗ máy lớn,bấy nhiêu con người ấy lại răm rắp rất nhanh vào phần trách nhiệm của mình siêng năng tận tụy như những hêt sức có..lương tâm. Anh thì vứt vội mẫu thuốc, tay lách cách mổ cò trên chiếc máy chữ, anh đang cười tình cố hãm lại thành thử cái miệng gần như …mếu, anh đang viết thư đẫm nước mắt vội lấy tờ giấy thấm che lên và ngòi bút dò dò trên trang hồ sơ, anh đang say sưa đọc câu chuyện tình tay ba vội giấu ngay cuốn tiểu thuyết dưới đống công văn tay vờ lau lại chiếc kính ra vẻ ta đây viết nhiều đang mỏi mắt.
và trung thành.
Trông mặt họ lúc nào cũng toát lên vẻ phởn phơ mãn nguyện, hình như không còn điều gì mơ ước cao hơn. Họ luôn mồm đùa cợt nhau. Nhưng Chương cứ thấy nghi ngờ ở sự thân mật thành thực của họ. Nguyên do có một hôm một anh cao hứng ra vẻ ta đây cái gì cũng biết đã tiết lộ những bí mật về đời tư ông Giám đốc lắm “ con rơi con vãi “ và bà Giám đốc chẳng kém cũng trả đũa thực hiện luôn câu “ ông ăn chả bà ăn nem “ khiến ông hôm nay nhiều lúc nhìn mấy “tiểu thư, công tử” cứ cảm thấy ngờ ngợ. Thế là ngay hôm sau anh được mời sang phòng Giám đốc và tuần lễ sau nhận một công lệnh thuyên chuyển về một tỉnh lẻ với lý do “..nhu cầu công vụ... xét thấy người có năng lực đức tài..”. Nếu anh ngại bom mìn du kích dọc đường mà không muốn đi xa thì xin cứ việc rút lui về nhà ăn báo cơm vợ và đóng vai “nhân sỹ trùm chăn” Trông gương anh bạn đồng nghiệp ít may mắn đó, Chương tự nhủ phải khôn ngoan giữ mồm giữ miệng cẩn thận hơn.
tướng trông gian xảo kia năm xưa đã từng giúp ông Chánh văn phòng xây cất ngôi biệt thự ba tầng với giá nguyên vật liệu quá rẻ gần như biếu không.
Ấy đấy, nó cứ có những ân huệ, những sợi dây “máu mủ” cũng chẳng có việc gì để làm ngoài việc chỉ tập mỗi cái chữ ký vào sổ lương hàng tháng và ngồi chơi hút thuốc là và tán dóc!
Thế rồi lại những câu chuyện bè cánh huých bác nhau để tâng công, những cái đầu xoa xoa gãi gãi, những cái cười lấy lòng hềnh hệch vô duyên. Chương thấy ngượng mắt quá.Có lần ông Giám đốc vào quát tháo sỉ vả dùng không thiếu một từ “bình dân” nào, vậy mà lạ một điều là họ vẫn thản nhiên …cười được như không. Chương cứ vẩn vơ nghĩ có lẽ những gì gọi là tự ái liêm sỉ đã chết hẳn trong những con người này rồi chăng?
Chương nghĩ vậy nhưng không ngờ rồi chính anh cũng phải qua những cảnh “ngượng mắt” ấy do mấy bận đến Sở trễ giờ. Một hôm Hiền mệt, anh phải thức suốt đêm chăm sóc vợ sau mệt quá ngủ thiếp đi lúc tỉnh dậy thì trời đã sáng bạch. Lại một bận có người nhà ở quê ra chơi, Chương la cà dẫn đi chơi phố và vui chân quên cả giờ đến nhiệm sở. Nhưng có cái hôm qua là “trầm trọng “ hơn cả. Tình cờ anh gặp một số bạn cũ văn nghệ sỹ trong một quán rượu chiều mưa. Rượu vào lời ra, mấy anh em đã chửi đổng bọn xuất bản “con buôn”được in vụng trộm như thế,bán chạy hẳn hoi, nhưng khi tác giả đến để hỏi nhuận bút và sách biếu thì lão Nhà xuất bản làm bộ mặt nhăn nhúm hối hận… tôi cứ tưởng sách in ra sẽ được hoan nghênh..nào ngờ chẳng ai đọc cả..hiện giờ còn chất đầy kho, tiền chẳng thu về được..thật là dại quá…làm chính tác giả cũng phải đỏ mặt vì..tự ái và lặng lẽ rút lui ngay.
