Tất cả Trung đội Sinh viên Tiền tuyến phải giải tán để gia nhập quân đội giải phóng. Trụ sở nhà trường được dời về trường Trung học Khải định. Lần lượt những anh em Sinh viên đều có nhiệm vụ. Kẻ đi tổ chức những Trung đội Giải Phóng, người lãnh việc gây cơ sở Tham mưu. Người nào sở trường môn gì thì đứng ra tổ chức ngành ấy. Những người “bất tài vô nghề” hay sở trường không bộc lộ thì ở văn phòng tham mưu chờ đợi công tác. Tân cũng ở trong số đó. Hàng ngày đến trình diện ở văn phòng, xem tên mình vẫn còn ở trên bảng danh sách chờ đợi, rồi thả bộ đi đến các phòng sở xem các bạn làm việc, ra thao trường xem các Trung đội tân binh tập súng. Vui nhất là đến Ban Xã hội thăm và tán dóc với các chị phụ nữ tiếp tế. Đi lang thang dưới những hàng phượng vĩ đầy hoa đỏ chói, Tân ôn lại dĩ vãng, nhớ những mùa thi năm nào mình còn tần ngần đạp chân trên những cành hoa phượng, chờ đợi kết quả, lòng đầy lo lắng. Mái trường xưa với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn của tuổi trẻ, giờ nầy đã biến thành doanh trại. Khắp nơi văng vẳng tiếng ca “xếp bút nghiêng lên đường tranh đấu”. Bỗng từ văn phòng Tham mưu có tiếng gọi: - Anh Tân ơi! Vào đây gấp. Tân mừng thầm là họ đã tìm ra việc cho mình. Đỡ được thất nghiệp và lương tâm khỏi bị dày vò vì nghi kỵ. Trong mấy tuần thất nghiệp Tân cho là người ta tình nghi mình cho nên không được trọng dụng chứ không phải là mình kém tài năng... Con người quân đội thì sống ở đâu và làm gì mà chẳng được! Khi một quân nhân bị thất nghiệp thì chỉ có nghĩa là họ bị tình nghi hay bệnh tật. Thế thôi! Tân vào gặp anh Hà, vừa cười vừa hỏi: - Chắc tôi khỏi phải thất nghiệp rồi anh nhỉ! - Anh đừng có lo thất nghiệp. Chỉ sợ không đủ người làm. Bây giờ tôi nhờ anh một việc. Anh biết lái xe hơi không? Tân nhanh nhẩu: - Biết lắm nhưng tôi chưa có bằng. - Miễn lái giỏi là được, không cần bằng. Chiều nay anh đi với tôi đến Trụ sở hội Phụ nữ. Anh lấy cái xe Citroen đen tôi vừa mới trưng dụng, xem lại cho đàng hoàng để chiều ba giờ sẽ đi. Kỳ ở ngoài chạy vào thở dốc: - Tìm không thấy con Caroline đâu cả, anh Hà ạ! Chắc là đi lạc đâu mất rồi! - Thôi không cần Carolinẹ Chiều nay tôi nhờ anh Tân đưa xe hơi đi. Oai hơn. Ai lại cưỡi con ngựa đến Trụ sở hội phụ nữ coi kỳ quá! Nhưng mà phải tìm con ngựa ấy cho tôi chứ! Anh hỏi các vọng gác chưa? - Tôi hỏi khắp nơi. Lính gác không ai trông thấy con ngựa ra cửa hết. Tân đề nghị: - Anh thử để tôi đi một vòng trong trường và ngoài thành xem nó có sổng đi đâu không? Hà đồng ý: - Ừ, anh lấy xe hơi mà đi thử. Có lẽ đã lâu rồi chủ nhân nó không dùng đến. Tôi thấy nó tồi tàn quá! Thật vậy, Tân nhìn chiếc xe mà thất vọng. Tân liên tưởng đến chiếc xe nhà của ông Aùn ở dưới làng quệ Chắc trạng thái của nó cũng chẳng