1964
Tháng ba năm 1964
Chương 1

    
UYẾT BẮT ĐẦU RƠI VÀI GIỜ TRƯỚC KHI NÀNG TRỞ DẠ. Lúc đầu chỉ một vài bông trên bầu trời xám xịt ảm đạm buổi chiều muộn, rồi những cơn lốc và gió xoáy vần vũ quanh bờ hàng hiên rộng trước nhà họ. Anh đứng cạnh nàng bên cửa sổ, ngắm nhìn những cơn sóng tuyết cồn lên mạnh mẽ, rồi xoáy tròn và trôi xuống mặt đất. Đèn đã sáng lên ở mọi nhà xung quanh, còn những cành cây trơ trụi thì chuyển sang màu trắng.
Sau bữa tối anh nhóm một đống lửa, xông ra ngoài trời để lấy củi – anh đã chất đống trước ga ra từ mùa thu năm trước. Bầu không khí sáng sủa lạnh toát phả lên mặt anh, tuyết trên lối vào đã ngập tới nửa bắp chân. Anh gom những thanh gỗ, rũ sạch những chỏm tuyết trắng muốt mềm xốp phủ trên chúng rồi bê vào nhà. Thanh mồi trên chiếc ghi lò sắt bắt lửa ngay lập tức, anh ngồi một lát trước lò sưởi, chân bắt chéo, cho thêm củi và ngắm nghía những ngọn lửa bùng lên, lưỡi lửa xanh biếc đầy mê hoặc. Ở bên ngoài, tuyết vẫn rơi lặng lẽ trong bóng đêm, sáng và dày như những hạt tĩnh điện trong luồng sáng đổ xuống từ những cột đèn đường. Khi anh đứng lên nhìn ra ngoài cửa sổ, chiếc xe của họ đã biến thành một ngọn đồi trắng toát xôm xốp đứng bên lề đường. Cả những dấu chân của anh trên lối vào cũng đã bị lấp đầy  và biến mất.
Anh phủi bụi tro trên tay và ngồi xuống chiếc sofa cạnh vợ, chân nàng kê lên mấy chiếc gối, đôi mắt cá sưng phù bắt chéo nhau, cuốn Bác sĩ Spock đặt ngay ngắn trên bụng. Mải mê đọc, nàng vô thức liếm ngón trỏ mỗi lần giở sang trang. Bàn tay nàng mảnh mai, những ngón tay ngắn và cứng cáp, nàng khẽ cắn môi dưới một cách chăm chú khi đọc. Ngắm nhìn nàng, anh thấy lòng mình tràn ngập yêu thương và kinh ngạc: rằng nàng là vợ anh, rằng con của họ, chỉ trong vòng ba tuần nữa, sẽ sớm ra đời. Đây sẽ là đứa con đầu lòng của họ. Họ mới chỉ kết hôn được một năm.
Nàng nhìn lên, mỉm cười, khi anh quấn tấm chăn quanh chân nàng.
“Anh biết không, em vẫn thắc mắc không biết hồi đó ra sao,” nàng nói. “Ý em là trước khi mình được sinh ra ấy. Ta chẳng nhớ nổi tí gì, chán thật.” Nàng cởi nút áo choàng và kéo chiếc áo len mặc bên trong lên, làm lộ ra cái bụng tròn và rắn như quả dưa. Nàng đưa bàn tay xoa lên bề mặt bụng mềm mại, ánh lửa nhảy múa trên làn da, hắt ánh vàng hơi nhuốm đỏ lên mái tóc nàng. “Anh có nghĩ là giống như sống trong một cái đèn lồng lớn không? Trong sách nói là ánh sáng thấm qua cả da em cơ, rằng đứa trẻ đã có thể nhìn được rồi đấy.”
“Anh không biết,” anh nói.
Nàng cười vang. “Sao lại không?” nàng hỏi. “Anh là bác sĩ cơ mà.”
“Anh chỉ là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình thôi,” anh nhắc nàng. “Anh có thể nói cho em về quá trình cốt hóa của xương thai nhi, nhưng thế là hết.” Anh nâng bàn chân của nàng lên, mỏng manh và phồng to trong chiếc tất màu xanh dương, và bắt đầu nhẹ nhàng xoa bóp: khúc xương cổ chân cứng cáp ở gót chân nàng, khối xương bàn chân và xương đốt chân, ẩn dưới làn da và những búi cơ xếp lớp dày đặc như một cái quạt chực xòe ra. Hơi thở của nàng tràn ngập căn phòng yên tĩnh, bàn chân nàng sưởi ấm tay anh, và anh mường tượng ra sự hoàn hảo, bí ẩn, cân xứng của những đốt xương. Đối với anh, lúc có thai nàng dường như vừa xinh đẹp lại vừa mong manh, những đường gân xanh biếc nổi lên lờ mờ qua làn da trắng nhợt của nàng.
Đó là một đợt thai nghén tuyệt vời, không phải kiêng cữ thuốc men gì hết. Kể cả thế, anh vẫn không được quan hệ với nàng trong vài tháng. Trái lại, anh cảm thấy mình muốn được bảo vệ nàng, muốn bế nàng lên cầu thang, muốn bao bọc nàng trong những tấm chăn, muốn mang cho nàng những cái bánh caramen. “Em có phải người tàn tật đâu,” lần nào nàng cũng phản ứng, miệng cười khúc khích. “Em không phải con chim mới ra ràng anh tìm thấy trên bãi cỏ đâu nhé.” Tuy vậy, nàng vẫn thấy vui vì sự quan tâm của anh. Đôi khi anh tỉnh dậy và ngắm vợ khi nàng ngủ: cơn rung động trên làn mi nàng, chuyển động đều đều chậm rãi của lồng ngực nàng, bàn tay nàng thõng xuống, đủ nhỏ để anh có thể nắm gọn trong lòng bàn tay mình.
Nàng kém anh tới mười một tuổi. Anh gặp nàng lần đầu cách đây chưa quá một năm, hôm đó là một ngày thứ Bảy tháng Mười Một xám xịt, nàng đi lên thang cuốn trong một trung tâm mua sắm trên phố đúng lúc anh đang mua cà vạt. Anh đã ba mươi ba tuổi và còn lạ nước lạ cái ở thành phố Lexington, Kentucky này, và nàng nổi lên giữa đám đông như một ảo ảnh, mái tóc vàng rực của nàng vấn gọn ở phía sau thành một búi duyên dáng, những hạt ngọc trai lấp lánh trên cổ và tai nàng. Nàng mặc chiếc áo choàng len màu xanh lục, làn da nàng sáng và tái. Anh bước lên thang cuốn, chen lấn giữa đám đông, cố gắng để giữ nàng trong tầm nhìn. Nàng đi lên tầng bốn, tầng bán đồ lót nữ và quần tất. Khi anh cố bám theo nàng qua những lối đi ken dày các giá treo váy lót, coóc xê và quần con, tất cả đều lấp lánh nhè nhẹ, thì một nhân viên bán hàng vận bộ váy màu xanh hải quân cổ trắng ngăn bước anh lại, mỉm cười, để hỏi liệu cô có thể giúp gì được chăng. Một cái áo choàng, anh nói, mắt quét khắp các lối đi cho đến khi bắt gặp mái tóc của nàng, bờ vai xanh lục, cái đầu nghiêng nghiêng để lộ đường cong duyên dáng của cần cổ trắng mát. Một cái áo choàng cho em gái tôi sống ở New Orleans. Anh không có cô em gái nào hết, tất nhiên, hay bất cứ người thân nào còn sống mà anh công nhận.
Cô nhân viên biến mất và một phút sau quay lại với ba cái áo choàng bằng vải bông dày. Anh chọn bừa, hầu như không nhìn xuống, lấy ngay chiếc ở trên cùng. Ba cỡ, cô nhân viên nói, và tháng sau sẽ có nhiều màu đẹp hơn, nhưng anh đã chạy dọc lối đi mất rồi, cái áo choàng màu san hô vắt trên tay, giày của anh gõ lộp cộp trên nền gạch khi anh nôn nóng luồn lách giữa những người mua hàng khác để đến được nơi nàng đứng.
Nàng đang loay hoay giữa các giá treo tất giấy đắt tiền, những sắc màu trong suốt lấp lánh qua lớp giấy bóng kính mỏng: nâu sẫm, xanh hải quân, màu hạt dẻ sẫm như tiết lợn. Cổ tay chiếc áo choàng xanh lục của nàng quét qua cổ tay áo anh và anh ngửi thấy mùi nước hoa của nàng, có gì đó phảng phất nhưng lan tỏa, chút gì đó giống như những cánh hoa tử đinh hương nhàn nhạt ken dày bên ngoài cửa sổ những căn phòng sinh viên mà anh từng sống ở Pittsburgh. Những ô cửa sổ thấp bè bè trong căn hộ tầng hầm của anh luôn phủ đầy bụi bặm, mờ đục vì muội và tro từ nhà máy thép, nhưng vào mùa xuân hoa tử đinh hương xòe nở, những chùm hoa trắng và tím phớt áp lên mặt kính, hương thơm của chúng tràn vào tựa như ánh sáng.
Anh dặng hắng – anh gần như không thở nổi – và giơ cái áo choàng vải bông lên, nhưng cô nhân viên đứng sau quầy thu ngân đang mải cười cợt vui đùa nên không để ý đến anh. Khi anh dặng hắng thêm lần nữa cô ta mới liếc nhìn anh, vẻ khó chịu, rồi gật đầu với khách hàng của mình giờ đang cầm trong tay ba hộp tất giấy mỏng trông giống như những lá bài khổng lồ.
“Tôi e là cô Asher đã đến trước rồi,” cô nhân viên nói, lạnh lùng và kênh kiệu.
Ánh mắt họ chạm nhau, và anh giật mình khi thấy mắt nàng cũng có màu lục sẫm như chiếc áo nàng mặc. Nàng nhìn anh săm soi – cái áo choàng vải tuýt thuần chất, khuôn mặt cạo nhẵn nhụi và đỏ ửng vì giá lạnh, móng tay tỉa gọn ghẽ. Nàng mỉm cười, thích thú và có phần khinh thị, ra dấu về phía chiếc áo choàng trên tay anh.
“Cho vợ anh đấy à?” nàng hỏi. Nàng nói bằng chất giọng mà anh nhận ra là giọng Kentucky kiểu thượng lưu, trong cái thành phố của những gia đình quyền quý lâu đời này thì những đặc điểm phân biệt kiểu đó rất có ý nghĩa. Chỉ sau sáu tháng sống trong thành phố, anh đã hiểu được điều này. “Không sao đâu, Jean,” nàng nói tiếp, quay lại phía cô nhân viên. “Cứ thanh toán cho anh ấy trước đi. Người đàn ông tội nghiệp này hẳn phải thấy bối rối và xấu hổ lắm, phải đứng đây với cả đống đăng ten thế cơ mà.”