Để tỏ cái phẫn uất trước những việc làm mang tính cách “ bóc lột vô lương tâm” ấy, cả bọn anh đã nốc cạn mấy chai rượu đầy và đập tan cả vỏ chai trên mặt bàn lúc đó.
Thế rồi người ta đã phải khiêng anh về nhà và sáng hôm sau đợi lúc tỉnh rượu thì anh đến sở đã chậm mất hơn một tiếng đồng hồ .Ngồi chưa ấm chỗ, viên tùy phái đã mời anh lên buồng Giám đốc. Không cần mời anh ngồi, ông Giám đốcmột con người phì nộn chiều ngang phát triển quá cỡ so với chiều cao- mặt tròn như cái đĩa tây- đôi lông mày sâu róm- chuyên môn hút thuốc xì-gà – đã đỏ cả mặt lẫn tai thuyết anh một tràng dài về đạo đức của người công chức trong “chính phủ quốc gia” !! hậu thuẫn trong những tiếng đập bàn thình thình. Và rồi ông ta kết luận bằng một câu có cái hiệu lực làm rởn tóc gáy người nghe như một bức tối hậu thư:
“ Lần này không phải lần thứ nhất. Tôi mong rằng một khi ông giơ tay lĩnh đồng lương của chính phủ ông tự vấn lương tâm xem việc làm của ông có xứng đáng với đồng lương không? Với những người như thế, theo ý tôi nếu còn biết tự trọng sẽ tự ý xin rút lui khỏi chức vụ của mình thì hay hơn!”
với ánh nê-ông (mơ màng một vầng trăng biếc)ảnh bà u giúp việc săn đón cất áo, treo mũ và chuẩn bị cho anh những bữa cơm thịnh soạn ngon lành, hình ảnh cái Tết sắp tới với những món tiêu pha tốn kém và gần hơn nữa,thấm thía hơn nữa là hình ảnh mấy tháng thất nghiệp đi mòn đế giầy trên các vỉa hè Hà Nội với những tờ đơn thống thiết trên tay…
Một cuộc sống thật Hạnh phúc thơ mộng đang chiều theo ý anh. Nhưng cũng có thể:tất cả sẽ đảo lộn, sẽ khập khiễng, sẽ trở lại con số không nếu chỉ cần một ứng xử kém khôn ngoan của anh. Cơn hỏa đang cháy ngùn ngụt trong đầu ( có thể là chất men đêm qua chưa tan hẳn) bỗng như giảm hẳn nhiệt như một đứa trẻ đang sốt dữ gần 40o mà được đặt chiếc khăn ủ đá lên trán.
Chương bỗng trả lời như vô thức, như trong cơn mê sảng:
“ Vâng “cụ” quở trách, tôi xin nhận khuyết điểm. Xin cám ơn“cụ”và cũng mong “cụ”  thứ lỗi. Tôi sẽ cố gắng sửa chữa để làm vui lòng “cụ” từ nay. Xin chào “cụ” ( Trong những vùng tạm chiếm,hàng ngũ những Giám đốc, Quận trưởng…tuy còn trẻ- lắm khi chỉ ngoài 20-nhưng thích được cấp dưới và dân chúng suy tôn gọi bằng “cụ” ) 
Chuông leng keng báo giờ tan.Mọi người cất dọn hồ sơ đội mũ khoác áo ra về. Cả cô thư ký đẹp lạnh người trong bộ đồ đen cũng dọn một nụ cười hết sức duyên dáng chào mấy nhân viên cùng phòng. Xe đạp đủ kiểu, thi nhau rung chuông và xô đẩy nhau ra. Những chiếc “mô-bi-lét” và “vê-lô-xô-lếch”như khoe khoang sự giàu có cách biệt của những chủ nhân ông, chủ nhân bà. Gần mười chiếc ô-tô bóng lộn lừ lừ đỗ sát tận bên thềm để đón mấy ông Chánh Phó Giám đốc và Chủ sự, văn phòng về nhà riêng.
Sáng nay tỉnh dậy thấy muộn, Chương phải để xe đạp ở nhà, gọi “xích-lô” đi cho nhanh, cho nên giờ này anh uể oải lê những bước chân lặng lẽ. Cơn thịnh nộ của ông Giám đốc tuy đã qua nhưng vẫn để lại trong anh một nỗi tủi nhục ám ảnh…
Phố xá sôi động. Xe cộ và âm thanh. Vậy mà anh cứ bước những bước chân như vô hồn, như không có chủ định. Đi đến Bờ Hồ, Chương vừa sang qua đường thì bỗng một tiếng xe ô tô rít mạnh ngày sau lưng khiến anh giật bắn mình,nhảy vội lên đàng trước.
