Đẩy nhẹ cái kính trở lại sống mũi, David tiếp tục đọc quảng cáo trong mục Kinh doanh của tờ Boston Globe. Anh muốn kiểm tra lại xem có phải mình đang mơ không. Đối với David, cái quảng cáo này thật hấp dẫn: "Công ty dầu lửa đặt tại Anh quốc đang mở rộng họat động ra vùng Biển Bắc, ngòai khơi Scotland, cần một nhân viên điều hành trẻ, có kinh nghiệm về thị trường chứng khóan hoặc thị trường tài chính. Tiền lương 25.000$/ năm. Có nhà ở. Văn phòng tại London. Mọi chi tiết xin liên hệ với hòm thư số 217A" Đối với David, cái quảng cáo này quả thực là một sự thách đố. Tuy vẫn biết đây sẽ là một cơ hội để tiến xa hơn trong ngành công nghiệp dầu lửa đầy triển vọng, anh vẫn phân vân không rõ mình đã đủ kinh nghiệm chưa. Anh nhớ về những gì mà giáo viên về các vấn đề câu Âu vẫn thường nói: " Nếu bạn bị buộc phải làm việc ở Anh, thì hãy chọn vùng vùng Biển Bắc". David Kesler là người Mỹ, tuổi đời còn ít, mày râu nhẵn nhụi, tóc húi cua, kiểu tóc mà có lẽ hợp hơn với một Trung úy Thủy quân lục chiến, nước da sáng màu và tính tình nghiêm túc. Anh đã theo học sáu năm liền tại trường Harvard, bốn năm đầu học tóan còn hai năm sau học thương mại. David mới tốt nghiệp hai bằng: Cử nhân tóan học và thạc sĩ quản trị doanh nghiệp. Anh đang tìm một công việc phù hợp với khả năng chăm chỉ hiếm có của mình. Suốt cả cuộc đời học trò,David chưa bao giờ là sinh viên giỏi được học bổng nên anh thường ghen tỵ với những người giỏi giang trong lớp, những người nắm vững các học thuyết kinh tế theo trường phái Keynes, như thể bọn trẻ thuộc lòng các bảng cửu chương. David đã học tập điên cuồng suốt sáu năm, chỉ rời sách vở khi phải tập luyện ở phòng thể dục dụng cụ và đôi khi, vào ngày cuối tuần, để xem Harvard Jocks bảo vệ danh dự của trường trên sân bóng đá, bóng rổ. Bản thân David cũng rất muốn vào sân chơi, nhưng điều ấy lại có nghiẽa là sẽ mất đi thời gian học tập, nên anh không gia nhập đội nào hết. David đọc lại quảng cáo một lần nữa rồi đánh máy một bức thư với lời lẽ hết sức cầu kỳ. Vài ngày sau, anh nhận được thư phúc đáp, mời đến phỏng vấn tại một khách sạn địa phương vào hồi ba giờ ngày thứ tư sau đó. Ba người đàn ông tự giới thiệu là Silverman, Cooper và Elliot cùng phỏng vấn David. Bernie Silverman là người New York, béo lùn, tóc bạc, đeo cravat kẻ, có vẻ là người thành đạt, chịu trách nhiệm chính. Cooper và Elliot chỉ ngồi nhìn David một cách lặng lẽ. Silverman dành khá nhiều thời gian để mô tả một cách hấp dẫn cho David nghe về lịch sử và các mục tiêu trong tương lai của Công ty. Harvey đã huấn luyện Silverman cẩn thận và giờ đây, cánh tay phải đắc lực của gã đã nắm vững nghệ thuật khuyến dụ. - Vậy là anh đã được nhận, Kerler. Chúng tôi hiện đang có một trong những cơ hội làm ăn lớn nhất thế giới,đó là khoan dầu ở Biển Bắc, ngòai khơi Scotland. Công ty củ chúng tôi, Prospecta Oil, nhận được hậu thuẫn của một nhóm ngân hàng ở Mỹ. Chúng tôi được chính phủ cấp giấy phép và chúng tôi có khả năng tài chính dồi dào. Nhưng, anh Kesler, anh cũng biết đấy, bản thân đồng tiền đâu có làm nên lịch sử một cônt ty, mà chính con người. Hiện chúng tôi đang tìm kiếm những người sẵn sàng làm việc ngày đêm để tên tuổi Prospecta Oil xuất hiện trên bản đồ. Để đạt được điều này, chúngn tôi sẵn sàng trả mức lương cao nhất cho những ai tài giỏi. Nếu chúng tôi nhận anh, anh sẽ làm việc tại văn phòng ở London, dưới sự quản lý trực tiếp của Giám đốc điều hành Elliot. - Trụ sở chính ở đâu? - Newyork, nhưng chúng tôi có các văn phòng tại Montreal, San Francisco, London,Aberdeen, Paris và Brussels. - Ngòai ra, Công ty có tìm kiếm dầu ở nơi nào khác nữa không? - Tại thời điểm này thì không. - Silverman trả lời. - Chúng tôi đang rót hàng triệu vào Biển bắc kể từ sau sự khám phá bất ngờ của B.P. Tỷ lệ thành công của các khu mỏ xung quanh cho tới nay đã đạt tới 1/5. một tỷ lệ tương đối cao trong lĩng vực này - Theo anh thì lúc nào cậu ta nên chính thức nhận việc? - Cooper hỏi. - Trong tháng Giêng, khi anh ta đã hòan thành khóa huấn luyện quản lý dầu lửa của Chính phủ, - Richard Elliot đáp. Nhân vật thứ hai này có nước da hơi vàng và dáng người mảnh dẻ, có vẻ như gốc vùng Georgia. Khóa học của chính phủ chẳng qua chỉ là một cái mẹo đặc biệt của Harvey Metcalfe - chi phí thấp nhất nhưng sự tín nhiệm đạt được lại là cao nhất. - Thế còn căn hộ Công ty giành cho tôi? - David hỏi. - Nó ở đâu? Lần này thì Cooper trả lời. - Anh sẽ được chọn một trong số các căn hộ của Công ty trên đường barbican, cách văn phònng vài dặm. David không hỏi gì nữa. Silverman đã đề cập tới tất cả và dường như ông ta biết trước anh cần những gì. Mười ngày sau David có điện của Silverman mời đi ăn trưa tại câu lạc bộ 21 ở New York. Tới đây, anh nhận ra nhiều gương mặt nổi tiếng ở các bàn gần đó và cảm thấy một sự tự tin mới lạ. Rõ ràng người ta biết anh đang vướng bận điều gì. chính vì vậy mà bàn của họ nằm ở một trong những góc nhỏ mà những nhà kinh doanh thường chọn khi muốn bàn chuyện kín. Silverman tỏ ra xởi lởi ôn hòa. Ông ta nói năng khá thỏai mái, họ nói với nhau những vấn đề không liên quan tới công việc, nhưng sau cùng, vùa nhấp nháp Brandy, ông ta vừa đề nghị David giữ một cương vị tại London. David rất hài lòng: Tiền lương 25000$ một năm. và cơ hội làm ăn với một công ty có tương lai sáng lạn. Annh vui ve đồng ý và bắt đầu công việc tại London vào ngày mùng một tháng Giêng. David Kesler