“Cái này là cho em gái tôi,” anh nói với nàng, hết hy vọng đảo ngược ấn tượng tồi tệ mà mình vừa tạo ra. Chuyện này vẫn xảy ra thường xuyên với anh khi ở đây; anh quá tự tin hoặc thẳng thắn nên khiến người ta khó chịu. Chiếc áo rơi tuột xuống sàn và anh cúi người xuống nhặt, khuôn mặt đỏ bừng khi ngẩng lên. Găng tay của nàng nằm trên mặt kính, đôi bàn tay trần khẽ chắp lại bên cạnh. Vẻ lúng túng của anh dường như khiến nàng mềm lòng, vì khi anh bắt gặp lại ánh mắt nàng, trông nó thật dịu dàng.
"Norah?" Sam nói. "Norah, em có sao không?"
Bà nhắm mắt thật nhanh. Ánh mặt trời bình dị sưởi ấm khuôn mặt bà. Cửa sổ phòng ngủ của Sam được ghép từ những miếng kính lục lăng, và trong buổi sáng rực rỡ hôm ấy, ánh sáng và màu sắc chuyển động lung linh trên mọi bề mặt. Cứ như là làm tình trên sàn nhảy ấy, một lần bà đã nói với ông ta như thế, nửa như phàn nàn, nửa vui thích, những vệt màu dài nhảy múa trên tay ông ta, trên làn da trắng xanh của bà. Ngày hôm đó, cũng như mọi ngày kể từ khi họ gặp nhau, Norah đã định chấm dứt mọi chuyện. Rồi ngón tay Sam lần theo dải sáng loang lổ in trên đùi bà, và bà cảm thấy sự cả quyết của mình dần dần mềm ra, nhòa đi, những cảm xúc biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác theo một chuỗi bí ẩn nào đó, từ màu chàm sậm chuyển sang ánh vàng, cảm giác miễn cưỡng, kỳ lạ thay, bỗng hóa thành ham muốn.
Dẫu vậy, cơn vui thú cũng chẳng kéo dài hơn một cuốc xe về nhà.
"Giờ tôi chỉ quan tâm đến Paul thôi," bà nói, và rồi, bằng giọng rất xẵng, bà thêm, "Sam, tôi chán rồi, thật đấy. Những gì tôi nói hôm nọ hoàn toàn nghiêm túc. Đừng gọi cho tôi nữa."
"Em đang căng thẳng đấy thôi."
"Phải. Nhưng tôi nói thật đấy. Đừng gọi cho tôi nữa. Đừng bao giờ gọi nữa."
Bà gác máy. Tay bà run lên; bà áp chặt nó xuống bàn. Bà cảm giác việc Paul biến mất là một sự trừng phạt: cho cơn giận dữ kéo dài của David, cho cơn giận dữ của chính bà. Chiếc xe thằng bé đánh cắp đã được tìm thấy đêm qua, bị bỏ không bên lề đường ở Louisville, nhưng không có dấu vết nào của Paul. Vì vậy bà và David lại tiếp tục chờ đợi, bất lực đi loanh quanh, xuyên qua hàng lớp im lặng trong ngôi nhà họ. Cô gái đến từ Tây Virginia vẫn ngủ trên chiếc sofa gấp đặt trong phòng làm việc. David không bao giờ động đến cô ta, thậm chí chẳng mấy khi nói chuyện, chỉ trừ lúc hỏi xem cô ta có cần thứ gì không. Dẫu vậy Norah vẫn linh cảm có gì đó giữa hai người bọn họ, một mối dây cảm xúc, sống động và vô cùng nhiệt thành, cảm giác ấy cứa vào tim gan bà, cũng nhiều như nỗi đau mà một mối quan hệ xác thịt ám muội có thể gây ra, mà có lẽ còn hơn thế.
Bree gõ lên mặt kính, rồi hé cánh cửa ra khoảng vài phân.
"Mọi chuyện ổn không chị? Vì Neil đã đến rồi, ở IBM ấy."
"Chị không sao," Norah đáp. "Em thế nào? Em khỏe không?"
"May mà em có mặt ở đây," Bree nói vẻ tươi tỉnh, kiên quyết. "Nhất là khi mọi việc rối tinh rối mù thế này."
Norah gật đầu. Bà đã gọi cho bạn bè của Paul, còn David gọi cho cảnh sát. Cả đêm qua cho đến tận sáng này bà chỉ đi quanh nhà trong chiếc áo choàng tắm, uống cà phê và tưởng tượng ra đủ thứ tai họa có thể ập đến. Cơ hội được đi làm, để cho một phần tâm trí của mình có thể nghĩ đến việc khác, đem lại cảm giác gì đó như sự ẩn náu. "Chị sẽ ra ngay," bà nói.
Khi bà vừa đứng lên thì chuông điện thoại lại đổ dồn, Norah để mặc cơn giận dữ mỏi mệt đẩy mình ra khỏi cửa. Bà sẽ không để Sam quấy rầy nữa, bà sẽ không để ông ta phá hỏng cuộc họp này, không. Những cuộc ngoại tình trước đó đã kết thúc theo một cách khác, hoặc chóng vánh hoặc chậm chạp, trong tình cảm nồng ấm hoặc không, nhưng không có lần nào lại gây nhiều khó chịu đến thế. Đừng bao giờ lặp lại nữa, bà tự nhủ. Hãy chấm dứt chuyện này, và đừng bao giờ lặp lại nữa.
Bà hối hả đi qua hành lang, nhưng Sally chặn bước bà ở quầy lễ tân, và chìa điện thoại ra. "Chị nên nghe máy, chị ạ," cô ta nói. Norah hiểu ngay, bà đón lấy ống nghe, người run rẩy.
"Họ tìm thấy thằng bé rồi." Giọng David trầm trầm. "Cảnh sát vừa gọi. Họ tìm thấy nó ở Louisville, đang ăn trộm đồ trong siêu thị. Con trai chúng ta bị bắt quả tang đang ăn trộm pho mát."
"Nó không sao rồi," bà nói, thở dài mà không nhận ra mình đã nín thở từ nãy giờ, máu lại chảy về từng đầu ngón tay. Ôi chao! Bà đã kiệt quệ mà không biết.
"Phải, nó vẫn khỏe. Chỉ đói thôi, rõ là thế. Anh đang trên đường đi đón nó. Em có muốn đi cùng không?"
"Có lẽ em nên đi. Em không biết nữa, David. Chắc anh nói nhầm rồi." Anh ở nhà với cô bồ của anh thì hơn, suýt nữa thì bà đã thêm vào.
Anh thở dài. "Anh không biết phải nói gì thì mới đúng, Norah? Anh thực sự muốn biết. Anh tự hào về nó, và anh đã nói với nó như thế. Nó bỏ đi và đánh cắp một chiếc xe. Vậy thì anh không hiểu phải nói gì thì mới là đúng đây?"
Quá ít ỏi, quá muộn màng, bà muốn nói thế. Còn cô bồ của anh thì sao? Nhưng bà không nói gì cả.
"Norah, thằng bé đã mười tám tuổi rồi. Nó đã đánh cắp xe. Nó phải chịu trách nhiệm về việc đó."
"Anh thì năm mươi mốt," bà đốp lại. "Anh cũng phải chịu trách nhiệm."
Sau đó là một khoảng im lặng; bà mường tượng ra ông đứng trong văn phòng, tự tin trong chiếc áo blouse trắng, mái tóc sinh động điểm bạc. Không ai nhìn thấy ông khi ấy có thể tưởng tượng được lúc ông bước chân về đến nhà: râu ria lởm chởm, quần áo tơi tả, vấy bẩn, đứng bên cạnh là một cô gái ôm cái bụng bầu trong chiếc áo khoác đen xơ xác.
"Thôi, anh cứ cho em địa chỉ đi," bà nói. "Em sẽ gặp anh ở đó."
"Thằng bé đang ở đồn cảnh sát, Norah. Bốt trung tâm. Thế em nghĩ nó còn ở đâu được nữa, sở thú à? Mà thôi, chờ anh chút. Anh sẽ đọc địa chỉ cho em."
Norah viết địa chỉ vào giấy, ngẩng đầu lên thì thấy Bree đóng cánh cửa chính sau lưng Neil Simms lại.
"Paul có sao không?" Bree hỏi.
Norah gật đầu, bà quá xúc động, quá nhẹ nhõm, đến mức không thể thốt nên lời. Nghe thấy tên con khiến cái tin vừa nghe được trở nên thật hơn. Paul đã an toàn, có lẽ đang bị còng tay, nhưng an toàn. Vẫn còn sống. Các nhân viên công ty quanh quẩn trong phòng lễ tân bắt đầu vỗ tay, còn Bree đi qua căn phòng ôm chầm lấy bà. Gầy quá, Norah thầm nghĩ, nước mắt dâng đầy mắt bà, hai đốt xương bả vai của em gái bà thật mỏng và nhọn, như những đôi cánh.
"Em sẽ lái xe," Bree nói, đoạn cầm lấy tay chị. "Đi nào. Chị kể cho em trên đường đi là được."
Norah để mặc mình bị dẫn xuống sảnh và ra tới thang máy, bị lôi vào chiếc xe đậu trong ga ra. Bree lái xe luồn qua những con phố đông đúc trong khu nội thành trong khi Norah kể lại mọi chuyện, cảm giác thanh thản tràn qua bà như một cơn gió.
"Chị không thể tin nổi," bà nói. "Chị cứ thao thức suốt đêm. Chị biết giờ Paul đã là người lớn. Chị biết chỉ vài tháng nữa nó sẽ đi học đại học, rồi lúc đó chị sẽ không nắm được nó ở đâu, vào lúc nào. Vậy mà chị không thể ngừng lo nghĩ."
"Thằng bé vẫn là con chị mà."
"Lúc nào cũng vậy. Để thằng bé tự lập mới khó làm sao. Khó hơn chị nghĩ nhiều."
Họ lái xe qua những tòa nhà thấp tè tẻ nhạt của công ty IBM, và Bree vẫy tay với chúng. "Chào nhé, Neil," bà nói. "Gặp lại anh sau."
"Mất bao nhiêu là công sức." Norah thở dài.
"Ôi, chị đừng lo. Chúng ta sẽ không mất khách hàng đâu," Bree nói. "Em đã cực kỳ, cực kỳ duyên dáng. Còn Neil là người đàn ông của gia đình. Em cũng ngờ rằng anh ta có vẻ mềm lòng trước những quý cô lâm nạn."
"May có em biến nguy thành an rồi," Norah trả miếng, bà nhớ đến Bree dưới ánh sáng đèn lọc trong phòng ăn nhiều năm về trước, tay vẫy vẫy cuốn sách mỏng dính in những điều cần biết về sữa mẹ.
