Thiên thần hộ mệnh

    
ấm thẻ nhân viên cài trên áo blu trắng của Sandrine ghi chức danh của cô là: chuyên gia chỉnh âm, nhưng đáng lẽ nó phải được ghi là thiên thần hộ mệnh mói đúng. Cô chính là người đã lập bản mã giao tiếp giúp tôi không bị cô lập với thế giới bên ngoài. Vậy đó! Nếu hầu hết bạn bè tôi đều sử dụng được hệ thống này sau khi học thì ở đây, tại bệnh viện, chỉ Sandrine và một bác sĩ tâm lý sử dụng nó. Thường thì tôi chỉ là một thùng chứa nghèo nàn một số vẻ mặt, nhấp nháy mắt và lắc đầu để yêu cầu khép cửa, dội nước, vặn nhỏ tìvi hay đẩy cao gối lên một chút. Nhưng không phải lúc nào người ta cũng hiểu được. Nỗi cô đơn bị cưỡng ép qua nhiều tuần tạo cho tôi một thái độ kiên cường nhất định và hiểu rằng nhân viên bệnh viện chia thành hai kiểu. Phần lớn mọi người sẽ không làm điều gì mà chưa tìm cách hiểu báo hiệu SOS của tôi và những người khác, hoặc họ không ý thức được, hoặc vờ như không thấy các tín hiệu tuyệt vọng của tôi mà đi mất. Như kẻ ngu dại đáng yêu vừa tắt phụt trận bóng đá Bordeaux - Munich khi đang nghỉ giữa hiệp vừa thưởng cho tôi một câu “Chúc ngủ ngon” nhanh gọn. Ngoài những điều mang tính thực dụng như thế, việc không thể giao tiếp cũng khiến tôi thấy nặng nề đôi chút. Tôi có được cảm giác an ủi hai lần trong ngày khi Sandrine gõ cửa, mang tới cho tôi một con sóc bông có vẻ mặt buồn bã và đuổi hết một lượt những ý nghĩ tiêu cực trong đầu tôi. Chiếc áo lặn vô hình luôn xiết chặt tôi dường như đỡ ngột ngạt hơn.
Chỉnh âm là một nghệ thuật cần được biết đến. Các bạn không tưởng tượng được môn thể dục mà lưỡi thực hiện một cách máy móc để phát âm được hết các âm trong tiếng Pháp. Hiện tôi đang vấp ở chữ T, ngài tổng biên tập tội nghiệp không còn biết làm cách nào để phát âm được tên chính tờ báo của mình(1). Những ngày huy hoàng khi giữa hai cơn ho, tôi đã tìm được hơi thở và năng lượng để phát ra được một vài âm vị. Đến sinh nhật tôi, Sandrine đã giúp tôi phát âm thành công toàn bộ bảng chữ cái theo cách người khác có thể hiểu được. Không ai có thể tặng tôi món quà nào tuyệt vòi hơn thế. Tôi đã nghe thấy 26 chữ cái được dứt ra từ hư không bằng một giọng khàn khàn vọng về từ xa xưa. Bài tập mệt lử này cho tôi cảm giác mình là một người tiền sử đang khám phá ngôn ngữ. Đôi khi điện thoại reo cắt ngang công việc của chúng tôi. Tôi tranh thủ có Sandrine để nói chuyện với vài người thân qua điện thoại, chộp lấy vài mảnh vụn của cuộc sống, như thể người ta chộp lấy con bướm vậy. Con gái tôi, Céleste kể các chuyến dạo chơi trên lưng chú ngựa poney của nó. Năm tháng nữa, nó sẽ tròn chín tuổi. Bố tôi giải thích các khó khăn của ông khi nỗ lực để đứng vững được. Ông đã kiên cường đi qua năm thứ 93 của đời mình. Đó là hai mắt xích đầu mút trong sợi xích tình cảm bao quanh và bảo vệ tôi. Tôi tự hỏi những cuộc chuyện trò thế này gây hiệu ứng thế nào cho những người tôi nói chuyện cùng. Còn với tôi, chúng khiến trong tôi xáo động. Tôi biết ơn những cuộc gọi dịu dàng ấy vì tôi không thích phải đối diện với nỗi im lặng một mình. Một số người lại không chịu được kiểu im lặng như thế. Florence dịu dàng sẽ không nói với tôi nếu trước tiên tôi không thở ầm ĩ trong ống nghe mà Sandrine đang áp vào tai tôi. “Jean-Do, anh à?” Florence lo lắng ở đầu dây bên kia.
Cũng phải nói là đôi khi tôi cũng không nhận thức được rõ lắm.
Chú thích
______________________
(1) Jean-Dominique Bauby vốn là Tổng biên tập tạp chí thời trang Elle rất nổi tiếng của Pháp.

Truyện c;n, tranh các con vẽ, hình vận động viên đua xe đạp nhỏ bằng sắt màu bạc một người bạn gửi tặng vào trước ngày bắt đầu giải xe đạp đua Paris-Roubaix và cái giá treo hình chữ T đang chìa ra bên trên chiếc giường nơi tôi bị đóng cứng vào từ suốt sáu tháng nay như một con ốc mượn hồn nằm trong vỏ.
