Sau khi chiếm trọn miền Nam Việt Nam, ngày 30-4-1975, nhiều chiếc loa phóng thanh được đặt ở nhiều địa điểm suốt ngày loan: " Không được động tới cây kim sợi chỉ của dân". Những binh sĩ, quân cán chính của chế độ cũ học tập ba ngày tại nơi cư trú và sau đó được cấp giấy tờ để trở về cuộc sống dân sự lo làm ăn. Lòng Nhẫn hoang mang, nhưng cũng mong mau tới ngày chồng chị cũng học tập như mọi người rồi sau đó yên tâm kiếm chỗ định cư lập nghiệp, lo cho ba đứa con.Lệnh của Ủy Ban Quân Quản thành phố Saigon thông cáo: những Sĩ Quan của chế độ cũ phải trình diện, mang theo tiền bạc lương thực cho mười ngày học tập. Một nỗi nghi ngờ lóe lên trong đầu, nhiều lúc muốn hỏi ý chồng có tin được không? Rồi lại ngần ngại, kẻ biết trước giờ chết đau khổ hơn cái chết đến với họ thật bất ngờ. Chị chỉ đưa ý kiến sẽ đem con về sống với ngoại ở Ninh Hòa. Chồng chị trả lời: " Anh không tính được gì cả cho đến lúc anh ở tù về".Gom góp hết số tiền còn lại của chị đưa cho chồng. Một túi xách nhỏ, một chiếc mền mỏng, vài bộ đồ, khăn mặt bàn chải đánh răng, một cục xà phòng. Đó là hành trang với lời căn dặn: " Áo quần dơ anh đừng giặt, chừng mười ngày về, em giặt cho".Vợ chồng chị chia tay không nói với nhau một lời. Anh cầm tay chị bóp mạnh. Anh xoa đầu các con dặn: " Ở nhà nghe lời má!". Một nỗi cảm xúc nghèn nghẹn chận ngay cuống họng, không ai nói được lời gì.Mười ngày dài chị đếm từng giây phút trong nỗi lo âu với sự nghi ngờ, từng đêm khắc khoải. Chị mong đợi mười ngày định mệnh qua nhanh để biết hậu quả thế nào. Ngày thứ mười chị bồng con đứng đợi, suốt ngày không thiết tha đến bữa ăn, cứ ngóng mắt trông từng chiếc xe trờ tới, chị cứ nghĩ là chồng chị về. Đợi mãi đến cuối ngày, mười một rồi mười hai giờ. Tiếng chuông đồng hồ báo hiệu qua ngày mới, Chị tức giận òa khóc, khóc tức tưởi. " Biết ngày nào gặp nhau, mình sẽ sống như người đàn bà góa bụa ở tuổi hai mươi lăm nầy sao?" Giờ đây đứa con ôm mẹ bú là giây phút hạnh phúc nhất còn lại, giúp chị vơi bớt nỗi cô đơn trong đêm dài thanh vắng.Phiền muộn vất vả, cho con bú không có món ăn dinh dưỡng, chỉ vài tháng sau, Nhẫn đã thành người đàn bà ốm gầy khô đét. Hai bàn tay bị xà phòng ăn rướm máu, mà ngày nào cũng phải giặt hai thau đồ dày của đàn ông lẫn đàn bà, nước mắt hòa với máu đổ ra trên những đống quần áo dơ. Chị cúi mặt cam chịu sống nơi đây để đợi chờ tin tức, chị mong cánh thư chồng gởi về từ trại giam nào đó, để biết rồi an tâm ra đi.Ôi! Thật là họa vô đơn chí! Thằng con lớn năm tuổi lại bị bệnh, nó ngủ liên miên suốt ba hôm rồi không dậy được, đầu lúc nào cũng hâm hấp nóng. Cho nó ăn cháo, nó không muốn ăn.