Bree cười vang. "Cũng chẳng đến mức ấy. Chỉ là em vừa học được cách xử lý những gì mình gặp phải thôi. Rồi chúng ta sẽ có được khách hàng này, chị đừng lo."
Norah không đáp. Những cọc rào trắng trôi qua vùn vụt, mờ nhòe trên nền cỏ xanh tốt. Lũ ngựa đứng đủng đỉnh trên đồng, những kho thuốc lá xám xịt qua mưa nắng, nằm lẻ loi một bên sườn đồi này, rồi trên một sườn đồi khác. Mùa xuân đã chớm về, ở Derby, xuân thường đến sớm hơn, những nụ hồng đã xòe nở. Họ đi qua sông Kentucky, ngầu bùn và lấp lánh ánh sáng. Trên cánh đồng ngay bên kia cầu, một bông thủy tiên khẽ rung rinh, một cái chấm đẹp rực rỡ vụt hiện lên, rồi biến mất. Bà đã đi trên con đường này bao nhiêu lần rồi, gió luồn trên mái tóc, sông Ohio vẫy gọi với bao hứa hẹn, với vẻ đẹp cuồn cuộn trôi chảy của nó? Bà đã bỏ rượu, bỏ những cuốc xe ngợp gió; bà đã mua lại công ty du lịch này và phát triển nó; bà đã thay đổi cuộc đời mình. Nhưng rồi bà ngộ ra, rõ ràng, đột ngột, như thể một luồng sáng chói lòa ùa vào căn phòng: bà chưa bao giờ ngừng di chuyển. Đến San Juan và Bangkok, London và Alaska. Ngã vào vòng tay Howard và những người khác, đến với Sam và tới giây phút này.
"Chị không thể để mất em, Bree ạ," bà nói. "Chị không biết nhờ đâu em có thể bình tĩnh trước mọi việc như thế, vì chị có cảm giác như mình đang bế tắc." Bà nhớ ra hôm qua David đã nói y như vậy, khi đứng trên lối vào, cố gắng giải thích tại sao ông lại đưa Rosemary về nhà. Đã có chuyện gì xảy ra với ông ở Pittsburgh, chuyện gì đã khiến ông thay đổi nhường ấy?
"Em bình tĩnh mà," Bree đáp, "vì chị sẽ không mất em đâu."
"Tốt. Chị thấy vui vì em chắc chắn đến thế. Bởi chị không thể chịu nổi việc đó."
Vài dặm tiếp theo họ chỉ lái xe trong im lặng.
"Chị có nhớ cái sofa cũ màu xanh ọp ẹp của em không?" Cuối cùng Bree cất tiếng hỏi.
"Hơi hơi thôi," Norah nói, đoạn dụi dụi mắt. "Sao cơ?"
Một kho thuốc lá, rồi một kho khác, và tiếp đó là một dải màu xanh dài bất tận.
"Lúc nào em cũng thấy nó sao mà đẹp thế, cái sofa ấy. Rồi đến một ngày - đó là khoảng thời gian thực sự u ám trong cuộc đời em - ánh sáng chiếu vào căn phòng cũng khác, có lẽ là do ngoài trời tuyết đang rơi hay sao đó, em chợt nhận ra cái sofa cũ ấy đã mục nát lắm rồi, có lẽ chỉ còn là một đống bụi. Em biết em phải thay đổi thôi." Bà liếc qua bên kia xe, mỉm cười. "Vì vậy em đến làm việc cho chị."
"Khoảng thời gian u ám ư?" Norah nhắc lại. "Chị luôn nghĩ cuộc sống của em luôn đầy màu sắc. Ít nhất là so với chị. Chị không biết là em cũng có những lúc chán chường đấy, Bree ạ. Có chuyện gì xảy ra thế?"
"Không quan trọng. Cũng lâu rồi mà. Nhưng tối qua em cũng thức trắng đêm. Em cũng có cảm giác y như thế: có điều gì đó đang đổi thay. Nực cười làm sao khi đột nhiên mọi thứ đều có vẻ khác lạ. Sáng nay tự nhiên em thấy mình nhìn chằm chằm vào luồng sáng chiếu vào từ cửa sổ nhà bếp. Nó trải một dải hình chữ nhật dài trên sàn nhà, rồi bóng những chiếc lá non mới nhú rung rinh trong khoảng sáng đó, tạo thành đủ mọi hình thù. Điều đó thật giản dị, nhưng lại đẹp biết mấy."
Norah rà lại tiểu sử Bree, nhớ lại hình ảnh quen thuộc của em gái, không vướng bận lo âu, mạnh mẽ và tự tin vào sự táo bạo của mình khi đứng trên bậc thềm tòa hành chính. Cô gái trẻ ấy đâu rồi? Làm thế nào mà Bree lại trở thành người phụ nữ này, gầy gò và quyết đoán, mạnh mẽ và đơn độc đến thế?
"Ôi, Bree," cuối cùng Norah mới cất nên lời.
"Có phải đấy là án tử hình đâu, Norah." Bree nói giọng khô khốc, chăm chú và cương quyết, giống như bà đang trình bày khái quát về các khoản nợ phải thu vậy. "Giống tiếng chuông báo thức hơn. Em đã đọc một số tài liệu, và cơ hội dành cho em thực sự rất khả quan. Ngay sáng nay em đã nghĩ là nếu không có hội nhóm nào hỗ trợ cho những phụ nữ như em, em sẽ tự lập một hội như thế."
Norah mỉm cười. "Cái giọng đấy thì đúng là em rồi. Đấy là điều dễ chịu nhất trong số những gì em vừa nói đấy."  Họ lái đi trong im lặng vài phút nữa rồi Norah lại mở lời, "Nhưng em chưa nói cho chị biết. Những năm trước ấy, khi em không hạnh phúc. Em chưa bao giờ kể với chị cả."
"Phải," Bree đáp. "Bây giờ em đang kể với chị đấy thôi."
Norah đặt tay lên đầu gối Bree, cảm nhận hơi ấm, sự gầy gò của em gái.
"Chị làm gì được không?"
"Cứ sống tiếp thôi, ngày qua ngày. Em có mặt trong danh sách đi lễ ở nhà thờ đấy, việc này cũng giúp em ít nhiều."
Norah nhìn em gái, mái tóc ngắn kiểu cách, khuôn mặt nghiêng nghiêng góc cạnh của em, không biết phải nói sao. Khoảng một năm trước Bree bắt đầu đến một nhà thờ Tân giáo nhỏ ở gần nhà mình. Norah cũng đi cùng em gái một lần, nhưng buổi lễ, với tất cả những nghi thức quỳ và đứng, cầu nguyện và im lặng quá ư phức tạp, đã khiến bà thấy mình thật lạc lõng, như một kẻ ngoài cuộc. Bà ngồi lén nhìn những người ngồi trên các băng ghế khác, tự hỏi không hiểu họ đang cảm thấy thế nào, cái gì đã lôi họ ra khỏi giường và đến nhà thờ trong buổi sáng Chủ nhật đẹp trời này. Khó mà nhận thấy điều gì bí ẩn, khó mà nhận thấy bất cứ điều gì khác trừ ánh sáng trong trẻo và một nhóm người mệt mỏi, tràn trề niềm hy vọng và kính ngưỡng. Bà không bao giờ quay lại đó nữa, nhưng giờ đây đột nhiên bà thấy mình biết ơn sâu sắc bất cứ niềm an ủi nào em gái mình đã thu nhận, bất cứ điều gì Bree tìm thấy ở nơi giáo đường tĩnh lặng ấy mà bà đã không nhìn ra.
Cảnh vật trôi vụt qua: cây cỏ, bầu trời. Rồi sau đó là các tòa nhà, ngày càng nhiều hơn. Họ đã vào tới Louisville, Bree lái xe hòa vào dòng xe cộ đông nghẹt trên đại lộ I-71, đi vào làn đường cao tốc đầy những chiếc xe đang lao đi vun vút. Bãi đậu xe ở sở cảnh sát gần như chật cứng, lấp lánh nhè nhẹ dưới cái nắng ban trưa. Hai chị em ra khỏi xe, tiếng cửa xe sập lại vang vọng, họ đi trên vỉa hè đổ bê tông được viền bởi một hàng cây bụi thấp tè xơ xác, và bước qua cửa xoay, ngập trong ánh sáng lờ mờ như ở dưới mặt nước bên trong tòa nhà.
Paul đang ngồi trên băng ghế ở tít bên kia căn phòng, lưng còng xuống, khuỷu tay tì lên đầu gối còn hai bàn tay lúc lắc uể oải giữa hai gối. Tim Norah thắt lại. Bà đi qua bàn giấy và các nhân viên cảnh sát, lội trong thứ không khí xanh xanh màu nước biển đặc quánh để đến chỗ con ngồi. Trong phòng nóng hầm hập. Một chiếc quạt phe phẩy trên trần nhà ốp gạch cách âm loang lổ vết bẩn. Bà ngồi xuống băng ghế bên cạnh Paul. Cậu chưa tắm, mái tóc dày và bết, mùi mồ hôi và quần áo bẩn nồng nặc, mùi thuốc lá vẫn vấn vít trên người cậu. Những thứ mùi nồng gắt, mùi của một người đàn ông. Ngón tay thằng bé chai sần, thô ráp do tập ghi ta. Giờ Paul đã có cuộc sống riêng của cậu, cuộc sống bí mật của cậu. Đột nhiên bà có cảm giác mình bị coi nhẹ khi thấy thằng bé tự lập đến thế. Là của bà, phải rồi, lúc nào cũng vậy, nhưng không còn là của bà nữa.
"Gặp con mẹ mừng quá," bà nói khẽ. "Mẹ lo lắm, Paul ạ. Cả nhà đều lo cho con."
Thằng bé nhìn bà, đôi mắt tối sầm lại với những tia giận dữ và hoài nghi, rồi đột ngột quay mặt đi, chớp mắt để nén những giọt nước đang chực rơi.
"Người con hôi lắm," cậu nói.
"Phải," Norah tán đồng. "Con hôi thật."
Thằng bé ngó nghiêng hành lang, đôi mắt nó nán lại ở chỗ Bree đang đứng bên bàn tiếp khách, rồi chuyển sang nhìn những cánh cửa xoay đang quay loang loáng.
"Hừm. Chắc con may rồi, ông ta không thèm đến đúng không."
Ý cậu ám chỉ David. Giọng nói của cậu đau đớn quá. Giận dữ nữa.
"Bố đang đến đấy," Norah đáp, cố giữ giọng bình thản. "Bố đến ngay thôi. Dì Bree lái xe đưa mẹ đến đây. Lái như bay ấy, thật đấy."
Bà định chọc cho thằng bé cười, nhưng cậu chỉ gật đầu.
"Dì ổn không?"
"Có," Norah đáp, chợt nghĩ tới cuộc nói chuyện của họ trong xe. "Dì vẫn ổn."
