ừa đến nơi là Gillard gạt các cảnh sát Toulouse ra khỏi con đường của y và tự cô lập trong một văn phòng ở tầng hai sở cảnh sát. Nếu bọn cớm Toulouse có năng lực, thì người ta đã chẳng cần vời đến y, và đám thanh niên khủng bố đã bị bắt giam rồi. Với lại chẳng phải Gillard không biết rằng ngay trong hàng ngũ cảnh sát, cũng như ở cục, người ta vẫn thấy đây đó một vài người có cảm tình với lý tưởng kháng chiến, đôi khi chính là nguồn gốc rò rỉ thông tin. Thỉnh thoảng người ta chẳng báo trước cho một số tên Do Thái rằng chúng sắp bị bắt giữ đấy sao? Nếu không thế, thì các dân binh đã chẳng thấy những căn hộ không người ở, khi họ tiến hành xét hỏi. Gillard nhắc nhở các cộng sự của y đề phòng, đâu đâu cũng có bọn Do Thái và Cộng sản. Trong khuôn khổ cuộc điều tra của y, y không muốn mạo hiểm chút nào hết. Cuộc họp kết thúc, việc giám sát sở bưu điện lập tức được tổ chức.
*
Sáng hôm ấy, Sophie bị ốm. Một trận cúm khiến cô không rời khỏi giường được. Tuy nhiên phải đi lấy kiện hàng được gửi đến, như mỗi ngày thứ Năm, nếu không các chiến hữu sẽ không nhận được khoản phụ cấp; họ phải trả tiền nhà, mua chút gì nuôi sống mình ở mức tối thiểu. Simone, một bạn mới được tuyển, vừa từ Bỉ sang, sẽ đi thay cô. Khi bước vào trạm bưu điện, Simone không phát hiện ra hai gã đàn ông đang giả vờ điền vào các giấy tờ. Bọn chúng thì xác định được ngay con bé đang mở hòm thư số 27, để lấy cái gói trong đó. Simone ra về, chúng đi theo cô. Hai tên cớm từng trải chống lại một thiếu nữ mười bảy tuổi, trò chơi trốn tìm đã định trước thắng thua. Một giờ sau, Simone quay về nhà Sophie mang cho bạn "hàng đi mua về", cô không biết mình vừa để cho tay chân của Gillard xác định được chỗ ở của bạn.
Cô gái rất tài ẩn nấp để theo dõi kẻ khác, cô gái sải bước không mệt mỏi trên các đường phố để mình không bị phát hiện, cô gái biết ghi lại, giỏi hơn chúng tôi, những thời gian biểu, những sự di chuyển, những cuộc tiếp xúc, và những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống của những kẻ mình theo dõi, không ngờ rằng trước cửa sổ nhà mình, hai gã đàn ông đang rình rập và từ nay chính mình là người bị truy lùng. Mèo và chuột vừa đảo ngược vai trò.
Ngay chiều hôm ấy, Marianne tới thăm Sophie. Tối đến, khi cô ra về, đến lượt cô bị tay chân của Gillard theo dõi
*
Họ đã hẹn nhau ở ven con kênh Phương Nam. Stefan ngồi đợi cô trên một chiếc ghế dài. Marianne do dự rồi mỉm cười với anh từ xa. Anh đứng lên chào lại cô. Vài bước nữa thôi và cô sẽ ở trong vòng tay anh. Kể từ hôm qua, cuộc sống không hoàn toàn giống như trước nữa. Rosine và Marius đã chết và không thể làm gì để thôi nghĩ đến chuyện đó, nhưng Marianne không cô đơn nữa. Người ta có thể yêu rất mãnh liệt ở tuổi mười bảy, người ta có thể yêu đến mức quên rằng mình đang đói, người ta có thể yêu đến quên rằng mới hôm qua người ta còn sợ hãi. Nhưng kể từ hôm qua cuộc sống không như trước nữa, bởi từ nay cô nghĩ đến một người nào đó.
Ngồi bên nhau, trên chiếc ghế dài gần cây cầu Thiếu nữ, Marianne và Stefan hôn nhau và chẳng điều gì cũng như chẳng ai có thể đến cướp đi của họ những phút giây hạnh phúc ấy. Thời gian trôi và giờ giới nghiêm sắp đến. Đằng sau họ, các ngọn đèn khí đã thắp sáng, phải chia tay. Ngày mai, mình sẽ gặp lại nhau, và tất cả các buổi tối sau đó, ven con kênh Phương Nam, bọn tay chân của viên cẩm Gillard tha hồ do thám đôi thanh niên yêu nhau giữa cuộc chiến tranh.
