Ngay lúc còn ở dưới núi, Thu Thuỷ đã đoán biết người bị hại không phải là Phó Thiên Lân. Tới giờ tận mắt thấy tấm da người thì nàng mới hoàn toàn yên tâm.
Nàng đưa mắt dò hỏi Vân Lão Ngư Nhân:
- Lão tiền bối, giang hồ hình như rất ít người tóc đỏ.
Vân lão không trả lời ngay mà cũng chẳng nghe nàng nói hết câu, lẹ làng đưa mắt ra cửa đạo viện rồi lướt tới chỗ tấm ván đưa tay bứt lấy ba sợi tóc đỏ. Thấy hành động kỳ lạ của lão, Thu Thuỷ ngạc nhiên, định lên tiếng hỏi thì Vân lão đã nói:
- Cuốn “Vạn Bác Thư Sinh thủ lục” của cố hữu Bành Hàm tặng lão đệ đệ có mang theo không?
Nhân Thu Thuỷ gật đầu ngơ ngác, vẫn chưa hiểu gì, nhưng cũng lấy cuốn sách nhỏ đưa cho Vân lão. Lão nhìn chăm chú ba sợi tóc đỏ rồi nói:
- Lão đệ thử lật tìm xem trong cuốn thủ lục đó có trang nào nói về người tóc đỏ hay không?
Từ khi được Bành Hàm tặng cho cuốn sách, đây là lần đầu tiên th mới lật xem. Quả nhiên trong đó có mục nói về nhân vật kì dị, có người tóc đỏ tên gọi Hồng Phát Túy Linh Quan. Nàng khẽ đọc đoạn đó lên cho Vân lão cùng nghe:
- Hồng Phát Túy Linh Quan tên thật Tống Thiện, thân hình cao lớn, tóc đỏ, nghiện rượu, sống miền Tây Vực, ít khi bước chân vào Trung Nguyên. Là tục gia sư đệ của Tuệ Giác Thần Ni, Lưu Vân phong, Kỳ Liên sơn.
Nghe đọc, Vân lão kẹp ba sợi tóc đỏ vào cuốn sách rồi đưa trả cho Thu Thuỷ, nói:
- Khi trước ta cũng đã từng nghe nói có người là Hồng Phát Túy Linh Quan song không rõ lai lịch. Nay xem cuốn thủ lục này mới hay. Có lẽ người này từ Tây Vực sang đây thăm sư tỷ Tuệ Giác Thần Ni rồi quá say mà đi lạc vào Linh Xà đạo viện nên mới bị thảm sát như thế...
Nhân Thu Thuỷ nghe xong liền hỏi:
- Vân lão tiền bối nhổ ba sợi tóc đỏ cất giữ lại, có phải muốn đem đến trao cho Tuệ Giác Thần Ni chăng?
Vân lão gật đầu đáp:
- Lão làm vậy là để Tống Thiện khỏi chết oan, hai nữa là tạo thêm một tay kình địch đối với Vực Ngoại Tam Hung. Tử Nghệ Kiếm Tuệ Giác Thần Ni có bộ kiếm pháp Sa Môn Nhất Tuệ kiếm, có thể đương cự cùng bọn chúng.
Lão nói tới đây thì đưa mắt nhìn một lượt xung quanh cau mày nói:
- Lão đệ nhìn xem, lối ra đã bị độc mãng ngăn cản, Chúng ta đã vào tới đây cần phải hết sức cẩn thận mới được. Tiêu Dao lão quái không những võ công cao cường, thủ đoạn lại vô cùng tàn độc nham hiểm.
Thu Thuỷ liếc mắt nhìn lại, quả nhiên thấy ở đó có hai con độc mãng vảy lớn bằng miệng chén nằm cuộn tròn ở đó choán hết cả lối đi. Nàng hậm hực nói:
- Hai con độc mãng này chẳng thể cản lối chúng ta. Nhưng đã mất công vào đây thì nhất định phải đi tới cùng, xem Hùng đại hiệp cùng nghĩa huynh vãn bối có bị hãm thân nơi đây không.
Ngừng lời một lát, nàng như chợt nghĩ ra một điều liền hỏi:
- Sao lại như thế được nhỉ? Giống rắn thường sợ lạnh, vậy mà trong vùng băng tuyết lại có một đạo viện tên gọi Linh Xà-chắc hẳn là có nuôi rất nhiều rắn. Vậy làm thế nào chúng sống nổi?
Vân Lão Ngư Nhân mỉm cười giải thích:
- Số rắn Tiêu Dao lão quái nuôi đều thuộc chủng loại hiếm thấy, hơn nữa cả người lẫn rắn đều sống nơi miền băng tuyết, chắc chắn là có một loại thuốc gì đó uống vào có thể chịu đựng được băng giá rồi...
Nghe Vân Lão giải thích cũng có phần hợp lý, Thu Thuỷ không hỏi gì thêm, tiến tới trước cánh cửa vận thần công lên tiếng nói:
- Đổng Đình Điếu Tẩu Vân Lão Ngư Nhân và Tử Địch Thanh Loa đệ tử của Hoàng Sơn Độn Khách xin được bái yết Ngọc Chỉ Linh Xà Tiêu Dao viện chủ!
Thu Thuỷ đã xưng danh cầu kiến mà trong Linh Xà đạo viện vẫn im phăng phắc chẳng có động tĩnh gì. Một lúc sau, Thu Thuỷ đã toan kêu lần nữa thì cửa bật mở, Đổng Báo đang đi ra, đằng sau có hai hàng tám tên thanh y tiểu đồng nữa. Người nào người nấy vẻ mặt hầm hầm. Đổng Báo vòng tay đáp:
- Gia sư đang ở trong Linh Xà điện, cho Đổng mỗ ra mời hai vị vào.
Dứt lời, y nghiêng người nhường lối cho hai người bước vào. Đường vào đạo viện lát đá trắng, hai bên lối đi la liệt vừa rắn vừa trăn đủ màu sắc kích cỡ nằm đó, con nào con nấy thấy người lạ đều ngóc đầu phùng mang thè lưỡi, hàm răng lởm chởm lộ ra ai trông thấy cũng phải ghê rợn. Tuy nhiên Lão Ngư Nhân và Thu Thuỷ đều là người có căn bản võ công vững vàng, mấy con độc xà độc mãng chẳng để mắt tới mấy, thản nhiên bước đi.
Đến khi qua hết đoạn đường rắn, Đổng Báo mới vượt lên đi trước dẫn đường. Đi qua hai toà đại điện thì tới một căn nhà không lớn song chạm trổ khá công phu. Đổng Báo vừa bước vào thông báo, Lão Ngư Nhân đã cất tiếng sang sảng:
- Tiêu Dao viện chủ chắc lấy làm bất ngờ về việc viếng thăm của huynh đệ Vân mỗ lắm thì phải? Chuẩn bị lâu như vậy mới xong.
Trong căn nhà vẳng ra tiếng trả lời:
- Bần đạo đang luyện tập cho bầy linh xà, không biết có khách quý từ Trung Nguyên tới thăm nên đón tiếp không được chu đáo. Kẻ man di ngu dốt, Vân đại hiệp đừng cố chấp.
Giọng nói vừa dứt thì thấy nơi cửa điện một đạo nhân áo trắng bước ra. Người này thân hình khẳng khiu, nét mặt gian xảo, tay cầm một con quái xà nhỏ bằng ngón tay út, dài hơn trượng có lẻ, toàn thân đen bóng, đang rúc đầu chui vào ống tay áo rộng thùng thình của lão. Nhân Thu Thuỷ đã nghe danh con quái xà màu đen-chính là món vũ khí lừng danh của Ngọc Chỉ Linh Xà tên là Đảo Câueight:10px;'>
Bọn Cô Vân Đạo trưởng, Vạn Bác Thư Sinh... cũng đều lắc đầu than tiếc!
Nhưng thanh trường kiếm hóa thành đạo cầu vồng xuyên qua cửa sồ chưa xuống đến mặt nước, thì đột nhiên có một luồng bạch quang bốc lên, thanh kiếm Lại quay đầu bay trở về! Thì ra Động Đình Điếu Tẩu Vân Lão Ngư Nhân lại tung sợi chỉ trắng ra cuốn lấy chuôi kiếm kéo về rồi tươi cười nói với Cát Ngu Nhân:
- Cát huynh làm như vậy rất sai lầm, vì thanh kiếm này nằm dưới đáy hồ thì thế nào lũ tà ma quỷ quái khắp tam sơn ngũ nhạc cũng kéo đến dòm ngó, quấy rối khu Động Đình quân sơn làm hại lão chài này mất hết cả thú quăng lưới thả câu. Tới đây lão quay sang nói với Bạch Nguyên Chương:
- Mà Bạch huynh cũng quá gàn dở câu nệ, thanh thần kiếm này cố nhiên đủ đề phòng thân chống địch trừ tà diệt ma, nhưng viên “Cửu chuyển phản hồn đơn” của Bạch huynh có công dụng cứu được người chết sống lại. Đem linh đơn đổi thần kiếm, không bên nào thua thiệt, thực là một cuộc đổi chác rất công bình! Hơn nữa vì tấm chân thành cửa Cát huynh, lão chài này xin thay Bạch huynh thu nhận vậy!
Bạch Nguyên Chương không sao từ chối được nữa đành để cho Vân Lão Ngư Nhân đeo thanh bảo kiếm vào sườn.
Sau khi đeo thanh kiếm vào sườn cho Bạch Nguyên Chương Vân Lão Ngư Nhân tươi cười quay ra nói với Cô Vân Đạo trưởng:
- Vừa rồi đạo trưởng nói thanh kiến này trong đời được liệt danh vào đệ nhị, vậy tên kiếm là gì? Thanh kiếm nào được liệt vào hàng đệ nhất? Thiên hạ gồm có mấy cây danh kiếm? “Thanh Lưu vân kiếm” của đạo trưởng có tên trong các danh kiếm không và được liệt danh thứ mấy, xin đạo trưởng cho đệ được thưởng thức ý kiến vàng ngọc!
