ử thần đang giục tôi lên đường, nhưng lúc này tôi thấy có nhiều điều cần phải nói ra. Cả đời, tôi từng sống thanh thản. bình lặng và thanh thản. nhưng bao nhiêu chuyện lại bất chợt kéo đến. kẻ có tội chính là cái gã già trước tuổi kia. Tôi đã từng được thanh thản nhưng giờ đây tôi không còn thanh thản nữa. tôi thấy cần phải làm sáng rõ một điều. vì thế tôi chống khuỷu tay nâng cái đầu run rẩy đáng thương của tôi, lục tìm trong thẳm sâu ký ức những hành vi có thể minh chứng gã cho tôi và cũng là để phản bác những lời sỉ nhục mà cái gã già trước tuổi kia đã gieo rắc nhằm làm mất thanh danh của tôi chỉ trong một đêm ngắn ngủi. hắn đang cố tình làm mất danh giá của tôi. trọn đời tôi vẫn tự nhủ là mình phải sống có trách nhiệm. mỗi người đều có nghĩa vụ đạo lý là phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình, về lời nói của mình và cả những điều mà mình im lặng, vâng cả những điều mà mình vẫn im lặng vì mọi điều dù là thầm kín cũng thấu đến Trời và Thiên Chúa đều nhận được, cũng chỉ có Thiên Chúa mới hiểu nổi và phán xét những điều thầm kín đó, vì thế cũng cần phải rất cẩn thận với những điều không nói ra. Tôi là người có trách nhiệm đầy đủ với hành vi, lời và sự im lặng của mình. Những điều im lặng của tôi đều thanh khiết và minh bạch, trước hết là minh bạch trước Thiên Chúa. Ai đó có thể bỏ qua. Nhưng Thiên Chúa không bỏ qua. Tôi không biết mình đang nói gì. Đôi khi chống cùi chỏ gượng dậy để suy nghĩ, tôi ngạc nhiên với chính mình. Tôi mộng mơ cố gắng hoà mục với chính mình. Thậm chí, đôi khi ngay cả tên mình tôi cũng quên. Tôi được đặt tên là Sebastián Urrutia Lacroix. Người Chile. Tổ tiên tôi, về đằng nội, bắt nguồn từ xứ Vascongadas mà ngày nay người ta thường gọi là xứ Vasco hay xứ Euskadi. Về đằng ngoại tôi có gốc rễ từ những vùng đất Pháp hiền hoà, tại một ngôi làng mà tên của nó dịch sang tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Người Trên Mặt Đất hay Người Đang Đứng, quả thật vốn tiếng Pháp của tôi vào giờ phút cuối cuộc đời không còn khá như trước đây. Tuy nhiên, tôi vẫn còn đủ sức để hồi tưởng và đáp trả những lời thoá mạ mà gã già trước tuổi kia vô cớ đến trước cửa nhà tôi cứ thế mồm loa mép giải, không hề có lời khiêu khích hay lời giáo đầu nào cả. cần phải nói rõ điều này. Tôi không tìm sự đối đầu. chẳng bao giờ tôi tìm đến sự đối đầu. cái mà tôi tìm kiếm là sự thanh thản, là ý thức trách nhiệm đối với hành vi, lời nói và sự im lặng của mình. Tôi là một người có lý trí. Luôn luôn là người có lý trí. Lúc mười ba tuổi, tôi cảm nhận được tiếng gọi của Thượng Đế và tôi đòi làm môn sinh chủng viện. cha tôi phản đối. dù không thật kiên quyết nhưng ông phản đối. tôi vẫn còn nhớ cái bóng cha tôi lướt qua các phòng trong nhà chúng tôi giống như bóng con thằn lằn hay bóng con lươn. Tôi còn nhớ, không rõ lắm nhưng chắc chắn tôi còn nhớ là tôi toét miệng cười trong bóng tối, một nụ cười trẻ thơ vào lứa tuổi của tôi thời bấy giờ. Và tôi còn nhớ như in những đồ vật trong nhà, chẳng hạn như tấm thảm gobelin dệt một cảnh săn bắn hay những chiếc đĩa ăn có cảnh bữa cơm tối với tất cả những hoa văn trang trí của chúng. Và tôi còn nhớ nụ cười và cả những nỗi run sợ của tôi. Rồi một năm sau, sang tuổi mười bốn, tôi vào chủng viện. và sau rất nhiều năm, khi tôi rời chủng viện thì mẹ tôi hôn tay tôi và nói viết tôi là thưa cha hoặc tôi hiểu rằng bà gọi tôi bằng cha và trước sự kinh ngạc cũng như phản đối của tôi (rằng mẹ đừng gọi con bằng cha, tôi nói với bà, con là con của mẹ, hay có lẽ tôi không nói con là con của mẹ mà chỉ nói là con chứ không phải là cha) mẹ tôi oà lên khóc. Lúcđó tôi nghĩ, có lẽ chỉ bây giờ tôi mới nghĩ, rằng cuộc đời là cả một chuỗi những lầm lạc dẫn đắt người ta đến sự thật cuối cùng, sự thật duy nhất. và trước đó hoặc sau đó ít lâu, tức là mấy ngày trước khi được phong linh mục hay mấy ngày sau khi chịu phép truyền đức thánh, tôi làm quen với Farewell, một Farewell tiếng tăm lừng lẫy, tôi không nhớ chính xác là ở đâu, có thể là ở nhà ông ta khi tôi đến đó, mà cũng có thể