Ngày hôm sau, Marianne gặpi họ chia tay, Damira bị theo dõi. Hôm sau, hay muộn hơn? Damira gặp Osna, buổi tối Osna hẹn với Antoine. Trong vài ngày, gần như cả đội bị tay chân của Gillard định vị. Gọng kìm siết lại quanh họ.
Chúng tôi chưa đầy hai mươi tuổi, một vài người trong chúng tôi chỉ nhỉnh hơn đôi chút, và chúng tôi còn rất nhiều điều cần phải học để chiến đấu mà không bị phát hiện, những điều mà lũ chó săn của cảnh sát Vichy thuộc vanh vách.
*
Mẻ lưới đang được chuẩn bị, viên cẩm Gillard tập hợp tất cả bọn tay chân trong văn phòng mà chúng đã chiếm lấy tại sở cảnh sát Toulouse. Tuy nhiên để tiến hành bắt giữ, sẽ phải yêu cầu các cảnh sát thuộc đội số 8 tăng viện. Ở trên gác, một viên thanh tra không bỏ sót chút gì trong những điều đang được âm mưu. Anh kín đáo rời nhiệm sở và đến trạm bưu điện trung tâm. Anh tới trước quầy và yêu cầu cô nhân viên một số ở Lyon. Người ta nối liên lạc cho anh trong một buồng điện thoại.
Một cái liếc nhìn qua cửa kính, cô nhân viên đang bàn luận cùng một nữ đồng nghiệp, đường dây liên lạc chắc chắn.
Người mà anh gọi điện không nói, người đó chỉ nghe cái tin kinh khủng. Hai ngày nữa, đội 35 Marcel Langer sẽ bị bắt giữ toàn bộ. Tin tức đó là chắc chắn, cần phải cấp tốc báo trước cho họ. Viên thanh tra gác máy và cầu nguyện để tin tức được chuyển tiếp.
Trong một căn hộ ở Lyon, một trung úy thuộc lực lượng Kháng chiến Pháp đặt ống nghe xuống giá đỡ. Viên chỉ huy anh nói:
- Ai đấy?
- Một đầu mối liên lạc ở Toulouse.
- Anh ta muốn gì?
- Báo tin cho chúng ta rằng hai ngày nữa các thành viên đội 35 sẽ bị hạ.
- Dân binh à?
- Không, bọn cớm do Vichy cử đến.
- Thế thì họ chẳng có một cơ may nào hết.
- Không phải vậy nếu ta báo động cho họ; ta hãy còn thì giờ giúp họ lọt lưới.
- Có thể, nhưng ta sẽ không làm thế, viên chỉ huy đáp.
- Nhưng tại sao? người kia hỏi, sững sờ kinh ngạc.
- Tại vì chiến tranh sẽ không kéo dài. Bọn Đức đã mất hai mươi vạn quân ở Stalingrad, người ta bảo là mười vạn quân nữa đang nằm trong tay người Nga, trong số đó có hàng ngàn sĩ quan và khoảng hai chục viên tướng. Quân đội của chúng đang tan tác tại các mặt trận phía Đông còn ở phía Tây và phía Nam, Đồng minh sẽ sớm đổ bộ. Chúng ta biết rằng Luân Đôn đang chuẩn bị cho chuyện này.
- Tôi biết tất cả những tin ấy, nhưng có liên quan gì tới những người trong đội Langer?
- Từ nay đó là một vấn đề về ý thức chính trị tỉnh táo. Tất cả những người đàn ông và đàn bà mà chúng ta đang nói đến đều là người Hungari, Tây Ban Nha, Italia, Ba Lan và còn nữa; hết thảy hoặc hầu hết là người ngoài. Sau này khi nước Pháp được giải phóng, sẽ hay hơn khi Lịch sử kể lại rằng chính những người Pháp đã chiến đấu vì đất nước.
- Thế ta sẽ bỏ rơi họ như thế nào? người đàn ông bất bình, anh nghĩ đến những thanh niên mới lớn kia, những chiến sĩ của giờ phút đầu.
- Không có gì nói rằng họ sẽ nhất thiết bị giết...