Nó lại gật đầu. "Tốt. Thế thì tốt. Chắc là bố điên lắm hả."
"Chắc thế."
"Con có phải ngồi tù không?" giọng Paul rất khẽ.
Bà hít vào một hơi. "Mẹ không biết. Mẹ hy vọng là không. Nhưng mẹ không biết."
Họ ngồi trong im lặng. Bree đang nói chuyện với một cảnh sát, bà gật đầu, rồi ra hiệu. Phía xa, cánh cửa xoay quay đều, loang loáng hắt ra ánh sáng hoặc bóng tối, đẩy những người lạ mặt vào trong hoặc ra ngoài, từng người một, và rồi David sải bước đến trên sàn nhà lát đá mài, tiếng giày đen kêu lộp cộp, khuôn mặt vừa nghiêm nghị vừa bình thản, một thứ biểu hiện gần như không đọc được. Norah thấy căng thẳng và cảm giác Paul ngồi cạnh bà cũng bồn chồn. Bất ngờ, David đi thẳng đến chỗ Paul và vồ lấy thằng bé ôm chặt, không nói lời nào.
"Con vẫn lành lặn," ông nói. "Ơn trời."
Bà hít vào một hơi thật sâu, nhẹ nhõm vì giây phút này. Một nhân viên cảnh sát có mái đầu húi cua bạc trắng và đôi mắt xanh khác thường đi ngang qua căn phòng, cặp hồ sơ kẹp dưới tay. Ông lần lượt bắt tay Norah và David rồi quay sang Paul.
"Tôi là tôi chỉ muốn tống cổ cậu vào tù thôi," ông ta nói thẳng toẹt. "Một cậu trai thông minh sáng láng đến thế này. Không biết tôi đã gặp bao nhiêu trường hợp như thế sau ngần ấy năm nhỉ, các cậu cứ nghĩ là mình gớm lắm, được tha bổng hết lần này đến lần khác, rồi cuối cùng mới biết thế nào là ăn bùn. Cứ gọi là ngồi tù đến nẫu người rồi mới ngộ ra mình chả là cái đinh gì cả. Thảm hại chưa. Nhưng xem ra hàng xóm nhà cậu muốn xuê xoa cho cậu lần này nên sẽ không kiện cáo gì vụ chiếc xe cả. Vì tôi không nhốt cậu lại được, nên giờ tôi xin trả cậu về cho các bậc phụ huynh coi sóc."
Paul gật đầu. Tay thằng bé run run; cậu thọc sâu tay vào trong túi. Họ nhìn ông cảnh sát xé một tờ giấy ra khỏi cặp hồ sơ, đưa cho David, rồi chậm rãi quay trở lại bàn làm việc.
"Bố đã gọi cho nhà Boland," David giải thích, đoạn gập tờ biên bản lại nhét vào túi áo ngực. "Họ rất biết điều. Tình hình đã có thể tồi tệ hơn nhiều, Paul ạ. Nhưng đừng nghĩ con sẽ không phải trả một xu nào để sửa chữa chiếc xe đâu nhé. Cũng đừng nghĩ là con sẽ được sống nhởn nhơ, trong một thời gian cũng khá dài đấy. Không bạn bè. Không giao du nhé."
Paul gật đầu, nuốt nước bọt.
"Con còn phải tập đàn nữa," nó nói. "Con không thể bỏ nhóm tứ tấu được."
"Không," David nói. "Điều con không thể làm là ăn cắp chiếc xe của hàng xóm và hy vọng rằng cuộc sống vẫn trôi đi như không có chuyện gì xảy ra cả."
Norah cảm nhận được sự căng thẳng và giận dữ của Paul b&ecave; thiêu. Xương tồn tại lâu dài; quả là dễ dàng cho anh khi đặt niềm tin vào thứ gì đó thật rắn rỏi và dễ dự đoán như vậy.
Anh đọc say sưa đến quá nửa đêm, cho đến khi những con chữ lấp loáng vô hồn trên mặt giấy trắng lóa, sau đó anh quẳng tờ tạp chí lên bàn uống cà phê và đứng dậy đi ra chỗ lò sưởi. Anh dụi tắt mấy thanh củi đã cháy dở thành than, mở hết cửa chắn gió, và đóng tấm màn lò sưởi bằng đồng xuống. Khi anh tắt đèn, những đốm lửa còn lóe lên yếu ớt qua tầng tầng lớp lớp tro than, mong manh và trắng muốt như tuyết giờ đang chất đống cao ngất trên lan can hiên nhà và mấy bụi đỗ quyên.
Cầu thang kêu cọt kẹt dưới sức nặng của anh. Anh dừng lại nơi cánh cửa phòng dành cho đứa con sắp chào đời, nhìn ngắm hình dáng mờ ảo của cái cũi và chiếc bàn thay tã, của những con thú nhồi bông xếp trên giá. Tường phòng sơn màu xanh ngọc nhạt. Vợ anh đã thêu một bức tranh Mẹ Ngỗng[1] treo trên bức tường phía xa, khâu bằng những mũi chỉ nhỏ xíu, tháo tung cả bức thêu mỗi khi nàng phát hiện ra một điểm không hoàn hảo dù nhỏ nhất. Một dải đường viền hình những con gấu được tô ngay dưới trần nhà; cũng là do nàng làm.
Bị thôi thúc, anh bước vào căn phòng đứng trước cửa sổ, vén tấm rèm mỏng sang một bên nhìn tuyết giờ đã rơi dày gần hai mươi phân trên những cây đèn đường, hàng rào và mái nhà. Đó là loại bão hiếm khi xảy ra ở Lexington, những bông tuyết trắng rơi đều đều cùng với sự tĩnh lặng khiến trong anh tràn ngập cảm giác hứng khởi và bình yên. Đó là khoảnh khắc khi tất cả những mảnh vỡ tạp nham của cuộc đời anh dường như gắn kết với nhau, mọi nỗi buồn đau và thất vọng trong quá khứ, mọi bí mật khắc khoải và cảm giác thấp thỏm bị giấu kín giờ nằm dưới những lớp màu trắng mềm xốp. Ngày mai sẽ rất yên ả, vạn vật êm dịu và mong manh, cho tới khi những đứa trẻ nhà hàng xóm ùa ra phá vỡ bầu không khí yên tĩnh bằng những dấu chân của chúng, những tiếng la hét và niềm vui sướng. Anh còn nhớ những ngày như vậy của thời thơ ấu sống trên núi cao, những giây phút được giải thoát hiếm hoi khi anh vào rừng, tiếng thở được khuếch đại lên còn giọng nói không hiểu sao bị bóp nghẹt bởi khối tuyết nặng kéo những cành cây trĩu xuống, chất đống trên các lối đi. Cả thế giới, chỉ trong vài giờ ngắn ngủi, biến đổi hẳn.
Anh đứng đó rất lâu, cho tới khi nghe tiếng nàng cử động khe khẽ. Anh đi sang thì thấy nàng ngồi trên cạnh giường, đầu gục xuống, tay bấu chặt lấy nệm.
“Chắc là em trở dạ rồi”, nàng nói, mắt ngước lên. Mái tóc nàng buông xõa, một món tóc vương trên môi. Anh gài tóc gọn lại sau vành tai nàng. Nàng lắc đầu khi anh ngồi xuống bên. “Em không biết nữa. Em thấy lạ lắm. Cái cảm giác co thắt này, nó cứ đến rồi lại đi.”
Anh đỡ nàng nằm nghiêng xuống giường rồi sau đó cũng nằm xuống, xoa bóp lưng cho nàng. “Có thể chỉ là co thắt giả thôi,” anh trấn an nàng. “Dù sao cũng còn tới ba tuần nữa cơ mà, vả lại con đầu lòng thì thường ra muộn.”
Điều này là thật, anh biết, anh tin vào chuyện đó khi nói ra, và thực ra, anh chắc chắn đến nỗi chỉ một lát sau là chìm vào giấc ngủ. Anh tỉnh dậy thì thấy nàng đứng ở đầu giường, lắc mạnh vai anh. Tấm áo choàng của nàng, mái tóc nàng, trông gần như trắng xóa trong ánh tuyết kỳ dị đang tràn ngập cả căn phòng.
“Em đã tính giờ cơn đau rồi. Cách năm phút một. Nó mạnh lắm, em sợ.”
Lúc ấy anh cảm thấy ruột cồn lên; cả niềm hứng khởi và nỗi sợ hãi tràn qua anh như bọt nước bị xô đẩy bởi một cơn sóng trào. Nhưng anh đã được rèn luyện để giữ bình tĩnh trong những ca cấp cứu, để kiểm soát cảm xúc của mình, vì vậy anh đứng dậy được mà không chút hấp tấp, cầm chiếc đồng hồ, và đi qua đi lại trên gian sảnh cùng nàng, chậm rãi và điềm tĩnh. Khi cơn co thắt xuất hiện nàng siết lấy bàn tay anh, mạnh đến nỗi anh có cảm tưởng những mảnh xương trên ngón tay mình đang nóng chảy. Những cơn co thắt cách nhau năm phút một, đúng như nàng đã nói, rồi bốn phút. Anh vớ lấy chiếc vali ở trong khi, đột nhiên cảm thấy lóng ngóng trước tầm quan trọng của sự kiện này, những gì đã được mong chờ bấy lâu nay vẫn là một bất ngờ. Anh cũng di chuyển khi nàng di chuyển, nhưng quanh họ mọi vật chậm lại đến gần như bất động. Anh có thể cảm nhận rõ ràng từng hành động, hơi thở dồn dập trên lưỡi anh, bàn chân nàng lồng một cách khó khăn vào đôi giày duy nhất mà nàng còn đi vừa, những bắp thịt sưng vù nổi lên trên nền da giày xám sẫm. Khi đỡ lấy cánh tay nàng, anh có cảm giác khác lạ như thể chính bản thân mình đang lơ lửng trong căn phòng, ở đâu đó gần nơi treo đèn, ngắm nhìn cả hai người từ trên cao, để ý đến từng sắc thái và chi tiết: người nàng run lên theo cơn co thắt, những ngón tay của anh nắm lấy khuỷu tay nàng chắc chắn và đầy che chở. Ngoài trời tuyết vẫn trút xuống như mưa.
Anh giúp nàng mặc chiếc áo khoác len màu lục buông tà không cài khuy, để hở vùng quanh bụng nàng. Anh còn tìm thấy cả đôi găng tay nàng đã đeo khi anh gặp nàng lần đầu. Dường như việc thực hiện chính xác những chi tiết này cũng rất quan trọng. Họ đứng bên nhau trên hiên nhà trong chốc lát, sững sờ trước cả thế giới trắng xóa êm ả ấy.
