Chương 12
An sát Địch công chuyện trò rất lâu với nhà buôn đồ cổ
Ông đưa ra một gợi ỷ quan trọng

    
n sát hướng ngựa về phía Tây. Các tin do cựu đô vật cung cấp bổ sung một yếu tố mới vào ba vụ việc đang điều tra, thế là Địch công quyết định thêm một cuộc thăm viếng trước khi quay về Nha phủ.
Ông dừng ngựa trước một ngôi nhà hai tầng mới quét vôi lại, trước miếu Khổng Tử. Cửa sổ tầng trệt có chấn song bằng sắt, và ở tầng trên các cửa sổ đều có những thanh sắt nhọn che chắn chống bọn ăn trộm leo vào. Một tấm bảng nhỏ gắn ở cửa ra vào: “Kho tàng đồ cổ”.
Địch công xuống ngựa, buộc ngựa vào một cọc đá ở hàng hiên đế tránh nắng.
Một người bán hàng trẻ tuổi chạy ra đón, miệng nở nụ cười rất tươi:
 Thưa Đại quan, ông Dương vừa mới về sau khi đi xem một viên đá có khắc các chữ cổ xưa mà nông phu vừa đào được. Hiện ông đang ở trên lầu.
Người bán hàng dẫn Địch công dọc theo các giá bày toàn đồ cổ, đủ các kích cỡ đế tới cầu thang ở tận cuối phòng.
Căn buồng trên gác mát rượi vì nước lạnh của giếng thơi đựng đầy trong hai bình lớn bằng đồng; giữa hai cửa sổ rộng có treo những bức hoạ màu xám, và nhiều sách cổ trên các giá sách dọc theo tường.
Ông Dương ngồi sau một bàn gỗ mun bóng loáng, ngả người trên ghế bành, ngắm nhìn một chiếc bình cổ nhỏ dài bằng sứ màu đỏ hồng, kẹp trong các ngón tay to lớn của ông ta. Khi người bán hàng báo tin, ông ta cấn thận, nhẹ nhàng đặt chiếc bình lên bàn, trước khi cúi chào kính cẩn Địch công. Rồi ông kéo một chiếc ghế bành, sang sảng cất lời.
 Chắc là Đại quan đến để xem bức tranh đẹp mà tôi đã nói tối qua? Đại quan sẽ rất thích thú, tôi chắc chắn như vậy. Nhưng trước hết, xin mời Đại quan dùng trà đã.
Địch công ngồi xuống ghế bành và nhận chiếc quạt bằng lụa do người bán hàng đưa đến. Địch công vừa quạt vừa nói:
 Xin cảm ơn thịnh tình của ông. Nhưng chuyện xem tranh xin để lúc khác. Ta đến để hỏi ông một chuyện hệ trọng.
Ông Dương ra hiệu cho người bán hàng rút lui. Ông ta rót chè mời khách rồi ngồi xuống ghế, chăm chú nhìn Địch công.
 Ông Dương này, ta đang xem xét ít nhất là ba vụ án mạng. Ông đã biết cái chết của Đồng Mai và bà Diên Hương, và sớm nay chắc ông đã nghe người ta nói là Hạ Quảng cũng đã bị giết chết?
 Hạ Quảng à? Không. Tôi không biết. Tôi vừa mới về tới nhà. Nhưng tôi nhớ là đã nghe nói về tên đó. Có lần, một tên buôn lậu đồ cố có nói với tôi: đừng có giao dịch với tên đó. Chắc là một tên trong bọn nó đã đâm chết nó, phải không ạ?
 Chắc chắn là có sự liên quan với hai vụ giết người trước đó, nhưng ta vẫn chưa tìm ra được nguyên do. Ta muốn tìm hiểu thêm nhiều về những người có liên quan đến các nạn nhân, do đó ta có thể tìm ra nguyên cớ của ba vụ ám hại tàn bạo ấy.
Địch công uống một ngụm trà, nét mặt giãn ra và vừa cười vừa nói:
 Ta đánh giá rất cao, không những về sự hiểu biết sắc sảo công việc khảo cổ, mà còn về mặt thấu hiểu tâm lý con người của ông; Vì vậy ta đến để tham khảo ý kiến ông.