khác gì chiếc xe Tân đang có trước mặt. Một lớp bụi phủ dày kín cả các tấm kính và vỏ bên ngoài, từng lớp chữ nguệch ngoặc, hình vẽ ngoằn nghèo của bọn trẻ con viết lên khắp thân xe như chữ bùa của thầy pháp. Tân mở cửa xe và phải bước lui để cho bầy muỗi đói bay ra. Bên trong váng nhện giăng khá dày chứng tỏ thời gian bất khiển dụng của xe cũng đã lâu lắm. Hai tân binh chùi rửa kỳ cọ hết sức kỹ lưỡng vỏ xe trong lúc Tân tháo bu gi cạo thổi. Tân nhờ một tân binh khác cầm quây để quây đều bộ máy một hồi lâu: - Hơi nặng tay một chút. Anh cứ chịu khó quây cho tôi trong mười phút. Tân xem lại dầu và châm thêm hơn một lít, Hà cho người chở đến ga ra một thùng rượu tím còn nguyên và một bình điện, có lẽ cũng vừa mới đi trưng dụng ở một nơi nào. Xoa tay thỏa mãn trước công việc vừa làm, Tân lùi ra nhìn tổng quát chiếc xe bây giờ đã có một bộ mặt khác hẳn. Kiểm điểm những công tác cạo bu gi, quây rà máy, chùi các buratơ, thử lửa đen-cô, xem rượu, nhớt, nước, Tân nói thầm: - Chỉ còn mồi tí xăng nữa là cho nổ máy được. Máy trả lại, tay quây xuýt đánh trặt tay Tân, Tân nói như phân trần với anh em tân binh đang chứng kiến: - Có đường lắm nhưng còn quên trả “rờ-ta”. Xe khục khặc vài tiếng như ông cụ già bệnh lâu năm nổi cơn hen. Nhưng rồi tiếng máy bắt đều dần. Tân từ từ rú ga lên từng hồi theo sức máy cho đến khi nổ dòn không một trở ngại gì cả. Tân nhìn các chú tân binh có vẻ hoan hỉ trước những nét mặt thán phục của họ. Tân lau những giọt mồ hôi đọng đầy trán và chùi sơ những vết dầu trên tay trong lúc chờ cho xe nóng máy. Gió lùa nhẹ mào lưng áo mát lạnh trong khi xe chạy nhanh dần qua sân trường. Ngang qua văn phòng Tham mưu, Tân bấm một tiếng còi vừa để thử, vừa để lưu ý Hà. Hà chạy ra cửa vẫy tay mừng rỡ. Tân ra hiệu trả lời và tiến ra cổng trường. Người lính gác cổng chào. Tân có cảm giác vui vui khi đáp lễ. Không còn gì sung sướng bằng lái xe đi thong dong một mình giữa thành phố trong một lúc mà hầu hết xe tư gia đều treo giò không chạy được. Đến gần cầu Trường Tiền, Tân vẫn chưa quyết định se õ đi về hướng nào, nhưng tự nhiên do tiềm thức hướng dẫn Tân lại quẹo trái để qua cầu và dọc theo đường ra An Hòa. Có lẽ vì con đường ấy quá quen thuộc sau mấy tháng trời đi tập hằng ngày qua đấy. Đàng xa dưới bóng cây phượng vĩ im mát, mái trường Tiền Tuyến xuất hiện như quyến rũ Tân. Những sân cỏ rộng ven hồ thành trước của Chương Đức nhắc lại cho Tân nhớ những buổi tập dượt đấu gươm luyện võ hay thể thao, cưỡi ngựa. Tân đậu xe ngay trước cửa, một vẻ hoang vắng lạnh lùng bao trùm cả khu trường thân mến. Hoa lá rụng đầy sân vào đến tận hành lang, không có người quét dọn. Vọng gác của trường bắt đầu xiêu vẹo. Tân nhìn quanh một vòng cố nhớ lại những kỹ niệm xưa, đẩy cửa