chưa bao giờ tới nước Anh. Cỏ cây thật xanh tươi, đường phố thật là nhỏ hẹp, các hàng rào, ờ giậu san sát! So với các ngôi nhà chọc trời và những con đường thênh thang của New York, nước Anh có vẻ như một thành phố đồ chơi. Căn hộ hỏ ở Barbican sạch sẽ, lạnh lùng, và như Cooper nói, "rất thuận tiện cho anh vì nó chỉ cách văn phòng trên phố Threadneedle vài dặm". Văn phòng của Prospecta gồm bảy phòng trên cùng một tòa nhà lớn Victoria. Phòng của Silverman là phòng duy nhất có không khí uy nghiêm. Có một phòng tiếp tân nhỏ, một phòng telex, hai phòng cho thư ký, một phòng rộng hơn cho Elliot và một phòng nhỏ hơn cho David. Nó quả là quá chật hẹp đối với anh,nhưng Silverman đã kịp giải thích:giá thuê văn phòng ở trung tâm London rất đắt - 30$ một foot vuông, trong khi ở New York chỉ là 10! Thư ký của Bernie Silverman là cô Judith Lampson dẫn David tới văn phòng Giám đốc điều hành. Silverman đang ngồi trên chiếc ghế xoay màu đen to tướng, sau chiếc bàn đồ sộ và vững chãi, khiến ông ta trở nên bé nhỏ. Trên mặt bàn là bốn chiếc điện thoại, ba chiếc màu trắng và một chiếc màu đỏ.Sau này, David mới biết thêm là chiếc điện thoại màu đỏ duy nhất ấy được nối trực tiếp đến một máy ở Mỹ, nhưng anh không bao giờ biết chính xác đó là máy của ai. - Xin chào ông Silverman. Ông muốn tôi bắt đầu từ đâu? - Bernie, hãy gọi tôi là Bernie. Mời ngồi. Anh có nhận thấy sự thay đổi giá cả các cổ phếu của công ty chúng ta trong vài ngày qua không? - Dạ có - Davod hào hứng đáp, - tăng năm mươi xu, gần tới mức sáu đô la. Tôi cho rằng đó là do có thêm sự ủng hộ của các ngân hàng và các khám phá mới của chúng ta. - Không, - Silver man hạ giọng cốt để người nghe có cảm giác đặc biệt anh ta được tin cẩn -. Thật ra, chúng ta mới phát hiện thấy dầu, nhưng công ty chưa quyết định thời điểm công bố sự kiện đó.. Mọi chi tiết đều nằn trong báo cáo địa chất này. Nói tới đây ônng ta quẳng lên bàn một tập tài liệu trông sạch sẽ và nhiều màu. David thì thào: - Thế công ty đã triển khai kế hoạch gì? - Ba tuần nữa, - Silverman nói, - chúng ta sẽ công bố. Chắc chắn là tới lúc đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tiềm năng của giếng dầu này. Chúng ta cần phải xây dựng những kế hoạch hợp lý để sử dụng món tiền bất ngờ có được, và cả những kế hoạch dành cho dân chúng nữa. Chắc chắn, giá cổ phiếu sẽ tăng vọt. - Giá cổ phiếu đã bắt đầu tăng. Chẳng lẽ một số người đã biết tin này? - Tôi cũng đoán vậy. - Silverman hưởng ứng. - Bởi vì khi dầu đã ra khỏi lòng đất thì chẳng ai có thể dấu nó được. Nói xong, Silverman phá cười. - Liệu có sao không? - David hỏi - Không. Chẳng có gì là nguy hại. Tuy nhiên anh nhớ báo cáo cho tôi biết, liệu có ai muốn đầu tư không? Chúng ta không gặp trở ngại gì với tin nội bộ trong nước Anh. Chúng ta không phải chịu ảnh hưởng của luật pháp Mỹ. - Ông nghĩ cổ phiếu sẽ tăng như thế nào? Silverman nhìn thẳng vào mắt David rồi nói tự nhiên: - Hai mươi đô la! Trở về phòng mình, David cẩn thận đọc báo cáo địa chất mà Silverm,an vừa đưa: Có vẻ như Prospecta Oil đã thành công, nhưng chiều rộng của giếng dầu vẫn chưa được xác định chắc chắn.Xonng xuôi, anh liếc nhìn đồng hồ và chửi thề vì đã quá muộn. Tài liệu địa chất này đã cuốn hút anh. Ném nhanh bản báo cáo vào ca-táp, David hối hả đón taxi tới ga Paddington, vừa kịp chuyến tàu 6 giờ 15 phút. Anh đã hẹn ăn tối ở Oxford với một người bạn học từ thời còn ở Harvard. Ngồi trên tàu, anh nhớ tới Stephen Bradley. một trong số các bạn học đó. Stephen là người rộng rãi độ lượng, hay giúp đỡ David và nhiều sinh viên khác trong lớp toán. Hiện giờ Stephen đang làm nghiên cứu sinh tại phân viện Magdalen thuộc Trường Đại học Oxford. Ngày còn đi học, Stephen luôn là một trong những sinh viên xuất sắc nhất, luôn nhận được học bổng tài năng. Anh ta đã giành được "Học bổng Kennedy" cho trường Harvard và sau này, năm 1970, lại đoạt được giải thưởng toán học Wister, giải thưởng hóc búa nhất khoa Toán. Mặc dầu giá trị tiền mặt của phần thưởng này chỉ là 80 đô la và một chiếc huân chương, nhưng nó lại đem đến danh tiếng và các lời mời chào làm việc, nên ai cững muốn tranh tài. Stephen đã giành được phần thưởng một cách dễ dàng, vì vậy không ai ngạc nhiên khi anh được nhận vào trường Oxford. Đôi khi, các bài nghiên cứu về đại số của anh được in trên tờ Phúc trình của Hội Toán học London,và mới đây lại có tin anh được nhận làm giáo sư toán ở trường cũ, trường Harvard, vào đầu mùa thu tới Một tiếng sau, tới ga Oxford. David đón taxi tới Magdalen vào lúc 7 giờ. Một người phục vụ dẫn David tới phòng của Stephen. Đó là một căn phòng rộng rãi, hơi cổ nhưnng đầy đủ tiện nghi, và đặc biệt là nhiều sách vở, báo chí. "Thật khác xa các bức tường đã được khử trùng của trường Harvard", David nghĩ. Stephen đã có mặt tại phòng để đón bạn. Anh có vẻ như không thay đổi chút xíu nào. Bộ áo vest treo lũng lẳng trên cơ thể còm nhom của anh ta như thể treo trên một chiếc mắc áo xấu xí. Đôi lông mày rậm nhô ra khỏi chiếc kính gọng tròn cổ lỗ. Anh thong thả đi về phía David và chào bạn. Trong khoảng khắc, nom anh như trẻ hơn cái tuổi 30 của mình. Stephen mời David một ly Jack Daniels rồi họ cùng ngồi tán ngẫ. Mặc dầu Stephen chưa bao giờ xem David là bạn thân, nhưng anh vẫn sẵn lòng giảng bài cho David và bởi David luôn luôn tỏ ra ham học. Vả lại, anh luôn vui ve với bất cứ ai đến thăm anh ở Oxford. - Ba năm qua tôi sống tạm