Một tiếng quát to: “ Muốn chết hay sao mà sang đường thế hả? “
mặt của những năm tháng xa xưa:
“ Kìa Hoạt! “
“ Kìa Chương!”
Một thanh niên trong bộ đồ fla-nen màu tro, dáng thanh thoát nhanh nhẹn mở cửa xe bước ra, ôm chầm lấy Chương, ròn rã,rạng rỡ:
“ Lâu lắm mới gặp mày. Hồi cư bao giờ thế. Bây giờ làm gì, ở đâu, mấy con rồi, có dễ chịu không?...”
Hoạt kéo Chương lên xe và đưa đến một hiệu ăn ở Hàng Buồm. Anh gọi cô hầu bàn mang thực đơn lại. Sườn xào chua ngọt-cá bỏ lò - ếch tẩm bột rán – thỏ sốt vang – chim quay…miến xào lươn…Mày thích gì cứ gọi, tùy ý nhé,hôm nay tao chiêu đãi mày thả cửa. Mày mừng cho tao dạo này kiếm được mát mày mát mặt.
Hoạt láu táu nói liền một mạch, vẻ mãn nguyện ánh trên khóe mắt, nhưng chợt nhìn thấy vẻ thẫn thờ của Chương, anh ngưng lại hỏi:
“ Chương, nếu tao không lầm thì hôm nay mày có chuyện không được vui phải không? Có thể kể tao nghe chăng?”
Đang buồn bực như có người để trút hết bầu tâm sự. Chương kể hết chuyện sáng nay ở nơ công sở.
“ Tao thấy nhục quá cái kiếp làm tôi tớ của đồng tiền. Nó chửi mình như thế mà cứ phải chịu nhịn lại còn xin lỗi nó nữa. Thật là nhục, nhục quá!...”
Nhưng khác cái mà Chương đau khổ gọi là “ nhục,nhục quá” thì Hoạt lại cười sằng sặc, vỗ mạnh vai Chương: “ Chao ôi! Tưởng chuyện tày đình gì như nhà cháy, hay vợ con chết mà mày đau khổ, chứ chỉ có thế mà đã phải rầu rĩ không đâu… Mày quá quen với cuộc sống cậu ấm từ bé, quen sự cưng chiều quá mức của bà mẫu mày, chưa ai trong gia đình, họ tộc dám nói trái ý cậu ấm nên lần đầu tiên vào đời,đi kiếm tiền thiên hạ nghe hắn ta mới nhiếc dăm ba câu mà đã phẫn chí, đã chán đời thì xin lỗi mày chứ, suốt đời mày chỉ có thể là một thằng nhạc sỹ kiết xác lông bông lang bang với cây đàn gàn dở của mày thôi!
tao lại quay ra “cậu cậu, tớ tớ “ với tao. Tao nịnh thêm vài câu. Chúng nó bùi tai dần dần cất nhắc tao lên. Hết thân phận điếu đóm, tao mon men một chức thư ký quèn hạng bét. Tao càng nịnh khỏe và khéo đón ý chiều lòng tất cả chúng nó. Thế rồi hơn năm sau, tao nghễu nghện thành ông Phó Phòng rồi Trưởng Phòng. Bước đường công danh danh cứ lên vùn vụt như rồng gặp mây. Nhưng nói thật với mày nhé. Tao cũng “ớn” cái kiếp làm tôi tớ nơi công sở này rồi. Một lần được giao đi ký mấy cái hợp đồng xây cất dinh thự tao cũng có “chấm mút” tí đỉnh do phía bên kia nó đền đáp lại công lao đem lại nguồn sống và mối lợi cho nó. Thế rồi tao vay mượn thêm,chấp nhận lãi cứa cổ, năm mười phần trăm, còn vợ tao thì cầm cái họ. Dần dần tao có một cái vốn kha khá. Thế là hấp. Tao “a -đi-ơ ” (Adieu) luông cái nghề cạo giấy và xoay ra đi buôn. Các cụ tổ nhà tao khôn thiêng phù hộ hay sao ấy mà tao cứ buôn gì trúng nấy. Tiền cứ ùn ùn kéo vào gạt ra không hết. Mày biết không hiện tao đang làm đại lý độc quyền cho hãng xe đạp “Pơ-giô” (Peugeot) nổi tiếng bên Pháp. Ba vợ! Bảy con nhé! Các em thì đếm không xuể mà vẫn “ đình huỳnh “. Ngày cơm hiệu - tối nhảy nhót… Bà nào cũng sợ, cũng chiều. Mày coi kia chiếc Renaul mới toanh,tao mới thay lần thứ ba rồi đó…”