bước vào trong nhà Tân thấy một vài chiếc giường đôi vẫn còn đứng đây, các tủ mở toang, vạc giường gẫy từng đoạn, chân lung lay, xiêu vẹo. Trên sàn đầy giấy và rác, có lẽ khung cảnh hỗn độn từ hôm dọn trường đi vẫn không thay đổi. Tân đẩy cửa vòng ra phía sau qua sân nhà bếp. Tiếng dậm chân thình thịch làm cho Tân lưu ý. Tân dè dặt bước về theo hướng góc vườn nơi có tiếng khả nghị Con Caroline thấy Tân thì hí lên mấy tiếng ngắn như mừng rỡ. Tân ngạc nhiên trước cảnh “ngựa về chuồng cũ”. Con vật đứng một mình trong cái chuồng mái tranh trước những máng cỏ trống rỗng bên những chậu nước đã khô cạn. Nó đứng đấy không biết từ hôm nào với một vẻ luyến tiếc cảnh trí thân yêu mà nó không nỡ rời bỏ. Tân tự hỏi: - Làm sao nó có thể đi từ trường, ở bên kia sông qua đến bên này được. Nếu nó qua cầu Trường Tiền nghênh ngang giữa phố thì đã có Cảnh sát đón chận bất cứ ban đêm hay ban ngày. Chắc hẳn nó đã bơi qua sông vậy! Tân vuốt ve con vật, nhớ hôm nào giữa trưa Tân phải tắm cho nó. Con Caroline nghếch đầu liếm vào bàn tay Tân. Tân nói nhỏ với con vật: - Mày ở đây, ta sẽ mang mày về và săn sóc cho mày. Không ai bỏ quên mày nữa đâu! Tân trở lại với bộ yên cương. Con Caroline ngoan ngoãn để cho Tân thắng yên vào mình. Tân cho nó một miếng đường đen to tướng. Tân cưỡi ngựa trở về trại. Khách qua đường không ai khỏi nhìn lại Tân. Có người nhìn con ngựa trắng cao to và đẹp mã. Có người nhìn cảnh lạ, như muốn tìm hiểu cặp người và ngựa nầy đang đi làm công tác gì. Tân cảm thấy tự đắc khi ngồi trên con ngựa đẹp đi ngang qua phố đông người. Có lẽ con ngựa cũng có niềm sung sướng riêng của nó. Bước kiệu chậm của nó dõng dạc, dứt khoát, nghe oai nghi hùng dũng. Tân có vẻ như một ông tướng vừa thắng trận, đưa quân về Thủ đô ra mắt đồng bào. Đang lim dim mắt mơ màng tưởng tượng cảnh oai nghi của ba quân chiến thắng, Tân bỗng giật mình vì những tiếng gọi: - Anh Tân! Anh Tân! Tân chưa nhận ra là ai đang gọi mình thì người đàn bà ngoai. quốc đã tiếp lời: - Anh quên tôi rồi sao anh Tân? Tôi là Maryvonne đây. Tân nhớ rõ người đàn bà lai Nam dương mà Tân thường gặp và cùng đánh bài tại nhà bà Charles. - Chào bà ạ! - Gớm! Trông anh dạo này oai quá! Tôi sợ anh không thèm nhìn tôi nữa chứ! Mấy lần tôi gặp anh đi mô tô ngang mà cứ nhìn lơ đi chỗ khác! Tân bực tức vì những lời tấn công trách móc khó chịu trong cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn trước chỗ đông người. Có lẽ vẻ khó chịu lộ ra mặt Tân và cả con Caroline cũng khó chịu lây khi phải bị ghì cương ngay giữa đường trong lúc đang ngon trớn. Tân gượng gạo: - Xin lỗi bà, vì tôi không để ý! - Lúc nầy thì anh để ý đến ai nữa! Anh có thể giúp người bạn anh một việc không? - Việc gì vậy? -Tôi muốn xin đổi ít tiền để tiêu mà kho