“Em đợi ở đây nhé,” anh nói, và bước xuống bậc thang, tạo thành một lối đi giữa những đống tuyết. Mấy cánh cửa của chiếc xe hơi cũ kỹ đã đóng băng hết, anh phải mất vài phút mới mở được một cánh ra. Một đám hơi nước trắng toát bay lên lấp lánh khi cánh cửa bật mở, và anh bò vào sàn xe dưới ghế sau để lấy thanh cào băng và chổi. Anh nhìn thấy vợ mình đang ngồi dựa vào một cây cột trên hiên nhà, trán gục lên hai cánh tay. Trong khoảng khắc ấy anh hiểu rằng nàng đang đau đớn tới mức nào và rằng đứa bé sẽ thực sự ra đời, ra đời chính đêm hôm ấy. Anh cố kiềm chế ước muốn mãnh liệt được chạy đến bên nàng, thay vì thế anh dồn tất cả sức lực để phá băng cho chiếc xe, sưởi ấm một bên tay trần rồi tới tay còn lại dưới nách mỗi khi cơn nhức buốt vì giá rét trở nên quá sức chịu đựng, anh sưởi ấm tay nhưng không bao giờ ngừng nghỉ, quét sạch tuyết trên tấm kính chắn gió, cửa sổ và mui xe, nhìn chúng rã ra và biến vào cả một biển màu trắng xôm xốp xung quanh bắp chân mình.
“Anh chưa từng nói là nó lại đau đến thế này,” nàng nói khi anh chạy lại bên hiên nhà. Anh quàng tay quanh vai nàng và đỡ nàng đi xuống bậc thang. “Em đi được mà,” nàng khăng khăng. “Chỉ trừ những lúc cơn đau tới thôi.”
“Anh biết rồi,” anh nói, nhưng vẫn không rời nàng.
Khi họ đến được chỗ chiếc xe, nàng chạm vào tay anh và ra dấu về phía căn nhà phủ đầy tuyết, lung linh như một chiếc đèn lồng trong bóng đêm của khu phố.
“Khi quay trở về, chúng ta sẽ có con đi cùng,” nàng nói. “Thế giới của chúng ta sẽ không còn như vậy nữa.”
Mấy cây cần gạt trên kính chắn gió đã đông cứng lại, tuyết đổ tràn xuống ô cửa phía sau khi anh lái xe ra phố. Anh lái xe chầm chậm, thầm nghĩ Lexington mới xinh đẹp làm sao, cây cối và bụi rậm đều trĩu nặng tuyết. Khi anh rẽ sang tuyến phố chính, bánh xe nghiến phải băng và chiếc xe trượt đi rất nhanh, trơn tuột, lao ngang qua ngã tư, rồi dừng lại bên một đụn tuyết.
“Chúng ta ổn rồi,” anh thông báo, đầu ngó quanh. May thay, không có chiếc xe nào hiện lên trong tầm mắt. Chiếc vô lăng cứng và lạnh như đá dưới đôi bàn tay trần của anh. Thỉnh thoảng anh lại đưa mua bàn tay chùi lên kính chắn gió, cúi người để nhòm qua cái ô mà anh vừa tạo ra. “Anh đã gọi cho Bentley trước khi đi,” anh nói, nhắc tên đồng nghiệp của mình, một bác sĩ sản khoa. “Anh đã hẹn gặp anh ta ở phòng khám. Mình sẽ đến đấy. Chỗ ấy gần hơn.”
Nàng im lặng trong chốc lát, tay bấu chặt lấy mặt táp lô trong lúc thở dốc giữa một cơn co thắt. “Miễn sao em không phải sinh con trong cái xe cổ lỗ này là được,” cuối cùng nàng cũng cất nên lời, gắng pha trò. “Anh biết là em ghét chuyện đó thế nào rồi đấy.”
Anh mỉm cười, nhưng anh biết nỗi sợ hãi của nàng là thật, và anh chia sẻ điều đó.
Ngăn nắp, kiên định: ngay cả trong lúc nguy cấp anh vẫn không thay đổi được bản chất của mình. Anh dừng hẳn xe ở tất cả các chốt đèn đỏ, bật đèn xi nhan báo rẽ trên những con phố vắng tanh. Cứ vài phút nàng lại siết chặt tay trên mặt táp lô và thở dốc, điều đó khiến anh nuốt nước bọt và liếc sang phía nàng, cảm giác bồn chồn trong đêm hôm đó nhiều hơn bất cứ cơn lo lắng nào anh còn nhớ nổi. Bồn chồn hơn cả ngày đầu tiên ở lớp giải phẫu, cơ thể của một chàng trai trẻ bị lột trần để hé lộ những bí mật của nó. Bồn chồn hơn cả trong ngày cưới, gia đình nàng đứng kín một phía giáo đường, còn phía bên kia thì chỉ lèo tèo vài đồng nghiệp của anh. Bố mẹ anh đều đã qua đời, em gái anh cũng vậy.
Có duy nhất một chiếc xe trên bãi đỗ xe của phòng khám, chiếc Fairlane màu xanh lơ của cô y tá, bảo thủ, thực dụng và mới hơn chiếc của anh. Anh cũng đã gọi cho cả cô ta nữa. Anh vòng xe vào trước cửa và đỡ vợ ra ngoài. Giờ đã đến được phòng khám an toàn, cả hai đều hồ hởi cười vang khi bước dưới ánh đèn rực rỡ trong phòng chờ.
Bree dừng lại gần hai ngôi nhà quê sơn trắng giản dị, cửa sổ đóng kín, chẳng thấy bóng một ai, những kho trữ thuốc lá xám xịt qua mưa nắng, đứng chơ vơ trên những sườn đồi phía xa. Đang vào mùa gieo cấy. Phía xa, những chiếc máy cày trườn ngang qua cánh đồng mới xới, theo sau là một đám người gieo những hạt giống cây thuốc lá xanh tươi xuống lớp đất đen. Dưới đường cái, ở xa tận cuối cánh đồng, có một nhà thờ nhỏ xinh sơn trắng, nép dưới bóng tiêu huyền già, bao quanh bởi một hàng păng-xê tím ngắt. Bên hông nhà thờ là một khu nghĩa trang, những bia đá cũ kỹ nghiêng ngả phía sau hàng rào sắt rèn. Nó giống nơi con gái Norah đã được chôn cất đến nỗi bà như nghẹt thở, bà nhớ đến cái ngày tháng Ba xa xưa, thảm cỏ ướt đẫm dưới chân, những đám mây thấp như bị kéo chùng xuống, và David đứng vẻ lặng lẽ xa xăm bên cạnh bà. Tro tàn về với tro tàn, cát bụi về với cát bụi, và thế giới họ từng biết đã thay đổi dưới chân họ.
"Mình ghé qua nhà thờ xem," bà nói. "Chắc sẽ có người biết đường."
Họ đi men theo con đường, rồi bà cùng Bree ra khỏi chiếc xe đỗ bên nhà thờ, cảm thấy mình có vẻ thành thị và lạc lõng khi mặc những bộ đồ công sở thế này. Không khí tĩnh lặng, hơi nóng bức, ánh nắng nhảy nhót qua kẽ lá. Lớp cỏ dưới đôi giày vàng của Bree xanh thẫm và tươi tốt. Norah đặt tay lên cánh tay gầy khẳng khiu của Bree, lên lớp vải linen vàng vừa mềm vừa giòn.
"Em làm hỏng đôi giày mất thôi," bà nói.
Bree nhìn xuống, gật đầu, rồi tụt giày ra. "Em sẽ vào nhà linh mục hỏi," bà nói. "Cửa trước đang mở kia kìa."
"Em đi đi," Norah nói. "Hai mẹ con chị đợi ngoài này thôi."
Bree cúi đầu xuống nhặt giày lên rồi đi qua bãi cỏ xanh rì rậm rạp, có nét gì đó vừa nữ tính lại vừa mong manh ở đôi chân trắng xanh, bàn chân lồng trong tất giấy của bà. Đôi giày màu vàng lủng lẳng trên tay. Đột nhiên, Norah nhớ lúc em gái chạy qua cánh đồng phía sau căn nhà tuổi thơ của họ, tiếng cười lanh lảnh trong thinh không ngập nắng. Khỏe lên nhé, bà thầm nghĩ, nhìn theo em. Ôi, em gái của chị, khỏe lên nhé.
"Mẹ đi loanh quanh một chút đây," bà nói với Paul, thằng bé vẫn ngồi thườn thượt trên băng ghế sau. Bà để mặc cậu ở đó rồi lần theo con đường rải sỏi dẫn ra nghĩa trang. Cánh cổng sắt hé mở nhẹ nhàng, và Norah lang thang giữa những bia đá xám xịt mòn nhẵn. Đã nhiều năm nay bà không lai vãng đến khu nghĩa trang trong trang trại Bentley. Bà quay lại nhìn Paul. Cậu đã ra khỏi xe, đang vươn vai, mắt đeo kính râm.
Cánh cửa nhà thờ sơn đỏ tươi. Nó bật mở rất khẽ khi Norah chạm vào. Thánh đường mờ tối và mát lạnh, các ô cửa sổ ốp kính màu sáng lóa lên, hình những vị thánh và các tích trong Kinh Thánh, chim bồ câu và lửa đều lung linh tựa đá quý. Norah nghĩ đến phòng ngủ của Sam, đến sắc màu phóng túng ở đó, và cảm thấy nơi này trái ngược làm sao, thật tĩnh tại, màu sắc ổn định. sáng lên giữa không gian. Một cuốn sổ dành cho khách đã mở sẵn, bà ký vào đó với nét chữ mềm mại, nhớ đến bà xơ già đã dạy mình lối viết thảo. Norah nán lại một chút. Có lẽ chính sự tĩnh lặng đã khiến bà dấn thêm vài bước xuống lối đi vắng ngắt ở chính giữa Thánh đường: sự tĩnh lặng, cảm giác bình yên và trống trải, ánh sáng chiếu qua ô cửa kính màu, bầu không khí vẩn bụi. Norah đi trong luồng ánh sáng: đỏ, xanh thẫm, vàng.
Các hàng ghế thoảng mùi véc ni. Bà ngồi xuống một băng ghế. Có những chiếc gối quỳ bằng nhung xanh, hơi bám bụi. Bà nghĩ đến chiếc sofa cũ của Bree, và bất chợt ký ức về tổ phụ nữ trong cái đêm xa xưa lại ùa về, những người phụ nữ đã đến thăm nhà bà cùng với quà dành cho Paul. Bà nhớ có lần mình đã giúp họ dọn vệ sinh cho nhà thờ, họ đánh bóng các băng ghế bằng cách ngồi lên miếng giẻ và ép mông trượt trên mặt ghế dài trơn nhẵn. Thế này mới đủ nặng chứ, họ đã đùa như thế, tiếng cười tràn ngập cả Thánh đường. Vì đau đớn mất mát, Norah đã rời xa họ và không bao giờ quay lại, nhưng giờ đây bà chợt ngộ ra rằng họ cũng đã phải trải qua nỗi đau, đã từng mất người mình yêu thương, đã có lúc đau ốm bệnh tật, cũng từng bỏ quên chính bản thân mình và những người khác. Norah đã không muốn trở thành một trong số họ hay đón nhận sự an ủi của họ, và bà rời bỏ họ. Nhớ đến đấy, mắt Norah ầng ậng nước. Ôi chao, xuẩn ngốc làm sao, mất mát của bà đã xảy ra cách đây gần hai thập kỷ rồi. Lẽ ra cảm giác đau đớn này không nên trào lên mạnh mẽ đến thế, như nước suối chảy vậy.