Cô Vân Đạo Trưởng đưa rnắt nhìn Vạn Bác Thư Sinh Bành Hàm rồi mỉm cười nói:
Vân huynh bắt đệ luận kiếm trước mặt vị “Vạn Bác Thư Sinh” này, thì thực chẳng khác nào múa rìu qua mắt thợ! Vậy nếu có chỗ nào đệ nói xai, xin Bành huynh chỉ dẫn cho!
Vạn Bác Thư Sinh Bành Hàm cất tiếng cười khanh khách và nói:
- Đạo trưởng chở nên tâng bốc Bành mỗ quá như vậy, bàn luận về danh kiếm võ lâm, thì đạo trưởng là kiếm thuật danh gia, tự nhiên phải hiểu rõ hơn vậy Bành mỗ xin lắng tay nghe lời cao luận của đạo trưởng.
Cô Vân Đạo trưởng khẽ mỉm cười hỏi Cát Ngu Nhân:
- Thanh kiếm của Cát huynh, có phải tên là:
“Lục Ngọc Thanh Mang” đã vắng bóng trên giang hồ sáu, bảy mươi năm nay không?
Cát Ngu Nhân gật đầu cười đáp:
- Đạo trưởng quả thực kiến thức uyên bác, thanh kiếm này vào tay đệ, tuy chỉ bơn mười năm nhưng chưa đem ra sử dụng lần nào và trước đó, đệ đã được trong một ngôi cổ mộ tính ra đại khái cũng có máy chục năm chưa xuất hiện trần thế!
Cô Vận đạo Trưởng tự rót một chén rượu rồi mỉm cười kể!
- Thời xưa Trung quốc tuy có nhiều danh kiếm nhưng phần nhiều đều là vật chôn theo các bực đế vương! Sau một trăm hai trăm nam lăng tẩm, mồ mả di dời, có thanh lại được xuất hiện nhân gian, cũng có thanh do đó mà mai một, chỉ lưu lại đời sau một truyền thuyết mà thôi!
- Cát Ngu Nhân mỉm cười nâng chén, Cô ân cũng nâng chén hớp một ngụm rồi tiếp tục kể:
- Những việc lâu quá thì không kể còn khoảng một trăm năm gần đây những thanh kiếm xuất hiện trong tay các nhân vật võ lâm sắc bén có thể chặt sắt chém đá và xứng đáng mang danh là “bảo kiếm” “than vật” thì chỉ có năm thanh mà thôi!
Động Đình Điếu Tẩu Vân Lão Nhân Ngư nghe kể chuyện rất thích thú, nên lão lớn tiếng cười khanh khách nói:
Trăng thanh gió mát, chơi hồ luận kiếm mấy khi có được những đêm vui như thế này? Lão xin kính mời đạo trưởng một chung rượu ngon để nhắp giọng và xin lắng tai nghe đạo trưởng bàn luận về năm cây danh kiếm trong đời!
Cô Vân Đạo trưởng đưa tay rút thanh đoản kiếm gài bên mình, kiếm vừa ra khỏi vỏ đã phát ra ánh sáng bạc chói lòa làm lạnh da thịt mấy người ngồi chung quanh rồi nói:
- Thanh Lưu Vân kiếm của đệ cũng là một trang số năm thanh kiếm đó nhưng căn cứ theo hỏa hầu (mức tôi luyện kỹ), sự sắc bén thì chỉ được liệt đứng vào hàng thứ năm thôi!
Cát Ngu Nllân đón thanh “Lưu Vân kiếm” nhìn sơ qua thấy quả có hơn kém thanh “Lục Ngọc Thanh Mang” kiếm của mình đã dùng để đổi lấy viên “Cửu chuyển phản hồn đơn” của Bạch Nguyên Chương thì biết Cô Vân Đạo trưởng đã nói thực chớ không phải khiêm tốn bèn giao trả thanh kiếm và mỉm cười hỏi:
- Thanh “Tử nghệ kiếm” của Tuệ Giác Thần Ni tại đỉnh Lưu Vân trên núi Kỳ Liên cũng là một tiên cổ thần vật chẳng hay có được liệt danh trong số năm thanh kiếm đạo trưởng nói tới không?
Cô Vân Đạo Trưởng tra kiếm vào bao rồi đáp:
- Hai thanh:
“Tử nghệ”, “Lưu Vân” nguyên là một cặp kiếm thư hùng do hai vợ chồng người thợ rèn nổi tiếng thời chiến quốc rèn đúc. Nhưng trước khi vào lò, thanh “Tử nghê kiếm” được tẩm bốn giọt tâm huyết của vợ người thợ rèn, vì vậy kiếm quang mới có màu đỏ tía, tầm sắc bén cũng hơn thanh “Lưu Vân kiếm” do đó được xếp hàng thứ tư.
Trường Bạch Tửu Đồ ngửa cổ uống cạn chén rượu rồi hỏi:
- Kiếm quang của ba thanh “Tử Nghệ”, “Lưu Vân” và “Lục Ngọc Thanh Mang” chia ra ba màu:
Đỏ tía, trắng bạc và xanh biếc nếu hai thanh kiếm đệ nhất và đệ tam còn lại, lại có màu sắc khác nữa thì thật là giai thoại trong võ lâm!
Cô Vân Đạo trưởng tươi cười đảp:
- Việc thiên hạ luôn luôn có sự ngẫu hợp như vậy đó. Quả thực hai thanh còn lại đều cồ kiếm quang khác nhau một màu lam và một màu đỏ.
Mọi người có mặt đều là đanh thủ đệ nhất trong võ lâm hiện thời nên càng nghe càng thích thú. Trại hoa Đà Bạch Nguyên Chương bèn hỏi:
- Xin đạo trưởng cho biết thanh kiếm màu đỏ liệt danh đệ nhất hay thanh kiếm màu lam đệ nhất? Hiện thời hai thanh kiếm đó thuộc về tay người nào?
Cô Vân Đạo Trưởng đáp:
Thanh Lam kiếm xếp hàng thứ ba, những là một thanh kiếm độc hại nhất trong số năm thanh bảo kiếm?
Nói tới đây, sắc mặt đạo trưởng có vẻ trang trọng và quay lại hỏi Vạn Bác Thư Sinh?
Bành huynh là người hiểu nhiều biết rộng chắc biết rõ “Vực ngoại tam hung” nhân vật tà đạo chủ não trong giang hồ hiện thời chứ?
Vạn Bác Thư Sinh Bành Hàm lớn tiếng cả cười đáp:
- Tiếng tăm lừng lẫy của ba tên ma đầu dó, ở đây ai mà không biết, và ai mà không biết, ai mà không nghe danh Nam Hoang Hạt Đạo (lão đạo mù ở Nam Hoang) Đông Hải Kiêu Bà (bà chim cú ở Đông Hải) và Ngọc Chỉ Lình Hà Tiêu Dao Tử với hành tung bí mật, ẩn biện vô thường!
Cô Vân Đạo Trưởng gật đầu nói:
- Kiếm quang của Lam kiếm nguyên mầu xanh, sau khi về tay Đông Hai Kiêu Bà, bà ta đem tới luyện thêm ba năm trong bản chất tuyệt độc, nên kiếm quang đổi thành màu lam sẫm, và bà ta tự đặt tên là “Thiên Lam độc kiếm” không những thanh kiếm cỏ tầm sắc bén chặt đá chém sắt mà còn mang chất độc vô cùng, chỉ hơi trầy da thấy màu là cấm khẩu chết ngay; sau này, các vị hành đạo giang hồ, nếu gặp thanh kiếm có kiếm quang màu lam sẫm thì cần phải đặct biệt lưu ý!
Cát Ngu Nhân lắng tai ngồi nghe, thần sắc vẫn như thường; nhưng bọn Động Đình Điếu Tẩu, vì từ lâu đã biết tiếng “Vực ngoại tam hung” là ba tên ma đầu có võ công tuyệt cao, nay lại nghe nói cây “Thiên Lam độc kiếm” ở trong tay Đông Hải Kiêu Bà, thì ai nấy đều cảm thấy hơi e ngại cho sự nghiệp hành đạo của các tay giang hồ nghĩa hiệp!
Cô Vân Đạo trưởng nâng chén uống cạn rồi kể tiếp:
- Bây giờ xin nói đến thanh kiếm sau cùng cũng là thanh kiếm tốt nhất. Thanh kiếm này ở trong tay một nhân vật đặc thủ trong võ lâm là “Bạch Y Đà Ông” Ông Vụ Viễn, người này, không chính không tà, tính khí rất lạnh lùng kiêu ngạo!
Trường Bạch Tửu Đồ nhướng mày hỏi:
- Thanh kiếm trông cũ kỹ được Ông Đà Tử đeo luôn bên mình đó mà là một danh kiếm đệ nhất võ lâm à?
Cô Vân Đạo Nhân gật đầu cười đáp:
- Thanh kiếm đó, đường sống từ mũi đến chuôi có một sọc đỏ như chiếc cầu vồng, bên ngoài trông chẳng có gì khác lạ nhưng tầm bén thì đứng đầu trong số năm thanh bảo kiếm hiện thời.
Vạn Bác Thư Sinh Bành Hàm ngồi lắng nghe một lúc lâu roi chợt cất tiếng cười và nói:
- Đạo trưởng là kiếm thuật danh gia đương nhiên lời bàn luận về danh kiếm võ lâm rất cao minh nhưng, Bành mỗ cũng còn một điểm muốn bổ sung.
Cô Vân Đạo trưởng tươi cười nói:
- Đệ đã có nói trước là việc gì Bành huynh cũng hiểu biết rộng rãi, vậy đệ xin kính cẩn nghe lời chỉ giáo của lão huynh!
Vạn Bác Thư Sinh Bành Hàm nói:
- Đạo trưởng luận bàn về giá trị và liệt danh thứ hạng của năm thanh bảo kiếm trong võ lâm hiện thời rất xác đáng nhưng, đạo trưởng cũng nên biết một thanh bảo kiếm khác còn gia trị hơn năm thanh kiếm tày nữa!