bạc không chọ Bảo phải có người bảo đảm. Anh có quen ai ở kho bạc không? Tân không nhớ là có quen ai ở kho bạc nhưng vẫn hứa hẹn bừa: - Có! thôi chiều nay bà đến kho bạc tôi sẽ gặp lại nhé! - Anh nhớ nhé! Đừng bỏ quên tôi mà tội nghiệp lắm đó! Tân như thoát khỏi một tai nạn, thúc ngựa đi nhanh về trại. Tân lo ngại không biết bao nhiêu con mắt đã trông thấy mình tiếp xúc với người ngoại kiều. Dù là miễn cưỡng nhưng ai có thể hiểu cho Tân. - Khổ tâm quá! thế nào cũng phải trình lên các anh, nhất là báo cho ông trưởng ban Đặc vụ, trước khi báo cáo của nhân viên gởi lên đến nơi hắn. Tân vừa đi vừa suy nghĩ, xây dựng câu chuyện gặp gỡ thế nào cho tự nhiên và hợp lý. Mặt khác còn phải làm sao giúp đỡ bà Maryvonne chiều nay. Tân định bụng: - Hay là ta đừng đến kho bạc nữa. Bỏ mặc bà ấy! Tân nhớ lời mẹ chỉ trích hôm nào: - Mày chỉ được cái hay thương người lỡ bước, có ngày thiệt thân mày! Tân phân vân giữa hai ý nghĩ, một là giữ lời hứa với một người bạn trong lúc sa cơ, hai là giữ cho thân mình được yên ổn khỏi tai vạï liên luỵ. Hà khen Tân: - Anh giỏi lắm. Tôi cứ tưởng cái xe nầy cũng phải vào ga-ra ít nhất là hai ngày mới chạy được. Không ngờ anh thông thạo máy móc quá! Tân nhũn nhặn: - Ở nhà, tôi vẫn tu bổ xe của cha tôi và làm mọi công việc liên quan đến cơ khí hay điện khí. - Anh đưa tôi đến đó, anh đi một mình vào thôi nhé! - Không được! Anh cứ cùng vào với tôi như là tùy viên cũng được! - Tài xế kiêm tùy viên chứ! Hà khoái chí: - Phải đấy! Trong lúc anh chưa có công tác hẵn cứ đi với tôi cũng hay đấy! Tân đậu xe ngay ở sân chính và nhanh nhẩu xuống mở cửa, đứng nghiêm, chờ Hà bước xuống. Tân bảo nho û: -Anh đưa cái cặp da tôi xách đi cho ra vẻ tùy viên. Hà bước đi trước giữa hai hàng rào danh dự Phụ nữ. Tân giữ khoảng cách, theo sau, nhìn điệu bộ Hà, và cố nín cười. Tân thầm nghĩ: - Hai thằng bạn hôm qua, bỗng nhiên hôm nay lại đóng vai chủ và tớ. Tân liếc mắt nhìn quanh các cô đại diện phụ nữ ở hội trường cố tìm những người quen, trong lúc Hà ngồi nghiêm như bụt, gần lé mắt. Hà quay lui phía Tân, hỏi chuyện. Tân bảo khẽ: - Chốc ra về anh nhớ để tôi mở cửa rồi hãy lên nhé! Hà đồng ý gật đầu. Tân nhận thấy con người cách mạng của Hà chưa hẳn là cách mạng, vì Hà đã chấp nhận dễ dàng mọi nghi thức phong kiến mà Tân đã đưa ra đề nghị. Hà lại có vẻ thích thú và chóng quen với nếp sống rườm rà mà đáng lẽ người như Hà trong địa vị ấy phải gạt bỏ hẳn. Lương tâm Tân tự bảo: - Nếu có kẻ đang phá cách mạng thì mầy là một trong số ấy. Bởi vì mầy đang duy trì và gieo rắc mầm mống quan liêu, phong kiến! Về đến nhà Hà bảo Tân và rút gói bạc ở cặp da: - Anh có cần tiêu tháng nầy, cầm lấy ít ngàn để xài. Còn chiếc xe, tôi giao hẳn cho anh đó! Như một cái máy, Tân phóng xe chạy