Thật điên rồi. Bà đang khóc rất to. Bà đã chạy thật nhanh, thật xa, để trốn tránh phút giây này, vậy mà nó vẫn xảy ra: một người xa lạ ngủ trên chiếc sofa gấp, đang mơ màng, một mầm sống bí ẩn lớn lên trong cô ta như một bí mật, còn David thì nhún vai quay đi. Bà biết, khi về nhà, bà sẽ thấy ông không còn ở đó nữa, có lẽ va li đã được gói ghém, nhưng những thứ khác vẫn còn nguyên. Bà khóc cho điều mình biết và cho Paul, nỗi căm giận và mất mát trong đôi mắt nó. Cho con gái bà, người chưa từng được biết tới. Cho đôi tay gầy guộc của Bree. Cho vô vàn những cách thức mà tình yêu đã rời bỏ họ, và cho họ, cho tình yêu. Dường như, đau đớn là một nơi hữu hình. Norah khóc, không còn cảm nhận được bất cứ điều gì khác ngoài cảm giác giải thoát bà vẫn nhớ từ khi còn nhỏ; bà nức nở cho đến khi thấy đau nhức, nghẹn thở, và kiệt sức.
Có những con chim, chim sẻ, làm tổ trên các thanh xà ngang. Khi dần tĩnh trí lại, Norah dần nhận thấy những âm thanh khe khẽ, tiếng vỗ cánh. Bà đang quỳ gối, tay đặt lên lưng băng ghế kê trước mặt. Ánh sáng vẫn rọi qua cửa sổ thành từng vệt xiên, đổ thành vũng trên sàn nhà. Lúng túng, bà ngồi thẳng dậy và quệt sạch nước mắt trên mặt. Vài chiếc lông xám đáp xuống những bậc đá dẫn lên bệ thờ. Khi ngước nhìn lên, Norah bỗng thấy một chú chim sẻ đang vỗ cánh nhẹ nhàng trên đầu, một cái bóng nhỏ giữa những cái bóng lớn. Bao nhiêu năm qua, biết bao người đã ngồi đây cùng những bí mật và ước mơ của họ, đen tối và trong sáng. Bà tự hỏi không hiểu những nỗi đau đớn điên dại của họ, giống như của bà, có dịu bớt không. Bà chưa bao giờ nghĩ nơi này sẽ đem lại cho bà cảm giác bình yên đến thế, nhưng sự thật là như vậy.
Khi bà trở ra ngoài, mắt chớp chớp vì ánh nắng, Paul đang ngồi trên một tảng đá trước hàng rào sắt rèn.
Phía xa, Bree đang bước qua bãi cỏ, giày xách lủng lẳng.
Thằng bé gật đầu ra hiệu về phía những tấm bia mộ rải rác trong nghĩa trang. "Con xin lỗi," cậu nói, "vì những gì đã nói. Không phải con cố tình đâu. Con chỉ cố chọc giận bố, nên mới thế."
"Đừng bao giờ nói," Norah bảo thằng bé. "Rằng cuộc đời con là thứ bỏ đi. Đừng bao giờ, đừng bao giờ để mẹ phải nghe thấy nữa. Cũng đừng nghĩ thế nữa."
"Vâng," cậu đáp. "Con thật sự xin lỗi mà."
"Mẹ biết con rất giận," Norah nói. "Con có quyền sống theo cách của mình. Nhưng bố con cũng đúng. Phải có những điều kiện nhất định. Nếu con phá bỏ nó, thì tự đi mà sống một mình."
Bà nói tất cả những lời ấy mà không nhìn thằng bé, và khi quay lại, bà thấy sốc khi thấy mặt cậu méo mó, nước mắt chảy dài xuống hai má. Ôi, thật ra đứa bé ngày xưa vẫn ở đâu đó quanh đây thôi. bà ôm thằng bé thật chặt, chặt hết mức có thể. Cậu cao quá; đầu bà chỉ tới ngực cậu.
"Con à, mẹ yêu con lắm," bà nói vào lớp áo hôi rình của cậu. "Con về mẹ mừng lắm. Mà đúng là con hôi kinh lên được," bà nói thêm, rồi cười phá lên, cả thằng bé cũng cười.
Bà đưa tay lên che mắt, nhìn sang bên kia cánh đồng thấy Bree giờ đã về khá gần.
"Chỗ đấy không xa lắm đâu," Bree gọi to. "Chỉ men theo con đường một chút nữa thôi. Bà ta nói ta không lo lạc đường đâu."
Họ quay vào xe và đi thêm một đoạn nữa dọc con đường hẹp, qua những dải đồi nối nhau. Sau vài dặm, họ bắt đầu thấy thấp thoáng những tòa nhà màu trắng sau hàng cây bách. Rồi đột nhiên Thánh đường Gethsemani hiện ra, kỳ vĩ, trơ trọi và giản dị, nổi bật giữa khung cảnh xanh ngút mắt. Bree đánh xe vào bãi đỗ dưới hàng cây xào xạc. Khi họ ra khỏi xe, chuông bắt đầu ngân vang, gọi các tu sĩ về cầu nguyện. Họ đứng lắng nghe, âm thanh trong trẻo nhạt dần giữa thinh không trong vắt, đàn bò thơ thẩn gần đó và mây uể oải trôi trên đầu.
"Đẹp quá," Bree nói. "Thomas Merton từng sống ở đây, chị biết không? Ông ấy đã đến Tây Tạng để diện kiến Đạt Lai Lạt Ma rồi. Em thích tưởng tượng. ra khoảnh khắc ấy lắm. Em thích tưởng tượng ra cảnh tất cả các vị tu sĩ ở trong đó, ngày qua ngày đều làm những việc như nhau."
Paul gỡ cặp kính râm xuống. Đôi mắt sẫm của thằng bé trong veo. Cậu thò tay vào túi áo và bày những viên đá nhỏ lên nắp ca pô.
"Mẹ có nhớ những thứ này không?" cậu hỏi, khi Norah nhặt một viên lên, ngón tay mân mê chiếc đĩa đá trắng nhẵn mịn ở giữa có một cái lỗ. "Hóa thạch đấy. Của hoa huệ biển. Bố đã dạy con, cái hôm con bị gãy tay ấy. Con đã đi bộ một vòng khi mẹ vào trong nhà thờ. Thứ này có ở khắp nơi."
"Mẹ quên rồi," Norah chậm chạp nói, nhưng rồi ký ức ùa về: chiếc vòng cổ Pauiv style='height:10px;'>
Anh ngồi lên chiếc ghế đẩu thấp và luồn tay vào cửa mình ấm áp mềm mại của vợ. Túi nước ối vẫn còn nguyên vẹn, qua đó anh có thể cảm nhận được cái đầu của đứa bé, mượt và rắn như một trái bóng chày. Con anh. Lẽ ra anh đang đi đi lại lại trong phòng chờ ở đâu đó kia. Ở đầu kia căn phòng, những tấm mành rủ xuống ô cửa sổ độc nhất, và khi anh rút tay ra khỏi hơi ấm của cơ thể vợ, anh nhận ra mình đang nghĩ về cơn mưa tuyết, tự hỏi không biết nó còn tuôn rơi, bao trùm sự tĩnh lặng lên thành phố và các vùng lân cận hay không.
“Được,” anh nói, “mười phân.”
“Phoebe,” vợ anh nói. Anh không thể nhìn thấy mặt nàng, nhưng giọng nói của nàng thì rất rõ. Họ đã bàn về những cái tên trong hàng tháng trời mà vẫn chưa có quyết định gì. “Nếu con gái thì đặt tên là Phoebe. Còn nếu con trai thì Paul, giống tên ông bác của em. Em đã nói với anh chưa nhỉ?” nàng hỏi. “Em định nói với anh là em đã quyết rồi.”
“Mấy cái tên đó đều hay cả,” cô y tá nói, giọng dịu dàng.
“Phoebe và Paul,” vị bác sĩ nhắc lại, nhưng anh còn mải tập trung vào cơn co thắt giờ càng lúc càng mạnh lên trong từng thớ thịt của vợ mình. Anh ra dấu với cô y tá lúc này đã chuẩn bị sẵn khí gây tê. Trong suốt những năm làm bác sĩ nội trú, công việc thường ngày của anh là bắt người phụ nữ chịu đựng cơn đau đẻ tới tận khi ca sinh nở kết thúc, nhưng thời đại đã đổi thay – đó là năm 1964 – còn Bentley, theo anh biết, thì sử dụng khí gây tê thận trọng hơn. Gây tê sẽ tốt hơn để nàng tỉnh táo rặn đẻ; anh sẽ giúp nàng vượt qua giây phút đau đớn nhất của những đợt co thắt, của niềm vinh quang và việc sinh nở. Vợ anh gồng mình gào lên. Và đứa bé chuyển động trong ống âm đạo, phá vỡ túi nước ối.
“Nào,” vị bác sĩ nói, và cô y tá đeo mặt nạ cho sản phụ. Đôi tay vợ anh sã xuống, nắm tay thả lỏng dần vì khí gây tê đã ngấm, nàng nằm bất động, bình thản và vô thức, trong khi cơn co thắt này nối cơn co thắt khác chạy rùng rùng qua cơ thể nàng.
“Con so mà ra như vậy là sớm đấy,” cô y tá nhận xét.
“Phải,” vị bác sĩ nói. “Vẫn ổn.”