là khi tôi viếng thăm văn phòng của ông ở toà báo hay có thể là ở một câu lạc bộ mà ông là hội viên vào một buổi chiều buồn tê tái như bao buổi chiều tháng Tư ở Santiago, mặc dù trong trí nhớ của tôi những buổi chiều tháng Tư ở thành phố này cũng rất rộn rã tiếng chim với ngàn hoa khoe sắc thắm như người ta vẫn nghĩ. Farewell, có mặt ở trong một trong những nơi đó, dáng cao, đến mét tám, mà theo tôi hình như đến hai mét, mặc bộ comlê màu ghi hàng Anh thượng hạng, đi giày thừa bằng tay, thắt cà vạt lụa, sơ mi trắng sạch bong giống như ảo giác của tôi, măng sét bằng vàng, ghim cài cà vạt có khắc mấy dấu hiệu mà tôi không muốn giải thích mặc dù tôi rất ý nghĩa của những dấu hiệu đó. Farewell kéo tôi ngồi bên cạnh, rất sát với ông ta, hay có lẽ ông ta đưa tôi đến thư viện riêng của mình hay thư viện của câu lạc bộ, và trong khi chúng tôi ngắm nhìn những gáy sách thì ông hắng giọng, và có thể khi hắng giọng ông liếc mắt nhìn tôi mặc dù tôi không chắc chắn lắm vì tôi đang mải ngắm mấy quyển sách, và lúc ấy ông ta nói gì đó mà tôi không nghe thấy hay tôi không còn nhớ, rồi sau đó chúng tôi lại ngồi vào chiếc ghế bành hay ghế tựa gì đó và đàm luận về những cuốn sách mà chúng tôi vừa nhìn ngắm và vuốt ve với những ngón tay mềm mại của tôi, những ngón tay của một môn sinh vừa tốt nghiệp chủng viện và những ngón tay bự của Farewell đã biến dạng như những ông lão quá cao niên, và chúng tôi trao đổi về những cuốn sách và tác giá của chúng. Giọng nói của Farewell giống như tiếng kêu của con ác điểu hay bay lượn trên những dòng sông, trên những triền núi cao, trên những thung lũng và trên những đèo dốc, luôn luôn với sự diễn đạt chuẩn xác, lời lẽ chặt chẽ như suy nghĩ của ông ta. Và khi tôi đề đạt với vẻ thơ ngây của một chú chim non rằng tôi muốn trở thành nhà phê bình văn học, rằng tôi muốn đi theo con đường mà ông đã vạch ra, rằng trên Trái đất này chẳng có gì thoả mãn được ước vọng của tôi bằng việc đọc và cao giọng biểu đạt qua từng áng văn hay, những thu nhận mà mình đã đọc, khi tôi đề đạt với Farewell điều ấy thì ông mỉm cười, đặt tay lên vai tôi (bàn tay nặng quá, dường như ông ta đeo thêm miếng giáp bằng sắt) và nhìn thẳng vào mắt tôi mà bảo rằng con đường đó không dễ chút nào. Trên đất nước của những kẻ thô lỗ này, ông nói, con đường ấy không phải là con đường hoa hồng. trên đất nước của những ông điền chủ này, ông ta nói, văn học là một thứ hiếm và biết đọc là việc chẳng bõ công. Và khi thấy tôi rụt rè không đáp lại lời nào, ông ghé sát vào mặt tôi hỏi rằng ông ta đã làm điều gì phiền lòng hay xúc phạm tôi chăng. chẳng lẽ bản thân cha hay bố của cha sẽ không làm điền chủ sao? Không, tôi đáp. Nhưng mà tôi thì có đấy, Farewell nói, tôi có điền trang ở gần Chillán với cánh đồng trồng nho làm ra loại rượu vang không tồi. liền sau đó ông ngỏ lời mời tôi cuối tuần đến chơi nơi điền trang của ông, tên điền trang ấy giống như tựa đề một cuốn sách nào đó của Huysmans, tôi không còn nhớ là cuốn nào, có thể là “À rebours” hay “Là-bas” và cũng có thể là L’oblat, trí nhớ của tôi không còn như trước đây nữa rồi, chắc là điền trang ấy mang tên Là-bas vì rượu vang làm từ đó cũng có cái tên như vậy, và sau khi ngỏ lời mời, Farewell lặng im mặc dù đôi mắt xanh của ông ta vẫn nhìn thẳng vào mắt tôi, tôi cũng không nói gì, rồi không chịu nổi cái nhìn chòng chọc của ông ta, tôi nhún nhường nhìn xuống phía dưới như con nhỏ bị thương và tưởng tượng cái điền trang ấy chính là nơi mà văn học mới đích thực là con đường trồng hoa hồng và biết đọc không phải là chuyện chẳng bõ công và là nơi mà thú văn chương vượt lên trên tất cả những nhu cầu và nghĩa vụ đời thường, sau đó tôi nhìn lên, đôi mắt chủng sinh của tôi bắt gặp đôi mắt chim ưng của Farewell, tôi gật đầu vài cái và nói rằng tôi sẽ đến, rằng được nghỉ ngày cuối tuần tại trang trại của nhà phê bìh văn học bậc nhất Chile là điều vinh hạnh đối với tôi. Đến ngày hẹn, lòng tôi đầy xốn xang do dự, biết ăn vận thế nào đây, nên mặc áo thầy tu hay y phục thế tục, nếu mặc quần áo bình thường