Tôi không mất nhiều thời gian để nghĩ xem mình đang ở đâu và hồi tưởng lại cuộc đời mình đã đảo lộn như thế nào từ thứ Sáu ngày mồng Tám tháng Mười Hai năm ngoái(1).
Cho đến tận khi ấy, tôi chưa bao giờ biết đến thân não là gì. Nhưng ngày hôm đó, tôi đã khám phá ra nó chính là bộ phận quan trọng trong bộ não người, là đường nối liền giữa cấu trúc não và tuỷ sống. Tai biến mạch máu não hôm đó đã khiến thân não ngừng hoạt động. Trước đây, bệnh này được gọi là chứng “sung huyết não” và người mắc bệnh đơn giản là qua đời. Tiến bộ y học giúp người bệnh tránh được cái chết nhưng cuộc sống của họ lại gắn liền với hội chứng khoá trong (hay “hộỉ chứng bị nhốt trong tiềm thức”)(2).
Tôi đã trải qua 20 ngày hôn mê và vài tuần mờ mịt không hiểu gì trước khi thực sự nhận ra mức độ tàn phá cơ thể của tai biến vừa rồi. Đến tháng Giêng, tôi mới hoàn toàn tỉnh táo, trong căn phòng số 119 thuộc Bệnh viện Hàng Hải, Berck(3). Căn phòng đang được chiếu rọi với những tia sáng bình minh đầu tiên.
Đó là một buổi sáng hoàn toàn bình thường. Từ bảy giờ sáng, tiếng chuông từ nhà thờ bắt đầu đánh dấu thời gian, cứ 15 phút lại có một tiếng chuông. Sau thời gian “đình chiến” ban đêm, hai phế quản tắc nghẽn của tôi lại bắt đầu thở ầm ĩ. Hai bàn tay co quắp trên tấm vải trải giường màu vàng khiến tôi đau đớn mà không xác định được liệu chúng đang bị bỏng rát hay lạnh cóng. Để chống lại chứng cứng khớp ấy, tôi thực hiện cử động phản xạ vươn vai khiến tay và chân nhúc nhích được vài milimét. Thế cũng đủ để khiến cái tay đang đau kia dịu đi đôi chút.
Chiếc áo lặn trở nên đỡ ngột ngạt hơn và tăm trí tôi có thể lang thang như một cánh bướm. Có nhiều thứ để làm. Tôi có thể bay trong không gian hay thời gian, đi tới đảo Đất Lửa(4) hay triều đình của nhà vua Midas(5).
Tôi có thể đến thăm người phụ nữ yêu dấu, luồn vào cạnh nàng và vuốt ve khuôn mặt còn đang say ngủ của nàng. Tôi có thể mơ mộng đến việc xây lâu đài xứ Tây Ban Nha, chiếm lấy Bộ lông cừu vàng, khám phá hòn đảo huyền thoại Atlantide, thực hiện những giấc mơ trẻ nhỏ hay mộng ảo của người lớn.
Thôi đừng lan man. Trước hết tôi cần nghĩ đoạn mở đầu cho mấy cuốn sổ tay du hành trong bất động này đã, để lát nữa khi gặp nhân viên nhà xuất bản cử đến, tôi sẽ sẵn sàng đọc chính tả cho họ chép, từng chữ cái một. Mỗi câu được nhào nặn trong đầu tôi, bỏ một danh từ, thêm một tính từ. Tôi học thuộc lòng tất cả những gì tôi viết, hết đoạn này đến đoạn khác.
Bảy giờ ba mươi. Cô y tá trong khoa tới cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Hàng ngày, theo một nghi thức chính xác, cô y tá kéo rèm cửa, kiểm tra lại vết mổ ở khí quản và ống truyền và bật ti vi cho tôi xem tin tức. Trên màn hình khi đó đang chiếu một bộ phim hoạt hình về con cóc nhanh nhất miền Tây. Nếu tôi ước được biến thành cóc thì sao nhỉ?
Chú thích
______________________
(1) Thời điểm tác giả bị tai biến mạch máu não.
(2) Locked-in syndrome: tình trạng bệnh nhân tỉnh và nhận thức được nhưng không thể cử động và giao tiếp vi bị liệt gần như toàn bộ hệ thống cơ, kể cả mắt.
(3) Thành phố ven biển, thuộc tình Pas-de-Calais, và vùng hành chính Nord-Pas-de-Calais (Pháp).
 (4) Tiếng Tây Ban Nha là Tierra del Fuego, một quần đảo ngăn cách với lục địa Nam Mỹ bởi eo biển Magellan.
(5) Trong truyền thuyết Hy Lạp, Midas là vị vua cai trị xứ Phrygia ở Cận Đông (thuộc Thồ Nhĩ Kỳ ngày nay), có khả nãng biến tất cả mọi thứ thành vàng.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học(mõ hà nội) và mọt sách
Nguồn: thư viện - Vnthuquan
Được bạn: mọt sách đưa lên
vào ngày: 29 tháng 1 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--