Để con ngủCon phải ngồi dậy ăn rồi ngủ. Ngủ đói chết sao?Nó không ngồi dậy được. Công việc nhà không ai phụ giúp. Chị lo bữa trưa cha chồng đi làm về, em chồng đi học về mà cơm chưa nấu. Thế là đành bỏ con nằm một mình. Buổi chiều nó lên cơn sốt. Không có tiền đưa con đi Bác Sĩ, chị bèn thưa với mẹ chồng:- Má có thuốc nhét đít cho trẻ con không? Cho con một viên, thằng nhỏ nóng quá!Mẹ chồng chị chuyển lời hỏi ý chồng. Ông ngần ngừ đắn đo mấy phút, xoay lưng, cố lờ như không nghe, rồi quay qua nói với vợ:- Có! Nhưng để giành cho con con Trúc!Nhẫn nghe lọt lời ông nói nên mạnh dạn lên tiếng:- Ba ơi! Cho con xin một viên thuốc giảm nóng cho thằng nhỏ, nó bệnh đã ba hôm rồi. Cháu ngoại Ba đang khỏe mạnh ăn chơi, biết đợi đến lúc nào cho nó bệnh mà dùng?Mẹ chồng nói:- Ông đưa cho nó đi!Suốt đêm, chốc chốc chị đưa tay lên sờ trán con, mắt Nhẫn lờ mờ như có màng sương mỏng, hình ảnh cha già với lời căn dặn:- Con à! Lúc ông nội con còn sanh tiền có căn dặn con cháu mai sau lập nghiệp thì đi vô theo hướng Nam.- Sao vậy Ba? Lời Nhẫn hỏi cha.Từ đây đi ra là miền Trung, ra nữa là miền Bắc, đất đai cằn cỗi, mưa lụt mỗi năm, dân chúng khó làm ăn, lại thêm chiến tranh liên tục, tâm tình con người dần dần biến đổi theo sự khó khăn trong cuộc sống, cách sống của họ không rộng rãi, lúc nào cũng phải thắt lưng buột bụng, có cái gì cũng cho vào ruột tượng cột chặt vào lưng.Chị ôm chặt con vào lòng, nước mắt chảy dài. Chị tự trách mình đã không nghe lời cha căn dặn. Đưa tay sờ trán con, chị cảm nhận nhiệt độ có phần giảm dần. Ngày hôm sau em gái chị từ Ninh Hòa vào thăm:- Má nằm mơ, đêm nào cũng thấy chị liên tục suốt mấy đêm liền, Bà sốt ruột bảo em nghĩ bán hàng vô Sài Gòn xem chị ra sao!- Cháu bệnh nặng nên chưa đưa con về thăm má được.Trước khi về quê em chị để lại tiền, chị mang con đi chữa bệnh. Đứa bé thuyên giảm dần sau khi chị đem nó đến Bác Sĩ Mẫn, phòng mạch trên đường Nguyễn Tri Phương. Ôi sung sướng nào bằng khi thấy con ăn nói đùa giỡn.Chị khe khẽ bảo nhỏ với con: " Ráng ăn cháo cho khỏe rồi má dẫn về ngoại ăn me!"Tiếng ầm ĩ quát tháo dưới nhà cắt đứt niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của mấy mẹ con. Nhẫn vội rời con đứng lên, đầu đập mạnh vào trần nhà cái bốp. Mắt té đôm đốm, đầu óc quay cuồng, vài phút mới định thần được. Mẹ con chị đang ở trên gác xếp chiều cao chỉ bằng người ngồi, vì lật đật chị quên bẵng đi. Vừa đặt chân xuống thang gác, chị nghe tiếng ông cha chưởi:- Đồ thứ đàn bà hư, không nấu nổi bình nước sôi!Có lẽ trước đó ông nói nhiều nữa nhưng chị không nghe được, đầu chị còn lùng bùng t!!!13206_2.htm!!!
Đã xem 5257 lần.
http://eTruyen.com