Và trước ánh mắt ngao ngán của viên trung úy người chỉ huy lực lượng Kháng chiến Pháp thở dài và kết luận:
- Cậu hãy nghe đây. Một thời gian nữa, đất nước phải hồi phục từ cuộc chiến tranh này, và rất cần để đất nước ngẩng cao đầu, để dân chúng hòa giải xung quanh một người lãnh đạo duy nhất, và đó sẽ là De Gaulle. Chiến thắng phải là chiến thắng của chúng ta.iều này thật đáng tiếc, tôi thừa nhận như vậy, nhưng nước Pháp sẽ cần để các anh hùng của nó là người Pháp, không phải là người nước ngoài!
*
Tại nhà ga nhỏ Loubers của anh, Charles thấy chán lợm. Vào đầu tuần, người ta đã cho anh biết là đội sẽ không nhận được tiền nữa. Cũng sẽ không có vũ khí gửi đến nữa. Những mối liên hệ đã tạo lập với với các mạng lưới Kháng chiến được tổ chức trong miền bị cắt đứt. Lý do nêu lên là cuộc tấn công rạp chiếu bóng Variétés. Báo chí tránh không nói rằng nạn nhân là những người kháng chiến. Trước mắt dư luận, Rosine và Marius được coi như hai thường dân, hai đứa trẻ nạn nhân của một vụ xâm hại hèn nhát, và chẳng ai thèm quan tâm là đứa trẻ - anh hùng thứ ba cùng đi với họ đang quằn quại đau đớn trên một chiếc giường ở bệnh xá nhà tù Saint-Michel. Người ta đã bảo Charles rằng những hành động như thế khiến toàn bộ lực lượng Kháng chiến bị ô nhục, và lực lượng này muốn cắt đứt liên lạc.
Anh thấy sự bỏ rơi này có một hơi hướng phản bội. Tối hôm ấy, ngồi cùng Robert, chỉ huy đội từ khi Jan ra đi, anh phát biểu toàn bộ nỗi chán lợm của mình. Tại sao người ta có thể bỏ rơi họ, quay lưng lại với họ, những người đã tham gia từ lúc khởi đầu? Robert chẳng biết nói gì, anh yêu quý Charles như người ta yêu quý một người anh, và anh làm Charles yên lòng về điểm mà Charles chắc hẳn bâm nhiều nhất, điểm khiến Charles đau đớn nhiều nhất.
- Nghe này, Charles, chẳng ai mắc lừa những gì báo chí viết đâu. Mọi người đều biết điều gì đã thực sự xảy ra ở rạp chiếu bóng Variétés, biết ai đã mất mạng ở đó.
- Với cái giá như thế nào chứ! Charles làu bàu.
- Cái giá của tự do cho họ, Robert đáp, và tất cả mọi người trong thành phố đều biết điều này.
Marc đến với họ sau đó một lát. Nhìn thấy cậu, Charles nhún vai và ra ngoài đi vài bước trong mảnh vườn sau nhà. Vừa đập vào một ụ đất, Charles vừa tự nhủ chắc hẳn Jacques đã nhầm, chúng ta đang ở vào cuối tháng Ba năm 1944 và mùa xuân vẫn chưa thấy đến.
*
Viên cẩm Gillard và tên phụ tá Sirinelli tập hợp tất cả bọn tay chân. Ở gác hai sở cảnh sát, đã đến thời gian chuẩn bị. Ngày hôm nay sẽ thực hiện các vụ bắt giữ. Ám hiệu đã ban ra, im lặng tuyệt đối, phải tránh không để ai đó có thể báo động cho những người, vài giờ nữa, sẽ rơi vào lưới của chúng. Tuy nhiên, trong phòng làm việc kề bên, một viên cẩm trẻ tuổi nghe thấy những điều đang nói ở bên kia vách ngăn. Công việc của anh ta, đó là những thường phạm, chiến tranh không làm bọn vô lại biến mất và cũng phải có ai đó coi sóc chuyện ấy. Nhưng viên cẩm Esparbié chưa bao giờ cho bắt bớ người kháng chiến, trái lại là khác. Khi có điều gì đó đang được chuẩn bị, chính anh báo trước cho họ, đó là cách tham gia Kháng chiến của anh.
