Nguyên tác tiếng Pháp: Les enfants de la liberté
Dịch giả:: Lê Hồng Sâm
Đôi nét về tác giả

    
arc Levy sinh ngày 16 tháng 10 năm 1961 tại Boulogne, Pháp.
Năm 18 tuổi, Marc Levy tham gia Hội Chữ Thập Đỏ và chỉ sau 3 năm ông đã được bầu làm Trưởng đại diện Văn phòng Cứu trợ khẩn cấp khu vực phía Tây Paris. Ông hoạt động trong tổ chức này 6 năm.
Cũng trong thời gian đó, Marc Levy học tập tại Đại học Paris-Dauphine. Cuối năm 1983, khi đang học năm thứ hai đại học, ông thành lập công ty đầu tiên của mình mang tên Logitec France, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sau đó, ông đến Mĩ và sáng lập 2 công ty khác chuyên về đồ hoạ máy tính ở California và Colorado. Đến năm 1988, ông giám sát việc đưa vào hoạt động một văn phòng chuyên xử lí hình ảnh tổng hợp ở Sophia Antipolis, gần Cannes, Pháp. Nhưng tới năm 1990 ông mất quyền kiểm soát công ty và từ chức.
Bắt đầu lại từ con số 0, Marc Levy chuyển sang 1 lĩnh vực hoàn toàn mới. Ông cùng 2 người bạn, một kiến trúc sư, một kĩ sư, lập ra công ty thiết kế nội thất và xây dựng Eurythmic-Cloisele. Nhóm của ông đã phát triển một ý tưởng liên kết công nghệ, kiến trúc và cấu trúc công trình. Chỉ vài năm sau, Eurythmic-Cloiselec đã trở thành một trong những công ty kiến trúc hàng đầu ở Pháp, đã hoàn thiện hơn 500 trụ sở của các tập đoàn lớn, trong đó phải kể đến Coca-cola, Perrier, Evian, Norton, Canal Plus Satellite và Tạp chí L’Express.
Năm 1998, Marc Levy bắt đầu bắt tay sáng tác “Và nếu như chuyện này là có thật” (Nếu em không phải một giấc mơ) trong những lúc rảnh rỗi, dựa trên một câu chuyện ông viết ra dành cho cậu con trai Louis của mình. Đầu năm 1999, chị của ông, một nhà biên kịch, sau khi tình cờ đọc được bản thảo, đã khuyến khích ông gửi tác phẩm tới Nhà xuất bản Robert Laffont. Tám ngày sau, Marc Levy nhận được tin báo rằng cuốn sách sẽ được xuất bản.
Và nếu như chuyện này là có thật đã gây được tiếng vang lớn và trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Pháp năm 2000 với 900.000 bản sách đã bán và đựơc dịch ra 32 thứ tiếng. Tháng 10 năm 1999, bản quyền làm phim của “Nếu như chuyện này là có thật” đã được hãng DreamWorks mua lại và được đạo diễn Steven Spielberg chuyển thể thành bộ phim Just like heaven, với sự tham gia diễn xuất của Reese Witherspoon. Sau thành công này, Marc Levy rời khỏi công ty kiến trúc của mình và chuyển đến London để dành trọn tâm huyết cho việc viết sách.
Tính đến nay, sự nghiệp văn học của Marc Levy đã được đánh dấu bởi những thành công vang dội:
- Tiểu thuyết đầu tay “Và nếu như chuyện này là có thật” là tiểu thuyết bìa cứng bán chạy nhất Pháp năm 2000.
- “Em ở đâu?” – tiểu thuyết bìa mềm bán chạy nhất tại Pháp năm 2003.
- “Bảy ngày cho mãi mãi” – tiểu thuyết bìa cứng bán chạy nhất tại Pháp năm 2003
- “Kiếp sau” bán được 400 000 bản năm 2004.
- “Gặp lại” bán được 700 000 bản năm 2005 và đã khiến Marc Levy trở thành tác giả ăn khách nhất vào năm đó.
- “Bạn tôi, tình tôi” xuất bản tháng 7 năm 2006 và trở thành cuốn sách bán chạy nhất với 525 000 bản.
- “ Những đứa con của tự do”, xuất bản tháng 5 năm 2007 và tiêu thụ được 500 000 bản.
- Bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết “ Bạn tôi, tình tôi” đã được lên lịch công chiếu toàn quốc tháng 7 năm 2008.
- Tiểu thuyết thứ 8, “Những điều chưa từng nói”, mới được xuất bản tại Pháp ngày 15 tháng 5 năm 2008.
Đến tháng 3 năm 2008, 5 cuốn sách của Marc Levy đã bán được trên 15 triệu bản, được dịch sang 39 thứ tiếng.
Sáu trong số tám tác phẩm của ông đã được xuất bản tại Việt Nam, cuốn sách thứ bảy: “Những đứa con của tự do” sắp sửa được phát hành.
Thành công của ông không chỉ giới hạn trong nước Pháp mà còn ở nước ngoài. Một thí dụ là tại Đức, tất cả các tác phẩm của ông nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất, với số lượng tiêu thụ hơn 2 triệu bản.
Khi không viết sách, Marc Levy dành thời gian cho niềm đam mê thứ 2 của mình: Điện ảnh. Bộ phim ngắn đầu tay của ông - Lá thư của Nabila – thực hiện trong khuôn khổ chiến dịch truyền thông quốc tế của tổ chức Amnesty International, đã được công chiếu vào tháng 3 năm 2004 và được dịch sang tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Với sự tham gia diễn xuất của diễn viên nổi tiếng người Pháp Rachida Brakni, bộ phim đã được chọn dự thi Liên hoan Phim ngắn Valencia và được chiếu trên truyền hình Pháp. Marc Levy cũng là người chuyển thể Bạn tôi tình tôi thành kịch bản điện ảnh.