Cô Vân Đạo trưởng ngạc nhiên lắc đầu, Cát Ngu Nhân cũng đưa tay nâng chén và chăm chú nghe Bành Hàm kể tiếp.
Vạn Bác Thư Sinh có vẻ đắc ý nói:
- Giá trị và công dụng của thanh kiếm này, ngoài Bành mỗ ra dám nói trong võ lâm rất ít người biết, đây là một thanh trường kiếm thông thường không chặt đứt sắt mà cũng không chém bề đá!
Cát Ngu Nhân từ từ đặt chén xuống rồi tươi cười hỏi Bành Hàm:
- Giá trị của một thanh trường kiếm bình thường mà lại hơn được năm thanh kiếm thuộc loại tiên binh thần vật, thì thực là một sự quái lạ kể ít thấy, xin Bàng huynh mau mau tiếp cho bọn lão được thưởng thức.
Bọn Động Đình Điếu Tẩu và Cô Vân Đạo trưởng ai nấy cũng động lòng hiếu kỳ nên họ đều giục Bành Hàm kể tiếp.
Nhưng sự lạ bất thình lình đã xảy ra số là đang lúc Vạn Bác Thư Sinh lộ vẻ đắc ý mỉm cười sắp kể câu chuyện bí mật về giá trị và công dụng của thanh trường kiếm bình Thường, thì đột nhiên lão ta bị nghẹn họng một tiếng, không thốt được một lời nào nữa!
Cát Ngu Nhân ngồi gần hơn hết, thấy vậy, bèn đưa tay thăm mạch của Bành Hàm rồi biến sắc nhảy vụt qua mũi thuyền nhìn dáo dác chung quanh; nhưng, ngoài chiếc thuyền câu của ông ta, mặt hồ vẫn phẳng lặng mênh mông không một chút gì khác lạ!
Khi quay vào khoang thấy Trại Hoa Đà Bạch Nguyên Chương cũng đang chẩn mạch cho Vạn Bác Thư Sinh, Cát Ngu Nhân bèn cau mày hỏi:
- Bạch đại hiệp có phải Bành huynh bị kẻ lạ dùng thủ pháp “Cách không điểm huyệt” điểm trúng không?
Bạch Nguyên Chương gật đầu đáp:
- Không những thủ pháp “Cách không điểm huyệt” của người nào đó rất cao minh đã không làm hại tính mạng, mà còn khiến người khác không sao giải cứu nổi, phải đợi sau một giờ mới tự động giải huyệt và nói lại được! Cát huynh có thấy động tĩnh gì bên ngoài không?
Cát Ngu Nhân lắc đầu đáp:
- Bốn bề vắng lặng, mặt nước mênh mông, thân thủ người đó rất cao siêu, lão đã nhảy theo ra mau như vậy mà vẫn không tìm thấy dấu vết gì khả nghi nhưng, hình như người ấy không có ác ý:
hay là vì câu chuyện bí mật mà Bành huynh được biết có quan hệ lớn lao chăng? Vậy sau khi giải huyệt được, phiền chư vị khuyên Bành huynh nên thận trọng lời nói, hiện giờ tại hạ xin cáo biệt, non nước còn dài chúng ta sẽ còn nhiều dịp gặp nhau.
Mọi người thấy Cát Ngu Nhân cáo từ, nhưng vì ai nấy đều quan tâm về việc Bành Hàm bị đột nhiên mất tiếng, nên chỉ cáo biệt sơ qua và cử Bạch Nguyên Chương thay mặt đưa tiễn ra mũi thuyền.
Quả nhiên một giờ sau Bành Hàm lại tự động nói được nhưng câu chuyện bí mật về thanh trường kiếm cũng từ đó được loan truyền dần dần khắp nẻo giang hồ.
Một năm...hai năm... ba năm,... bốn năm..., lại sắp sửa đến kỳ họp bạn năm năm một lần của mấy vị võ lâm kỳ hiệp, và đột nhiên...


Hồi 16
Chuyện Huyền Bí Kỳ Dị Trong Bách Cầm Động

Bị mọi người đồng thanh thúc dục, Bạch Nguyên Chương bèn kể lại lại câu chuyện gặp gỡ kỳ dị mười năm về trước giữa lão ta với chủ nhân Động Bách Cầm. Lúc sắp bắt đầu câu chuyện, lão chầm chậm bước ra gần cửa sổ, ngửa mặt nhìn ánh trăng bạc, trầm ngâm giây lát như để nhớ lại dĩ vãng, rồi mới quay vào mỉm cười nói:
- Chuyện này kể ra cũng khá ly kỳ, đến nay nghĩ lại, tiểu đệ vẫn thấy như một giấc mơ dài. Lúc đó, tiểu đệ nhân dịp cần tìm một loại thảo dược để phối chế linh đan, nên tiểu đệ đã bôn ba khắp nơi, tất cả những danh sơn trong vùng Đại Hà Nam Bắc và Trường Giang Lưỡng Ngạn, tiểu đệ đều đi khắp, mãi đến lúc gần như thất vọng, thì mới may mắn gặp được loại thảo dược đó trong dãy núi Mãng Thương Sơn!
Phó Thiên Lân vội xen lời hỏi:
- Loại thảo được đó trân quí đến mức nào, mà lão tiền bối phải nhọc lòng và tốn công tìm kiếm như vậy?
Bạch Nguyên Chương khẽ mỉm cười đáp:
- Không phải lão nói khoe, chứ loại “Ô phong linh thảo” đó nếu tay người khác thì mười năm, hai mươi năm cũng chưa chắc đã tìm được. Mà viên “Cửu chuyển phản hồn đan” của lão nếu thiếu loại dược thảo đó, cũng không sao luyện thành. Lúc bấy giờ, lão vừa tìm gặp thì mừng rỡ và cao hứng vô cùng. Nào ngờ...
Bạch Nguyên Chương nói xong hai tiếng “Nào ngờ” bỗng nhiên ngừng lại, chậm rãi bưng chén nước nhấp một ngụm thấm giọng...
Vì lòng hiếu kỳ thúc đẩy, Phó Thiên Lân vội xen lời:
- Rồi sau, chuyện xảy ra sao? Chẳng lẽ vị tiền bối dị nhân “Bách Cầm Tiên Tử” đó, cũng ẩn cư trong Mãng Thương Sơn ư?
Bạch Nguyên Chương khẽ mỉm cười, gật đầu kể tiếp:
- Đúng, vị tiền bối dị nhân đó, quả có ẩn cư trong Mãng Thương Sơn, lúc ấy lão được gặp người, là một chuyện may mắn lạ lùng...
Nguyên sau khi lão đã cẩn thận nhổ cây “Ô phong linh thảo” buộc kỹ, bỏ vào trong chiếc túi gấm, định tìm đường xuống núi. Và lúc vừa vượt qua hai mỏm đả, bỗng nhiên phát hiện trên một tảng đá vuông gần mười trượng cạnh chân một ngọn đèo gần đó, có hàng mấy trăm ngàn con chim đủ loại, đủ màu sắc, đang bay lượn, lên xuống tụ tập tại một chỗ, đứng từ đàng xa nhìn, chẳng khác một tấm lụa dệt có muôn màu sặc sỡ! Lão thấy cảnh tượng vừa lạ vừa thích thú, vội len lén định đến tận nơi xem cho rõ, nhưng khi vừa tới cạnh tảng đá bỗng nhiên có mấy chục con chim bay vụt lên cao cất tiếng kêu ríu rít, còn một số lớn, vẫn bay lượn sát mặt tảng đá, hình như chúng không sợ, mà lại đua nhau nhìn lão, cất tiếng kêu như có ý xua đuổi!
Nhưng lúc đó, lão đã quyết tâm xem chúng bay lượn vây bọc vật gì, nên lão khẽ vung tay phất ra một luồng tụ phong. Quả nhiên, bầy chim chịu không nổi sức mạnh của chưởng phong phải bay vọt lên cao hết gần một nửa nữa, lúc đó, lão mới nhìn rõ trên mặt tảng đá có một con chim to lớn dị thường, giống như con quạ. Nhưng lạ nhất là bộ lông không đen mà lại lốm đốm trắng như râu tóc của một lão nhân già nua!
Nghe nói, Tuệ Giác Thần Ni lớn tiếng niệm Phật, rồi nói:
- Chim quạ vốn chuộc loài lương cầm (chim hay), nay con quạ này lại được các giống chim khác bảo vệ, chắc phải là một giống linh cầm?
Bạch Nguyên Chương gật đầu đáp:
- Lão hủ rất bội phục đại sư có kiến thức sâu rộng, quả đúng con quạ đó là một loại linh cầm, nhưng lúc lão hủ trông thấy thì nó đang có vẻ mệt mỏi, thấy người lạ, nó vỗ cánh định bay, nhưng không sao nhấc mình lên được, lão hủ vội chạy đến gần nhìn kỹ, mới hay nơi móng chân nó vẫn còn đang cắp chặt một nửa cọng trái “U Minh Châu Quả”!
Loại “U Minh Châu Quả” này, lúc nở hoa kết trái màu sắc trông rất đẹp, nhưng chất độc thì không có thứ gì bằng, ngay cả đại sư và lão hủ đây, nếu không may ăn lầm phải, cũng chỉ trong vòng nửa giờ là vô phương cứu chữa!
Khi lão hủ thấy dáng điệu mệt mỏi của con quạ thì biết nó đã ăn nhầm phải trái “U Minh Châu Quả”' nhưng vẫn không bị chết, thì đủ rõ không những nó đã thuộc loại thông linh, mà còn tu luyện đến mức rất cao thâm nữa! Do đó, lão nảy ý định chữa độc cho nó.
Kể ra, con quạ cũng rất thông linh, khi thấy lão hủ đến gần, hình như nó cũng biết lão hủ không có ác ý nên tỏ vẻ rất nhu thuần và đứng im để cho lão hủ chữa độc. Lúc ấy trời đã xẩm tối và mãi đến khuya, lão hủ mới chữa khỏi cho nó bay đi!
Tuy rất mến thích con quạ, nhưng lão hủ cũng biết giống linh điểu ấy quyết không phải là vật vô chủ, nên đành khẽ thở dài tiếc rẻ rồi tìm đường xuống núi!