thì nên chọn bộ cánh nào đây, khi định mặc áo thụng họ đạo thì tôi lại do dự không hiểu mình sẽ được tiếp đón ra sao. Và tôi cũng chẳng biết nên mang theo sách gì để đọc trên tàu lúc đi và khi về, có lẽ là quyển Lịch sử Italia cho chuyến đi và có lẽ là Tuyển tập thơ Chile của Farewell cho lúc khứ hồi. hoặc là ngược lại. tôi cũng chẳng biết tôi sẽ gặp mặt nhà văn nào ở Là-bas (vì Farewell thường mời nhiều nhà văn đến điền trang của mình), có thể là nhà thơ Uribarrena, tác giả của những bản sonnet rực rỡ về đề tài tôn giáo, có thể là Montoya Eyzaguirre, nhà văn biền ngẫu với lối hành văn rất chải chuốt của nhiều áng văn hay, cũng có thể là Baldomero Lizamendi Errázuriz, nhà sử học có hạng được mọi người thừa nhận. cả ba đều là bạn thân của Farewell. Thực tế thì Farewell có rất nhiều bạn và cũng lắm kẻ ghen ghét, khó có phép thần thông nào tính hết được. bữa ấy tgra ga mà lòng thấp thỏm sẵn sàng đón nhận bất kỳ ly rượu đắng nào mà Thượng Đế có nhã ý dành cho tôi. Tôi nhớ như mới hôm nay thôi (thực ra là như chính lúc này đây) đồng quê Chile với những chú bò Chile đốm trắng đốm đen gặm cỏ dọc hai bên đường xe lửa. có những lúc nhịp điệu rập rình đều đều của con tàu làm tôi thiu thiu ngủ. tôi nhắm mắt. tôi nhắm mắt như tôi đang nhắm lúc này đây. Nhưng bất chợt tôi lại mở mắt, trước mặt là quang cảnh thiên nhiên, đa dạng đa sắc, đôi lúc thật sinhđộng thôi thúc và đôi lúc cũng làm u sầu lòng người. khi tàu đến Chillán, tôi bắt taxi đi tiếp đến ngôi làng có tên là Querquén. Taxi thả tôi ở một bãi trống hình như là quảng trường chính (mà tôi không dám gọi là quảng trường Trung Tâm) của Querquén. Không một bóng người. tôi trả tiền và xách vali bước xuống xe, nhìn toàn cảnh xung quanh và khi tôi quay lại định hỏi người lái xe điều gì đó hay lại lên xe để đi nhanh đến Chillán, sau đó đi Santiago thì chiếc xe đã mất hút, dường như sự cô quạnh có chút rờn rợn ở nơi đây đã thức tỉnh nỗi sợ hãi truyền kiếp trong lòng anh tài xế taxi. Khoảnh khắc ấy thì tôi cũng thấy sợ. chắc là dáng vẻ tôi khá ảm đạm khi phải đứng như trời trồng trong cảnh bị bỏ rơi với chiếc vali chủng sinh và Tuyển tập của Farewell trong tay. Phía sau lùm cây có mấy con chim bay lên. Hình như chúng còn xướng tên của ngôi làng bị quên lãng ấy. Querquén, mà hình như chúng cùng hô toáng lên “ai đến, ai đến, ai đến”. tôi hấp tấp lẩm nhẩm đọc đoạn kinh Lạy Nữ vương và tiến đến một chiếc băng bằng gỗ gần đó nhằm tạo một dáng vẻ phù hợp với hình ảnh của tôi hay phù hợp hình ảnh mà thời đó tôi nghĩ mình phải có. Kính Lạy Đức Mẹ Maria Đồng Trinh, xin đừng bỏ mặc kẻ nô bộc của Người, tôi lẩm nhẩm đọc, trong khi đó mấy con chim đen bay cách ngọn cây chừng hai mươi lăm centimét kêu nháo nhác “ai đến, ai đến”. kính lạy Đức Bà Lourdes Đồng Trinh, xin đừng bỏ mặc kẻ mục tử đáng thương của Người, tôi lẩm nhẩm đọc, trong khi đó mấy con chim lông nâu hay đúng hơn là nâu vàng, ngực trắng bay cách ngọn cây chừng mươi centimét rít khẽ khàng hơn “ai đến, ai đến, ai đến”, kính lạy Nữ thần Thống khổ Đồng trinh, kính lạy Nữ thần Sáng suốt Đồng trinh, xin đừng bỏ rơi kẻ phụng sự các Ngài, tôi thì thầm, trong khi đó thì mấy con chim bé xíu lông đỏ quành quạch có pha chút đen, chút vàng, chút xanh lại chí choé “ai đến ai đến, ai đến” cùng lúc đó một luồng gió lạnh đột nhiên thổi đến làm trong buốt đến tận xương. Khi ấy, từ phía cuối con đường đất một cỗ xe loại xe độc mã hay xe thổ mộ do hai con ngựa kéo, một con trắng bệch, một con lốm đốm, tiến đến nơi tôi đang đứng. bóng chiếc xe cắt ngang đường chân trời khiến tôi chỉ có thể nghĩ đó là chiếc xe tang đến đón một tử thi nào đó để đưa về âm giới. khi cỗ xe chỉ cách tôi vài thước, người đánh xe là một anh nhà quê mặc độc một chiếc sơ mi mỏng dính và chiếc áo len cộc tay trong khi tiết trời khá lạnh, hỏi rằng tôi có phải là cha Urrutia Lacroix, không những chỉ họ mẹ tôi mà cả họ cha tôi anh ta cũng phát âm sai. Tôi trả lời rằng phải, tôi là người mà anh ta cần đón. Lúc ấy anh xà ích xuống xe không nói không rằng xách vali lên đặt