ớm hôm sau, khi lão Hồng vào thư phòng thì thấy Địch công đang cho rùa ăn. Khứu giác loài rùa rất nhạy - Địch công nhận xét - Ta không ngửi được mùi rau diếp, nhưng hãy nhìn xem nó trổ tài - Ông đặt vài lá rau trên tay ghế: con rùa vừa leo qua chồng sách đặt trên bàn, nó ngẩng đầu đánh hơi và tiến về phía để rau. Ông để rau trước đầu nó, một lúc nó ăn hết. Địch công lại cho nó trở về hòn non bộ. Quay lại chỗ ngồi, ông cười nói: Thế nào, tối qua ra sao, lão Hồng? Lão Hồng kể lại việc chuyện trò với Thịnh Ba, rồi kết luận: Gã ấy đã biết Đồng Mai không chết một cách bình thường. Và có nghe nói là số tiền cá cược rất lớn. Hắn còn nêu ý kiến là có thế ông Biện, vì vốn cạn, đã thu xếp cho thuyền ông ta thua cuộc để kiếm lời. Địch công nhướn mày. Thịnh Ba nói thế à? - Ông vân vê bộ râu - Một cách nhìn mới về ông Biện! Ta có cảm giác dân chúng coi ông ta là một người dư dật, ta cũng tin là không ai nghi ngờ sự ngay thẳng ở ông ta. Trông rất đứng đắn với bộ mặt hơi xanh xao và bộ râu đen bóng. Tuy vậy, ông ấy cứ nhấn mạnh đến cái chết của Đồng là bị truỵ tim. Lão Hồng có nghe thấy ai nói xấu ông ta điều gì không? Không, thưa đại nhân. Ai cũng đánh giá ông ta là một thầy lang giỏi. Rất tiếc là Thịnh Ba nói hơi khó hiểu về ông ta. Tôi cũng cho là lão trùm ăn mày biết về hai nho sinh, nhưng hắn không muốn nói ra. Hắn thà chết còn hơn là nói ra một cách rõ ràng. Địch công gật đầu tán thành, rồi nói: Rõ ràng là Thịnh Ba muốn qua ta để biết về người phụ nữ mà hắn đã nói với ông. Lát nữa chúng ta sẽ đến gặp người đó. Tên Hạ đã về chưa? Ta muốn gặp nó trước khi nghe ý kiến của người phụ nữ về nó và Đồng Mai. Rất tiếc, vẫn chưa tìm thấy hắn ta, thưa đại nhân. Lính gác ở nhà hắn vừa báo về là vẫn không thấy hắn về nhà - Lão Hồng ngừng giây lát rồi ngập ngừng nói: - Cũng có khả năng là Thịnh Ba đánh hơi thấy vụ mua bán viên ngọc và hắn nói với tôi về người phụ nữ, nhằm bảo cho tôi là cô ấy có biết điều gì đó trong việc viên ngọc. Khó giải thích vì sao lão ta cứ nhấn mạnh là cô ấy đã từng ở trong hoàng cung? Chuyện thật khó tin! Địch công nhún vai: Ông nên nhớ là hoàng cung có hàng nghìn phụ nữ phục vụ: nào là lau chùi, quét dọn, làm bếp nấu ăn. Còn chuyện viên ngọc, chúng ta hãy quên đi. Ta đã kết luận: đó là cả một chuyện hoang đường, một chuyện từ đầu đến cuối là tưởng tượng cả! Lão Hồng tròn xoe mắt, Địch công nói luôn: Đúng vậy, một câu chuyện bịp bợm. Ta tin là ông Khấu cũng nghĩ như ta. Đã hàng trăm lần trong đêm qua, ta không ngủ để suy nghĩ về các chi tiết của viên ngọc bị biến mất ra sao, rồi bằng cách nào nó lọt vào tay Đồng Mai. Ta đi đến kết luận: không có viên ngọc đó! Như ta đã giảng giải cho ông tối qua là Đồng Mai và Diên Hương có tình ý với nhau. Cách đây hai tháng bà ta bảo với Đồng là đã có mang. Cả hai lo sợ chuyện sẽ vỡ lở