Khi lão hủ vừa xuống đến lưng chừng, thì bỗng nhiên nghe phía sau lưng có mấy tiếng chim kêu “quác quác”, vội quay lại nhìn nhưng vì bóng đêm tối nên chỉ thấy mấy vật đen đang bay tới nhanh như điện chớp!
Lão hủ nhìn kỹ, quả nhiên con quạ vừa rồi đã trở lại và còn dẫn theo một con Thúy Ngọc Anh Vũ, một con Hoa? Hồng Phi Yến và một con quái điểu trông rất oai dũng! Con quái điểu này lão hủ cũng không nhận ra được là giống chim gì chỉ thấy hình thù giống như chim điêu với bộ lông màu vàng lợt. Tất cả bốn con đều thuộc loại linh cầm. Khi thấy lão hủ, chúng đều sà xuống dùng mỏ cặp chặt lấy quần áo, như có ý lôi kéo trở lên núi!
Lúc bấy giờ, lão hủ không có việc gì cần gấp, nên cũng thử để xem chúng dẫn đi đâu, và khi mới bước đi được vài bước, bỗng nghe con Anh Vũ líu lo nói tiếng người, với ý muốn dẫn lão đến gặp chủ nhân của chúng!
Vì lòng hiếu kỳ, lão hủ theo bầy linh điểu dẫn lên núi, qua mấy ngọn đèo tới mộng xa xa.
Khi Nhân Thu Thủy nghe Bạch Y Đà Ông nói chính mắt lão thấy mấy cây Thùy Ty Thạch Nhĩ đã bị vợ chồng Lục Dục Ôn Thần Lư Tử Úy đào đem về trồng tại Hoa Sơn, thì nàng thấy không cần nán lại mấy hôm nữa, đợi Phó Thiên Lân quay lại sẽ cùng đi Hoa Sơn một thể, và nhân lúc nhàn rồi, nàng liền đem tập Cửu Cung Kiếm Phổ của Bạch Y Đà Ông lưu tặng ra luyện để tiêu khiển cho qua thời giờ chờ đợi.
Thắm thoát đã hết bảy ngày, tập Cửu Cung Kiếm Phổ nàng đã luyện được thành thuộc ba bốn phần mười, mà hình bóng Phó Thiên Lân vẫn biệt vô âm tín.
Lúc đó, Thu Thủy nóng lòng vì phần thì đường đi Hoa Sơn xa xôi, phần thì lại sợ khi đến cầu xin vợ chồng Lục Dục Ôn Thần Lưu Tử Úy họ không bằng lòng cho cây Thùy Ty Thạch Nhĩ, lúc đó lại phải tìm cách khác để lấy cho được. Rồi rủi, không kịp đem về đúng thời hạn luyện chế Bổ Thiên Hoàn.
Do đó, nàng phải lên đường một mình và dọc đường nàng đã lưu lại nhiều ám hiệu để báo tinh cho Phó Thiên Lân biết nàng đã đi Hoa Sơn, và dặn chàng hãy trở về Lãnh Nguyệt Bình chờ đợi.
Nơi ẩn cư của vợ chồng Lưu Tử Úy ở tận chót đỉnh ngọn Thiên Phong cạnh một ngọn suối lớn, lợi dụng một hang đá thiên nhiên làm cửa ra vào và ngoài cửa hang có khắc sáu chữ “Bất Tiễn Thần Tiên Tiểu Trúc” thật lớn.
Lúc đi đường, Nhân Thu Thủy đã tính toán và quyết định đầu tiên hãy gỏ cửa cầu xin, nếu vợ chồng Lưu Tử Úy không cho, mới sẽ tìm cách lấy trộm sau.
Cho nên, khi đến cửa hang, nàng liền dùng nội lực đứng ngoài lớn tiếng nói:
- Tại hạ tên gọi Nhân Thu Thủy, ký danh đệ tử của Hoàng Sơn Độn Khách Cát Ngu Nhân, xin được gặp hai vị Lưu Phàn chủ nhân Bất Tiễn Thần Tiên!
Tại một căn tiểu lầu dựng bên cạnh ngọn suối, cánh cửa sổ khẽ hé, rồi cũng có người dùng nội gia chân khí truyền thanh đáp:
- Xin quý khác đợi một chút, vợ chồng tôi sẽ ra tiếp đón!
Tiếng nói vừa dứt, từ trong tiểu lầu đã xuất hiện một đàn ông trung niên ăn mặt rất lịch sự và một thiếu phụ tóc dài áo đen, dáng dấp trông rất yểu điệu.
Từ tiểu lầu đến cửa hang cách khoảng độ hai ba mươi trượng, chỉ thấy hai người nhẹ nhàng bước đi coi thật thong thả. Thế mà chớp mắt đã tới cửa hang, đủ thấy khinh công của họ đã vào hàng cao diệu, ít người bì kịp.
Tướng mạo Lục Dục Ôn Thần Lưu Tử Úy tuy thanh tú nhưng hơi đượm vẻ kỳ bí. Còn Ngao Sương Tiên Tử Phàn Tương thì luôn luôn mang trên mặt một vuông lụa che kín những vết thẹo sần sùi hai bên má.
Khi vợ chồng Lưu Tử Úy nhìn rõ dung mạo Nhân Thu Thủy và thấy sau lưng nàng có đeo cây sáo trúc thì cả hai đều lộ vẻ ngạc nhiên cùng “ồ” lớn một và tươi cười hỏi:
- Té ra quý khách đây là Tử Địch Thanh Loa thiếu hiệp, quan lâm Hoa Sơn. Vợ chồng Lưu mỗ thực lấy làm vinh hạnh vô cùng, nhưng không rõ thiếu hiệp đến đây với quý danh Nhân Thu Thủy hay Giả Y Nhân?
Vì Nhân Thu Thủy đã được Phó Thiên Lân kể cho nghe những sự xảy ra sau khi hai người tự biệt tại Hoài Ngọc Sơn, nên nàng vội mỉm cười đáp:
- Giả Y Nhân chỉ là hóa danh của tại hạ, hiện nay tại hạ có việc cần đến làm phiền hai vị, tất nhiên phải dùng bộ mặt thực để yết kiến mới hợp lý chứ, chẳng lẽ hai vị lại để tâm phiền trách tại hạ hay sao?
Lục Dục Ôn Thần cất tiếng cả cười đáp:
- Xin Giả lão đệ chớ có hiểu lầm, ý Lưu mỗ muốn hỏi như vậy cốt để cho tiện xưng hô mà thôi! Còn Nhân Thu Thủy hay Giả Y Nhân thì cũng thế, miễn có bốn tiếng ngoại hiệu Tử Địch Thanh Loa cũng đủ trở thành khách quý của vợ chồng Lưu mỗ rồi!
Dứt lời, cả hai cùng nghiêng mình mời Nhân Thu Thủy lên lầu...
Sau khi thị nữ mời trà, vợ chồng Lưu Tử Úy cùng lên tiếng hỏi Nhân Thu Thủy có việc gì mà đến thăm bất thình lình như vậy?
Nhân Thu Thủy vội thẳng thắn trả lời:
- Thưa hai vị, sở dĩ tại hạ đến đây cầu kiến hai vị là vì tại hạ có người bạn kết nghĩa tên gọi Phó Thiên Lân, có việc cần dùng đến một loại thuốc mà chỉ ở vùng Lư Sơn mới có, nhưng khi tại hạ đến Lư Sơn tìm kiếm, được gặp Bạch Y Đà Ông lão tiền bối cho biết...
Lưu Tử Úy không đợi Nhân Thu Thủy nói hết đã xen lời hỏi:
- Loại thuốc mà Giả lão đệ cần dùng đó là Tam Sắc Hương Hoa hay Thùy Ty Thạch Nhĩ?
Nhân Thu Thủy mỉm cười đáp:
- Loại thuốc mà nghĩa huynh tại hạ cần tìm kiếm đó là cây Thùy Ty Thạch Nhĩ dùng để phối chế một thứ linh dược bồi bổ chân lực!
Nghe nói, Lư Tử Úy mỉm cười đáp:
- Chẳng nói dấu gì lão đệ, vì hôm trước tại Hoàn Ngọc Sơn, Lưu mỗ gấp muốn khôi phục nhan sắc cho chuyết kinh (vợ) nên đã đối xử có điều không phải với Phó lão đệ.
Nay chúng tôi cũng cần phải có chút gì để đền đáp mới phải. Vậy xin mời Giả lão đệ hay lưu lại đây chơi với hai vợ chồng Lưu mỗ ít hôm, khi nào về, Lưu mỗ sẽ xin kính tặng một cây Thùy Ty Thạch Nhĩ.
Nhân Thu Thủy thấy vợ chồng Lưu Tử Úy tỏ vẻ thành thực tặng vật, thì không nở từ biệt về ngay, nhưng lưu lại, thì lại sợ trể thời hạn luyện thuốc, nên sau một hồi suy nghĩ, nàng liền tươi cười nói:
- Tại hạ rất cảm kích hậu ý tặng linh dược của hai vị, nhưng vì thời gian cấp bách không thể ở lại làm phiền nhị vị lâu được, vậy sớm mai tại hạ xin cáo biệt hai vị được chăng?
Nghe nói, Lưu Tử Úy tươi cười đáp:
- Giả lão đệ đã nói như vậy, thì vợ chồng Lưu mỗ cũng không dám giữ ở lại lâu. Vậy đêm nay đẹp trời, lát nữa xin mời lão đệ cùng đi du ngoạn chung quanh đây với vợ chồng Lưu mỗ cho vui!
Dứt lời, Lưu Tử Úy sai thị nữ bày tiệc tiếp đãi Nhân Thu Thủy. Sau đó, cả hai vợ chồng cùng hướng dẫn nàng lên đỉnh ngọn Thiên Phong thưởng ngoạn cảnh trăng đêm tại Hoa Sơn.
Đến khi chủ khách cùng nhau trở về tiểu lầu, thì đã xảy ra sự lạ...