phía sau xe rồi mời tôi ngồi bên cạnh anh ta. Vừa không yên tâm vừa bị tê cóng bởi luồng gió lạnh từ vùng triền núi thổi tới, tôi hỏi phải chăng anh ta từ điền trang ông Farwell đến đây. Con không phải từ chỗ ấy đến, anh ta trả lời. thế không phải anh từ Là-bas đến à? Tôi hỏi và hai hàm răng lập cập va vào nhau. Đúng là con từ nơi ấy đến nhưng con không biết ông Farewell là ông nào, tấm sinh linh của Chúa đáp lời. khi đó tôi mới ngỡ ra rằng Farewell chỉ là bút danh dùng trong giới phê bình văn học. tôi cố nhớ tên thật của ông ta. Họ cha của Farewell là González nhưng họ mẹ của ông thì tôi không hề nghĩ ra và tôi do dự có nên nói cho anh ta biết tôi là khách mời của ông González rồi thôi không cần giải thích gì thêm hay chỉ im lặng. tôi chọn phương án im lặng. tôi tựa vào thành xe, nhắm mắt. anh chàng nhà quê hỏi tôi bị mệt phải không. tôi nghe tiếng anh ta như tiếng thì thào của cơn gió thoảng qua hay chỉ rõ hơn đôi chút, cũng vừa lúc ấy tôi lần ra được họ mẹ của Farewell là Lamarca. Ta là khách mời của ông Lamarca, tôi thốt lên một cách nhẹ nhõm. Ông ấy đang đợi cha, anh nhà quê lên tiếng. khi đã rời xa làng Querquén và những con chim chết tiệt kia, tôi cảm thấy như mình đã giành được phần thắng. Farewell và một nhà thơ trẻ nữa mà tôi chưa biết tên đón tôi ở Là-bas. Cả hai đều chờ ở phòng khách, nếu gọi đó là phòng khách thì không đúng, vì thực ra nó giống như một thư viện và gian trưng bày của thợ săn với rất nhiều giá, kệ chứa đầy những bách khoa toàn thư, những từ điển, những sách và những vật lưu niệm mà Farewell đã mua trong các chuyến du ngoạn châu Âu, Bắc Phi và lạy Chúa, cả hàng tá những những đầu súc vật ướp khô trong đó có một cặp đầu báo mà cha của Farewell tự tay săn được. hai người đang đàm luận và theo tôi đoán họ đang đàm luận về thơ ca, và mặc dù khi tôi đến họ ngưng đối thoại rồi nhanh chóng quay lại cuộc đàm luận ngay sua khi tôi được thu xếp phòng nghỉ ở tầng hai. Tôi nhớ là mặc dù tôi rất muốn tham gia đàm luận khi họ có nhã ý mời tôi nhưng tôi vẫn giữ thế im lặng. ngoài cái thú phê bình tôi cũng làm thơ nên tôi linh cảm rằng dính vào cuộc tranh luận vui vẻ, ồn ào của Farewell và nhà thơ trẻ kia chẳng khác nào nhào vào bơi trong một biển nước mênh mông. Tôi nhớ là chúng tôi nhấm nháp rượu cô nhắc và tôi còn nhớ là đôi lúc trong khi tra cứu sổ danh mục thư viện của Farewell, tôi cảm thấy mình không may mắn chút nào. Chốc chốc Farewell lại cười phá lên hết cỡ. mỗi khi ông ta cười sằng sặc thì tôi lại liếc mắt nhìn. Quả là ông ta giống thần Pan hay thần..trong hang động của họ, hay giống một gã thực dân Tây Ban Nha loạn trí bị giam hãm trong lô cốt că nhầm ở miền Nam. Anh nhà thơ trẻ thì ngược lại, tiếng cười của anh ta ngỏn ngoẻn như của phụ nữ và anh ta chỉ cười góp sau tiếng cười của Farewell giống như con chuồn chuồn. Sau đó tôi ra sân dạo chơi quanh khu vườn trong điền trang. tôi thấy lạnh. Quá khu vườn một tí là cánh đồng trải rộng, là thiên nhiên hoang sơ và bóng những lùm cây cao vút hình như muốn vẫy gọi tôi. Trời ẩm ướt thật khó chịu. tôi thấy xa xa có một ngôi nhà lá hay đúng hơn là một lán trại có ánh đèn toả ra từ một khung cửa sổ. tôi đến gần ngôi nhà. Có tiếng cười của mấy người đàn ông và của mấy người đàn bà. Cửa đứa hé mở. tôi nghe thấy tiếng sủa của một con chó. Tôi gõ cửa và không chờ trả lời tôi bước vào trong lán. Ba người dànd ông, chắc là những người làm công của Farewell, ngồi xung quanh chiếc bàn, và cạnh bếp củi là hai người đàn bà, một già một trẻ. Khi thấy tôi bước vào họ tiến lại gần và chìa những bàn tay nhám sì ra cầm tay tôi. Thưa cha, thật là tốt lành vì cha đã đến đây, người đàn bà cao tuổi vừa nói vừa quỳ trước mặt tôi và nâng tay tôi lên hôn. Tôi thấy sờ sợ và ơn ớn nhưng cứ để mặc mụ ta. Mấy người đàn ông đều đứng lên. Kính mời cha ngồi, một người trong số họ lên tiếng. đến lúc đó tôi mới giật mình nhớ ra là mình vẫn mặc nguyên chiếc áo thụng thầy tu từ lúc bắt đầu cuộc hành trình. Tôi cứ đinh ninh là đã cởi bỏ nó khi lên phòng nghỉ mà nhà Farewell dành