ổn. - Stephen nói, và rót thêm một chén nữa. - Sự kiện đáng buồn duy nhất là cái chết của cha tôi vào mùa đông năm ngoái. Người đã rất quan tâm đến cuộc sốngn của tôi ở Oxford và hỗ trợ tôi rất nhiều trên con đường học vấn. Người để lại cho tôi khá nhiều của cải, thự tế nhiều hơn là tôi tưởng. Có thể cậu phải khuyên tôi đầu tư vào cái gì. Hiện giờ số tiền đó vẫn nằm trong ngân hàng.Tôi dường như không bao giờ có đủ thời giờ để suy nghĩ xem có thể làm gì với chúng, còn khi chúng đã đi vào đầu tư thì tôi sẽ được rảnh rang với chúng hoàn toàn. Thế là David kể cho Stephen nghe về công việc mới của mình và gợi ý: - Tại sao cậu không đầu tư vào công ty bọn mình, Stephen. Chúng tớ mới phát hiện thấy dầu ở Biển Bắc, một khi chúng tớ mà thông báo tin này ra, thì giá cổ phiếu sẽ tăng vọt. Toàn bộ hoạt động này chỉ diễn ra trong khoảng một tháng, và cậu có thể thành công rực rỡ. Tớ chỉ ước giá mà có một số tiền để "ném" vào đó. - Cậu có chi tiết đầy đủ về việc khai thác đó chưa? - Chưa, nhưng tớ vừa được xem báo cáo địa chất. Nó rất có giá trị. Giá cổ phiếu đang tăng nhanh và tớ tin là nó sẽ còn tăng tới 20$. Thời gian không còn nhiều đâu, Stephen. Stephen liếc qua bản báo cáo và thầm nghĩ, rồi đây anh sẽ phải đọc nó kỹ hơn. - Để đầu tư kiểu này, người ta phải làm gì? - Anh hỏi. - À, cậu phải tìm một người môi giới có uy tín, mua càng nhiều cổ phiếu càng tốt, sau đó thì chờ cho tới lúc công ty thông báo chính thức. Tớ sẽ thông báo cho cậu về diễn biến sự việc và khuyên cậu nên bán cổ phiếu vào lúc nào là tốt nhất. - cậu thật tốt quá, david. - Đó là việc nhỏ nhất mà tớ có thể làm sau tất cả những gì cậu đã giúp tớ với môn Toán ở Harvard. - Ôi, những cái đó có đáng gì đâu. nào, chúng ta đi ăn tối nhé. Stephen dẫn David đến phòng ăn. Đó là một căn phòng rộng hình chữ nhật, tường dán gỗ sồi và được phủ bằng những bức hình của các đời hiệu trưởng, các học giả và các giám mục cũ của trường. Phòng chật ních sinh viên ngồi ăn quanh các bàn gỗ dài. Stephen đi thẳng tới chỗ bàn khách lớn và mời David ngồi vào chiếc ghế đẹp hơn. Đám sinh viên rất ồn ào, náo nhiệt. Stephen không hề để mắt đến chúng, nhưng David lại thích bầu không khí này. Bữa ăn tối gồm bảy món và David thực sự ngon miệng. Anh không hiểu tại sao với những nỗ lực ăn uống như vậy mà Stephen vẫn còm nhom. Khi đang uống rượu vang tráng miệng thì Stephen bảo họ nên về phòng của anh hơn là ngồi với đám giảng viên khó tính trong phòng sinh hoạt chung này. Đêm đã khuya lắm rồi nhưngn họ vẫn uống rượu vang đỏ và nói chuyện về dầu lửa trên Biển Bắc và d8a5i số học, người nọ ca ngợi người kia về khả năng chuyên môn. Stephen cũng giống như hầu hết các giảng viên khoa học, thường hơi nhẹ dạ cả tin đối với những gì ngoài lĩnh vực sở trường của mình. Anh bắt đầu cho rằng việc đầu rư vào Công ty Prospecta Oil là biểu hiện của một đầu óc nhạy bén, sắc sảo. Sáng hôm sau, họ đi dạo trên phố Addisons Walk ở gần cầu Magdalen, qua các thảm cỏ xanh tươi. Đến 9 giờ 15, david miễn cưỡng đón taxi ra về, để lại Magdalen sau lưng. Xe chạy qua các phân viện Cattage Trinity, Balliol và Worcester. tại đây anh nhìn thấy một dòng chữ nguyệch ngoạc chạy ngang tường C'est magnifique mais ce n'est pas la gare (Ngon mắt mà đắng miệng).Đúng 10 giờ anh lên tàu trở về London. Anh rất thích thú với chuyến đi Oxford lần này và hy vọng là mình sẽ trả ơn được người bạn cũ tốt bụng, người đã từng giúp đỡ anh rất nhiều. - Chào, David! - Chào ông, Bernie. Tôi nghĩ cần phải nói với ông rằng hôm qua, tôi đã đi thăm và nghỉ đêm với một người bạn ở Oxford. Rất có thể anh ta sẽ đầu tư một số vốn vào công ty chúng ta. khỏang chừng 150.000$ gì đó. - Tuyệt, David. Cố gắng nhé. Anh đang làm một công việc rất quan trọng đấy! Silverman giấu không cho david thấy hắn rất ngạc nhiên về điều mà anh vừa thông báo, nhưng ngay khi về đến phòng mình, hắn nhấc vội điện thọai màu đỏ: - Harvey phải không? - Không sai!, đắn đo, Stephen nhận thấy giá cổ phiếu của Prospecta Oil - Có vẻ như Kesler đang là một quân cờ đi đúng nước. Hắn đã thuyết phục được một người bạn đầu tư khỏang 150.000$ vào công ty. - Được! Nghe đây, hãy cho đám môi giới tung ra thị trường 40.000 cổ phiếu với giá trên 6$. Nếu bạn của Kesler quyết định đầu tư vào Công ty, số cổ phiếu này sẽ thõa mãn ngay nhu cầu của hắn. Sau vài ngày cân nhắc, đắn đo, Stephen nhận thấy giá cổ phiếu của Prospecta Oil đã dịch từ 2,75 bảng lên tới 3,05 bảng, anh quyết định đầu tư vào cái mà anh tin là đã nắm chắc phần thắng. Anh tin tưởng ở David. Thêm vào đó, bản báo cáo địa chất ngắn gọn đã gây được ấn tượng mạnh với anh. Anh gọi điện đến Kicat Aitken, một văn phòng môi giới thành phố và đề nghị họ mua cho anh một số cổ phiếu của Prospecta Oil với số tiền là 250.000$. Lúc này, mội giới của Harvey metcalfe đã tung ra 40.000 cổ phiếu nên yêu cầu của Stephen được Sở Giao dịch thực thi nhanh chóng. Giá mua của Stephen là 3,01 bảng Anh. Sau khi đầu tư tòan bộ gia sản của cha, Stephen tiếp tục theo dõi giá cổ phiếu Prospecta Oil và thấy chúng đã nhích dần tới 3,05 bảng, mặc dầu vẫn chưa có sự thông báo chính thức nào như anh mong đợi. Stephen đâu có biết rằng chính sự đầu tư củ anh đã làm cho giá cổ phiếu này tăng lên. Anh bắt đầu suy nghĩ về cách sử dụng món tiền lời. Anh quyết định sẽ không đổi ra tiền mặt vội, mà vẫn giữ cổ phiếu. David đã bảo là nó sẽ còn tăng lên, có thể lên tới 20$. Đến