Sự lạ đó tức là hàng chữ Bất Tiễn Thần Tiên Tiểu Trúc chạm nổi phía ngoài cửa hang hình như bị kẻ nào dùng dao kiếm đẻo bỏ, rồi khắc đổi lại bốn chữ “La Sát Quỷ Vực” thật lớn!
Sự việc xảy ra làm vợ chồng Lưu Tử Úy hốt hoảng cùng biến đổi nét mặt, vội vã chạy về tiểu lầu, và họ đã thấy trên án thư có một tấm thiệp vỏn vẹn viết tám chữ lớn:
“Đúng Ngọ ngày mai sẽ đến lấy mạng!” Ở dưới tấm thiệp ký tên Hồng Y La Sát Cổ Phiêu Hương và vẻ kèm một thanh kiếm màu lam.
Lưu Tử Úy xem xong tấm thiệp thì ngạc nhiên nhìn ái thê Phàn Tương nói:
- Chúng ta cùng thầy trò Đông Hải Kiêu Bà vốn không cừu oán, tại sao Hồng Y La Sát bỗng nhiên tìm đến đây gây sự? Tương muội thử đoán xem vì lý do gì thế?
Ngạo Sương Tiên Tử Phàn Tương cau mày nghĩ ngợi giây lâu, rồi lắc đầu đáp:
- Việc này xảy ra bất thình lình quá, tiểu muội không thể đoán ra được là...
Phàn Tương chưa nói hết, thì Nhân Thu Thủy sực nhớ chuyện Phó Thiên Lân đã kể cho nàng nghe mọi chuyện lúc chàng bị giữ ngoài Đông Hải, nàng vội xen lời nói:
- Việc này tại hạ có thể đoán trúng được một phần nào!
Nghe nói cả hai vợ chồng Lưu Tử Úy đều ngạc nhiên xin cho biết ý kiến...
Nhân Thu Thủy chậm rãi nói:
- Theo tại hạ được biết thì cái nguyên nhân mà Hồng Y La Sát bỗng nhiên đến đây gây sự tức là do sự cần dùng trái Ngọc Hương Lan của hai vị đó!
Vợ chồng Lưu Tử Úy đồng thanh sửng sốt hỏi:
- Tại sao lạ vậy? Đông Hải Kiêu Bà Nhuế Băng Tâm đã nhận lời tặng vợ chồng Lưu mỗ trái cây đó, và hẹn một năm sẽ ra Thúy Vi Đảo tiếp nhận. Chẳng lẽ với tên tuổi danh vọng bà ta như vậy mà lại đi nuốt lời, bội tín ư?
Nhân Thu Thủy gật đầu nói:
- Thì cũng chỉ vì Đông Hải Kiêu Bà không thể bội tín nuốt lời được, nên Hồng Y La Sát mới cậy có thanh Thiên Lam Độc Kiếm mà đến đây gây sự!
Thấy vợ chồng Lưu Tử Úy vẫn chưa hiểu rõ ý nói của mình, Nhân Thu Thủy bèn quay sang nhìn Phàn Tương đặt câu hỏi:
- Xin hỏi phu nhân trái Ngọc Hương Lan có công dụng đặc biệt gì?
Phàn Tương ứng thanh đáp:
- Có công dụng làm cho người ta giử được nét trẻ đẹp mãi không già!
Nhân Thu Thủy lại mỉm cười hỏi:
- Loại linh dược đó bao lâu mới kết trái một lần?
Lưu Tử Úy ngẩm nghĩ giây lát rồi đáp:
- Nghe nói hai mươi năm mới nở hoa một lần, và hai lần nở hoa mới kết thành một trái!
Nhân Thu Thủy cất tiếng cười:
- Nếu vậy, xin hai vị thử nghĩ xem thầy trò Đông Hải Kiêu Bà đều thuộc phái nữ, mà đã là phái nữa thì ai không quý mến sắc đẹp của mình cho được? Bốn mươi năm về trước, Đông Hải Kiêu Bà đã được dùng một trái linh dược đó. Đến nay qua thời gian bốn mươi năm mới được một trái nữa, mà lại đem tặng hai vị thì chẳng lẽ bắt Hồng Y La Sát phải đợi bốn mươi năm sau nữa, tóc bạc da mồi rồi mới có cơ hội được dùng trái linh dược đó hay sao?
Nghe Nhân Thu Thủy giải thích, Lưu Tử Úy bỗng nhiên tĩnh ngộ, đưa mắt nhìn ái thế rồi cau mày nói:
- Theo lời Giả lão đệ nói thì dụng ý của Hồng Y La Sát định dùng thanh Thiên Lam Độc Kiếm đến sát hại vợ chồng chúng ta để xóa bỏ lời hứa của Đông Hải Kiêu Bà, và giữ lại trái Ngọc Hương Lan để ý tự dùng đó!
Nhân Thu Thủy gật đầu nói:
- Vậy theo ý tại hạ, nếu hiền phu phụ tự liệu đủ sức địch nổi Hồng Y La Sát thì có thể chờ đến giờ Ngọ ngày mai cùng thị giao đấu. Bằng không, thì nên tìm nơi ẩn cư kín đáo tạm lánh, chỉ cần đợi được đến đúng hẹn sang năm, lo gì Đông Hải Kiêu Bà chẳng phải y hẹn đưa tặng trái Ngọc Hương Lan đó cho hai vị?
Phàn Tương tỏ vẻ hậm hực nói:
- Vợ chồng tôi tuy không phải đối thủ với thanh Thiên Lam Độc Kiếm trong tay Hồng Y La Sát, nhưng thái độ lén lút lẩn tránh đó, vợ chồng tôi không muốn áp dụng!
Nói tới đây, Phàn Tương quay sang nhìn Lưu Tử Úy nói tiếp:
- Người ta đã khinh khi chúng ta như vậy, chẳng lẽ Thần Tiên Quyến Thuộc lại sợ hại Vực Ngoại Tam Hung hay sao? Chúng ta cũng chẳng cần trái Ngọc Hương Lan nữa mà làm gì, hãy chuẩn bị hai môn thần công lâu năm chưa dùng đến là Nhân Huân Thất Bảo và Lãnh Hương Vô Tướng Thần Châu để trưa mai đấu thử với thanh Thiên Lam Độc Kiếm do Hồng Y La Sát và Đông Hải Kiêu Bà luyện chế, xem oai lực tới mức nào mà đã làm cho võ lâm quần hào nghe danh phải táng đởm?
Nhân Thu Thủy cũng vỗ tay tán thưởng:
- Hai vị đã không sợ hung uy của Hồng Y La Sát, thì Nhân Thu Thủy này cũng vì cảm ơn tặng linh dược mà ngày mai sẽ ở lại đem chút tài mọn giúp đở hai vị một tay!
Vợ chồng Lưu Tử Úy đã nổi tiếng giang hồ lâu năm với mỹ hiệu Thần Tiên Quyến Thuộc, nên ngoài thuật dùng các loại hương mê, võ học chân thực của họ cũng rất cao. Do đó, khi Nhân Thu Thủy vừa tới, vợ chồng họ đã nhận biết nhân vật trẻ tuổi này không phải người thường, và có ý định kết thân, nay lại thấy chàng ta (lúc này Nhân Thu Thủy vẫn giả trai) không chút sợ hãi oai danh hung ác của thầy trò Đông Hải Kiêu Bà mà còn tự nguyện ra tay cứu trợ thì cả hai đều mừng rở vô cùng.
Kế đó, vợ chồng Lưu Tử Úy, dùng một luông vụa mỏng bọc cây Thùy Ty Thạch Nhĩ đựng trong chiếc túi gấm đưa tặng Thu Thủy. Ngạo Sương Tiên Tử còn tặng riêng nàng một đoá Tam Sắc Hương Hoa hái được từ trên tuyệt đỉnh Lư Sơn và mỉm cười nói:
- Đóa Tam Sắc Hương Hoa này tuy đã ngắt cuống nhưng cũng giử được hàng năm nữa không héo! Hoa chỉ có ba cánh nhưng chia ra làm ba màu khác nhau. Cánh màu hồng có công dụng trừ độc, cánh màu trắng có công dụng ích khí điều nguyên, còn cánh màu đen thì là một loại thánh dược có công dụng cầm máu và chữa lành vết thương cấp thời. Vợ chồng chúng tôi tìm khắc các danh sơn, chỉ được có hai đóa, một tại Nga My Sơn và một tại đỉnh Thiên Trì Lư Sơn. Nay xin kính tặng lão đệ một đóa để đền đáp chút ơn đức ra tay tương trợ!
Nhân Thu Thủy mấy phen từ tạ, nhưng sau cùng vì thịnh ý của vợ chồng Lưu Tử Úy buộc lòng nàng phải thu nhận.
Qua một đêm vô sự, đến khoảng giờ Thìn ngày hôm sau, vợ chồng Lưu Tử Úy ra bố trí ngoài cửa hang đá để đợi Hồng Y La Sát Cổ Phiêu Hương.
Bóng mặt trời vừa đúng Ngọ, từ trên đỉnh Thiên Phong bỗng nhiên có một bóng hồng vân từ từ sa xuống. Bóng hồng vân đó chính là tên nữ ma đầu Hồng Y La Sát. Nàng ta có một dung hạo xinh đẹp như hoa, mặc bộ quần áo màu hồng rực rở bó sát thân hình, vai mang thanh Thiên Lam Độc Kiếm đã làm khiếp vía bao nhân vật giang hồ.
Đến nơi, Hồng Y La Sát thấy mình đã có gửi thiếp báo trước, mà đối phương vẫn bình tĩnh đứng đợi như vậy cũng hơi giật mình kinh ngạc. Thêm vào đó, Lưu Tử Úy lại trang sức trông rất kỳ dị, mình mặc áo dài màu tía, lưng đeo hồ lô màu bạc, tay phải cầm cây phướng dài dáu thước, tay trái cầm một cây quạt, chân đi giày rơm.