riêng cho tôi. Rõ ràng là tôi chỉ mới nghĩ đến việc thay quần áo nhưng vẫn chưa thay mà đã quảy trở lại gian trưng bày chiến tích của thợ săn để gặp Farewell. Và chắc chắn nhà thơ trẻ chuyện trò cùng Farewell cũng sẽ ghi nhận một hình ảnh sai lạc về tôi. Và sau đó tôi nghĩ đến những vị khách mời mà Farewell còn giữ bí mật, chắc họ phải là những người quan trọng, rồi tôi nhìn lại mình, với chiếc áo thầy tu dính đầy bụi đất cùng muội than tàu lửa và phấn hoa trên đường đến Là-bas tôi sẽ phải thu lại nép mình ngồi ăn ở một góc bàn và chẳng dám ngẩng mặt nhìn ai. Lúc ấy tôi lại nghe tiếng một trong những người làm công mời tôi ngồi. tôi ngồi xuống ghế như kẻ mộng du. Và tôi lại nghe tiếng mấy mụ đàn bà mời cha uống cái này mời cha uống thứ kia. Rồi có ai đó nói về một thằng bé bị ốm nhưng với cách nói mà tôi không hiểu là thằng bé bị ốm hay đã chết rồi. nhưng các người cần ta làm gì kia chứ? thằng bé đang chết dần à? Thế thì đưa nó đến thầy lang. thằng bé đã chết lâu rồi à? Thế thì hãy cầu kinh cho nó, đọc câu kinh thứ chín, Kinh Lạy Đức Mẹ. thế thì dọn sạch mộ cho nó. Thế thì phát hết cỏ dại xung quanh mộ nó đi. thế thì mỗi lần cầu kinh đều phải nhắc tên nó. Lạy Chúa, con không thể nào có mặt ở mọi nơi. Không thể nào. Nó đã được rửa tội chưa? Tôi khẽ hỏi. đã, thưa cha. A, thế là mọi chuyện đều ổn. mời cha thử mẩu bánh mì! Ta sẽ thử, tôi đáp. Họ đặt trước mặt tôi một lát bánh. Nó cứng, đúng là nó cứng như bánh mì của dân quê nướng trong lò. Tôi đưa một mẩu lên miệng. lúc ấy hình ảnh anh chàng già trước tuổi hiện lên trước khuôn cửa. nhưng đó chỉ là tưởng tượng. thời ấy là vào cuối thập kỷ năm mươi và anh ta chỉ mới năm hay sáu tuổi gì đó thì anh ta còn cách xa sự khủng bố, sự lăng mạ hay sự truy bức. thưa cha, bánh có ngon không? một người trong bọn họ hỏi. tôi dùng nước bọt để làm mềm mẩu bánh. Ngon, tôi trả lời, rất ngon, rất bùi, rất đượm ở cổ họng, đúng là thơm như món ăn của thần tiên, là quả cấm tuyệt vời của Tổ quốc, là thức ăn tốt cho những người nông dân cực khổ của chúng ta, ngon, ngon. Thực tế thì bánh không tồi và tôi cần ăn, cần có cái gì đó cho vào bụng, thế là tôi cảm ơn những người làm công về món bánh của họ và sau đó tôi đứng lên, làm dấu thánh, cầu Chúa ban phước lành cho ngôi nhà này, tôi nói rồi từ giã. vừa bước ra khỏi nhà tôi lại nghe tiếng chó sủa và sự rung rinh của những tàn lá giống như những con thú đang giấu mình trong lùm cây theo dõi từng bước di xiêu vẹo của tôi khi tìm đường quay về nhà Farewell. Chẳng mấy chốc, tôi tìm thấy toà nhà vì nó sáng choang như con tàu xuyên đại dương trong màn đêm Nam bán cầu. lúc tôi về đến nơi bữa tối vẫn chưa bắt đầu. tôi dũng cảm quyết định vẫn mặc nguyên chiếc áo thầy tu để dự cơm tối. tôi tha thẩn khá lâu trong gian trưng bày của thợ săn lần đọc mấy cuốn sách cổ. trên giá sách dọc theo một bức tường chất đầy những tập thơ và sách truyện hay nhất, nổi tiếng nhất của Chile, quyển nào cũng có lời tác giả đề tặng Farewell với những lời lẽ tinh tế, thân mật, đồng cảm. tôi thầm nghĩ rõ ràng chủ nhà là một con sông, là nơi trú đậu có thể lâu hay mau của một con thuyền văn học nước nhà, kể cả những con thuyền bé nhỏ mảnh mai đến những con tàu có trọng tải lớn, cả những con tàu đánh cá ướp hương liệu và những thiết giáp hạm ngông cuồng. chẳng phải ngẫu nhiên mà trước đó không lâu tôi hình dung ngôi nhà của Farewell như một con tàu vượt đại dương! Trên thực tế, tôi tự nhủ trong lòng, ngôi nhà của Farewell là một hải cảng. sau đó tôi nghe một tiếng động rất khẽ như có ai đó dang bò ngoài sân thượng. không chịu nổi trí tò mò, tôi mở cánh cửa chớp bước ra. Khí trời mỗi lúc thêm lạnh, bên ngoài chẳng có ai nhưng nhìn ra vườn tôi nhận thấy một bóng người thuôn dài như chiếc quan tài đang tiến về phía cái chái lợp bằng cành cây và con sò biển bằng thạch cao mà Farewell đã cho đặt bên cạnh bức tượng mắt cưỡi ngựa bằng đồng kỳ dị cao chừng nửa thước đứng trên bệ đá trong tư thế chồm ra ngoài. Trên bầu trời quang đãng không một gợn mây nổi bật vầng trăng sáng vằng