và họ bàn tính chuyện cùng nhau bỏ trốn. Nhưng làm thế nào để có tiền. Thế là họ bàn mưu lấy câu chuyện cổ xưa về viên ngọc của Hoàng đế để bịp ông Khấu. Diên Hương nói với chồng là Đồng giữ viên ngọc đó, giấu ở nơi kín đáo, và bà ta tự nguyện đến đó để bàn việc mua bán. Thế là đôi tình nhân sẽ gặp nhau ở ngôi nhà bỏ hoang, và từ đó trốn đi với một trăm lượng vàng. Họ tính toán chu đáo đấy chứ! Nhưng họ đâu có biết là ông Khấu biết chuyện lăng nhăng của họ, chỉ chờ dịp để trả thù. Lý nào ông ta chả biết nơi hẹn hò là ngôi nhà bỏ hoang, nên đã thuê một tên lưu manh đến đó thu lại mười thoi vàng, giết Diên Hương. Lão Hồng nghĩ thế nào? Lão Hồng tỏ vẻ không tin vào lập luận ấy, chậm rãi trả lời: Tối qua tôi không chống lại các giả thuyết của đại nhân vì chúng ta mới chỉ nêu lên để xem xét. Nhưng giờ đây đại nhân lên án ông Khấu một cách rõ ràng, thì tôi không tin một con người ôn hoà như ông ta lại phạm tội ác ghê gớm ấy. Còn nhiều người khác nữa cũng ở diện bị tình nghi. Vừa rồi, chúng ta nói đến ông Biện... Sự ghen tuông đôi khi biến một con người ôn hoà nhất thành một kẻ tàn ác. Dù sao thì chúng ta cũng phải tới khu nhà cổ của Đồng Khoan, khám xét căn phòng nhỏ. Tất nhiên là sẽ không tìm thấy viên ngọc, nhưng xem xét lại nơi xảy ra vụ giết người lúc ban ngày cũng là cần thiết. Khi quay về đây vẫn chưa thấy Hạ Quảng, thì ta đến thăm “người bạn gái” của Thịnh Ba. Có thế cô này biết chỗ ẩn náu của tên Hạ. Nhất thiết phải nói chuyện với nó trước cuộc hỏi cung sáng nay. Khi đứng dậy, Địch công nhìn thấy quyển sách mà con rùa vừa leo qua, nói: À ta quên mất, gần sáng biết là không ngủ được nữa, ta bèn đọc quyển sách mượn ở thư viện nha phủ cách đây vài hôm (mở trang sách đã đánh dấu). Đó là những nhận định về quận lỵ này cách đây năm mươi năm, do một vị án sát đã về hưu, sưu tầm và bỏ tiền túi ra để in ấn. Có đoạn nói về cuộc dạo chơi ở khu miếu Nữ thần Sông đã bị đổ nát. Hồi đó đi vào Rừng Cây thuốc rất dễ dàng. Ông ta viết như sau: “Bức tường quanh miếu và cổng ra vào bị trận động đất phá huỷ, nhưng gian chính và bức tượng Nữ thần Sông không bị tổn thất, còn y nguyên. Bức tượng cao hơn mười thước, ngồi trên bệ đá, trước mặt là bàn thờ hình vuông. Cả tượng lẫn bệ đá là một khối đá cẩm thạch liền khối: đó là một tác phẩm kỳ vĩ” - Đưa sách sát gần mặt, ông tiếp - Bên lề trang này có một độc giả đã ghi chú bằng mực đỏ: Ông bạn đồng liêu vêu quý của tôi: ông đã nhầm. Vì sau đó mười năm, tôi tận mắt thấv tượng và bệ tượng không phải là nguvên khối: tôi cho gỡ lớp vữa gắn liền tượng với đế để tìm nơi cất giấu các sách về lê nghi tôn giáo, nhưng không có gì cả. Theo tôi, bức tượng vô cùng quý giá nàv cần được cất giữ tại kho Bộ Lễ. Chữ ký của án sát Đoàn, quận Phố Dương. Địch công ngừng đọc, bình luận: Đại quan Đoàn, tiền nhiệm của