Hồng Y La Sát đã biết Lục Dục Ôn Thần Lưu Tử Úy vốn nổi tiếng giang hồ nhờ thuật sử dụng thuốc mê Nhân Huân Thất Bảo, nay thấy lão ta ăn mặc quái dị như vậy thì đoán chắc mỗi vật trang sức đó đều phải có một diệu dụng mê hồn gì! Nhưng vì nàng ta tự thị có thần công cao siêu và đã chuẩn bị trước, nên không quan tâm lắm đối với cặp vợ chồng Thần Tiên Quến Thuộc, mà chỉ lư tâm đến vị thiếu niên thư sinh mặc áo trắng ngồi tịnh tọa bên cạnh Lưu Tử Úy với phong thái phiêu dật, khí vũ bất phàm chẳng khác một nhân vật nội gia cao thủ.
Do đó, khi Hồng Y La Sát vừa bước tới, nàng liền đưa mắt ngắm nghía Thu Thủy một hồi rồi mới lạnh lùng nhìn vợ chồng Lưu Tử Úy và lên tiếng nói:
- Lưu Tử Úy, vợ chồng nhà ngươi có biết Cổ Phiêu Hương bỗng nhiên đến Hoa Sơn với ý gì không?
Lưu Tử Úy từ từ đứng dậy lạnh lùng đáp:
- Chúng ta thừa hiểu độc ý của cô nương. Sở dĩ cô nương cậy có thanh Thiên Lam Độc Kiếm đến đây sinh hung là vị sợ sang năm chúng ta y hẹn ra Đông Hải nhận trái Ngọc Hương Lan mà sư phụ cô là Đông Hải Kiêu Bà đã hứa tặng cho chúng ta chứ gì?
Hồng Y La Sát không ngờ đối phương lại hiểu rõ được tâm sự của mình nên hơi lộ vẻ kinh ngạc. Tuy vậy, nàng ta vẫn giử nét mặt hòa nhã và tươi cười nói:
- Các người đã hiểu rõ như vậy thì càng hay, nhưng ý định của ta không muốn ra tay tàn nhẫn, mà chỉ muốn vợ chcồng nhà ngươi bỏ ý định đòi lấy trái Ngọc Hương Lan và ta cũng sẽ hứa tận lực giúp đỡ vợ chồng nhà ngươi tìm kiếm loại linh dược khác để đền đáp?
Nghe nói, Lưu Tử Úy khẽ mỉm cười nói:
- Cổ cô nương nói như vậy nghe rất có vẻ thông tình đạt lý, nhưng tại sao không đợi sau khi sư phụ cô nương đã tặng vợ chồng mổ trái Ngọc Hương Lan rồi sẽ nói chuyện trao đổi như ý cô nương vừa nói? Lúc đó không chừng vợ chồng tôi sẽ chuyển tặng cô nương mà không đòi hỏi gì. Còn bây giờ, cô nương đã phá hủy biển hiệu Bất Tiển Thần Tiên Tiểu Trúc trước cửa hang đá ẩn cư của Lưu mỗ, lại còn cậy có thanh Thiên Lam Độc Kiếm gửi thiếp hăm dọa. Nếu vì vậy, mà vợ chồng Lưu mỗ cúi đầu nhịn nhục, rồi câu chuyện đồn đại ra ngoài thì vợ chồng chúng tôi còn mặt mũi nào đi đứng trên chốn giang hồ nữa?

Truyện Hồi 01 Hồi 02 Hồi 03 Hồi 04 Hồi 05 Hồi 06 Hồi 07 áng hiện vẻ đau khổ, hình như câu chuyện ly kỳ do Bạch Nguyên Chương kể cũng đã làm xúc động mối thương tâm sâu kín của bà ta.
Bạch Nguyên Chương chép miệng than:
- Thân thế dĩ vãng của vị tiền bối đó, tuy lão hủ không biết rõ, nhưng trong thời gian một ngày lưu lại Động Bách Cầm, lão hủ cũng được biết ông ta đã tỏ ra chán ghét tình đời, nên mới không muốn nữa mà chỉ muốn làm bạn với chim muông thôi! Bằng không, nếu ông ta chịu xuất sơn, chủ trì chính nghĩa giang hồ thì lũ ác ma hiện thời đâu còn chỗ dung thân sóng sót!
Tới đây, Bạch Nguyên Chương thở dài lộ vẻ than tiếc vô cùng, rồi bỗng lộ vẻ tươi cười nói tiếp:
- Nhưng lúc bấy giờ ông ta có hứa với lão hủ rằng, ngày sau nếu có việc gì cần, tuy ông trong không tự xuất sơn được, nhưng có thể sai bầy linh cầm xuất sơn trợ lực, vậy để sắp tới ngày đại hội Hoàng Sơn, lão hủ sẽ tìm đến Mãng Thương Sơn một lần nữa, thỉnh cầu ông ta cho một vài linh cầm xuất sơn tương trợ Hùng huynh trả mối oán cũ tại Dã Nhân Sơn!
Từ lúc câu chuyện bắt đầu, Cô Vân Đạo Trưởng vẫn lắng tai chú ý nghe, tới lúc này, ông ta mới thình lình mỉm cười lên tiếng:
- Bạch huynh được vị tiền bối dị nhân đó giữ một ngày tại Mãng Thương Sơn, thực là một điều kỳ ngộ hiếm có, chẳng lẽ Bạch huynh chỉ cùng ông ta nói chuyện suông mà ngoài ra không thỉnh giáo được điều gì khác nữa ư?
Lúc đó ánh trăng sáng vằng vặc soi xuống Lãnh Nguyệt Bình, cỏ cây vách đá chung quanh đều biến thành một giải lụa bạc chỉ thấy “Nhân Tâm Quốc Thủ” Trại Hoa Đà với dáng dấp thanh nhã, đứng oai nghi dưới gốc cổ thụ già, lộ vẻ thanh khiết cao nhã khẽ mỉm cười sang sảng đáp:
- Lão hủ cũng biết sự kỳ ngộ đó quả là hiếm có, chỉ cần được vị tiền bối dị nhân ấy chỉ điểm một vài điều, lão hủ cũng được ích lợi vô cùng. Nhưng lão hủ lại không muốn nhân dịp đó mà yêu cầu điều gì, cho nên, sau một ngày đàm luận, lúc từ biệt xuất sơn, lão hủ chỉ được thưởng thức bầy linh điểu đưa tiễn bay lượn đầy trời, tiếng hót trong trẻo, ríu rít thanh tao như một điệu nhạc từ nơi cung Quảng!
Phó Thiên Lân thở dài thầm nhủ:
- Người đời truyền tụng “Nhân Tâm Quốc Thủ” Trại Hoa Đà là một vị quân tử lỗi lạc, đến nay xem ra quả thực ông ta có tư cách khác với người thường, nếu tất cả người đời đều được như ông ta thì xã hội sẽ không còn điều gì phiền não nữa!
Nghĩ tới đây, bỗng nhiên lại nhớ tới Thu Thuỷ đang đợi chàng tại Ngũ Lão Phong để tìm kiếm “Thùy Ti Thạch Nhỉ” không biết có gặp điều gì bất trắc hay không? Hiện giờ, quần hào đều tụ tập tại Lãnh Nguyệt Bình, mình cũng nên đi tìm nàng về gấp, để cùng nhau yêu cầu các vị tiền bối kỳ hiệp này chỉ giáo thêm về kiến thức và võ công, chắc là được ích lợi rất nhiều.
Chủ ý đã định, chàng liền nhìn các vị kỳ hiệp đương thời vòng tay thi lễ nói:
- Kính thưa chư vị tiền bối, hiện nay sư muội vãn bối là Thu Thuỷ đang chờ đợi vãn bối tại Lư Sơn, chắc nàng nóng lòng lắm, vậy vãn bối xin tạm từ biệt chư vị, đến Lư Sơn tìm nàng về, để cùng yêu cầu chư vị lão tiền bối chỉ giáo thêm về võ công và kiến thức giang hồ.
Mọi người có mặt đều hiểu rõ tâm ý của chàng đối với Thu Thuỷ, họ đồng vui vẻ mỉm cười gật đầu. Phó Thiên Lân liền bái biệt quần hào, nhắm Lư Sơn cất bước.
Nhưng khi đến Lư Sơn, chàng tìm khắp các ngọn núi, không thấy bóng dáng Thu Thuỷ đâu!
Sau cùng, chàng mới phát hiện được dấu vết Thu Thủy lưu tay tại vách đá gần nơi Tuệ Giác Thần Ni và Bạch Y Đà Ông đấu kiếm tại đỉnh Lăng Vân, lúc đó chàng mới hay nàng đã đi Hoa Sơn và dặn chàng trở về Lãnh Nguyệt Bình chờ đợi.
Phó Thiên Lân, nguyên vì thương nhớ Thu Thuỷ nên chàng lặn lội đi tìm, nay được biết tung tích của nàng, thì chàng đâu chịu nghe lời mà trở về Cửu Hoa Sơn. Do đó, chàng cũng lập tức nhắm hướng Thiểm Tây tiến phát. Nào ngờ, trong chuyến đi này của chàng lại gặp biết bao phong ba bão táp, nguy hiểm vô cùng.
Trong lúc đi đường gấp rút, lại ỷ có công lực cao siêu, nên Phó Thiên Lân không quản ngại non cao, rừng rậm, chỉ nhận đúng phương hướng, và tìm theo những đường tắt để đi cho nhanh. Do đó, dọc đường chàng thường gặp một vài con dị thú xuất hiện lảng vảng đi theo, và hình như những dị thú này cũng không có ý hại chàng. Thậm chí, có lúc chúng vô tình cùng chàng chạm trán, nhưng chúng vội quay đầu chạy trốn ngay!
Vì mải lo nghĩ đến Thu Thuỷ, nên đối với những sự gặp gỡ kỳ lạ đó, Thiên Lân vẫn không chút nào để ý nghi ngờ, và khi chàng vừa bước chân vào dãy núi Võ Đang, thuộc vùng Thiểm Tây thì họa sự xảy ra.
Vì dãy núi chàng vừa đến không có đường đi quang đãng, mà cần phải vượt qua một khu rừng rậm khá rộng.