vặc. gió thổi tung tà áo thụng tôi đang mặc. tôi quả quyết lần đến nơi che khuất chủ nhân cái bóng. Và tôi đã nhìn thấy người ấy. trước mắt tôi là một người khoác áo vét nhung, cổ quàng khăn, đầu đội mũ hẹp vành hất lệch ra sau. Người ấy đứng cạnh pho tượng người cưỡi ngựa đúc theo trí tưởng tượng của Farewell, quay lưng về phía tôi, đắm đuối thì thầm tâm sự không thể với một người nào đó mà chỉ có thể là với Chị Hằng. tôi đứng sững như pho tượng, chân trái vẫn đang kiễng lên, chưa chạm đất. đó là Neruda. Cho đến bây giờ tôi vẫn không biết điều gì đã xảy ra sau đó. Neruda đứng ở đó, tôi cách ông vài bước về phía sau và ở giữa là trời đêm, là vầng trăng, là pho tượng, là hoa và lá và cây trái Chile, là phẩm hạnh của nước nhà đang bị lu mờ. chắc chắn là chàng trai già trước tuổi không bao giờ chứng kiến được tình tiết như thế này. Hắn không được gặp Neruda. Hắn không được gặp bất cứ cây bút tầm cỡ nào của đất nước chúng ta trong hoàn cảnh như tôi vừa kể. còn chuyện gì xảy ra trước và sau đó đều là vô nghĩa. Neruda đứng đó ngâm vịnh với ngàn cây, với gió trăng, với các vì tinh tú mà mắt chúng ta nhìn thấy nhưng chưa thụ cảm được. và tôi cũng đứng đó, rét run cầm cập trong tấm áo thầy tu mà hình như thời đó nó quá rộng đối với tôi, nó giống như một nhà thờ lớn mà tôi là kẻ ngụ trong đó, không mảnh vải che thân và chỉ biết tròn xoe mắt mà nhìn. Neruda đứng đó bấm phím gieo vần những ngôn từ mà tôi không thể nắm bắt hết ý nghĩa của chúng nhưng lại đồng cảm ngay từ giây phút đầu tiên. Và tôi đứng đó nước mắt lưng tròn, một chàng mục sư tội nghiệp lạc giữa mênh mông của đất trời lại được tận hưởng những vần điệu của bậc thi hào đáng kính nhất của tổ quốc. giờ đây dù không đủ sức chống tay ngồi dậy được nữa, tôi vẫn tự hỏi, đã lần nào anh chàng già trước tuổi kia được sống qua cảnh đó chưa? Tôi tự hỏi một cách nghiêm túc: liệu cả đời hắn ta đã từng được trải qua giây phút nào như thế chưa? Tôi đã từng đọc sách của hắn. dù là lén lút và nhiều khi bị ngắt quãng nhưng tôi đã từng đọc sách của hắn. chỉ có lang thang, ẩu đả ngoài đường, chỉ có giết chóc kinh hoàng trong các hẻm phố, chỉ có các kiểu làm tình, chỉ có dung tục thô lỗ, chỉ có những buổi chiều tà ở vùng đất xa lạ nào đó chứ không phải trên đất nước này, chỉ có địa ngục và hỗn mang, hỗn mang và địa ngục, địa ngục và hỗn mang. Trí nhớ tôi mèn quá. Danh tiếng tôi thấp kém quá. Tiếp sau đó là bữa cơm tối. tôi không nhớ rõ là có những ai. Neruda và phu nhân. Farewell và nhà thơ trẻ. Và tôi. Lại tự hỏi vì sao mình mặc áo lễ? tôi mỉm cười. vì tôi không đủ thời gian thay quần áo. Neruda ngâm một bài thơ. Farewell và Neruda cùng nhớ lại một câu thơ đặc biệt khó của Góngora. Nhà thơ trẻ thì đương nhiên bị lép vế rồi. Neruda ngâm một bài thơ nữa. bữa tối thật là ngon. Rau trộn theo khẩu vị Chile, thịt thú rừng kèm theo nước chấm xứ Bearne, cá chình bỏ lò do Farewell cho đặt mua từ vùng duyên hải mang về. rượu vang tự làm. nhiều lời khen. Cuộc chuyện trò sau bữa ăn kéo dài đến tận khuya. Farewell và vợ Neruda cho đĩa hát vào chiếc máy quay đĩa màu xanh lá. Bản nhạc khiến nhà thơ rất thích thú. Vũ điệu tango. Đột nhiên tôi cảm thấy khó chịu, có lẽ do đã chân thành nốc khá nhiều rượu vang. Tôi nhớ là tôi ra sân thượng và tìm lại vầng trăn mà trước đó vài tiếng đồng hồ từng là người tâm đầu ý hợp với thi hào của chúng ta. Tôi tì tay vào một chậu cây cảnh lớn và kìm giữ cảm giác buồn nôn. Nghe tiếng bước chân ở sau lưng tôi quay lại. là Farewell, ông ta đứng chống nạnh nhìn tôi. Ông hỏi phải chăng tôi không được khoẻ. Tôi trả lời rằng không việc gì, chỉ hơi khó chịu một chút và không khí trong lành sẽ làm dịu ngay thôi. Mặc dù ông ta đứng trong khu vực tối, tôi biết Farewell đang nhếch mép cười. bên tai tôi vẫn còn văng vẳng những hợp âm của bản tango cung thứ và giọng hát khè khè như rên rỉ. Farewell hỏi tôi thấy Neruda thế nào. Ngài muốn tôi nói thế nào nhỉ, tôi đáp, đó là nhà thơ xuất sắc nhất. cả hai chúng tôi cùng im lặng một lúc lâu. Sau đó Farewell tiến hai bước về phía