ra Ngân khố, không suy nghĩ gì nữa. Tân không hiểu động lực gì đã thúc đẩy Tân đến nơi hẹn. Đám đông người đang bao vây người ngoại kiều. Vì ngôn ngữ bất đồng, nên mọi người đều phải ra dấu như câm điếc. Tân sửng sốt thấy bà Maryvonne tách đám đông chạy sầm đến khi Tân vừa bước xuống xe: - Trời ơi! Tôi đợi anh từ khi hai giờ chưa mở cửa. Nếu anh không đến thì tôi oán anh lắm đó! Đám đông giải tán để núp sau những cửa, ghi-sê và tiếp tục dòm ngó. Tân e ngại mời bà bạn vào trong hành lang: - Bây giờ bà cho tôi biết bà cần gì nào! - Tôi được đổi mỗi tháng năm ngàn đồng để tiêu trong nhà, nhưng tháng nay con Germaine ốm nặng nên tôi xin đổi thêm ít ngàn để mua thuốc. Vì tôi không quen biết ai nên không ai giúp tôi được cả. Tôi nhờ anh xin giùm. Tân vào hỏi những người làm ở trong toà Ngân khố nhưng không có ai có thể giải quyết được. Họ cho biết hiện tình các thủ tục đổi tiền và chuyển ngân đang được cứu xét, có lẽ đến cuối tháng mới ấn định quy chế rõ ràng. Nhìn vẻmặt thiễu não của bà Maryvonne, Tân thấy thương hại. Tân kéo nhẹ tay bà bạn ra ngoài sân nói nhỏ: - Bà nán đợi đến cuối tháng chắc là sẽ được đổi nhiều tiền, đủ tiêu dùng... - Thế thì mẹ con tôi chết mất, anh ơi! Mấy người bạn thân lần lượt rời Việt Nam hết. Chỉ còn tôi chưa có tin tức gì về chồng tôi cả, từ khi Nhật đầu hàng. Tôi phải gắng ở lại nuôi con. Tân an ủi: - Bây giờ tôi có ít tiền. Bà cầm đỡ mà mua thuốc cho cháu, khỏi phải chìu luỵ ai và xin đổi chác cho nhọc. Nhìn người thiếu phụ ngoại kiều từ giã ra đi với những điểm lệ long lanh, Tân quên hẳn mọi lo âu và hậu quả của những cuộc tiếp xúc trái phép, để sung sướng trong chốc lác vì nghĩa cử vừa làm. Tiếng ve sầu nối giọng nhau kêu vang, khi xa khi gần, sâu rộng trong khung cảnh um tùm của sân trường. Chúng nó kêu không biết chán nhưng nghe mãi phải bực mình, dù có bình tĩnh mấy đi nữa cũng thế. Nhất là vào một buổi xế trưa thứ bảy mà phải ngồi trực ở văn phòng thì lại càng buồn chán hơn nữa khi nghe nhạc ve sầu. Tân nhìn qua sân cỏ xanh điểm đầy những cánh phượng vĩ đỏ dưới ánh nắng gay gắt buổi đầu chiều, nhớ tới những mẩu chuyện đời vui buồn trong quá khứ. Mỗi mùa ve kêu, phượng nở, Tân lại sống một cảnh khác, không có năm nào giống năm nào. Tân cố nhớ lại những kỹ niệm vui đẹp nhưng không thể nào tìm thấy. Toàn là những lo buồn của những mùa thi hỏng, những buổi học hè chán ngắt, những chuyện đau khổ trong gia đình. Rồi đến mùa hè năm nay có lẽ đời Tân thay đổi nhiều nhất. Tân lại tự hỏi: - Không biết sang năm ta sẽ trôi giạt đến nơi nào? Chuông điện thoại reo. Tân cầm ống nghe: - Xin ông giữ máy. Có người muốn nói chuyện. Tân chú ý đến giọng nói êm dịu dễ thương ở đàng kia đầu giây. - Thưa ông! Có phải đó là bộ Tham mưu Giải Phóng Quân