Akuta Ryunosuke là một trong những tác gia Nhật Bản hiện đại có tác phẩm được dịch sớm nhất (1930) bên ngoài sứ PhùTang. Sự thành công của bộ phim “Rashomon” và “Yobu no naka“ (Trong rừng trúc) của ông, khiến công chúng càng thêm yêu nhà văn tài hoa đoản mệnh này (ông tự sát năm 1927). Truyện ngắn của ông đã được giới thiệu nhiều ở Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên truyện “ Kage” (“Ảnh”, nay tạm dịch là “Cái bóng”, 1920) của ông được dịch ra tiếng Việt. Akutagawa dẫn truyện như phim, thuật chuyện vời thủ pháp đồng hiện, rồi khép lại cùng ánh đèn bật sáng của rạp chiếu bóng. Nói như Jame O’Brien, truyện có tính chất tựa như kịch bản phim (scenario like quality). Thế nhưng được viết vào những năm 1920, khi điện ảnh thế giới mới ở giai đoạn phôi thai, “Cái bóng” cho thấy Akutagawa đã sáng tạo một thế giới điện ảnh tân kỳ trên trang viết, phô diễn bút pháp của một bậc thầy tryện ngắn, của một nhà viết truyện phim tài năng đi trước thời đại của mình. “Cái bóng” nói về cái ghen, một trong những đề tài muôn thởu của con nguời. Truyện như tiếp nối và triển khai hình ảnh của phu nhân Rokujo trong Genji Monogatari (Nguyên Thị Vật Ngữ), người đã vô thức xuất hồn, để cho ikisudama (sinh linh, hay sinh si mị) của mình ám ảnh tình địch Aoi đến chết. Truyện cũng liên tưởng đến cái ghen khốc liệt trong “Hoa anh đào kép”. Hẳn nhiên, với độc giả Việt Nam, nói đến cái ghen và cái bóng, mấy ai quên được “Chuyện người con gái Nam Xương” trong truyền kỳ mạn lục: truyện của Akutagawa ít nhiều có thể góp thêm một cái nhìn, một cách đọc mới cho câu truyện thương tâm của dân tộc.