Ông Dương cúi gập người:
 Tôi vô cùng vinh hạnh, được Đại nhân khen ngợi. Nhưng ngoài khách hàng của tôi, tôi không tiếp xúc với dân trong địa hạt, nên những chuyện linh tinh tôi không hề nghe thấy. Vợ tôi chết cách đây sáu năm, và một đứa con trai đã an cư ở phía Nam. Từ đó, công việc khảo cổ và buôn bán đã chiếm hết thì giờ của tôi. Tôi sống cuộc đời của một nhà sư, thưa Đại nhân: Tôi không đòi hỏi gì, tôi tự tay làm công việc nội trợ. Tôi không thể chịu được những đầy tớ vụng về để làm vỡ những chiếc bình quý đẹp nhất của tôi. Ban đêm không có ai làm phiền tôi vì các người bán hàng đều về nhà riêng. Đó là kiểu sống mà tôi thích, thưa Đại nhân. Nhưng điều đó không ngăn cản tôi biết được việc gì đã xảy ra ở địa hạt ta.
 Các nhân vật mà ta quan tâm nằm trong số khách hàng của ông, ông Dương ạ. Ông có thể cho ta biết, tỷ dụ như về lang y Biện?
Ông Dương cạn chén trà, khoanh tay trả lời:
 Lang y Biện có sưu tầm các loại ngọc. Điều đó cũng dễ hiểu: ngọc có nhiều đức tính có lợi cho y học, vì thế các lang y và các nhà bào chế đều quan tâm đến ngọc. Bộ sưu tầm của lang y Biện tuy khiêm tốn, nhưng rất chọn lọc. Ông ta nghiên cứu các thành phần của ngọc không phải theo tính cách thương mại mà là cho y học. về điểm này, thì nó trái ngược hẳn với nhà bào chế: ông Khuông Mần. Ông này mua các viên ngọc quý, đế kiếm lời khi có dịp là bán đi ngay. Đôi khi ông Khấu có mua ngọc của ông ta. Còn tôi thì không bao giờ, ông ta đòi giá rất cao.

Hình 6. Địch công dùng trà tại cửa hàng đồ cổ
 Ta đã gặp ông Khuông. Ta nghĩ là ông ta ở tại Kinh đô?
 Đúng vậy. Nhưng ông ta đi rất nhiều nơi. Và cứ hai cữ trăng là lại đến địa hạt ta. Điều này xin Đại nhân giữ bí mật cho!
 Tại sao lại phải như vậy?
 Vì ông Khuông cung cấp các sản phẩm y dược cho những người cạnh tranh với ông Biện. Ông ta đề nghị tôi giữ bí mật vì còn lý do khác nữa. Cách đây vài năm, ông ta có mua được một khoảnh đất với giá rất lời, gần Rừng Cây thuốc, qua sự môi giới của ông Biện. Ông Khuông nói là mua cốt đế dành tiền. Thực ra, ông ta cử tay chân đến khu đó đế lùng các cây thuốc. Nếu ông Biện biết việc đó thì ông ta sẽ đòi ông Khuông Mần trả thù lao. Như tôi đã nói với Đại nhân ông Khuông là một con buôn trên hết.
 Đúng vậy - Địch công lẩm bẩm. Ông cho rằng Khuông tuy không nói dối hoàn toàn, đã làm cho ông hiếu không đầy đủ về công việc của ông ta. Con người lịch sự khéo ăn nói ấy, một tay buôn lậu, tàng trữ đồ cổ, chắc là phải sử dụng Đồng và người nào đó, làm các việc khác ngoài việc thăm dò các khu đất khảo cố.
Địch công cất cao giọng hỏi:
 Ông có biết nơi ông ta trú ngụ khi đến đây không?
 Khi ông ta không ngủ trên thuyền, thì ông ta thuê một phòng ở nhà hàng Bát Tiên, thưa Đại nhân! - Ông Dương cười chê bai, nói tiếp. - Đó là một tửu quán rẻ tiền.
 Ta biết ông ta rất tiết kiệm.
 Tiền đối với ông ta là trước hết, thưa Đại nhân! Thực ra thì ông ta khinh thường các đồ nghệ thuật, cho là đồ vớ vẩn, chỉ khi nó đem lại lợi lộc ông ta mới quan tâm. Ông Khấu mới đích thực là một nhà sưu tầm đồ cổ. Giá cả không thành vấn đề, miễn là đồ cổ đó là chiếc đẹp nhất. Ông ta có đủ tiền, một con người sung sướng.
Ông Dương xoa cằm, suy nghĩ rồi nói tiếp:
 về phần tôi, tôi cũng như hai ông đó, tôi tuy là một nhà buôn chính cống, song nếu tôi thích thú một đồ cổ nào là tôi giữ lại cho riêng tôi. Và tôi sẽ không bán đi với bất cứ giá nào. Càng thêm tuổi tác, điều đó càng vững chắc thêm ở tôi. Trước kia, tôi cảm thấy vô cùng thích thú ngắm nhìn bộ sưu tập của ông Khấu. ít nhất một lần trong tuần là tôi phải đến đó. Nhưng cách đây bốn năm năm, tôi chỉ đến nhà ông ta khi nào ông ta mời mà thôi, và tôi chỉ ngồi ở phòng khách, không vào nơi ông ta cất giữ bộ sưu tầm. Đó, đơn giản là chỉ vì tính ghen tỵ mà thôi. Tôi thú nhận điều đó!