không? - Vâng ạ! Sĩ quan trực nhật nghe đây. - Phiền ông cho biết địa chỉ của ông Hà, Chỉ Huy Trưởng. Tân tìm địa chỉ trong bảng danh sách và cho người đối thoại biết xong rồi gác máy tiếp tục mơ mộng. Nguồn tư tưởng bị gián đoạn sau cuộc nói chuyện và trí óc Tân bị ám ảnh bởi giọng nói của cô nữ điện thoại viên. - Xin ông giữ máy có người muốn nói chuyện. Có một cái gì hay hay, là lạ Ở trong âm sắc của giọng nói nó làm cho Tân cảm thấy thích. Giọng nói dễ thương êm tai gieo vào trí óc Tân những ảnh tượng tươi đẹp làm mát dịu tất cả ngoại cảnh oi bức, dập tắt được tia nắng khó chịu của chiều hè và rung động quả tim Tân đang cô độc. Tân đánh bạo quây máy một hồi và nâng ống nghe. Ở đầu giây lên tiếng: - A lô! Tổng đài nghe đây. Đúng là cái giọng lúc nãy. Tim Tân rạo rực như sắp bước vào cuộc phiêu lưu ngộ nghĩnh. - Phiền cô làm ơn cho tôi biết bây giờ mấy giờ rồi ạ! - Thưa ông, theo đồng hồ tôi không đúng lắm nhưng hiện giờ l một giờ rưỡi. - Cám ơn cô! Thưa cô hôm nay phải gác trưa à? - Dạ, hôm nay tôi gác. - Tôi cũng trực hôm nay! Buồn quá! Xin lỗi cô có bận lắm không? - Dạ cũng không bận lắm! Nãy giờ chỉ có vài nơi gọi đến thôi. - Xin phép cô cho tôi nói chuyện một lát cho đỡ buồn được không? Ở đây cô độc quá. - Vâng ông cứ nói. Tân bắt đầu cuộc điều tra: - Thường cô làm việc mấy ngày thì gác một ngày? - Chúng tôi ở đây có bốn chị em thay nhau làm phiên. Mỗi phiên hai người làm nửa ngày, nghỉ nửa ngày. - Thế hôm nay ai làm với cô? - Chi... chị bạn tôi. - Sao chị ấy bỏ đi đâu để cô làm việc một mình thế? - Chị ấy nghỉ, tôi ngồi một giờ xong chị ấy sẽ thay tôi. Tân tưởng biết được tên cô bạn thứ hai để rồi chốc nữa gọi lại gặp cô ấy mà hỏi cho ra tên cô thứ nhất đã dấu tên bạn mình, có lẽ vì họ đã thoa? thuận với nhau từ trước. Tân tiếp lời: -Nói thế thì sáng chủ nhật cô nghỉ và... - Không! Sáng mai chủ nhật chúng tôi làm buổi sáng, chiều mai nghỉ luôn đến sáng thứ hai rồi chiều thứ hai đi làm lại. Ông đợi tôi một tí nhé! Có người gọi. Tân chưa kịp trả lời thì có tiếng ngắt đứt mạch liên lạc. Gác máy lên giá, Tân ngã người dài ra sau ghế, khiểng hai chân lên bàn viết để tìm một điệu bộ thoải mái nhất. Nhìn đồng hồ đếm theo từng phút. Tân thấy lòng rạo rực trong sự mong chờ. Tự nhiên Tân lại nổi ghen bóng gió: - Hay là cô nàng bận nói chuyện với cậu nào khác nữa! Không thì sao mà lâu thế nầy! Tân lim dim đôi mắt định ngủ, bỗång chuông điện thoại lại reo một tiếng rất nhắn và khẽ. Nhanh như chớp, Tân vùng dậy cầm máy, nín thở, lặng yên. Đầu giây đằng kia cũng im lặng đợi chờ. Tân phải lên tiếng: - Cô... đấy à? - Vâng, tôi sợ phiền ông, nên không dám gọi lại! - Có gì đâu mà phiền. Trái lại tôi đang chờ cộ Cứ tưởng là đằng ấy không thèm gọi lại tôi. Cứ gọi tôi là “anh” cho