Báo cho họ về sự nguy cấp họ đang gặp chẳng phải sẽ không khó khăn, không mạo hiểm, vì thời hạn rất gấp; Esparbié không đơn độc, một trong các đồng nghiệp cũng là người đồng mưu với anh. Viên cẩm trẻ tuổi rời ghế ngồi và lập tức đi tìm người kia.
- Hãy phóng ngay đến văn phòng thủ quỹ chính. Ở bộ phận trợ cấp, cậu xin gặp một cô Madeleine nào đó, bảo cô ta rằng anh bạn Stefan của cô phải đi du lịch ngay.
Esparbié giao nhiệm vụ này cho đồng nghiệp vì anh phải đến một cuộc gặp khác. Mượn một chiếc xe hơi thì nửa giờ nữa anh sẽ tới Loubers. Tại đấy anh phải trò chuyện với một người bạn; anh đã trông thấy phiếu nhận dạng người bạn này trong một hồ sơ, mà phiếu ấy giá đừng ở đó thì hay hơn.
Mười hai giờ, Madeleine rời văn phòng thủ quỹ chính và đi tìm Stefan, nhưng cô hoài công đến tất cả những nơi anh thường lui tới, cô không tìm thấy anh. Khi cô về nhà cha mẹ, bọn cảnh sát đang chờ cô. Chúng chẳng biết điều gì về cô hết, trừ việc Stefan hầu như ngày nào cũng ghé thăm cô. Trong lúc bọn cảnh sát lục lọi khám xét, Madeleợi dụng một phút chúng sơ ý, nguệch ngoạc vội vài chữ và giấu vào một bao diêm. Cô bảo cô thấy khó chịu trong người và hỏi xem có thể hóng khí trời bên cửa sổ hay không...
Một trong những người bạn sống bên dưới cửa sổ nhà cô, một người Italia bán hàng thực phẩm, biết cô rõ hơn ai hết. Một bao diêm rơi xuống bên chân anh. Giovanni nhặt lên, ngẩng đầu và mỉm cười với Madeleine. Đến giờ đóng cửa hiệu! Trả lời vị khách mua hàng đang ngạc nhiên về việc này, Giovanni bảo rằng dù sao chăng nữa thì từ lâu rồi anh cũng chẳng còn gì trên quầy mà bán nữa. Buông bức rèm xuống, anh leo lên xe đạp và đi báo cho người trong cuộc.
Cùng lúc ấy, Charles tiễn Esparbié. Anh ta vừa đi khỏi, Charles liền gói ghém đồ đạc, lòng nặng trĩu, đóng lại lần cuối cánh cửa nhà ga bỏ không của mình. Trước khi vặn chìa khóa, anh đưa mắt nhìn gian phòng lần cuối. Trên bếp lò, một chiếc chảo cũ nhắc anh nhớ lại một bữa tối mà món trứng tráng của anh đã suýt chuyển thành thảm họa. Tối hôm ấy, tất cả bạn bè đều họp mặt. Đó là một trong những ngày kinh khủng, nhưng thời thế tốt đẹp hơn bây giờ.
Trên chiếc xe đạp kỳ cục của anh, Charles đạp nhanh hết mức có thể. Có biết bao chiến hữu cần gặp. Thì giờ trôi vùn vụt và bạn bè anh đang lâm nguy.
Được người Italia bán thực phẩm báo tin, Stefan đã lên đường rồi. Anh sẽ không kịp tạm biệt Marianne, cũng chẳng kịp ôm hôn Madeleine, cô bạn mà sự táo tợn cứu mạng cho anh, liều cho tính mạng cô lâm nguy.
Charles gặp Marc trong một tiệm giải khát. Anh cho Marc biết âm mưu đang tiến hành và ra lệnh cho cậu đi ngay tức khắc, đến với các du kích ở gần Montauban.
- Hãy đến đấy cùng Damira, họ sẽ đón nhận các cậu vào đội ngũ.
Trước khi chia tay, anh giao cho Marc một chiếc phong bì. Anh nói:
- Hết sức cẩn thận nhé. Mình đã ghi lại phần lớn các chiến công của chúng ta trong cuốn nhật ký này. Mình nhờ cậu giao nó cho những người cậu sẽ gặp ở đằng ấy.
- Giữ những tài liệu này không nguy hiểm sao?
- Có chứ, nhưng nếu tất cả chúng mình chết đi, sẽ phải có ai đó một ngày kia biết được những gì chúng mình đã làm. Mình chấp nhận để chúng giết mình, nhưng không chấp nhận để chúng làm mình biến mất tăm.