Ông Dương lắc đầu và mỉm cười, sau đó hỏi:
 Thưa Đại nhân! Nhân tiện xin hỏi Đại nhân đã có được dấu vết gì về cái chết của người đánh chiêng trên chiếc thuyền rồng của ông Biện?
 Chưa có điều gì. Như ta đã nói với ông lúc nãy, vụ này làm ta bối rối hoàn toàn. Nói về ông Khấu ta không có gì ngạc nhiên khi bộ sưu tập của ông ta đã được chọn lọc một cách rất nghệ thuật. Ông ta có con mắt của một người sành sỏi. Việc chọn các bà vợ chứng minh nhận định đó. Mặc dù bà vợ cả ông ta tuy đau ốm, vẫn còn rất đẹp. Tối qua, ta đã nhìn thấy bà ta. Còn bà hai, bà Diên Hương thì có một vẻ đẹp đáng ghi nhớ!
Vẻ khó chịu, ông Dương thay đổi tư thế ngồi. Một lát sau, ông ta nhỏ nhẹ nói, như tự nói cho mình nghe:
 Cái nhìn đánh giá của ông ta rất sắc sảo. Tôi biết bà Diên Hương từ khi bà ta còn là nô tỳ ở nhà cụ Đồng: một cô bé vụng về và không có nét gì là đẹp cả. Nhưng khi ông Khấu mua lại, ông ta đã chỉ vẽ dạy dỗ cho bà ta cách ăn mặc, trang điểm, cách chọn loại hương thơm; và ông ta đã mua tặng nào vòng tay, hoa tai, các đồ trang sức phù hợp với bà ta.
Chỉ một năm sau, cô gái không duyên dáng đó đã trở thành một cô gái đẹp hoàn hảo. Nhưng ông trời đã không cho ông ta hưởng hạnh phúc với hai người vợ xinh đẹp. Bà Kim Liên thì ngớ ngấn còn bà Diên Hương thì bị giết.
Ông Dương vuốt bộ râu ngắn cũn, mắt nhìn xa xăm. Địch công nhận định:
 Người xưa có lý, khi nói: “Kẻ nào tìm cách có trong tay cái đẹp hoàn hảo, sẽ làm cho Thần Thánh nối giận”.
Tảng như không nghe thấy, ông Dương nhìn thẳng Địch công và nói:
 Thưa không, ông Khấu không đáng hưởng như vậy, thưa Đại nhân. Vì đây là cuộc nói chuyện thân tình, tôi có thể nói là ở ông ta có một chút điên rồ trong cách xử sự. Đây là một ví dụ: một hôm ông ta cho tôi xem một đồ thuỷ tinh nước ngoài trong bộ sưu tầm rất đẹp về thuỷ tinh: một chiếc cốc Ba Tư, vô cùng giá trị. Khi tôi cầm trên tay để ngắm nghía, tôi khám phá ra ở đáy cốc màu hơi bị nhạt, tôi nói với ông ta: chỉ một sơ suất nhỏ đã phá hoại cả một tuyệt tác. Ông Khấu giật lấy chiếc cốc từ tay tôi và nhận ra vết nhạt màu, thế là ông ta thắng tay quật nó tan tành. Tôi gọi đó là một tội ác, thưa Đại nhân!
 Ông Khuông sẽ không làm như thế. - Địch công nói. - Ngay cả ông Biện cũng không làm như vậy. Nhân nói đến ông Biện, người ta nói tuy vẻ mặt đứng đắn nhưng cũng giăng hoa, tất nhiên là bí mật.
 Không đâu, thưa Đại nhân. Tôi chưa hề nghe thấy ai nói là ông ta lui tới khu Rặng Liễu. Và nếu có chuyện đó thì không ai nỡ trách ông ta vì bà vợ ông ta quả là tai ác: dù biết là mình chưa đẻ được con trai, mà vẫn cấm ông ta lấy vợ hai.
Ông Dương gật gù, nói tiếp:
 Ông ta là người ngay thẳng và thật thà. Ông ta âm thầm chịu đựng nỗi khổ gia đình.
 Và cả những khó khăn về tiền nong?
Ông Dương liếc nhanh nhìn Địch công:
 Tôi hy vọng là ông ta không có chuyện đó, vì ông ta có rất nhiều tiền. Chắc chắn là không có khó khăn đó: ông ta điều khiến buôn bán khôn ngoan, có đông khách hàng và tất cả người khá giả ở đây đều đến khám bệnh ở cửa hàng ông ta. Chính ông ta đã chăm sóc, chữa chạy cho bà cả của ông Khấu.