Khi Phó Thiên Lân vừa sắp sửa bước chân vào khu rừng rậm, đã nghe văng vẳng phía trước có tiếng nhạc du dương và bỗng tiếng trống “Tung... Tung... Tung”!
Đối với tiếng nhạc du dương, chàng không lưu tâm lắm, nhưng với ba tiếng trống thì chàng hơi giật mình kinh hãi, vì nghe phảng phất như tiếng trống đồng!
Lúc Phó Thiên Lân bị giữ lại Thúy Vi Đảo, có được theo Hồng Y La Sát cưỡi thuyền ra biển xem nàng ta dùng Thiên Lam Độc Kiếm hội đấu với Đồng Cổ, Tiêu, Tranh, và đã được nghe tiếng trống đồng của “Song Cổ Truy Hồn” Mạnh Vũ nên đêm nay chàng vừa thoảng nghe tiếng trống tương tự đã có vẻ hơi ngại ngùng mà dừng chân nghe ngóng, không dám tiến bước nữa.
Vừa đứng lại, chàng liền nhớ ngay tới ân sư La Phù Lão Nhân, năm xưa đã nổi tiếng thiên hạ, và lòng thầm nhủ:
Nay mình cũng mang kiếm thuật sư môn, hành hiệp giang hồ, chẳng lẽ lại rụt rè, sợ hãi không dám tiến tới hay sao? Hơn nữa mình lại vừa luyện xong phần biến hoá tinh vi của pho “Lục Lục Thiên Cương Kiếm Pháp” thì dù cho có tên tiểu ma “Song Cổ Truy Hồn” Mạnh Vũ, hay môn đệ phái Đồng Cổ Miêu Cương đang đợi phía trước, cũng không thể nao núng chùn bước được!
Phó Thiên Lân đứng suy nghĩ, nhớ lại sự nghiệp lẫy lừng của sư phụ rồi bỗng nhiên xúc động hào khí, xếch ngược cặp mày kiếm, đưa tay rút thanh “Thiết Kiếm Chu Ngân”, khẽ lắc thân hình xông vào khu rừng rậm mà chàng biết chắc rằng trong đó đầy những sự nguy hiểm đang chờ đợi chàng!
Khi Phó Thiên Lân vừa đặt chân vào tới ven rừng thì bỗng nhiên tiếng nhạc và tiếng trống im bặt làm cho chàng bất giác tự cười thầm mình có tính đa nghi, liền gia tăng tốc độ bước tới!
Nhưng đến khi vào sâu được chừng hơn mười trượng thì bỗng nhiên tiếng trống tiếng nhạc lại nổi dậy. Tiếng nhạc nghe văng vẳng ngay phía trước mặt, còn tiếng trống thì phát xuất tư nơi xa xa bốn phía chung quanh, hình như có vô số người nấp trong bóng tối khua gõ. Cả hai loại nhạc, trống hoà thành một âm điệu rất quái dị, bi thương giống như điệu nhạc đám tang đưa người chết xuống mộ!
Phó Thiên Lân biết điều chàng dự đoán không sai, quả nhiên phía trước có nhiều người đang núp trong bóng tối để tìm cách hăm doạ, ám toán. Nhưng chàng vẫn cho rằng bất quá họ chỉ là loại người như “Song Cổ Truy Hồn” Mạnh Vũ, hay “Vô Mục Tiên Cơ” Phùng Tiểu Thanh mà thôi. Và chàng cũng tự biết từ khi theo “Hoang Sơn Độn Khách” Cát Ngu Nhân, bôn ba nghìn dặm đến nay, võ công của chàng đã tiến bộ rất mau, thêm nữa lại vừa luyện thành sư môn tuyệt học, nên chẳng những chàng không chút khiếp hãi, mà còn hăng hái vô cùng, hùng tâm vạn trượng, khí phát đan điền, ngửa cổ rú lên một tiếng ngân dài bổng lên, coi những tiếng trống “Tung Tung” dồn dập chung quanh và điệu nhạc bi thiết ai thương trước mặt như không có mà vẫn thi triển khinh công, xuyên rừng đi ra!
Điệu nhạc và tiếng trống chung quanh, hình như cũng di chuyển theo bước chân của Phó Thiên Lân và khi chàng vẫn còn cách rừng độ năm sáu trượng, thì bỗng nhiên bốn bề đều im phăng phắc.
Phó Thiên Lân vẫn ung dung không thèm chú ý đến mọi biến chuyển chung quanh, chàng chỉ khẽ rùng vai gia tăng công lực sử dụng tư thế “Thanh Đinh Tam Điểm Thuỷ” thân hình vọt lên đáp xuống ba lượt là đã ra khỏi cách rừng rậm.
Nhưng, bỗng nhiên...
Từ trên không, vang lên một tiếng “Tung” như tiếng sét nổ, Phó Thiên Lân vội hoành kiếm ngang ngực, tĩnh khí ngưng thần ngửng đầu nhìn lên và thấy phía trước mặt, một vách đá thẳng đứng như đẽo, vào lối bảy, tám trượng trên đỉnh, có một con vượn già rất to lớn, mỗi tay cầm một chiếc trống đồng đập vào nhau, và chàng nhớ mang máng hình như dọc đường đã có gặp con vượn già này.
Riêng cặp trống đồng thì thoạt trông thấy, chàng đã nhận ra ngay, vì cặp trống này y hệt cặp trống đồng của Mạnh Vũ mà chàng đã thấy ở ngoài Đông Hải.
Khi đã nhận rõ lai lịch con vượn già đứng trên đỉnh vách đá. Phó Thiên Lân liền ngang nhiên đứng trước cửa rừng lớn tiếng nói:
- Người nào là môn hạ của Miêu Cương lão quái Đồng Cổ Thiên Tôn, xin mời ra nói chuyện.
Tuy chàng tỏ vẻ ngang nhiên khiêu chiến, nhưng vì biết rõ loại ngải độc Miêu Cương rất lợi hại, nên chàng đã ngấm ngầm lấy hai viên thuốc trị độc giải chướng của Bạch Nguyên Chương tặng nhét vào hai lỗ mũi để đề phòng trước.
Con vượn gìa đứng trên đỉnh vách đá, thấy Thiên Lân vừa nói dứt lời, nó liền há chiếc mồm rộng, đỏ như chậu máu, rồi giơ tay đập liên hồi vào mặt trống, lập tức bốn phía chung quanh đều có tiếng vọng đáp lại, cả phía trong rừng sâu cũng vang ra những tiếng “Tung, Tung” nghe rất ghê rợn.
Phó Thiên Lân biết đã sa vào ổ mai phục của đối phương, chàng vừa cất tiếng cười nhạt, định lên tiếng thì bỗng nhiên từ trên đỉnh vách đá lại vang lên một điệu nhạc thê lương, làm cho người nghe có cảm giác rất buồn bực khó chịu!
Theo với điệu nhạc, từ từ xuất hiện hình bóng bảy đạo nhân mù, mặc áo bào vàng, trong tay một người đều cầm một món nhạc khí như Tiêu, Sênh, Cầm, Địch...
Bảy tên đạo nhân áo vàng này, Thiên Lân đã từng được gặp khi chàng vào Đan Tâm Bích trong núi Mãng Thương Sơn yết kiến Đan Tâm Kiếm Khách trở về. Lần ấy, nếu không nhờ được Cát Ngu Nhân giúp sức, thì chàng đã bị hãm hại bởi nhóm “Hoàng Y Thất Sát” môn hạ của Nam Hoang Hạt Đạo này rồi.
Cho nên khi nhóm “Hoàng Y Thất Sát” vừa xuất hiện Phó Thiên Lân đã nhận rõ khí thế của mình cô đơn quá, nhưng chàng vẫn ngang nhiên hỏi:
- Người của phái Nam Hoang Vô Mục và thú của phái Miêu Cương Đồng Cổ muốn mưu tính gì đối với Phó mỗ, thì xin mời xuống đây quyết chiến một phen hơn thua việc gì ma phải bày trò khoa trương như vậy?
Bọn “Hoàng Y Thất Sát” tuy nghe rõ chàng nói, nhưng họ không thèm trả lời, chỉ ra dấu cùng nhau xuy tấn một điệu nhạc khác nữa, và nhạc điệu của chúng lần này đã thay đổi, không còn bi thương ai oán, mà đã đổi sang điệu hoà nhã tươi vui như nghênh đón khách lạ.
Thấy vậy, Thiên Lân thầm nghĩ, rất có thể đêm nay chàng sẽ gặp đại địch, nhưng đã trót sa vào vòng vây đành phải liều trấn định tâm thần, ôm kiếm đứng chờ xem động tĩnh của đối phương.
Quả nhiên, sau độ một tuần trà, tiếng nhạc đón khách của bọn “Hoàng Y Thất Sát” vừa dứt thì trên đỉnh chóp núi phía tả đã xuất hiện mười sáu chiếc lồng đèn màu đỏ, đang di động chập chờn và nhanh như điện chớp, hướng về phía đỉnh vách đá chỗ bọn “Hoàng Y Thất Sát” và con vượn già đang đứng.
Nhờ đẹp trời và ánh trăng sáng vằng vặc như ban ngày nên khi mười sáu cây đèn đỏ chưa tới, Phó Thiên Lân đã nhận ra hai toán bốn con thú cả toán người và toán thú đều khiêng một chiếc sập gỗ.
Bốn người và bốn con thú khiêng sập đều nhanh nhẹn vô cùng, chỉ thoáng mắt đã tới chỗ bọn “Hoàng Y Thất Sát” đang đứng.
Nhờ ánh trăng sáng tỏ và vách đá chỉ cao có bảy tám trượng, nên Phó Thiên Lân nhìn thấy rất rõ. Bốn người khiêng chiếc sập bên hữu là bốn mỹ nữ trẻ tuổi, nhưng cặp mắt đều mù, người ngồi trên sập là một đạo nhân áo bào tía, tuổi độ trên dưới năm mươi, hình dáng gầy gò, râu tóc đen nhánh, phía trước mặt đặt ngang một cây Bích Ngọc Như Ý, cặp mắt đạo nhân cũng nhắm nghiền như bọn Hoàng Y Thất Sát và bốn thiếu nữ khiêng sập.