Đôi bạn chia tya nhau, Marc phải tức tốc tìm gặp Damira. Chuyến tàu của họ khởi hành vào chập tối.
*
Charles đã giấu một số vũ khí ở phố Dalmatie, số khác giấu tại một nhà thờ không xa đó lắm. Phải cố cứu vãn những gì còn có thể cứu vãn. Khi đến gần chỗ cất giấu đồng tiền, Charles nhận thấy, ở ngã ba, có hai gã đàn ông, một gã đang đọc báo.
"Cứt thật, hỏng rồi", anh nghĩ.
Còn ngôi nhà thờ, nhưng khi anh đang tiến lại gần, thì một chiếc Citroen đen trờ tới sân trươc,sẽ bốn gã đàn ông vọt ra và lao vào anh. Charles hết sức vùng vẫy chống lại, cuộc chiến không cân sức, những miếng đòn tới tấp giáng xuống, Charles thổ máu, loạng choạng, bọn tay chân của Gillard đáng gục anh; chúng mang anh đi.
*
Ngày tàn, Sophie trở về nhà. Hai gã rình cô ở đầu đường. Cô phát hiện ra chúng, vòng trở lại, nhưng hai gã khác đã tíên về phía cô. Một gã mở áo khoác ngắn, rút súng và nhắn vào cô. Sophie chẳng có đường nào thoát, cô mỉm cười và không chịu giơ tay l
*
Tối nay, Marianne đến ăn với mẹ, thực đơn có một món xúp rau cúc vu đại khái. Chẳng ngon lành lắm, nhưng dù sao cũng giúp quên được cái đói cho đến hôm sau. Có tiếng gõ cửa dữ dằn. Cô gái giật mình, cô đã nhận ra cái kiểu đập dồn dập như vậy và chẳng có một ảo tưởng nào về bản chất của khách viếng thăm. Mẹ nhìn cô, lo lắng. Marianne vừa đặt chiếc khăn ăn xuống vừa nói:
- Mẹ cứ ngồi yên, họ tìm con đấy.
Cô đi vòng quanh bàn, ôm lấy mẹ và siết chặt mẹ vào người.
- Dù người ta có nói gì chăng nữa, con không hối tiếc chút nào về những gì con đã làm, mẹ ạ. Con đã hành động vì một chính nghĩa đúng đắn.
Mẹ Marianne chăm chú nhìn con, bà vuốt má cô, như thể cử chỉ yêu thương cuối cùng ấy giúp bà cầm được nước mắt.
- Dù người ta có nói gì chăng nữa, con yêu, con là con gái của mẹ và mẹ tự hào về con.
Cánh cửa rung lên vì những tiếng đập, Marianne hôn mẹ lần cuối cùng và ra mở cử
*
Buổi tối êm dịu; Osna tựa mình bên cửa sổ, cô đang hút thuốc lá. Một chiếc xe hơi ngược lên con phố và đỗ trước cửa nhà cô. Bốn gã đàn ông mặc áo khoác xuống xe. Osna hiểu. Thời gian chúng lên thang gác, có lẽ cô còn lẩn trốn được, nhưng sự mệt mỏi quá lớn, sau tất cả những tháng hoạt động ngấm ngầm bất hợp pháp ấy. Với lại lẩn trốn ở đâu? Thế là Osna đóng lại cánh cửa kính. Cô đến bên bồn rửa mặt, vặn ra chút nước và xoa lên mặt.
"Thời điểm đến rồi," cô khẽ nói với bóng mình trong gương.
Và cô đã nghe tiếng chân bước trong cầu thang.
*
Trên sân ga, đồng hồ chỉ bảy giờ ba mươi phút. Damira căng thẳng, côười, hy vọng thấy xuất hiện con tàu sẽ đưa họ đi xa khỏi đây.
- Nó muộn giờ, phải không?
- Không, Marc điềm tĩnh đáp, năm phút nữa nó sẽ đến.
- Cậu cho là các bạn khác thoát chứ?
- Mình chẳng biết gì hết, nhưng về Charles thì mình không quá lo lắng.
- Mình thì lo lắng cho Osna, Sophie và Marianne.
Marc biết rằng không lời lẽ nào làm yên lòng được người phụ nữ mà cậu yêu. Cậu ôm lấy cô trong vòng tay và hôn cô.