tiện. Gọi bằng “ông”nghe già quá. Tôi sẽ gọi lại bằng “chị”. - Nếu anh cho phép. À hồi nãy đang nói chuyện gì nhỉ? - Thôi bỏ qua cái chuyện hồi nãy đi. Bây giờ nói chuyện khác. Chị Lan ạ! - Sao lại gọi tôi là Lan? Đoán sai rồi! - Thì tại chị không cho tôi biết tên nên tôi phải đặt tạm một cái tên để gọi cho nó thân mật một tí! - Ừ cũng được! Anh cứ gọi là Lan đi cho tiện.. - Chị Lan ạ! Giọng chị nói trong máy điện thoại có một cái gì đặc sắc nghe êm dịu ấm áp vô cùng. Đầu máy có tiếng cười. - Thật đấy chị ạ! Tôi không nói đểû nịnh đâu! - Nầy anh! Tôi nghe nói các anh ở Bộ Chỉ Huy có rất nhiều sợi giây nhảy dù của đồng minh thả xuống, có phải không? - Đúng như thế! Chị cần dùng gì thứ giây ấy? - Để buộc vào những cái “xắc”tay cho đẹp! - Giây ấy bền chắc vô cùng. Nhưng người ta kiêng không bao giờ dám tặng nhau. - Sao vậy anh? - Thì bởi vì nó bền chắt hơn sợi tơ hòâng nên người ta sợ cho nhau thì buộc chặt lấy nhau! - Anh không cho thì thôi chứ chưa gì đã bịa chuyện. - Nói thế chứ chị cần bao nhiêu để tôi gởi cho chị. Trong trí Tân đã sắp đặt một kế hoạch dò xét trước khi tấn công. Tân nói tiếp: -Ngày mai tôi không rỗi nhưng tôi sẽ cho tùy phái mang đến cho chị. Tân tập lại cái giọng Bắc mà đã lâu ngày ít có cơ hội dùng đến, nhất là những dấu “hỏi” dấu “ngã” và những đuôi vần. Tân mang theo đủ kiểu giây dù đủ màu sắc và một mảnh dù trắng mỏng mịn như tơ lụa. Tân nghĩ thầm: - Chắc là người bạn gái của mình sẽ vô cùng thích thú! Tân bạo dạn đẩy cửa sau, đi vòng qua hầm trú ẩn, đến thẳng cửa sổ song sắt của Tổng đài. Thấy có người lạ đến, một thiếu nữ vội vã chạy ra cửa: - Ông cần hỏi gì ạ! - Zạ xin lỗi cô, tôi muốn gặp cô Lan? Thiếu nữ cười ranh mãnh và trở vào. Tân thấy sượng sùng. Không hiểu cái giọng Bắc của mình có lòi đuôi hay là cô Lan đã kể chuyện gì của mình để làm trò cười cho bạn. Liếc sâu vào phòng làm việc, Tân thấy người thiếu nữ lúc nãy đến thay thế. Trống ngực Tân cố giữ nhịp bình thường mà nó cứ đập liên hồi xúc động. Tân trấn tĩnh và gò cái giọng của mình: - Xin lỗi cô! Cô là cô Lan phải không? - Vâng! - Ông Tân bảo tôi mang đến cho cô cái gói zây nầy theo như lời ông ấy đã hứa. Vừa nói Tân vừa trao gói quà cho cô Lan và cố vận dụng mọi sự chính xác của thị giác, thính giác để thu thập rất nhiều chi tiết về con người mới gặp. Lan cười: - Nhờ ông chuyển lời cám ơn của tôi đến ông Tân! Làm thế nầy thật là phiền cho ông quá! - Thưa có zì đâu mà phiền. Tôi là người làm việc zưới quyền ông Tân. Muốn kéo dài câu chuyện để thưởng thức giây phút gặp gỡ ngộ nghĩnh ấy, nhưng Tân lại sợ kéo dài thì sẽ gãy vỡ. Tân cố kìm hãm lòng tham lam khi đã được toại nguyện và không thất vọng nên nhất định từ giã Lan rất lễ phép để ra về theo đúng kế hoạch đã phác họa.