Địch công ra hiệu đã biết chuyện đó, ông uống cạn chén trà, và nhẹ nhàng đặt chiếc chén bằng sứ quý màu vỏ trứng, xuống bàn. Ông vuốt bộ râu đen dài một hồi lâu, rồi nói:
 Chúng ta đang trò chuyện, nên ta muốn hỏi ý kiến ông một vấn đề khác hoàn toàn. Câu chuyện về Viên ngọc của Hoàng đế bị đánh cắp cách đây khoảng một trăm năm, ai cũng biết. Vậy ông có giả định gì về điều bí mật có thế gọi là cổ xưa ấy?
 Mọi việc truy tìm đều tiến hành tỉ mỉ, thưa Đại nhân, nên tôi tin vào điều duy nhất là Hoàng hậu đã giấu viên ngọc đó trong người. Vì bà ta muốn có cớ để đày đoạ đến chết những người đẹp mà bà ta sợ họ sẽ trở thành địch thủ của bà ta, trong trái tim Hoàng thượng. Khi đạt được mục đích, bà ta vứt viên ngọc xuống một chiếc giếng nào đó, thưa đại nhân! Biết bao nhiêu cuộc thảm sát đã xảy ra trong cung cấm, sau những cánh cửa mạ vàng: nơi ở của các cung tần, mỹ nữ. Hơn nữa, tại sao lại đi ăn cắp một vật mà không thể bao giờ bán được?
 Chúng ta cứ giả định là viên ngọc đã bị đánh cắp, ông Dương ạ. Thế thì có cách nào có thế kiếm được tiền từ viên ngọc đó?
 Trên đất của Thiên tử thì không có cách gì. Nhưng, nếu tên ăn cắp có liên hệ mật thiết với một lái buôn Á Rập hoặc Ba Tư ở Quảng Đông, thì hắn có thế bán cho họ, tất nhiên với giá rất rẻ, và kẻ mua sẽ phải chuyển viên ngọc đến một đất nước xa xôi nào đó. Đó là cách duy nhất đế tránh khỏi mọi nguy hiểm.
 Ta đã rõ. Giờ thì ta phải ra về chuấn bị cho buổi thăng đường trưa nay. À, không hiểu ông đã lần nào đến thăm toà miếu đố nát ở Rừng Cây thuốc chưa?
Mặt ông Dương xám lại:
 Rất tiếc là chưa, thưa đại nhân. Không có nổi một con đường tốt đi xuyên qua khu rừng rậm đó, và dân ở đó không thích ai lạ dò dẫm vào Tuy nhiên tôi đã có một bản đồ khá tốt về khu này.
Rồi, ông ta tìm một quyển trên kệ sách, lấy ra đưa cho Địch công.
 Một vị quan nhậm chức trước cả vị tiền nhiệm của đại nhân đã cho in quyển này, không có bán ở thương trường.
Địch công giở vài trang, rồi trả lại cho ông Dương.
 Ở Nha phủ cũng có một quyển như quyển này. Quyển này rất hay. Việc tả lại bức tượng Nữ thần Sông bằng đá hoa cương rất chính xác.
 Tôi ao ước được ngắm nhìn pho tượng một lần trong đời - Ông Dương thốt lên - Người ta nói pho tượng có từ đời nhà Hán, đế tượng và thân tượng được tạc từ hai khối đá hoa cương ghép lại. Bàn thờ trước pho tượng cũng bằng đá hoa cương. Và chính trên chiếc bàn đó từng diễn ra lễ tế sống một người trẻ tuối để chúc mừng Thần Sông. Thật là một di vật lịch sử quý báu. Đại nhân có thế trình lên Bộ Lễ để họ cho phát quang khu rừng và trùng tu lại ngôi đền? Dân chúng chắc sẽ hài lòng nếu được trên chấp thuận. Ngôi đền ấy sẽ là một di tích lịch sử và sẽ có rất nhiều người tới chiêm ngưỡng.
 Đó là một ý hay. Ta sẽ nghiên cứu. Ta không muốn trong địa hạt ta trị nhậm không có nơi nào là dân chúng không được đặt chân tới, dù nơi đó còn đầy bí mật. Chỉ có trời mới biết ở nơi đó điều gì đã xảy ra!
Địch công đứng lên nói thêm:
 Ta rất cảm ơn về đề nghị của ông, ông Dương!
Đưa tiễn Địch công xuống nhà, ông Dương nói:
 Tôi cũng sẽ đến ngay nha phủ. Rất nhiều người thân quen của các nạn nhân đều là khách hàng của tôi, và tôi nghĩ là tôi có nghĩa vụ đến tham dự việc khởi xét.