Nửa giờ sau trôi qua như vậy. Vợ anh tỉnh dậy, rên xiết và rặn, và khi anh cảm thấy nàng đã chịu quá đủ - hoặc khi nàng gào lên rằng cơn đau đã quá sức chịu đựng – anh lại gật đầu để cô y tá bơm khí gây tê cho nàng. Ngoại trừ việc trao đổi các chỉ dẫn một cách kín đáo, họ không nói gì cả. Bên ngoài tuyết vẫn rơi, chất đống quanh bốn mặt các ngôi nhà, phủ đầy những con đường. Vị bác sĩ ngồi trên chiếc ghế đẩu bằng thép không gỉ, thu hẹp sự tập trung chú ý của mình vào những sự kiện chính. Anh đã đỡ năm đứa trẻ trong suốt quãng thời gian học trường y, tất cả đều sống sót và thành công rực rỡ, và giờ anh tập trung vào những ca đó, lục tìm trong trí nhớ của mình những tiểu tiết của công việc chăm sóc. Khi anh làm vậy, vợ anh, nằm dài với hai chân đặt trên bàn đạp, bụng nhô cao đến nỗi anh không còn nhìn thấy mặt nàng, dần dần trở thành một trong những phụ nữ đó. Đôi đầu gối tròn, bắp chân thon mượt mà, mắt cá chân của nàng, tất cả giờ đang ở trước mặt anh, gần gũi và thân thương. Tuy vậy anh vẫn không nghĩ tới chuyện vuốt ve làn da nàng hay đặt bàn tay vỗ về lên đầu gối nàng. Chính cô y tá mới là người nắm lấy tay nàng khi nàng rặn. Đối với vị bác sĩ, khi anh tập trung vào những gì diễn ra ngay trước mắt mình, thì nàng không chỉ là chính bản thân nàng mà còn hơn thế nữa; một cơ thể như những cơ thể khác, một bệnh nhân có những nhu cầu mà anh cần phải đáp ứng bằng mọi kỹ năng chuyên môn mà anh có. Điều đó là cần thiết, cần thiết hơn mức bình thường để có thể giữ những cảm xúc của anh trong vòng kiểm soát. Khi thời gian trôi đi, khoảnh khắc kỳ dị mà anh đã trải qua trong căn phòng ngủ của họ lại hiện về trong anh. Anh bắt đầu cảm thấy bản thân mình bằng cách nào đó đã thoát ra khỏi khung cảnh ca sinh nở này, vừa có mặt ở đó lại vừa trôi nổi ở một nơi khác, dõi theo từ một khoảng cách an toàn. Anh ngắm nhìn chính mình thực hiện thao tác rạch âm hộ thật cẩn trọng, chính xác. Làm chuẩn lắm, anh thầm nghĩ khi máu phun ra thành một tia gọn ghẽ, không cho phép mình nhớ lại những lần anh đã chạm vào chính xác thịt đó với đầy cảm xúc tha thiết.
Cái đầu nhô ra. Sau ba lần rặn nữa nó ngoi hẳn lên và rồi cả cơ thể trượt xuống đôi tay đang đợi sẵn của anh, đứa bé khóc ré lên, làn da xanh lè của nó dần trở nên hồng hào.
Đó là một bé trai, với khuôn mặt đỏ hồng và những sợi tóc sẫm, đôi mắt lanh lợi, tỏ vẻ nghi ngờ trước ánh đèn và luồng không khí lạnh toát. Vị bác sĩ buộc dây rốn lại và cắt. Con trai mình, anh cho phép bản thân được nghĩ thế. Con trai mình.
“Nó xinh quá,” cô y tá nói. Cô chờ đợi trong khi anh kiểm tra thằng bé, nhận thấy trái tim khỏe mạnh của nó, đập nhanh và chắc chắn, bàn tay có những ngón dài, và món tóc sẫm màu. Sau đó cô đem đứa trẻ sơ sinh sang một phòng khác để tắm rửa và nhỏ nitrat bạc vào mắt nó. Tiếng khóc nhỏ vang vọng lại chỗ họ, người vợ anh run lên. Vị bác sĩ ngồi nguyên tại chỗ, hai tay đặt trên đầu gối nàng, thở vài hơi thật sâu, đón chờ cái nhau thai. Con trai mình, anh lại nghĩ.
“Con đâu rồi anh?” vợ anh hỏi, mở mắt ra và gạt tóc khỏi khuôn mặt đỏ bừng của nàng. “Mọi việc ổn cả chứ?”
“Là con trai,” vị bác sĩ nói, mỉm cười với nàng. “Chúng ta có một đứa con trai. Em sẽ nhìn thấy con ngay sau khi nó đã sạch sẽ. Thằng bé cực kỳ hoàn hảo.”
Khuôn mặt vợ anh, dịu xuống vì thanh thản và kiệt sức, đột nhiên khoặm lại bởi một cơn cơ thắt mới, và vị bác sĩ, vẫn chờ đợi bánh nhau thai, quay lại chiếc ghế đẩu ở giữa hai chân vợ và ấn nhẹ lên ổ bụng nàng. Nàng thét lên, chính trong khoảng khắc ấy anh hiểu điều gì đang xảy ra, bàng hoàng như thể một ô cửa sổ bỗng hiện lên giữa bức tường bê tông vậy.
“Không sao đâu,” anh nói. “Mọi chuyện ổn cả. Y tá,” anh gọi, khi cơn co thắt tiếp theo càng mạnh hơn.
Cô tới ngay không chậm trễ, tay ôm đứa bé giờ được quấn trong mấy tấm chăn trắng toát.
“Thằng bé này được tới điểm chín trên thang Apgar[2],” cô thông báo. “Thế là khá lắm đấy.”
Vợ anh đưa tay lên đón đứa bé và định nói gì đó, nhưng rồi cơn đau ập đến và nàng lại nằm xuống.
“Y tá ơi,” vị bác sĩ nói. “Tôi cần có cô ở đây. Ngay bây giờ.’
Sau một giây bối rối, cô y tá xếp hai chiếc gối xuống nền nhà để đặt đứa trẻ lên đó, và trở lại bên bàn đẻ với vị bác sĩ.
“Thêm khí đi,” anh nói. Anh nhìn thấy sự sửng sốt của cô và sau đó là cái gật đầu hiểu ý khi cô làm theo lệnh của anh. Tay anh đặt trên đầu gối vợ, anh cảm thấy sự căng thẳng trong cơ bắp nàng dịu dần xuống vì khí gây tê ngấm.
“Sinh đôi chăng?” cô y tá hỏi.
Vị bác sĩ, vừa tự cho phép mình nghỉ ngơi sau khi đứa bé trai được sinh ra, giờ lại cảm thấy bất an, và anh không còn tin tưởng vào bản thân nên chẳng làm gì hơn ngoài việc gật đầu. Bình tĩnh nào, anh tự nhủ, khi cái đầu tiếp theo nhô ra. Mày đang ở đâu đó, anh thầm nghĩ, quan sát từ một vị trí thuận lợi nào đó ở trên trần nhà trong khi đôi tay làm việc bài bản và chính xác. Đây chỉ là một ca sinh nở bình thường thôi mà.
Đứa bé này nhỏ hơn và trôi ra dễ dàng, trượt xuống đôi tay đeo găng của anh nhanh đến nỗi anh phải chúi người về phía trước, lấy ngực đỡ để chắc chắn nó không bị rơi xuống. “Là con gái,” anh nói, và ẵm nó như ẵm một quả bóng, mặt úp xuống, anh phát lên lưng nó cho tới khi con bé khóc ré lên. Sau đó anh lật nó lại để xem mặt.
Lớp màng màu trắng ngà bám xoắn lấy làn da mỏng mang của con bé, người nó trơn chuồi chuội với đầy nước ối và những vết máu. Đôi mắt xanh buồn bã, những sợi tóc đen nhánh, nhưng anh hầu như không để ý đến tất cả những điều đó. Thứ anh đang nhìn là những đặc điểm không thể nhầm lẫn, đôi mắt xếch lên như đang cười, nếp quạt dài chạy qua mí mắt, cái mũi phẳng tẹt. Một ca kinh điển, anh vẫn nhớ lời giáo sư nói khi họ khám cho một đứa bé cũng giống như thế nhiều năm trước đây. Một ca Down[3]. Cậu có biết như thế có nghĩa là gì không? Và vị bác sĩ, theo bổn phận, đã nhắc lại những triệu chứng mà anh ghi nhớ từ bài học: cơ thể ẻo lả, chậm phát triển và thiểu năng trí tuệ, có thể gặp các biến chứng về tim mạch, sớm tử vong. Ông giáo sư đã gật đầu, áp ống nghe lên lồng ngực trần mềm mại của đứa trẻ. Đứa bé tội nghiệp. Người ta chẳng thể làm gì được ngoài giữ cho nó được sạch sẽ. Họ nên tự giải thoát cho mình và gửi nó đến nhà cứu tế.
Vị bác sĩ có cảm giác như đang ngược dòng thời gian. Em gái anh đã sinh ra với một dị tật về tim v&agra>Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!13432_19.htm!!!ve; lớn rất chậm, hơi thở hổn hển và đứt quãng thành từng nhịp ngắn mỗi lần em cố gắng chạy. Trong nhiều năm trời, cho tới trước chuyến đi đầu tiên của họ tới phòng khám bệnh ở Morgantown, họ đã không hiểu có chuyện gì. Rồi họ biết, và chẳng thể làm gì được. Tất cả sự quan tâm của mẹ anh đều đổ dồn vào con bé nhưng dẫu vậy em vẫn qua đời khi mới mười hai. Vị bác sĩ lúc đó mười sáu tuổi, đang sống trên thành phố để theo học trung học, đang trên con đường đến với Pittsburgh, trường y và cuộc sống của anh hiện tại. Tuy vậy, anh vẫn còn nhớ nỗi đau đớn của mẹ anh sâu sắc và dai dẳng đến mức nào, cách bà mỗi sáng cuốc bộ lên đồi tới nơi đặt nấm mồ, hai cánh tay khoanh chặt trước ngực dù trong thời tiết nào đi nữa.
    Cô y tá đứng bên cạnh anh nhìn ngắm đứa bé.
    “Tôi rất tiếc, thưa bác sĩ,” cô nói.
    Anh ẵm đứa bé sơ sinh, quên mất mình nên làm gì tiếp. Đôi tay nhỏ xíu của nó thật hoàn hảo. Nhưng khoảng trống giữ ngón chân cái và các ngón còn lại, nó ở đó, như một cái răng khuyết, và khi nhìn sâu vào mắt con bé, anh nhận thấy những nốt Brushfield[4], nhỏ li ti và rõ rệt như những đốm tuyết trong tròng mắt. Anh mường tượng ra trái tim nó, chỉ nhỏ bằng trái mận và rất có khả năng bị dị tật, và anh nghĩ tới căn phòng em bé, được sơn vẽ thật cẩn thận, với những con thú bông mềm mại và một chiếc cũi duy nhất. Anh nghĩ đến vợ mình đang đứng trên vỉa hè trước căn nhà phủ tuyết rực rỡ, mà nói Thế giới của chúng ta sẽ không còn như vậy nữa.