ta, là một vị quan rất có trách nhiệm! Tôi đọc tiếp nhé: “Ngón tay trỏ bàn tay trái bức tượng có một nhẫn vàng gắn một viên hồng ngọc to, rất đẹp. Trưởng làng cho biết chiếc nhẫn đó là con mắt độc ác nên không ai dám đánh cắp nó. Bốn góc trên cao của miếu thờ đều có một lỗ hổng với một sợi dây thừng dùng để trói nam thanh niên được chọn làm vật cống cho Nữ thần Sông, hàng năm vào ngày mồng năm tháng năm. Lão trượng cắt các mạch máu của vật cống bằng một con dao làm bằng ngọc để lấy máu vấy lên bức tượng. Sau đó, xác vật cống được rước ra sông, và ở đó xác được long trọng thả xuống sông. Chỉ cách đây mấy năm, triều đình mới ra lệnh huỷ bỏ tục lệ dã man đó. Đồn rằng bề mặt bức tượng lúc nào cũng ẩm ướt, hôm tôi đến xem, thấy đúng như vậy Không biết có phải vì sương mù hay vì một lý do thần bí nào đó? Không khí lạ kỳ trong miếu làm tôi phải ra về sớm hơn dự định. Lúc ra về, tôi có lấy một viên gạch của miếu để làm kỷ niệm. Địch công đặt sách lên bàn. Đó là tất cả những điều tác giả viết về ngôi miếu. Thật là lạ kỳ! Địch công đứng dậy, ra lệnh cho lính chuẩn bị hai con ngựa. Địch công và lão Hồng lên ngựa đi đến cầu Đá. Trời mát mẻ nên hai người thấy rất sảng khoái. Họ đến nhà trưởng làng trước tiên. Trưởng làng cho biết tuần đinh gác đêm ở nhà Đồng Khoan vừa về lúc sớm. Họ nói là phải trải qua một đêm hãi hùng. Một người kể đã nghe thấy nhiều tiếng rất lạ, như tiếng thì thầm vọng ra từ Rừng Cây thuốc. Người thì thấy các bóng trắng lơ lửng trên các ngọn cây. Họ phải đứng sát bên nhau để canh gác. Và căn phòng đã được niêm phong sau khi xác bà Diên Hương được mang đi. Hai người tiếp tục lên đường, tiến về phía rừng. Đen cây thông đánh dấu địa phận của gia đình họ Đồng, cả hai xuống ngựa và đi bộ. Ban ngày con đường dễ đi hơn nhiều và họ đã đến gần căn phòng xảy ra án mạng. Bất chợt Địch công đặt tay vào lão Hồng. Có một người lực lưỡng đang đứng trước căn phòng: mặc áo đen, đội mũ the. Tờ niêm phong đã bị xé toạc, phất phơ trước gió. Địch công quát to: Này! Ông là ai? Đến đây làm gì? Người đó quay lại, không trả lời, nhìn chăm chú Địch công và lão Hồng. Người lạ có bộ mặt tròn trĩnh, bình thản, với bộ ria ngắn và bộ râu được chải chuốt cấn thận, xẵng giọng nói: Cách hỏi thô lỗ với một người lạ đáng được đối xử tử tế là như thế? Trông ông có dáng dấp một quan chức, nhưng tôi xin nói là chính tôi mới là người được hỏi ông các câu đó, vì rằng ông đã xâm nhập lãnh địa của tôi mà không được phép của tôi. Địch công nói thẳng: Ta là quan Án sát quận này. Ta đang đi điều tra. Giờ thì ông hãy nói đi! Người lạ vội kính cẩn cúi chào, nhã nhặn nói: Tôi rất hân hạnh được xưng tên với Đại nhân: tôi là Khuông Mần, chủ nhân một hiệu bào chế ở Kinh đô. Cách đây bốn năm tôi đã mua ngôi nhà này của ông Đồng Khoan. Ở đây đã xảy ra nhiều chuyện lạ kỳ. Ông