lúc đó, anh tự hứa với bản thân, dù bất luận thế nào,a nh cũng sẽ bán hết chúng. Trong khi đó, Harvey Metcalfe lại tung thêm cổ phiếu ra thị trườnng. gã đồng ý với Silverman rằng David Kesler, một nhân viên trẻ tuổi, trung thực và đầy nhiệt huyết quả là một quân cờ đi đúng nước. dây không phải là lần đầu tiên Harvey sử dụng mánh khóe này - không tự nhúng tay hành động mà đặt trách nhiệm lên vai người khác, một người nào đó ngây thơ, non nớt, thiếu kinnh nghiệm. Đồng thời, Rirchard Elliot, trong vai người phát ngôn của công ty, đã rò rỉ thông tin cho giới báo chí về số lượng người mua cổ phiếu ngày càng lớn, nhờ vậy mà giá cả vẫn tiếp tục ổn định. Bài học đầu tiên của trường Đại học Thương mại Harvard là: Người điều hànnh chỉ thành công khi anh ta khỏe mạnh, nên david luôn coi trọng việv kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Thêm vào đó, anh rất thích được khen là "khoẻ mạnh, nhưng có lẽ nên giảm bớt cường độ làm việc". Thư ký của anh, cô Rentuol, vì thế đã hẹn cho anh đến khám ở một bác sĩ trên phố Harley. Đối với xã hội thì Robin Oakley là một bác sỹ thành đạt. Ở độ tuổi 37, anh cao lớn và đẹp trai với mái tóc đen có vẻ như sẽ không bao giờ bị hói. Anh có gương mặt hơi cổ điển, cương nghị và cả con người toát lên vẻ tự tin do sự thành công mang lại. Anh thường chơi bài Squash hai lần một tuần, chính vì vậy mà trông anh trẻ hơn so với những người cùng tuổi. Không ít kẻ ganh tỵ với anh về điều này. Ba mươi bảy tuổi nhưng Robin vẫn đầy phong độ như ngày anh còn ngồi trên giảng đường đại học. Tốt nghiệp Cambridge, anh tiếp tục theo học ngành y tại St. Thomas’s, nơi mà một lần nữa, môn bóng đá Rugby chứ không phải tay nghề đã làm anh nổi tiếng, và gây được ấn tượng tốt đẹp với những người sẽ quyết định sự nghiệp của anh. Tốt nghiệp, anh làm trợ tá cho một bác sỹ nổi tiếng ở phố Harley, bác sỹ Eugene Moffat. Vị bác sỹ này rất thành công trong lĩnh vực quyến dũ khách hàng giàu có; các bậc mệnh phụ, và cả các quý cô, tới thăm ông thương xuyên dù chẳng có bệnh tật gì. Moffat chọn Robin Oakley làm trợ tá chính vì những đặc điểm trong tính cách của anh. Anh là bản sao của Moffat. Robin Oakley đẹp trai, có cá tính, có giáo dục và thông minh vừa đủ. Robin thích nghi dễ dàng với phố Harley và phong cách sống của Moffat. Khi ông này đột ngột qua đời ở tuổi 60, thì anh thừa hưởng gia tài như thể một hoàng tử đội mũ miện lên nối ngôi vua cha. Robin tiếp tục hành nghề, không để mất đi một quý bà, quý cô nào của Moffat; và còn có phần thành công hơn. Anh lấy vợ, có hai con trai, mua một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi ở vùng nông thôn Berkshire, cách Newbury vài dặm. Anh không bao giờ phàn nàn về số phận của mình và rất yêu đời, nhưng đồng thời anh cũng tự thú nhận là cuộc sống của anh hơi buồn tẻ. Liệu anh có bị tống xuống địa ngục không nếu anh thú nhận là không biết mà cũng chẳng hề quan tâm tới nguyên nhân gây ra những mảng da bị viêm trên đôi tay đeo đầy kim cương của quý bà Fiona Fisher? Liệu thiên đàng có mở ra cho anh nếu anh nói với bà Page Stanley xấu xí kia rằng bà là một mụ đàn bà hôi thối, bà không nên tốn tiền chữa bệnh mà chỉ cần lắp một bộ răng giả thôi? Và anh có bị vật chết không nếu anh biếu quý cô Lydiade Villiers khêu gợi một liều thuốc mà cô vẫn ước ao? Đúng giờ hẹn, David Kesler có mặt. Anh đã được Rentuol báo trước là ở Anh, các bác sỹ, nha sỹ đều sẽ huỷ bỏ cuộc hẹn mà vẫn tính tiền, nếu người bệnh đến muộn. Anh thả mình nằm dài trên ghế trong phòng khám Robin Oakley đo huyết áp, nghe tim và bắt anh lè lưỡi để kiểm tra. Trong khi bác sỹ gõ gõ lên lông ngực của David thì họ bắt đầu tán chuyện. -Cái gì đã khiến ông tới làm việc ở London, ông Kesler? -Tôi làm việc cho một công ty dầu lửa ở thành phố này. Tôi hy vọng là ông đã được nghe về nó – Công ty Prospecta Oil? -Chưa! – Robin nói. – Chưa bao giờ. Nào, mời ông gập chân lại. – Anh bắt đầu gõ nhẹ vào các đầu gối của David. Hai chân của David giật nảy lên. -Phản xạ tốt. -Rồi ông sẽ được nghe tới nó thôi, bác sỹ ạ, chắc chắn như vậy. Công việc của chúng tôi đang tiến triển rất tốt đẹp. Ông cứ đọc báo mà xem. -Sao, - Robin nói và mỉm cười. – Tìm thấy dầu à? -Đúng thế, - David nói khẽ, hài lòng với ấn tượng mà anh tạo ra được. - Thực tế, chúng tôi đã làm được như vậy. Robin ấn vào bụng David một vài giây. -Cơ thành tốt, không có mỡ, không có triệu chứng của bệnh chướng gan. Này, anh chàng trẻ tuổi, anh có một cơ thể tuyệt vời đấy. Robin bước ra khỏi phòng khám để David mặc quần áo. Anh cẩn thận viết các kết quả, nhưng đầu óc thì lại mê mẩn với những thứ khác đáng quan tâm hơn: phát hiện ra dầu lửa! Các bác sỹ tư nhân ở phố Harley đều có chung thói quen là bắt bệnh nhân chờ bốn mươi nhăm phút trong phòng đợi sưởi bằng gas, và không bao giờ cho họ về ngay. Robin cũng vậy. Anh không hề có ý định để Kesler ra về sớm. -Kesler, có một trục trặc nhỏ; triệu chứng thiếu máu, và tôi cho rằng nguyên nhân không phải cái gì khác ngoài sự làm việc quá căng thẳng. Tôi sẽ cho anh một số viên sắt và anh sẽ khỏi thôi. Nhớ uống hai lần một ngày. Vừa nói anh vừa thảo đơn thuốc bằng một thứ chữ rất khó đọc rồi đưa cho David. -Cám ơn nhiều. Ông thật tốt bụng đã dành cho tôi nhiều thời gian đến vậy. -Không có gì. Anh thấy London thế nào? – Robin hỏi. – Tôi nghĩ là rất khác so với các thành phố ở Mỹ phải không? -Vâng! Nhịp độ sống chậm hơn và đôi khi