    Bàn tay của đứa bé quệt vào tay anh, và anh giật mình. Anh bắt đầu thực hiện các quy trình quen thuộc một cách miễn cưỡng. Anh cắt dây rốn và kiểm tra tim, phổi của nó. Suốt trong khi làm anh chỉ nghĩ đến cơn mưa tuyết, đến chiếc xe màu bạc bị đâm đầu xuống mương, sự tĩnh lặng thấm thía của khu phòng khám vắng tanh. Sau này khi anh nhớ lại đêm ấy – và anh sẽ còn nghĩ nhiều đến nó trong nhiều tháng và nhiều năm sắp tới: bước ngoặt của cuộc đời anh, những khoảnh khắc mà tất cả các sự kiện còn lại đều vây quanh đó – điều mà anh ghi nhớ chính là sự tĩnh lặng trong căn phòng và cơn mưa tuyết đều đặn rơi ngoài trời. Sự tĩnh lặng thật thấm thía và bao trùm rộng khắp tới mức anh có cảm tưởng mình đang trôi lơ lửng ở một tầm cao khác, một điểm nào đó phía trên căn phòng này và rồi xa hơn nữa, nơi anh trở thành một phần bên cạnh cơn mưa tuyết, còn khung cảnh của căn phòng là thứ gì đó đang hiện diện ở một cuộc sống khác, một cuộc sống mà ở đó anh chỉ là khách qua đường, tựa như một cảnh tượng thoáng hiện qua ô cửa sổ chan hòa ánh sáng ấm áp khi ta đi trên một con phố tối tăm vậy. Đó là những gì anh sẽ còn nhớ mãi, cảm giác về khoảng không bất tận. Vị bác sĩ ở dưới lòng mương, còn ánh đèn trong chính căn nhà của anh thì cháy sáng ở một nơi xa xôi nào đó.
    “Được rồi. Cô tắm rửa cho nó đi,” anh nói, chuyển cái cơ thể nhẹ bẫng của đứa trẻ sơ sinh sang tay cô y tá. “Nhưng cho nó ở phòng khác nhé. Tôi không muốn vợ tôi biết. Chưa phải lúc này.”
    Cô y tá gật đầu. Cô biến mất và sau đó quay lại để đặt con trai anh vào cái nôi họ đã mang đến. Vị bác sĩ khi ấy đang mải tập trung vào đỡ mấy bánh nhau thai, chúng trôi ra dễ dàng, sẫm màu và dày dặn, mỗi bánh có kích cỡ bằng một chiếc đĩa con. Một cặp song sinh không cùng trứng, một trai một gái, một đứa hiển nhiên cực kì hoàn hảo, đứa còn lại thì hằn dấu ấn của một nhiễm sắc thể thừa trong từng tế bào của cơ thể. Tại sao lại có sự khác biệt đến thế cơ chứ? Con trai anh nằm trong nôi, hai tay thỉnh thoảng lại huơ huơ, uyển chuyển và ngẫu hứng như dòng chảy của nước ối trong tử cung. Anh tiêm cho vợ một mũi giảm đau, sau đó cúi xuống khâu vết rách âm hộ. Trời đã gần hửng, ánh sáng tụ lại yếu ớt trên những ô cửa sổ. Anh quan sát bàn tay mình di chuyển, thầm nghĩ những mũi khâu chạy gọn đẹp biết bao, nhỏ xíu như chính những mũi khâu vợ anh khâu, cũng tinh xảo và đều đặn như thế. Nàng đã tháo tung cả tấm chăn thêu chỉ vì một mũi khâu lỗi mà chính anh cũng không tài nào nhận ra.
    Khi vị bác sĩ hoàn tất công việc, anh tìm thấy cô y tá ngồi trên ghế trong phòng đợi, vỗ về đứa bé gái trong vòng tay. Cô ngước lên nhìn anh mà không nói một lời, và anh bỗng nhớ lại cái đêm cô ngắm nhìn anh trong lúc anh đang ngủ.
    “Có một nơi,” anh nói, ghi tên và địa chỉ lên mặt sau một tấm phong bì. “Tôi muốn cô đưa con bé đến đó. Ý tôi là khi nào trời sáng. Tôi sẽ viết giấy khai sinh cho nó, và gọi trước để báo cô sắp tới.”
    “Nhưng còn vợ anh,” cô y tá nói, và từ một nơi xa xăm, anh nghe thấy sự ngạc nhiên và bất bình trong giọng cô.
    Anh nghĩ tới em gái mình, nhợt nhạt và gầy gò, miệng thở hổn hển, còn mẹ anh thì ngoảnh mặt về phía cửa sổ cố giấu đi những giọt nước mắt.
    “Cô không thấy sao?” anh hỏi, giọng yếu ớt. “Đứa bé khốn khổ này rất có thể bị dị tật tim nặng. Một dị tật chết người. Tôi chỉ đang cố giúp tất cả chúng ta thoát khỏi một nỗi đau khủng khiếp mà thôi.”
    Anh nói với giọng chắc chắn. Anh tin từng lời mình nói ra. Cô y tá ngồi nhìn anh trân trân, nét mặt lộ rõ vẻ ngạc nhiên, nhưng lại pha trộn cả điều gì đó không thể đọc nổi, trong lúc anh đứng đó đợi cô đồng ý. Với tâm trạng lúc ấy, anh nghĩ cô không thể nào nói ra câu gì khác. Trong đêm hôm đó, và cả nhiều đêm sau này, anh không tưởng tượng nổi mình đã làm mọi thứ rối tung lên đến mức nào. Thay vào đó anh chỉ sốt ruột trước sự ngập ngừng của cô và đột nhiên cảm thấy vô cùng mệt mỏi, còn căn phòng khám, dù thân thuộc đến thế, bỗng trở nên xa lạ quanh anh, như thể anh đang bước đi trong một giấc mơ. Cô y tá nhìn anh chăm chăm bằng cặp mắt xanh khôn dò ấy. Anh nhìn lại cô, không chớp, và cuối cùng cô cũng gật đầu, một cử động rất khẽ đến mức gần như không thể nhận thấy được.
    “Tuyệt,” cô thì thào, mắt nhìn xuống.
    °
    Nhưng đến giữa buổi sáng, cơn bão đã dần tan, và tiếng máy xúc từ xa vọng lại lạo xạo giữa thinh không. Đứng trên cầu thang, anh nhìn theo bóng cô y tá gạt tuyết bám trên chiếc xe màu xanh lơ của cô và lái xe hòa vào không gian trắng xóa êm ả. Đứa bé được giấu kín, nằm ngủ trong một cái hộp lót chăn, đặt trên ghế bên cạnh cô. Vị bác sĩ nhìn cô rẽ trái vào con phố và biến mất. Sau đó anh mới quay lại và ngồi xuống bên gia đình mình.
    Vợ anh vẫn ngủ, món tóc vàng óng ả của nàng xõa ra trên gối. Có đôi lúc vị bác sĩ ngủ thiếp đi. Khi sực tỉnh, anh lại nhìn trân trân ra bãi đỗ xe vắng tanh, ngắm nhìn dải khói bốc lên từ những ống khói trên phố, chuẩn bị sẵn những lời anh sắp nói ra. Rằng đó không phải lỗi của ai cả, rằng con gái của họ sẽ được mang tới những bàn tay đáng tin cậy, tới những người giống như con bé, với tình yêu thương vô bờ bến. Rằng đó là giải pháp tốt nhất cho tất cả bọn họ.
    Đến quá nửa buổi sáng, khi tuyết đã ngừng rơi hẳn, con trai anh khóc ré lên vì đói, và vợ anh bừng tỉnh.
    “Con đâu rồi anh?” nàng hỏi, chống hai khuỷu tay để nhỏm dậy, gạt tóc vương trên khuôn mặt. Anh đang bế con trai của họ, ấm áp và nhẹ bẫng, rồi anh ngồi xuống bên vợ, đặt đứa bé vào vòng tay nàng.
    “Chào em yêu,” anh nói. “Nhìn con trai xinh xắn của chúng mình này. Em dũng cảm lắm.”
    Nàng hôn lên trán đứa trẻ, cởi khuy áo và đỡ nó sát vào bầu vú. Con trai anh ngay lập tức bám chặt lấy, và vợ anh ngước lên mỉm cười. Anh nắm lấy bàn tay kia của vợ, nhớ lại nàng đã bấu lấy tay anh chặt tới mức nào, in hằn cả những đốt xương ngón tay lên bắp thịt của anh. Anh nhớ mình đã muốn bảo vệ nàng vô cùng.
    “Mọi việc ổn cả chứ anh?” nàng hỏi. “Anh yêu? Có chuyện gì vậy?”
    “Chúng ta có một cặp sinh đôi,” anh nói chậm rãi, nghĩ về những mớ tóc sẫm màu, những cơ thể trơn chuồi chuội chuyển động trong đôi tay anh. Nước dâng đầy lên trong mắt anh. “Một trai một gái.”
    “Ôi,” nàng reo lên. “Cả một đứa bé gái nữa ư? Phoebe và Paul. Nhưng con bé đâu rồi?”
    Những ngón tay của nàng thật mỏng mảnh, anh thầm nghĩ, giống như những đốt xương của một con chim nhỏ.
    “Em yêu,” anh dợm giọng.Tiếng của anh lạc đi, và những câu chữ anh đã nhẩn trước rất cẩn thận bỗng tan biến. Anh nhắm mắt lại, và đến khi anh có thể cất lời trở lại, những từ khác lại bật ra, hoàn toàn không lường trước.
    “Ôi em yêu,” anh nói. “Anh rất tiếc. Con gái bé bỏng của chúng ta chết từ lúc mới sinh rồi.”
    ------------------------
    [1]  Mother Goose: một nhân vật trong truyện cổ tích phương Tây
     
    [2] Chỉ số Apgar được xây dựng bởi bác sĩ Virginia Apgar vào năm 1952 nhằm đánh giá sơ khởi tình trạng của đứa trẻ mới sinh với năm tiêu chí về màu da, nhịp tim, nhịp thở, phản xạ, hoạt động của cơ bắp, để từ đó bác sĩ ra quyết định có can thiệp y khoa hoặc cần phải hỗ trợ chăm sóc đặc biệt cho bé hay không. Điểm cao nhẩt trên thang điểm Apgar là điểm mười.
     
    [3] Hội chứng Down là bệnh lý gây ra do bất thường nhiễm sắc thế. Những trẻ bị Down lớn rất chậm, trì trệ về tâm thần và có thể gặp các bệnh về tim mạch, tiêu hóa…Trẻ bị Down cũng dễ tử vong trong năm năm đầu đời.
     
    [4] Nốt Brushfield là những nốt trắng nằm ở mép ngoài tròng đen, thường thấy ở trẻ em. Những nốt Brushfield cũng là triệu chứng của hội chứng Down. Nốt Brushfield được đặt theo tên của bác sĩ Thomas Brushfield, người đầu tiên mô tả những nốt trắng này vào năm 1924
     

    Truyện CON GÁI NGƯỜI GIỮ KÝ ỨC ---~~~cungtacgia~~~---

    2 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: VH-Project
    Được bạn: Mọt sách đưa lên
    vào ngày: 1 tháng 12 năm 2011

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
    Truyện Cùng Tác Giả CON GÁI NGƯỜI GIỮ KÝ ỨC Trăng chưa lặn