hãy cho ta xem thẻ căn cước! Khuông Mần hơi khom người, rút từ ống tay áo ra giấy tờ trình Địch công. Giấy tờ gồm một thẻ căn cước, một bản vẽ chi tiết khu nhà có xác nhận của Toà án quận. Địch công trao lại giấy tờ, rồi nói: Rất tốt! Giờ thì ông hãy cho biết vì sao ông xé tờ niêm phong? Ông phải biết rõ đó là một điều phạm tội. Nhưng tôi có xé đâu? Thưa Đại nhân! Tôi đến đã thấy cửa mở rồi. Sao ông lại đến đây sớm vậy? Nếu Đại nhân muốn biết, tôi xin kể dài dòng một chút! Không cần, hãy nói ngắn gọn! Ông Khuông bình tĩnh nói: Cách đây bốn năm ông Biện viết thư cho tôi nói là có một khu nhà gần Rừng Cây thuốc cần bán, gợi ý để tôi mua. Tôi đồng ý mua. Lúc đó tôi còn một kho thuốc lớn, nên mãi hai năm sau tôi mới cử người đến thăm thú khu nhà và Rừng Cây thuốc. Khi được tôi báo tin đó, ông Biện trả lời là địa phương đang bị hạn hán, và nếu có người lạ đến thì dân làng sẽ bực tức: vì Rừng Cây thuốc là của Thần Sông, họ... Địch công sốt một, cắt lời: Tôi hiểu rồi! Xin vâng lời, thưa Đại nhân. Và hai năm sau đó tôi quá bận vì công việc, mãi đến sáng hôm qua, khi thuyền tôi đến gần cầu Đá tôi mới nghĩ đến việc qua đây... Vì sao ông đến cầu Đá? Đi du ngoạn chăng? Hoàn toàn ngược lại. Tôi qua kênh lớn để gặp một cộng sự có việc cần giải quyết. Tôi và người bạn là Tôn đã đến đây, các thuỷ thủ biết có lễ hội đua thuyền cứ năn nỉ ở lại một đêm để dự hội. Bắt buộc phải dừng lại, tôi mời ông Biện đi ăn tối và hôm nay cùng đi xem khu nhà họ Đồng. Ông ta bận việc tổ chức đua thuyền nên chỉ đến uống trà với tôi và hẹn sớm nay gặp nhau. Ớ đây, để tôi có thế nhanh chóng tiếp tục hành trình. Tôi đang chờ ông Biện, và may mắn lại được gặp Đại nhân. Hôm qua tôi đã định đến chào Đại nhân nhưng thấy Đại nhân quá bận, nên đành thôi. Và Khuông Mần tiếp tục nói trước cái nhìn xoi mói của Địch công: Chiều qua ông Biện có kéo tôi đến một quán rượu ở cầu Đá và đưa tôi đi thuyền dọc đường đua. Khi qua phà của Nha phủ, phép xã giao nhắc tôi phải lên chào Đại quan, và còn công việc buôn bán ở quận này đòi hỏi như vậy. Tôi lên phà, nhưng lúc đó Đại nhân và các phu nhân đang tựa thành phà, tôi sợ làm phiền nên lại xuống thuyền ra về. Tôi nói như vậy để chứng tỏ lòng kính mộ của tôi với Đại nhân... Đúng vậy! Xin cảm ơn thịnh ý của ông. “À, té ra Khuông Mần là ông khách lạ mà quản gia đã nói”. Địch công nghĩ vậy rồi hỏi: Thế ông bạn Tôn có đi cùng với ông không? Không ạ. Ông ta mệt nên về thuyền nghỉ sớm. Tôi xem hết cuộc đua, trở về thuyền thì thuỷ thủ đều chưa về, tôi uống trà và đi ngủ. Rõ rồi. Vì lý do gì mà ông cho sửa lại gian phòng nhỏ? Khuông Mần ngạc nhiên: Đâu có sửa sang gì? Nó vẫn đổ nát. Địch công, lão Hồng và ông Khuông leo lên bậc, nhìn vào gian phòng: đúng là quang cảnh một nơi bị bỏ hoang: mái thủng, ngói xô, tường long vôi, nền nhà bụi