Bốn dị thú khiêng chiếc sập bên tả là bốn con khỉ đột tóc vàng, con nào con nấy hung mãnh vô cùng! Người ngồi trên sập là một lão già râu dài, miệng rộng, mũi sư tử, mình mặc áo vào thêu rồng màu vàng, đầu đội mũ miện, trong như một vị vương giả rất kỳ dị.
Sau khi nhìn rõ tướng mạo và cách ăn mặc của hai người mới tới, Thiên Lân liền cảm thấy lo lắng hồi hộp vô chừng, vì căn cứ vào giang hồ truyền thuyết, thì không nói cũng rõ, đạo nhân mù mặc áo bào tím bên phải chắc chắn là “Nam Hoang Hạt Đạo” một trong số Vực Ngoại Tam Hung giáo chủ của phái Nam Hoang Vô Mục.
Còn người ăn mặc theo kiểu vương giả kỳ dị phía bên tả, tất nhiên phải là “Dã Nhân Sơn Chúa Đồng Cổ Thiên Tôn” Lôi Chấn Vũ, con người đã nổi danh có tài sai khiến bách thú, giỏi về ngải độc và nghe nói võ công cũng rất kỳ dị khó lường cao thấp!
Phó Thiên Lân tự nghĩ, riêng đối với con vượn già cầm hai chiếc trống đồng và bọn Hoàng Y Thất Sát cũng đã thất thế, lực đôi bên quá xa cách, và nguy cơ trùng trùng rồi.
Nay lại thêm hai tên ma đầu cái thế, mà nhân vật võ lâm nghe đến tên chúng đều phải lác mắt, cau mày, thì đêm nay quả thực chàng đã hết hy vọng sống sót.
Con người ta đến lúc tuyệt vọng, thì trở thành bình tĩnh không chút sợ hãi. Cho nên lúc này, Phó Thiên Lân nhận xét cục thế và thầm nghĩ:
Ân sư La Phù Lão Nhân thì đã chết sớm, “Đan Tâm Kiếm Khách” Như Thiên Hân ở xa tận Cao Lê Cống Sơn, “Hoàng Sơn Độn Khách” Cát Ngu Nhân thì bận bế quan luyện công tại Thanh Lương Đài trên Hoàng Sơn, nhóm Bình Tung Nhũ Hữu và Tuệ Giác Thần Ni thì đều tựu tập tại Lãnh Nguyệt Bình trên Cửu Hoa Sơn, tuyệt đối không có mặt một vị nào tại đây trong lúc này được. Mà dù có phép màu đưa một vài người tới đây chăng nữa, cũng không sao địch nổi hai tên ma đầu cái thế và bọn môn đồ, ác thú của chúng, ngoại trừ vị “Đan Tâm Kiếm Khách” oai chấn đương thời thì không kể!
Khi đã thấy không còn có cơ hội đánh thoát, Phó Thiên Lân lại trở nên bình tĩnh ngạo nghễ, không chút ưu phiền lo sợ, và thầm tự quyết định nếu đến lúc cần thà hoành kiếm tự vẫn chứ không chịu khuất phục dưới tay lũ ma đầu này!
Chủ ý đã định, chàng bèn ngửng đầu nhìn Nam Hoang Hạt Đạo và Đồng Cổ Thiên Tôn rồi cất tiếng khẳng khái:
- Hai vị đây có phải là Nam Hoang Vô Mục giáo chủ và Dã Nhân Sơn Chúa Đồng Cổ Thiên Tôn chăng? Tại sao hai vị lại vô cớ ngăn cản đường đi của Phó mỗ? Hay là hai vị có điều gì muốn chỉ giáo thì xin cho biết?
Lúc mới tới, Đồng Cổ Thiên Tôn đã tỏ vẻ đắc ý cho rằng, với con vượn già và bốn con khỉ đột tóc vàng, thêm vào đó, oai danh của lão với Nam Hoang Hạt Đạo thì thế nào cũng làm cho gã tiểu bối mới xuất đạo giang hồ như Phó Thiên Lân phải sợ hãi mà ngất xỉu.
Nhưng lão không ngờ, đối phương lại không chút sợ hãi, chỉ hơi trầm tư một lát rồi ngang nhiên đối đáp, thì lão hết sức ngạc nhiên, chớp chớp cặp mắt cú vọ nhìn Thiên Lân từ đầu đến chân một hồi thật lâu.
Riêng Nam Hoang Hạt Đạo, sau khi nghe Thiên Lân nói xong, lão lạnh lùng cất tiếng:
- Phó Thiên Lân nhà ngươi tuy có can đảm thật, nhưng nói năng lỗ mãng không biết trời cao đất thấp gì cả, với chút tài nghệ non nớt của nhà ngươi đâu xứng đáng để ta hoặc Lôi Thiên Tôn đây ra tay giáo huấn!
Nghe nói, Phó Thiên Lân phóng cặp mắt lộ thần quang như điện, ngửng đầu nhìn Nam Hoang Hạt Đạo rồi ngạo nghễ đáp:
- Nam Hoang giáo chủ, ngươi chớ nên quá cậy mình mà coi rẻ nhân vật võ lâm thiên hạ như vậy. Phó Thiên Lân tuy thụ nghệ sư môn chưa được bao lâu, nhưng tiên sư La Phù Lão Nhân vốn là một vị hào kiệt tinh trung tuyệt nghệ giang hồ danh vang tám cõi, và Phó mỗ đây có quá ngu độn chưa được lãnh hội chân truyền, nhưng với bầu nhiệt huyết và tấm lòng nghĩa khí, Phó mỗ của dám ra tay lãnh giáo với bất cứ một tên hung tà nào.
Tới đây, chàng ngừng lời giây lát, quét cặp mắt nhìn năm con dị thú và mười ba người đứng trên đỉnh vách đá một lượt rồi lại ngang nhiên lớn tiếng hỏi:
- Câu hỏi vừa rồi của Phó mỗ, sao không thấy các người trả lời? Vậy ý của các người muốn gì? Muốn thanh “Thiết Kiếm Chu Ngân” ư?
Quần hùng đứng trên vách đá, ngoài năm con dị thú ra, tên nào tên nấy đều phải thầm cảm phục về oai phong hào khí của Phó Thiên Lân, tuy nhiên Nam Hoang Hạt Đạo vẫn cố giữ nét mặt lầm lì khẽ nhướng mày lạnh lùng nói:
- Phó Thiên Lân, mi chỉ cần nộp thanh “Thiết Kiếm Chu Ngân” cho ta, là được tự do thoát thân, chúng ta quyết không thèm động đến một sợi lông chân của mi!
Nghe nói, Phó Thiên Lân cúi nhình thanh Thiết Kiếm một cái, rồi ngửa cổ lên trời cất tiếng cười khăng khắc...
Nam Hoang Hạt Đạo ngạc nhiên hỏi:
- Mi cười cái gì vậy?
Phó Thiên Lân trừng cặp mắt sáng long lanh ngửng đầu đáp:
- Thanh Thiết Kiếm này vốn luyện bằng thứ thép thường, có quý chăng, chỉ là giọt bích huyết gần nơi chuôi kiếm mà thôi! Nhớ lại năm xưa, Ngô Tam Quế dẫn giặc vào nhà, làm cho giang sơn xã tắc nghiêng ngửa! Lúc đó, có một vị trung thần không chịu bó tay hàng giặc, đã lãnh đạo một số anh hùng chí sĩ, mấy phen nổi dậy chống ngoại xâm, bảo vệ con cháu giống giòng Hán tộc, lưu lại một đoạn lịch sử quang vinh. Nhưng sau cùng, vì sức người có hạn, vị trung thần đó đã khảng khái tuẫn tiết da ngựa bọc thây, và để lại một giọt bích huyết trên thanh thiết kiếm này. Đến nay thanh kiếm ở trong tay Phó mỗ, tuy biết rõ là tài nghệ non kém, quả bất địch chúng, nhưng Phó mỗ nhất định không chịu để kiếm lạc vào tay bọn hung tà các người một cách dễ dàng, để làm nhơ bẩn tiết tháo tinh trung của bậc tiền nhân chủ của thanh kiếm. Nếu các ngươi muốn đoạt thanh Thiết Kiếm này thì cần phải chặt chiếc đầu của Phó mỗ đã, bằng không thì quyết không khi nào các ngươi được toại nguyện.
Nam Hoang Hạt Đạo nghe Thiên Lân nói thì cau mày hơi lộ vẻ giận dữ:
- Phó Thiên Lân, mi chớ nên khinh cuồng mà chết nát thây! Thử hỏi, cái đầu của mi cứng đến mức nào? Đối với mi, ta chỉ sai một người, hoặc một thú ra tay cũng đủ cho mi tan xương nát thịt, vỡ đầu bể óc...
Thần sắc Phó Thiên Lân lúc này lại càng trở nên bình tĩnh ung dung, chàng khẽ mỉm cười ngắt lời:
- Chỉ cần bọn ngươi đừng cậy lớn nạt bé, cậy nhiều hiếp ít, thì bất luận là người hay là thú, Phó Thiên Lân này cũng sẵn sàng hậu giáo. Bằng không, Phó mỗ sẽ huỷ kiếm trước rồi tự vẫn sau.
Câu nói “Huỷ kiếm, tự vẫn” của chàng đã làm cho Nam Hoang Hạt Đạo phải cau mày kinh ngạc. Và Đồng Cổ Thiên Tôn cũng bị thái độ ngang nhiên bất khuất của chàng làm cho tức giận, mắt gờm gờm nhìn xuống, miệng khẽ “Hừ” một tiếng, tức thời con vượn già đứng bên cạnh lão quái bỗng đập mạnh hai chiếc trống đồng vào nhau vang lên một tiếng như sấm động rồi lao thẳng xuống đầu Phó Thiên Lân nhanh như một ánh sao xẹt.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: vietkiem.com
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Càn Khôn Song Tuyệt Cô Gái Áo Vàng Cô Gái Tuyết Sơn Đoạt Hồn Kỳ Luân Hồi Cung Chủ Trường Hận Động Đình Hồ