Hoạt dừng lại quay gọi cô hầu bàn đưa thêm hai tách cà phê và đĩa bánh ngọt:
“ Mày kêu chúng nó thấp kém,giả dối với lại không có tinh thần gì gì nữa…nhưng rồi sống lâu trong cái nghề này, tao tin chắc rồi mày cũng thế thôi. Hồi còn ngồi trên ghế nhà trường, đứa nào đầy nhiệt tâm, thừa hăng hái những việc làm cao cả “ích quốc lợi dân “ như tao? Nhưng mà đến lúc vào đời, tiếp nhận những cái đá đít tàn nhẫn của đời, tađã hoàn toàn thay đổi quan niệm. Bây giờ theo ý tao, cái gì nó qua đi thì thôi, miễn là không hại trực tiếp đến mình là được rồi. Nó chửi mình, mặc mẹ nó, miễn là đầu tháng vẫn lĩnh đủ số lương y sỳ không thiếu một đồng, đưa cho vợ là được rồi. Tiếng khen, bổng lộc chỉ là cái thằng tận cùng chóp bu được hưởng chứ đâu đến lượt mày, vậy việc gì mà phải lao tâm, khổ trí thêm mệt.
và cái lưỡi lão ta cũng phải uốn éo lựa chiều đủ luận điệu như mày đã dùng. Rồi thằng Tổng cũng bị tay Bộ trưởng nó hoạch, nó xát xà phòng vào mặt, rồi trên Bộ trưởng là lão Thủ Hiến, Thủ Tướng mỗi lần vào dinh thằng Cao Ủy Pháp nghe nó quát cứ xanh xám, run như cầy sấy. Cứ thế mà lên cao mãi. Đời chẳng qua chỉ là cái kiếp đầy tớ luân hồi. Thằng dưới xu nịnh thằng trên. Thằng trên hành hạ thằng dưới… con người cứ thích gây đau khổ cho nhau như thế đó cho nên phải biết thản nhiên, “phớt” như không. Vứt hết tự ái, tự trọng mới sống được trong cái xã hội bát nháo,lộn phèo hôm nay.
Ở nơi làm việc dù mày có bị lão Giám đốc nó mắng, nó chửi, nhưng bước ra khỏi cổng với vỏ cậu Phán của mày đủ khối đứa phải kính nể, dân xích-lô tranh nhau mà mời, mấy đứa Khâm Thiên thi nhau giằng kéo, có túng tiền muốn vay mượn cũng còn có đứa dám dốc hầu bao mà cho vay. Mày khẳng khái, mày tiết tháo nhưng nếu lại thất nghiệp thì ối cái ê chề nhục nhã sẽ ập đến ngay, có khi ngay cả cô vợ yêu quý của mày sẽ khinh mày đầu tiên, còn đau xót hơn vạn lần những lời xỉ vả của lão Giám đốc.”
Hoạt ngưng kể một lát để kết luận sau một tớp rượu dốc cạn đáy:
“ Nghĩa đời như thế đấy! Nó xấu xa ty tiện chứ không cao cả đẹp đẽ như trang sách học ở nhà trường hồi xưa đâu. Chỉ thành công những thằng nào cũng biết xấu xa ti tiện để mà vượt lên nó!...”
Chương nắm chặt tay bạn. Một ý niệm mới mẻ vụt đến với anh, xua đuổi bao ám ảnh nặng nề đang đè lên đầu óc:
“ Vâng, cám ơn anh. Anh đã cho tôi những định nghĩa quá sâu sắc về cuộc đời. Có lẽ từ nay tôi sẽ bớt khổ và tự hiểu tôi hơn “.

°Và khi đẩy cửa về nhà, nhìn mâm cơm đậy lồng bàn trên bàn ăn, Chương hỏi bà giúp việc:
“ Mợ đâu u? “
Bà u vừa săn đón đỡ chiếc mũ và cái áo vét-tông của Chương treo lên mắc áo vừa vặn chiếc quạt trần trả lời anh:
và nghỉ trưa trên ấy, chiều mới về “.
Chương lẳng lặng gieo mình xuống chiếc đi-văng, mỉm cười chua chát nhớ lại những lời Hoạt…

Nam Định 4-1951

Xem Tiếp: ----