tôi đã hiểu được rằng cần tốn bao nhiêu thời gian để giải quyết xong một công việc thì tôi đã đi được nửa đường thắng lợi. -Anh có nhiều bạn ở London không? -Không! – David trả lời. - Chỉ có một, hai người bạn học cùng hồi ở Harvard. Hiện giờ, họ đang làm nghiên cứu sinh tại Oxford. Tôi hầu như chưa có bạn ở London. “Tốt”, Robin nghĩ, đây sẽ là cơ hội để anh hiểu thêm đôi chút về dầu lửa, và tiêu khiển với con người mà sức khoẻ của hắn khiến cho người ta có nhận xét là lũ bác sỹ đang chuẩn bị xuống nhà mồ. “Có thể anh ta sẽ làm cho mình hết mụ mẫm, đỡ ưu phiền chăng?” Nghĩ vậy, anh nói: -Anh có thể ăn trưa với tôi trong tuần này không? Có lẽ, anh cũng muốn tới thăm những câu lạc bộ … của London, phải không? -Ông thật tốt bụng. Tôi không dám từ chối. -Tuyệt. Thứ sáu được không? -Vâng! -Vậy chúng ta sẽ gặp nhau lúc một giờ chiều tại câu lạc Athenaeum ở Pall Mall nhé. Trên đường trở về văn phòng ở khu City, David ghé mua thuốc theo đơn của Robin và uống ngay một viên. Anh bắt đầu thấy thích cuộc sống ở London. Silverman có vẻ hài lòng về anh. Prospecta Oul hoạt động tốt và anh đã gặp một số người khá thú vị. Anh cảm thấy đây sẽ là quãng đời hạnh phúc của mình. 12 giờ 45 phút trưa ngày thứ sáu, David có mặt tại Athenaum, một toà nhà trắng kiến trúc kiên cố nằm trên góc Pall Mall. David rất thích kiến trúc của các phòng ở đây và bộ óc thương mại của anh không thể không tính toán cái giá phải trả nếu thuê đây làm văn phòng. Câu lạc bộ chật ních những nhân vật tầm cỡ, sau này Robin cũng khẳng định lại với David như vậy. Hầu hết những người đến đây đều là những vị tướng lĩnh hoặc những nhà ngoại giao. Họ ăn trưa trong phòng tra và nói chuyện về Boston, London, bài Squash, và niềm say mê chung đối với Katherine Hepburn. Bên tách cà phê, David sẵn sàng tiết lộ với Robin các chi tiết về thành quả thăm dò dầu khí trên công trường của Prospecta Oil. Hiện tại, giá cổ phiếu đã lên tới 3,60 bảng Anh trên thị trường chứng khoán London, và sẽ còn lên nữa. -Có vẻ như một sự đầu tư béo bở, - Robin nói, - và vì đây là công ty của anh nên tôi nghĩ phải rất nên mạo hiểm một phen. -Tôi không cho là mạo hiểm, - David nói, - chừng nào mà dầu còn ở đó. -Ừ, đúng vậy, tôi sẽ suy nghĩ kỹ vấn đê này trong kỳ nghỉ cuối tuần. Sau đó, họ chia tay trên những bậc thang của Athenaeum, David đi dự hội nghị về khủng hoảng năng lượng do Financial Times tổ chức, còn Robin về nhà ở Berkshine. Hai đứa con trai học ở trường dự bị đại học của Anh và sẽ về nhà nghỉ cuối tuần và anh đang nóng lòng được gặp chúng. Thật là nhanh. Mới ngày nào chúng còn là những đứa trẻ sơ sinh, rồi chập chững tập đi, rồi thành những thằng bó và chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ là những thanh niên. Tương lai của chúng thật đảm bảo. Nhưng anh sẽ làm cho nó đảm bảo hơn. Anh sẽ đầu tư vào công ty của Kesler. Một khi phát hiện này được thông báo rộng rãi thì anh chỉ còn việc thu tiền về qua các tờ cổ phiếu màu xanh. Bernie Silverman cũng rất hài lòng khi nghe tin về khả năng cuộc đầu tư mới này. -Chúc mừng, chàng trai. Chúng ta sẽ cần nhiều vốn để đặt ống dầu, cậu hiểu không. Có thể sẽ phải chi tới hai triệu đô la cho một dặm. Tuy nhiên, cậu đã làm việc rất tốt. Tôi vừa nhận được tin từ trụ sở chính là cậu sẽ được thưởng 5.000 đôla vì những nỗ lực vừa qua. Hãy tiếp tục làm tốt nhé. David mỉm cười. Đây là truyền thống của Harvard: Có làm, có thưởng. -Khi nào công việc khai thác sẽ chính thức được thông báo? – Anh hỏi. -Vài tuần nữa. David rời văn phòng của Silverman lòng đầy tự hào. Ngay lập tức, Silverman phôn cho Harvey và mọi việc lại lặp lại. Người môi giới của Metcalfe lại tung ra thị trường 35.000 cổ phiếu với giá 3,73 bảng Anh. Để giữ cho giá cả ổn định, mỗi ngày, khoảng 5.000 cổ phiếu được bán đều đặn trên thị trường mở. Một lần nữa, giá cổ phiếu lại lên vì bác sỹ Oakley đã đầu tư khá nhiều vào thị trường này, với giá 3,09 bảng trên mỗi cổ phiếu, khiến cho cả David, Robin và Stephen đều vui sướng. Họ không hề biết rằng mỗi ngày Harvey đều tung thêm cổ phiếu ra thị trường. Chính họ đã đem lại lợi nhuận cho gã và cũng chính họ đã tạo ra thị trường cho các cổ phiếu của gã. David quyết định giành ra một phần tiền thưởng để sơn lại căn hộ nhỏ ở Barbican mà anh cho là hơi xám màu. Còn khoảng 2.000 đôla, anh nghĩ là nên mua một cái gì đó có giá trị. David rất yêu nghệ thuật. Trước hết là vì nghệ thuật, sau đó là vì kinh doanh. Suốt buổi chiều ngày thứ Sáu, anh lang thang trên các phố Bond, Cork và Bruton, nơi hội tụ của các phòng triển lãm. Tranh của Wildenstein thì quá đắt so với túi tiền của anh, còn tranh cảu Marlborough lại quá hiện đại so với sở thích của anh. Cuối cùng, anh chọn một bức ở nhà tranh Lamanns trên phố Bond. Phòng tranh này chỉ cách phòng tranh của của Sotheby’ có ba căn. Thực chất, đây là một căn phòng rộng lớn, thảm trải đã cũ sờn, giấy dán tường màu đỏ bạc màu. Sau này, David được biết, thảm càng sờn, giấy dán tường càng bạc màu thì tiếng tăm về sự thành công của phòng tranh càng lớn. Xa tít về phía cuối phòng là một chiếc cầu thang, ở đó xếp một đống tranh chắc là không mấy được quan tâm. David đọt nhiên muốn sắp xếp lại chúng và thật thú vị, anh đã tìm được cái cần tìm. Đó là một bức sơn dầu của Leon Underwood với cái tên “Venus trong công viên”. Tranh được vẽ trên một tấm vải bạt rộng, hơi sẫm màu gồm sáu người cả đàn ông, đàn bà đang