ừ một Bắc Kinh rì rầm trong suy tư và bụi bặm đến những niềm lặng thinh của Cấm thành, từ kỷ nguyên của bầy kỹ nữ xúng xính nhung lụa cho đến cuộc Cách mạng văn hoá, từ những thảo nguyên ngập vang tiếng ngựa phi của từng đoàn quân Tác ta đến những đồng lúa đẫm máu hồng vệ binh, hai con người không ngừng kiếm tìm nhau rồi lại mất bóng. Trong mớ hỗn độn đó, phải có một điều huyền diệu mới có thể làm họ sum họp… Phải chăng đây là một tiểu thuyết tình yêu? Nhưng cuốn tiểu thuyết trữ tình này cũng là một cuộc viễn du xuyên đại lục Trung Hoa ngàn năm lịch sử. “Bốn kiếp thuỳ liễu” là một truyện huyền thoại đôi lúc lẫn vị chát của trà đắng. Bạn đọc sẽ gặp ở đây những mối lương duyên, những khát vọng, hoài bão, những ước mơ cao đẹp, thánh thiện và cũng có cả những dục vọng thấp hèn, vị kỷ. 4 câu chuyện là 4 cuộc đời, 4 kiếp nhân sinh đầy chuân chuyên mang dáng dấp truyền thống phương Đông chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận rất riêng về cuộc đời. Shan Sa là bút danh của Yan Ni-Ni (Diêm Ni; sinh ngày 26 tháng 10, 1972), một nhà văn người Pháp, được biết đến ở Trung Quốc và Việt Nam với tên Sơn Táp (山颯). Cô thuộc thế hệ thứ 3 của các nhà văn Hoa kiều ở Pháp. Shan Sa sinh ra trong một gia đình trí thức cao cấp ở Bắc Kinh và rời Trung Quốc để đến Paris vào năm 1990. Năm lên 8, cô đã có thơ in thành tuyển tập. Năm 14 tuổi, cô đã được giải thưởng văn học thiếu nhi toàn quốc, gây chấn động văn đàn Trung Quốc, cô đã xuất bản được 4 tập thơ khi còn ở trong nước. Năm 1990 cô tốt nghiệp trung học tại trường Trung học phụ thuộc Đại học Bắc Kinh, cùng năm đó được nhà thơ Ngải Thanh tiến cử đi du học tại Pari và định cư tại Pháp. Cô sang Paris theo cha là giáo sư dạy ở Đại học Sorbonne từ trước đó. Từ năm 1994 đến năm 1996, cô làm thư ký cho họa sỹ Balthus. Năm 1997, với bút danh Shan Sa, cô từng bước chiếm lĩnh văn đàn Paris. Thiếu nữ đánh cờ vây là tác phẩm đầu tiên của cô đã được xuất bản trong và ngoài nước Pháp, được 4 giải văn học lớn của Pháp đề cử và đoạt giải thưởng văn học Goncourt dành cho giới trẻ. Sơn Táp nói cô rất thích núi, thích nghe tiếng thông reo và đọc sách. Bút danh Sơn Táp của cô được gợi ý từ bài thơ cổ ngũ ngôn"Tùng thanh" của Bạch Cư Dị: " hàn sơn táp táp vũ, thu cầm lãnh lãnh huyền (ào ào núi rét sa mưa, đờn cầm thu nẩy dây tơ lạnh lùng) Tản Đà dịch