bậm. Một giọng nói đầy ngạc nhiên, vang lên sau lưng họ: Ớ đây xảy ra chuyện gì vậy? Bọn vô lại vào đây phá rối ông Biện ạ! Chúng tôi đang xem xét hậu quả - Khuông Mần nói - Tôi nhớ rằng ông đã viết cho tôi là ông để mắt đến khu này đấy! Ông Biện đáp ngay, vẻ không hài lòng: Cách đây một tháng tôi đã cử người đến đây xem xét. Hắn nói là mọi thứ đều ở tình trạng tốt. Hắn biết rõ khu này vì hắn là Đồng Mai, con trai chủ nhân cũ nơi này... Thật chả hiếu ra sao cả... Địch công ngắt lời: “Các ông đợi ta một lát!” rồi bảo lão Hồng đi theo ra vườn, nói nhỏ: “Tên sát nhân tin là chuyện viên ngọc có thật, nên sau khi lính gác rút đi, hắn quay lại tìm kiếm viên ngọc. Ta đi vào khu nhà chính xem thế nào! ” Địch công cáu kỉnh xua đàn nhặng bay quanh. Ở đó không có vết tích lục lọi, vẫn còn vết chân của Địch công tối qua trên đám bụi. Khi trở lại, lão Hồng đưa ra nhận xét: Nó lục lọi lung tung ở phòng nhỏ, nhưng chắc là chả tìm thấy gì cả! Đúng vậy! - Địch công lại bực bội xua đám nhặng. - Đồ sâu bọ khốn khiếp! Lão có thấy bức tường thấp kia không? Ta đã tìm thấy ả rùa trên tường đó. Nó bò trên đó, lưng có một túm cỏ. Cả hai đến bên bức tường thấp. Bất chợt Địch công cúi nhìn phía bên kia tường, lão Hồng cũng làm theo và vội nén thốt ra một câu chửi thề: một người mặc áo quần màu xanh nằm ở chiếc rãnh bên tường. Đàn ruồi bâu quanh chiếc đầu đẫm máu. Địch công quay về phía phòng nhỏ. Ông Biện và ông Khuông đang trao đổi ở góc phòng. Địch công đến bên họ, thản nhiên hỏi ông Khuông: Ông đến trước ta bao nhiêu lâu? Chỉ vài phút thôi, thưa Đại nhân. Chưa kịp đi thăm ngôi nhà chính. Tôi đến ngay khu vườn này để nhìn Rừng Cây thuốc. Cả hai ông hãy theo tôi! - Địch công ra lệnh. Hình 4. Quan án và lão Hồng làm một cuộc điều tra ông Khuông nhìn thấy xác chết đã nôn ngay. Ông Biện kêu lên: Đó là Hạ Quảng. Đấy, có vết sẹo ở má trái! Địch công vén tà áo gài vào thắt lưng, nhảy qua tường xuống bên hố, ông Biện và lão Hồng cũng xuống theo. Địch công xem xét chiếc đầu đẫm máu, rồi tìm kiếm chung quanh, và cầm lên viên gạch... “Hãy tìm các bụi cây gần đây, xem còn dấu tích gì không!” Lão Hồng tìm thấy một vật, nói: Tôi tìm thấy cái này giống như hòm đồ nghề thợ mộc, thưa Đại nhân! Theo lệnh Địch công, chiếc hộp được mở ra; trong đó có hai lưỡi cưa, một búa và các lưỡi bào. Địch công ra lệnh mang hòm đó về Nha phủ, và quay ra nói với ông Biện: “Hãy giúp ta cởi áo nạn nhân!” Khi áo được lột ra, Địch công thấy một miếng giẻ quấn chặt cánh tay trái, mở ra thì thấy một vết đâm sâu. Địch công nhận xét: vết thương này mới có gần đây thôi, do một lưỡi dao mỏng và rất nhọn. Xác còn hơi ấm, chỉ mới chết cách đây nửa giờ. Địch công im lặng, lục lọi túi áo: chả có gì cả, ngay cả một chiếc khăn tay. Ông nói: Chúng ta đã xong việc ở đây. Thanh tra tử thi sẽ làm tiếp.