Không cần ai giúp, Marcel nằm duỗi người trên tấm ván và lưỡi dao hạ xuống. Arnal nín thở, mắt đăm đăm nhìn lên bầu trời dăng dăng những đám mây mỏng nhẹ, cứ như là lụa. Dưới chân ông, những viên đá lát sân nhuộm máu đỏ. Và trong khi người ta đặt thi hài Marcel vào quan tài, những người đao phủ đã đang bận rộn lau rửa cỗ máy của họ. Người ta rắc ít mùn cưa xuống đất.
Arnal sẽ đưa tiễn bạn mình đến nơi yên nghỉ cuối cùng của anh. Ông trèo lên phía trước xe tang, cổng nhà tù mở ra và cỗ xe khởi hành. Ở góc phố, ông đi qua bóng hình của Catherine mà thậm chí chẳng nhận ra cô.
Nép mình vào một khuôn cửa, Catherine và Marianne dõi theo đám tang. Tiếng vọng của móng ngựa tắt dần chốn xa xa. Trên cánh cổng nhà tù, một người canh ngục niêm yết bản thông cáo hành hình. Chẳng còn gì để làm nữa. Người nhợt nhạt, các cô rời chỗ nấp và đi bộ ngược lên phố. Marianne giữ trước miệng một chiếc khăn tay, phương tiện thảm hại chống cơn buồn nôn, chống nỗi đau. Vừa mới bảy giờ khi các cô đến gặp chúng tôi ở nhà Charles. Jacques chẳng nói năng gì, anh siết chặt hai nắm tay. Boris lấy đầu ngón tay vẽ một vòng tròn trên mặt bàn gỗ, Claude ngồi vào tường, nó nhìn tôi. Jan nói:
- Ngày hôm nay phải diệt một tên địch.
- Không chuẩn bị gì sao? Catherine hỏi.
- Mình thì mình đồng ý, Boris nói.