ngồi trên những chiếc ghế sắt quanh những cái bàn trà hình tròn. Ở giữa họ, trên nền đất trống, là một người phụ nữ hấp dẫn, khoả thân với khuôn ngực lớn, mái tóc dài. Không một ai chú ý đến cô, dù chỉ là chút ít. Cô ngồi đó, nhìn chằm chằm ra ngoài tranh, nét mặt bí hiểm, đầy tình yêu và nhiệt huyết với khung cành vô hình. David lập tức bị thu hút bởi cô ta. Chủ phòng tranh, Jean – Pierre Lamanns, là một người nhiều tuổi hơn David, ăn mặc đỏm dáng. Chỉ cần nhìn thoáng bộ comple may đo, người ta cũng có thể đoán rất hiếm khi anh giơ tay nhận những tấm séc dưới một nghìn bảng. Ở tuổi ba mươi nhăm, anh tiêu tiền hơi ngông: Đôi giầy Gucci, cà vạt Yvest St Lauret, áo sơ mi Tarnbull & Asser, đồng hồ Piaget. Nhưng phải công nhận, chính cách ăn vận của anh đã tạo cho người ta cảm giác anh là người tự tin, luôn làm chủ hành động của mình. Đó cũng là lý do anh chưa lấy vợ. Là người Anh, gốc Pháp, anh có vẻ đẹp khác thường - mảnh dẻ và gọn gàng, tóc dài sẫm màu, lượn sóng, mắt sâu màu nâu sắc sảo. Anh là người khó tính, hay đòi hỏi, vừa nhẫn tâm lại vừa hài hước. Có lẽ chính vì vậy mà anh độc thân đến tận bây giờ dù không thiếu gì ứng cử viên cho ngôi vị phu nhân Lamanns. Tuy vậy, khách hàng bao giờ cũng chỉ nhận thấy anh những nét duyên dáng. Trong lúc David viết séc thì Jean – Pierre vuốt ve bộ ria mép rất mốt của mình và hào hứng thảo luận về bức tranh: -Ngày nay, Underwood là một trong những nghệ sĩ điêu khắc lớn nhất nước Anh. Ông ta thậm chí còn là giáo viên của Henry Moore. Tôi cho rằng ông ta không được đánh giá cao là vì sở dĩ Underwood không thích các phóng viên báo chí, mà ông vẫn gọi là những tên bồi bút nát rượu. -Rất ít người được giới báo chí yêu mến. David lầm bầm rồi với cảm giác và tác phong của một kẻ chưa quen sài sang anh dè dặt chìa ra tờ séc 850 bảng. Mặc dù đây là món hàng đắt giá nhất từng mua từ trước tới nay song anh vẫn có cảm giác bức tranh này là một sự đầu tư thích đáng. Hơn thế nứa, anh thích nó. Jean – Pierre đưa David xuống dưới nhà, chỉ cho xem bộ sưu tập tranh theo trường phái ấn tượng và hiện đại mà anh ta mới xây dựng trong vài năm gần đầy, nhưng vẫn không quên nhiệt tình giới thiệu về Underwood. Sau đó, để kỷ niệm lần đầu David tới phòng tranh, họ cùng uống whisky trong văn phòng của Jean – Pierre. -Kesler, anh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào? -Tôi làm việc cho một công ty dầu lửa tên là Prospecta Oil, một công ty đang khai thác sự giàu có ở Biển Bắc. -Đã khai thác được gì chưa? – Jean – Pierre hỏi với một chút ngây thơ. -Này, chỉ hai chúng ta biết thôi nhé, chúng tôi đang kỳ vọng rất nhiều ở tương lai. Anh cũng biết là cổ phiếu công ty đã tăng từ 2 bảng lên tới gần 4 bảng trong vài tuần qua, nhưng vẫn không ai biết lý do tại sao. -Liệu đối với một người buôn tranh nghệ thuật nghèo kiết xác như tôi thì liệu đây có phải là một vụ làm ăn thích hợp không? – Jean – Pierre hỏi. -Tôi sẽ cho anh biết liệu nó có thích hợp không. – David nói. – Ngày thứ hai tôi bỏ vào công ty tất cả vốn liếng của mình: 3000 đôla và bây giờ tôi đã mua được Venus. Thế đấy, chẳng bao lây nữa công ty sẽ ra một bố cáo quan trọng. Mắt Jean – Pierre loé sáng. Với một người có tính cách sắc sảo kiểu Pháp như vậy, thì nói ít hiểu nhiều, và anh bèn lịch sự chủ động chia tay với David. -Khi nào thì thông tin về việc khai thác dầu lửa sẽ được công bố, Bernie? -Tôi hy vọng là đầu tuần tới. Chúng ta gặp phải một số chuyện rắc rối. Nhưng việc gì mà chúng ta không thể vượt qua? Sự khẳng định của Bernie khiến David thấy nhẹ cả người vì mới sáng nay anh đã đầu tư nốt 3.000 đôla tiền thưởng vào cổ phiếu. Cũng như những người khác, anh đang hy vọng sẽ chóng thu về lợi nhuận. -Rowe Rudd đây. -Xin cho được nói chuyện với Frank Watts. Jean – Pierre Lamanns đây. -Xin chào Jean – Pierre. Chúng tôi có thể làm gì cho ngài đây? -Tôi muốn mua 25.000 cổ phiếu của Prospecta Oil. -Chúng tôi chưa bao giờ nghe về công ty này. Xin ngài chờ một chút.. Đó là một công ty mới thành lập, vốn đầu tư rất thấp. Hơi mạo hiểm đấy Jean – Pierre. Tôi khuyên ngài không nên đầu tư vào đó. -Không sao, Frank, chỉ trong hai hoặc ba tuần thôi, sau đó, anh có thể bán tất cả các cổ phiếu. Tôi không có ý định giữ chúng lâu đâu. Thị trường này bắt đầu từ bao giờ vậy? -Từ hôm qua. -Tốt, hãy thực hiện yêu cầu của tôi ngay trong sáng nay và phải bán hết cổ phiếu trước khi thị trường đóng cửa, hoặc sớm hơn cũng được. Trong tuần tới sẽ có một công bố rất quan trọng. Khi đó, giá cổ phiếu sẽ tăng và khi nào tăng tới trên 5 bảng thì anh cỏ thể bán phắt toàn bộ chúng đi. Không cần phải tham lam quá, nhưng hãy mua bằng tên của công ty, tôi không muốn bị theo dõi trong vụ này – có thể sẽ không hay cho người cung cấp tin. -Vâng, thưa ngài. Mua 25.000 cổ phiếu của Prospecta Oil với giá thị trường và bán chúng trước khi thị trường đóng cửa, hoặc sớm hơn nếu cần. -Đúng vậy. Tuần sau tôi sẽ đi lùng tranh ở Paris, vì thế đừng lưỡng lự khi giá tăng trên 5 bảng. -Vâng, Jean – Pierre. Chúc ngài một chuyến đi tốt đẹp. Điện thoại đỏ đổ chuông. -Row Rudd đang tìm mua cổ phiếu, ông biết chưa? -Không hể, Harvey. Chắc là David Kesler rồi. Ông có muốn tôi nói gì với anh ta không? -Không, đừng nói gì. Tôi vừa cho bán thêm 25.000 cổ phiếu với giá 3,9 bảng. Kesler chỉ cần tìm một con mồi nữa thôi là tôi sẽ rút lui trong vòng bảy ngày. Hãy chuẩn bị cho kế hoạch của chúng ta trước khi đóng cửa thị trường chứng khoán này. -Vâng, thưa sếp. Ông biết không, rất nhiều người cũng đang mua với số lượng nhỏ. -Cũng giống như trước kia, tất cả bọn họ đều nói với bạn bè rằng họ sắp thắng lớn. Đừng nói gì với Kesler đấy! -Này, David, - Richard Elliot nói, - Cậu đang làm việc quá sức đấy. Hãy nghỉ ngơi đi. Một khi tin tức được công bố, thì chúng ta sẽ có vô số việc phải làm đấy. -Tôi cũng đoán vậy, - David nói.