tôi và khuôn mặt thần Hy Lạp cổ đại của ông ta lộ ra dưới ánh trăng. Tôi thực sự đỏ mặt. Farewell đặt tay ngang hông tôi khá lâu. Ông ta nói về đêm thơ của các nhà thơ Italia, về đêm thơ của Da Todi, đêm thơ của các nhà thơ thuộc phái Sám Hối. cha đã đọc thơ họ chưa? Tôi ấp úng. Khi học ở chủng viện, tôi nói, tôi có đọc Giacomino da Verona, Pietro da Boncapé và cả Bonvesin de la Riva nhưng chỉ sơ qua thôi. Lúc ấy, mấy ngón tay của Farewel co quắp lại như con sâu gặp lửa và ông rút tay khỏi thắt lưng tôi nhưng nụ cười vẫn còn trên khuôn mặt ông. và Sordello? Ông ta hỏi. sordello nào chứ? nhà thơ hát dạo, Faewell trả lời, Sordel hoặc Sordello cũng vậy. chưa, tôi nói. Hãy nhì nlên mặt trăng, Farewell nói. Tôi liếc mắt về phía ông ta. Không, không phải như thế, Farewell nói. Hãy quay lại và nhìn lên mặt trăng. Tôi quay người lại. tôi nghe tiếng Farewell từ phía sau lưng tôi ngâm nga: Sordello, Sordello nào à? Người đã từng uống rượu với Ricardo de San Bonifacio ở … và với Ezzelino da Romano ở Treviso. Sordello nào à? (và lúc ấy Farewell lại đặt tay lên hông tôi), là người đã phi ngựa cùng với Ramón Berenguer và Carlos I de Anjou, Sordello là người không biết sợ ai, không biết sợ ai, không biết sợ ai. Tôi còn nhớ là lúc ấy tôi có cảm giác sờ sợ mặc dù tôi vẫn muốn tiếp tục ngắn trăng. Không phải bàn tay Farewell đang đặt ngang hông tôi đã gây cho tôi nỗi sợ hãi. Không phải bàn tay ấy. không phải bóng đêm đang kéo vầng trăng chạy nhanh hơn làn gió lạnh từ trên núi thổi về, không phải khúc nhạc phát ra từ chiếc máy quay đĩa làm nền cho hết điệu tango này đến điệu tango nhàm chán khác, cũng không phải giọng nói của Neruda hay của vợ ông ta hay của học trò cưng của ông ta làm tôi sợ mà làchuyện khác, nhưng kính lạy Thánh Bà Carmen, là chuyện gì kia chứ? tôi tự hỏi. Sordello, Sordello nào? Cái giọng giễu cợt của Farewell lặp đi lặp lại sau lưng tôi, Sordello được Dante ca tụng, Sordello được Pound tán dương, Sordello trong Ensenhamens d’onor, hay Sordello trong planh khóc than cái chết của Blacatz, và khi ấy bàn tay của Farewell chuyển từ thắt lưng xuống mông tôi, một luồng tà khí của những tên ma cô xứ Provence thổi vào sân thượng làm hai vạt áo thụng đen của tôi bị lật tung lên, tôi nghĩ: chắc lại cú thứ hai. Xong rồi, nhưng kia lại tiếp theo cú thứ ba. Và tôi nghĩ, tôi đang đứng trên cát biển và thấy một kẻ lục súc nhô lên mặt nước, và tôi thấy một trong số bảy vị thiên sứ mang chén lễ đến bên cạnh và nói gì đó với tôi. Và tôi nghĩ, vì tội lỗi của họ chồng chất tận trời khiến Đức Chúa Trời phải răn đe sự sa đoạ của họ. cũng may khi ấy tôi nghe tiếng của Neruda từ phía sau lưng Farewell cũng như tiếng của Farewell từ phía sau lưng tôi. Thi hào của chúng ta hỏi Farewell là chúng tôi đang nói chuyện về Sordello nào, về Blacatz nào và Farewell quay về phía Neruda, tôi cũng quay về phía Farewell và tôi chỉ thấy tấm lưng hộ pháp của ông ta chở nặng sách của hai thư viện, không phải hai mà có lẽ đến ba thư viện, rồi tôi nghe tiếng Farewell nói Soderllo, Sordello nào? Và tiếng của Neruda rằng đó là điều tớ muốn biết, và tiếng của Farewell hỏi cậu không biết ông ta sao Pablo (tên của Neruda), và tiếng của Neruda nói là không biết, trời ạ, tớ không biết mà, và Farewell bật cười, rồi ông ta nhìn tôi với cái nhìn đồng loã, giễu cợt bảo tôi rằng cha hãy làm nhà thơ, rằng cha hãy viết những bài phê bình văn học, hãy đọc và nghiền ngẫm, hãy đọc và nghiền ngẫm, rồi cái nhìn của Neruda dường như muốn tôi rằng cha sẽ nói cho con biết chứ, hay cha không muốn cho con biết. rồi tôi lại nghe tiếng Farewell đọc mấy câu thơ trong vở Hài kịch của thần linh và tiếng của Neruda ngâm mấy câu thơ khác trong vở Hài kịch của thần linh, nhưng chả dính dáng gì đến Sordello, còn Blacatz? Là sự xúi giục người ta theo tục ăn thịt người, và mọi người chúng ta nên nếm thử tim gan của Blacatz, rồi sau đó Neruda và Farewell khoác vai nhau cùng ngâm mấy câu thơ của Rubén Darío trong khi nhà thơ trẻ và tôi cùng gật gù khẳng định rằng Neruda là nhà thơ vì