*

Tám giờ tối, vào mùa hè, trời hãy còn sáng rõ. Mọi người đi dạo, tranh thủ lúc thời tiết dịu mát trở lại. Hiên trước các quán giải khát đông chật, vài đôi tình nhân hôn nhau ở góc phố. Giữa đám đông này, Boris có vẻ là một thanh niên như những thanh niên khác, hiền lành vô hại. Tuy nhiên, anh nắm chặt báng khẩu súng tay trong túi. Đã một giờ đồng hồ anh tìm kiếm con mồi, không phải bất cứ con mồi nào, anh muốn tìm sĩ quan để trả thù cho Marcel, tìm lon mạ vàng, tìm áo khoác quân phục có gắn sao. Nhưng lúc này anh chỉ mới gặp hai nhãi thủy thủ Đức chuếnh choáng say và các gã trai non nớt ấy không đủ ác để đáng chết. Boris băng qua quảng trường Lafayette, ngược lên phố Alsace, sải những bước dài trên lề đường quảng trường Esquirol. Xa xa nghe thấy tiếng kèn đồng của một đội nhạc. Thế là Boris để cho nhạc dẫn dắt mình.
Một đội nhạc Đức đang chơi dưới một mái nhà bát giác. Boris kiếm được một chiếc gựa và ngồi xuống. Anh nhắm mắt lại và tìm cách làm dịu những tiếng đập của tim mình. Không có chuyện trở về tay trắng, không có chuyện làm các chiến hữu thất vọng. Chắc chắn, đây không phải là loại phục thù xứng với Marcel, nhưng đã quyết định rồi. Anh mở mắt, Thượng đế phù hộ anh, một viên sĩ quan bảnh bao vừa ngồi vào hàng ghế đầu. Boris nhìn chiếc mũ lưỡi trai mà gã quân nhân đang phe phẩy quạt mát. Trên ống tay áo y, anh thấy dải băng đỏ của chiến dịch tại nước Nga. Hẳn y phải giết nhiều người lắm, viên sĩ quan này, để có quyền nghỉ ngơi ở Toulouse. Hẳn y đã đưa binh lính đến chỗ chết để được hưởng một cách hết sức an bình một buổi tối mùa hè êm dịu ở miền Tây Nam nước Pháp.
Buổi hòa nhạc kết thúc, viên sĩ quan đứng dậy. Boris theo sau y. Cách đó vài bước chân, ở giữa phố, năm phát súng nổ, lửa tóe ra từ nòng súng bạn tôi. Đám đông xô đến, Boris bỏ đi.
Ở một đường phố Toulouse, máu một viên sĩ quan Đức đang chảy xuống cống. Cách đó vài cây số, dưới mặt đất một nghĩa trang Toulouse, máu của Marcel đã khô rồi.

*

Tờ Điện tín đưa tin về hành động của Boris; cũng trong số ra hôm ấy, báo thông cáo việc hành quyết Marcel. Mọi người trong thành phố sẽ nhanh chóng liên kết hai vụ việc. Những kẻ có dính líu sẽ hiểu ra rằng máu một người kháng chiến chẳng đổ xuống mà không có hình phạt, những người khác sẽ biết rằng sát bên họ một số người đang chiến đấu.
Giám đốc sở cảnh sát địa phương vội vã ra một cáo thị để làm kẻ chiếm đóng an tâm về thiện chí phục vụ của y đối với chúng. Y công bố: "Ngay sau khi biết tin vụ sát hại, tôi đã bày tỏ niềm công phẫn của dân chúng với vị tướng chỉ huy bộ tham mưu và với chỉ huy trưởng sở Mật thám Đức." Phó giám đốc cảnh sát địa phương đã thò cẳng góp phần vào thứ văn chương hợp tác: "Một phần thưởng rất lớn bằng tiền sẽ được các nhà chức trách trao cho bất kỳ người nào giúp nhận dạng kẻ hay những kẻ gây ra vụ sát hại ghê tởm bằng súng vào buổi tối 23 tháng Bảy đối với một quân nhân Đức ở phố Bayard tại Toulouse." Chấm dứt viện dẫn! Phải nói rằng y vừa mới e=" " href="index.php?tuaid=13487&chuongid=21">Chương 18
Phần II -Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Phần III -Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Đoạn Kết