- Nhưng làm việc là thói quen của tôi mất rồi. -Ồ, mà tại sao tối nay cậu không nghỉ ngơi và chúng ta cùng tới Annabel’s nhỉ? David được mơn trớn bởi lời mời tới hộp đêm độc đáo nhất của London nên nhận lời rất nhiệt tình. Chiếc Ford Cortina mà David thue trông hơi có vẻ lạch lõng bên cạnh những chiếc Rolls Royce và Mecedes ở quảng trường Berkeley. Anh đi tới chiếc cầu thang nhỏ bằng sắt dẫn xuống tầng hầm. Có một thời đó chỉ là nơi ở của gia nhân trong ngôi nhà duyên dáng phía trên. Bây giờ, nó là cây lạc bộ nổi tiếng với nhà hàng, phòng nhảy và một quán bar nhỏ, lịch sự với các bức tường được phủ bằng tranh ảnh và những bức in âm bản cổ. Phòng ăn chính được thắp đèn mờ và chật ních những bàn nhỏ, hầu hết đều đã có người ngồi. Căn phòng được trang trí theo kiến trúc thời Nhiếp chính và hơi ngông cuồng. Mark Birley, chủ câu lạc bộ, đã mất mười năm để biến Annabel’s thành câu lạc bộ độc đáo ở London với danh sách thành viên trên một ngàn người. Phòng nhày nằm ở một góc xa, sàn chật tới mức chỉ có thể đỗ hai chiếc Cadillacs. Hầu hết các cặp nhảy đều đang phải chen chúc nhau. David hơi ngạc nhiên khi thấy hầu như tất cả những người đàn ông trên sàn nhảy đều già hơn các cô gái trong tay họ tới hai mươi tuổi. Người bồi chính, Louis, dẫn David tới bàn của Richard Elliot, nhận ngay ra đây là lần đầu tiên anh đến đây, bởi anh cứ nhìn chằm chằm vào các khách quen của câu lạc bộ. Được, David nghĩ, rồi một ngày nào đó sẽ có người phải nhìn mình chăm chú. Sau bữa ăn tối ngon lành hiếm có, Richard Elliot cùng vợ tham gia vào đám đông trên sàn nhảy, còn David trở lại quầy bar nhỏ với những chiếc trường kỷ màu đỏ êm ái và bắt chuyện với một người tên là James Brigsley, như anh ta tự giới thiệu. Mặc dầu không có suy nghĩ như vậy về cuộc đời, nhưng Brigsley coi Annabel’s đúng là một sân khấu. Cao ráo, tóc vàng, đầy vẻ thượng lưu, đôi mắt sáng hài hước, anh ta có vẻ cởi mở với tất cả mọi người xung quanh. David khâm phục phong thái tự tin của Brigsley, cái phong thái mà anh ta chưa bao giờ có và e rằng sẽ không bao giờ có. Giọng nói của anh ta cũng là giọng nói của một người thuộc đẳng cấp trên. Người bạn mới của David kể cho anh nghe về những chuyến đi của anh ta đến Mỹ, và tâng bốc David bằng lời nhận xét rằng anh ta luôn luôn yêu thíc người Mỹ. Một lát sau, David tìm được cơ hội hỏi nhỏ người bồi chính về chảng trai người Anh này. -Đó là Tử tước Lord Brigsley, con trai cả cảu Bá tước xứ Louth, thưa ngài! -Cái gì thế này? –David nhủ thầm, các quý Ngài trông cũng giống như bất cứ một ai khác, đặc biệt khi họ đã uống vài chén. Quý ngài Brigsley đang chạm ly vào ly của David. -Cậu muốn uống nữa không? -Không, rất cám ơn, thưa ngài quý tộc. – David nói. -Đừng để ý tới những cái vớ vẩn đó. Tên tôi là James. Cậu đang làm gì ở London thế? -Tôi đang làm cho một công ty dầu lửa. Có thể ngày biết ông chủ của tôi, quý ngài Hunnisett. Nói thật với ngài là tôi chưa bao giờ được gặp mặt ông ấy. -Một ông già dễ chịu, - James nói. – Tôi và con trai ông ta cùng học ở Harrow. Nếu cậu làm việc trong ngành dầu lửa, có lẽ cậu sẽ cho tôi vài lời khuyên về các cổ phiếu của Shell và của B.P chứ. -Hãy giữ gìn chúng, - David nói. – Chúng rất có ý nghĩa đối với bất cứ một loại hàng hoá nào, đặc biệt là dầu lửa. Chừng nào mà Chính phủ Anh còn không quá tham lam và cố gắng tự kiểm soát mọi tài sản cố định thì ngài còn phải giữ gìn chúng. Họ uống thêm một chén lớn nữa, David đã ngà ngà say. -Thế còn công ty của câu? – James hỏi. -Công ty của chúng tôi nhỏ thôi, - David nói. – Nhưng trong ba tháng qua cổ phiếu của chúng tôi đang tăng nhanh hơn bất cứ cổ phiếu của một công ty lớn nào. Thậm chí, chúng tôi còn cho rằng chúng sắp đạt tới đỉnh cao nhất. -Tại sao? – James hỏi tới. David liếc nhanh một vòng rồi hạ thấp giọng đầy vẻ bí mật. -Tôi hy vọng là ngài hiểu rằng nếu một công ty lớn phát hiện ra dầu lửa thì lợi nhuận của Ngài trong công ty cũng chẳng tăng được là bao, nhưng với một công ty nhỏ thì số lợi nhuận đó sẽ tăng đáng kể. -Cậu muốn nói rằng công ty của cậu đã phát hiện ra dầu. -Có lẽ tôi không nên nói ra điều này. Nhưng tôi sẽ rất biết ơn nếu ngài giữ bí mật. David không nhớ anh đã về nhà bằng cách nào, ai đưa anh lên giường, chỉ biết sáng hôm sau anh đến văn phòng khá muộn. -Tôi xin lỗi, Bernie, tôi đã ngủ quên sau một buổi tối tuyệt vời với Richard ở Annabel’s. -Không sao. Rất mừng là cậu đã vui vẻ. -Tôi hy vọng là mình đã không hớ hênh, nhưng tôi đã trò chuyện với một nhà quý tộc nào đó mà tôi thậm chí không còn nhớ tên. Tôi đã bảo anh ta nên đầu tư vào công ty chúng ta. Có lẽ tôi đã hơi quá chén. -Không sao, David, chúng tôi sẽ không sa thải cậu đâu. Cậu đã làm việc rất nhiệt tình. James Brigsley rời căn hộ ở phố Chelsea và đón taxi tới ngân hàng của mình, ngân hàng William Glyn’s. James vốn là một người ưa hoạt động. Khi còn học ở Harrow ảnh chỉ có một niềm say mê là đóng kịch; nhưng sau khi tốt nghiệp, cha anh đã không cho