- Đừng lo, mình chắc chắn các bạn ấy sẽ được báo trước kịp thời. Cũng như bọn mình ấy.
- Thế nếu chúng bắt giữ bọn mình?
- Thế thì ít ra bọn mình cũng sẽ được bên nhau, nhưng chúng sẽ không bắt giữ bọn mình đâu.
- Mình không nghĩ đến chuyện ấy, mà nghĩ đến cuốn nhật ký của Charles, dù sao thì chính mình đang mang theo nó đây.
- À
Damira nhìn Marc và âu yếm mỉm cười với cậu.
- Mình rất tiếc, đó không phải là điều mình muốn nói, mình sợ quá thành thử đâm ra nói lung tung.
Xa xa, phần nhô ra phía trước của đầu máy thấp thoáng nơi đường ray lượn vòng.
- Cậu thấy đấy, mọi sự sẽ ổn, Marc nói.
- Cho đến bao giờ?
- Một ngày kia mùa xuân sẽ trở lại, cậu sẽ thấy, Damira ạ.
Đoàn tàu đi qua trước mặt họ, các bánh xe của đầu máy hãm lại, làm bắn ra phía sau vài chùm tia lửa, và tàu dừng lại trong tiếng phanh ken két.
- Cậu có cho là cậu sẽ vẫn yêu mình, khi chiến tranh kết thúc hay không? Marc nói.
- Ai bảo cậu là mình từng yêu cậu chứ? Damira đáp với một nụ cười láu lỉnh.
Và thế là, trong lúc cô kéo Marc về phía bậc lên xuống toa tàu, một bàn tay nặng nề chụp xuống vai cô.
Marc bị đè gí người xuống đất, hai gã đang còng tay cậu. Damira vùng vẫy, một cái tát cực mạnh hất cã ập vào thành toa. Mặt cô đập vào tấm biển của đoàn tàu. Đúng trước khi bất tỉnh, cô đọc thấy viết bằng chữ to "Montauban."
Ở sở cẩm, bọn cảnh sát tìm thấy trên người cô chiếc phong bì mà Charles đã giao cho Marc.
*
Ngày mồng 4 tháng tư năm 1944, gần như toàn đội rơi vào tay cảnh sát. Một vài người vượt qua được. Catherine và Jan thoát khỏi mê lưới. Bọn cảnh sát không tìm ra chỗ của Alonso. Còn Émile, cậu ra đi vừa kịp.
Tối mồng 4 tháng Tư năm 1944, Gillard và tên phụ tá Sirinelli ghê gớm của y uống sâm banh chúc mừng. Trong khi nâng cốc, chúng tự ca ngợi cùng các cảnh sát đồng nghiệp là đã chấm dứt những hoạt động của một bè nhóm "những tên khủng bố" trẻ tuổi.
Nhờ công việc bọn chúng đã thực hiện, những kẻ ngoại quốc gây hại cho nước Pháp sẽ sống phần đời còn lại sau song sắt. "Mặc dù...! y nói thêm trong khi săm soi cuốn nhật ký của Charles, với chừng này bằng chứng hiển nhiên, ta có thể chắc chắn rằng đời những tên kiều dân kia sẽ không kéo dài trước khi người ta xử bắn chúng
Trong khi bọn chúng bắt đầu tra tấn Marianne, Sophie, Osna và tất cả những ai bị bắt ngày hôm ấy, con người đã phản bội họ bởi sự im lặng của mình, con người đã quyết định, vì những lý do chính trị, không chuyển đi các tin tức được những người kháng chiến làm việc ở cục cảnh sát thông báo, chính con người ấy đã đang chuẩn bị tham gia bộ tham mưu quân Giải phóng.
Ngày hôm sau, khi được tin đội 35 Marcel Langer, thuộc dân Lao động Nhập cư, bị bắt gần như toàn bộ, nga áy nhún vai và phủi phủi bụi trên áo vét; đúng chỗ mà, vài tháng nữa, người ta sẽ cài vào đấy một Huân chương Bắc đẩu. Giờ đây là tư lệnh của Lực lượng nội địa Pháp, chẳng bao lâu người ấy sẽ được phong đại tá.
Còn về viên cẩm Gillard, được chính quyền khen ngợi, khi chiến tranh chấm dứt người ta giao cho y chỉ huy đội chống ma túy. Y kết thúc bình yên sự nghiệp tại đó.