phép anh bước lên sân khấu mà bắt anh hoàn thành khoá học tại Christ Church, Oxford. Tại đây, một lần nữa anh lại giành nhiều quan tâm cho Hội nghệ thuật Kịch nói hơn là tìm cách đoạt được tấm bằng tốt nghiệp các môn học mà chính anh đã chọn: Chính trị, Triết học, Kinh tế. Từ khi tốt nghiệp Oxford, James không bao giờ nhắc nhở với bất kỳ ai về mảnh bằng mà anh đã phải vất vả lắm mới có được. Sau đó, anh lại tiếp tục học tại Grenaidier Guards, và ở đây, anh đã có nhiều cơ hội thể hiện tài năng diễn xuất. Đây chính là chứng chỉ đển James tham gia vào đời sống xã hội London, và anh đã đạt được những thành công rực rỡ mà người ta có thể mong chờ ở một Tử tước trẻ trung, giàu có và lịch lãm. Sau hai năm học tại Guards, ngài Bá tước đã giao cho anh một đồn điền rộng 250 mẫu ở Hampshire với dụng ý trói chân anh lại, nhưng James không hề đoái hoài gì tới cuộc sống nông thôn bằng lặng ấy. Anh để cho người quản lý điều hành mọi công việc ở đồn điền, còn bản thân anh thì chỉ quan tâm tới London. Anh muốn được lên sân khấu, anh cũng biết là ngài Bá tước rất quan tâm tới khát vọng chưa được thực hiện cảu con trai. James đã bỏ ra nhiều công sức cố gắng mà vẫn chưa thuyết phục được ông. Ngài Bá tước và nhiều người khác đều cho rằng James thật ngờ nghệch. Có lẽ cái tin tức đặc biệt mà David Kesler tiết lộ sau vài chén rượu sẽ cho anh một cơ hội để chứng minh cho người cha già của anh biết là ông đã hoàn toàn sai lầm. Trong toà nhà đẹp cổ kính của ngân hàng William Glyn’s trên ngõ Birchin, James được dẫn vào phòng người quản lý. -Tôi muốn vay một số tiền bằng cách thế chấp đồn điền ở Hampshire, - Brigsley nói Philip Izard, người quản lý, biết Brigsley rất rõ và cũng quen với cha anh. Mặc dầu luôn tôn trọng lời phán xét của các ngài quý tộc nhưng ông ta không thể dành nhiều thời gian cho vị quý tộc trẻ này. Tuy vậy, Izard cũng khó lòng từ chối đề nghị của một trong những khách hàng lâu đời nhất của ngân hàng. -Vâng, thưa ngài, ngài cần bao nhiêu? -Ồ, hình như giá đất đồn điền ở Hampshire là 1.000 bảng 1 mẫu, và hiện vẫn đang tăng. Vậy tôi có thể vay 150.000 bảng chứ. Tôi muốn đầu tư vào cổ phiếu. -Xin ngài vui lòng để lại chứng thư về quyền sở hữu đồn điền. –Izard đề nghị. -Vâng, tất nhiên. Đối với tôi, những chứng thư đó nằm ở đâu thì cũng chẳng có gì là quan trọng. -Vậy thì tôi tin chắc rằng ngài sẽ được vay 150.000 bảng với tỷ lệ lãi suất 2% trên lãi suất liên ngân hàng. James không rõ lắm về tỷ lệ liên ngân hàng gì đó nhưng anh biết William Glyn’s là một ngân hàng mạnh, nhiều uy tín. -Cám ơn, - James nói. – Hãy mua cho tôi 35.000 cổ phiếu của Prospecta Oil. -Ngài đã điều tra kỹ chưa? – Izard hỏi. -Có! Tất nhiên là tôi đã điều tra, - Brigsley trả lời một cách khinh mạn. Anh chưa bao giờ tôn trọng giới quản lý ngân hàng. Tại Boston. Harvey Metcalfe được Silverman báo cáo tóm tắt qua điện thoại về cuộc gặp gỡ ại Annabel’s giữa David và Tử tước vô danh giàu có nào đó. Thế là David lại tiếp tục tung ra thị trường 40.000 cổ phiếu với giá 4,8 bảng. William Glyn’s mua 35.000 cổ phiếu. Số còn lại, một lần nữa được giải quyết bởi các nhà đầu tư nhỏ. Giá cổ phiếu lại tăng lên đôi chút. Hiện giờ, Harvey Metcalfe chỉ còn 30.000 cổ phiếu, và chỉ bốn ngày nữa thôi, gã sẽ tống khứ hết chúng. Vậy là chỉ trong vòng mười bốn tuần, gã đã bán sạch sẽ số cổ phiếu Prospecta Oil và thu về tên sáu triệu đôla tiền lời. Sáng thứ sau, giá cổ phiếu chững lại ở con số 4,9 bảng. Kesler, với sự ngây thơ của mình đã thu hút được bốn nhà đầu tư lớn và Harvey Metcalfe đã điều tra rất chi tiết về họ trước khi gọi điện cho Jorg Birrer. Stephen Bradley đã mua 40.000 cổ phiếu với giá 6,1 đôla. Bác sỹ Robin Oakley mua 35.000 cổ phiếu với giá 7,23 đôla. Jean –Pierre Lamanns mua 25.000 cổ phiếu với giá 7,8 đôla. James Brigsley mua 35.000 cổ phiếu với giá 8,8 đôla. Bản thân David Kesler mua 500 cổ phiếu với giá 7,25 đôla. Tổng cộng những người này mua 135.500 cổ phiếu trị giá trên một triệu đôla. Và cũng rất vô tình họ tự biến mình thành những tác nhân kích thích giá cổ phiếu tăng, tạo cơ hội cho Harvey bán trọn vẹn số cổ phiếu của gã trên thị trường. Lại một lần nữa, Harvey Metcalfe sử dụng chiêu bài của mình. Gã đã không xuất đầu lộ diện và giờ đây, gã không còn giữ một cổ phiếu nào. Không ai có thể kiện cáo gã. Gã chẳng làm gì phạm pháp, thậm chí bản báo cáo địa chất mà David đọc, cũng bao gồm cả cái “nếu” và cái “nhưng” để toà án có thể cho qua. Về phía David Kesler, cũng không ai có thể khiển trách cậu ta. Đó là một tài năng trẻ và đầy nhiệt tình. Vả lại, gã chưa bao giờ gặp David. Harvey Metcalfe mở chai Krug Privée Cuvée 1964, sản phẩm nhập của hãng Hedges&Butler London. Rót một ly đầy, gã nhấm nháp chậm rãi, rồi châm một điếu Romeo & Julieta Churchill. Cuối cùng, gã thả người xuống ghế hồi tưởng những gì đã qua. Ngày nghỉ cuối tuần đó, David, Stephen, Robin, Jean – Pierre và James cùng ăn mừng. Mà tại sao lại không cơ chứ? cổ phiếu của họ đang có giá 4,9 bảng và David đảm bảo rằng chúng sẽ lên tới 10 bảng. Sáng thứ bảy, David đặt may bộ quần áo đầu tiên tại Aquascutum, Stephen chậc lưỡi cho qua bài kiểm tra mà trước đó anh định giao cho sinh viên năm thứ nhất; Robin tới dự Ngày hội thể thao ở trường dự bị của con trai; Jean – Pierre sửa lại khung bức tranh của Reavoir, còn James Brigsley đi săn, và tự cảm thấy rất hài lòng vì đã qua mắt được ngài Bá tước cha mình.