đại nhất của chúng ta và Farewell là nhà phê bình văn học sáng gía nhất của chúng ta, rồi những trận cụng ly lại tiếp tục không dứt. Sordello, Sordello nào? Sordel, Sordello, Sordello nào? Suốt một tuần liền cái điệp khúc ấy cứ đeo đuổi theo tôi đến bất cứ nơi nào mà tôi đến, và nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ lại vừa dai dẳng vừa kỳ cục. đêm đầu tiên ở Là-bas tôi ngủ say sưa như một thiên thần. đêm thứ hai tôi thức đến tận khuya để đọc tập Lịch sử văn học Italia thế kỷ XIII, XIV và XV. Sáng chủ nhật có hai chiếc xe đưa thêm khách mời về. những người mới đến đều quen Neruda và Farewell, kể cả anh nhà thơ trẻ, trừ tôi, vì thế tranh thủ lúc đang lộn xộn giữa chủ và khách, tôi cầm một quyển sách lẻn ra khu rừng thật rộng bêntrái toà nhà chính của khu điền trang. đi hết rừng cây, bước lên một mô đất gần bên mép rừng, tôi được ngắm những ruộng nho, những khu ruộng đang để ải và những ruộng lúa mì hay cỏ gì đó đang lên xanh thuộc trang trại Farewell. Xa xa, có hai nông dân mang tơi thấp thoáng trên lối mòn ngoằn ngoèo trong đồng cỏ rồi mất hút sau rặng liễu. tiếp sau rặng liễu là những cây to cao dường như chọc thẳng lên bầu trời quang xanh. Xa hơn nữa là những quả núi đá to vật vã. Tôi nhẩm đọc câu kinh Lạy Cha. Tôi nhắm mắt. không thể thỉnh cầu gì hơn. Đâu đó có tiếng rì rào của một con suối và tiếng dòng nước trong dội lên những phiến đá. Khi tôi xuyên rừng con đường quay về, bên tai tôi vẫn còn văng vẳng điệp khúc Sordel, Sordello, Sordello nào. Nhưng có điều gì đó trong rừng đã làm xáo trộn âm hưởng du dương và hào hứng ấy. tôi bị nhầm đường. thay vì đến trước toà nhà chính, tôi lại đâm thẳng đến một vườn cây xum xuê có vẻ như do bàn tay Thượng Đế ươm trồng. không có gì bất ngờ, tôi nghe tiếng sủa của mấy con chó ở đâu đó mà tôi không nhìn thấy chúng. Dưới lớp tán bảo vệ của những cây quả bơ thôi thì đủ các loại trái, quả giống như trong tranh ghép của Archimboldo. Khi ra khỏi vườn cây tôi thấy một bé trai và một bé gái trần truồng giống như Adam và Eva dắt tay nhau chạy dọc theo một luống đất. đứa bé trai đứng lại nhìn tôi nước mũi xanh lè chảy lòng thòng đến tận ngực. dù đã nhanh chóng nhìn sang chỗ khác nhưng tôi cũng không tránh nổi cảm giác tháo thốc buồn nôn. Tôi cảm thấy như bị rơi vào tình trạng mất trọng lượng, mất trọng lượng từ trong ruột gan, mất trọng lượng từ trong lục phủ ngũ tạng. khi tôi kìm được cơn buồn nôn thì hai đứa bé đã biến mất. sau đó tôi đến một chuồng gà. Mặc dù mặt trời đã lên coa nhưng đàn gà vẫn còn ngủ, đậu trên những cây sào dính đầy phân. Tôi lại nghe tiếng chó sủa và hình như có tiếng thở khò khè của một cơ thể khá đồ sộ xuyên qua những cành lá. Tôi nhìn theo hướng gió. Cách đó không xa, có một chuồng bò và một chuồng lợn. tôi đi vòng quanh khu chuồng. đầu bên kia có một cây sa mu. Kỳ lạ quá, sao ở đây lại mọc lên loại cây vừa đẹp vừa hùng vĩ như vậy? nhờ ân huệ của Chúa mà nó được trồng ở đây. Tôi tự nghĩ. tôi đứng tựa vào cây sa mu để thở cho đến khi nghe có tiếng người từ rất xa. Chắc mẩm là tiếng của Farewell, Neruda và mọi người gọi tìm tôi, tôi đi về phía trước. tôi nhảy qua con mương có nước đầy bùn đất. qua khỏi bờ mương đầy cây gai và đủ loại cỏ dại, tôi bắt gặp những viên đá có vẻ như được nằm một cách ngẫu nhiên nhưng nhìn kỹ thì chúng được xếp theo ý định của một người nào đó. Ai đã xếp những viên đá theo hình thù gì thế này, tôi tự hỏi. tôi tưởng tượng ra một chú bé mặc chiếc áo lông cừu rộng thùng thình và tã nát, lủi thủi một mình đi lại trong cảnh chiều tà nơi đồng quê vắng lặng. tôi mường tượng ra một con chuột. tôi tưởng tượng ra một con lợn rừng. tôi hình dung ra một xác chết trơ trọi trong một thung lũng nhỏ mà con người chưa hề đặt chân tới. dù là hình thù gì cũng đều trong trạng thái hoàn toàn đơn độc. đi quá mương nước một chút, tôi thấy có quần áo, chăn ga vừa giặt vắt phơi trên những sợi dây thừng bện bằng sợi gai chăng giữa những cây cao, bị gió làm bay lất phất và toả ra mùi xà phòng rẻ tiền. vén mấy tấm vải trải giường và mấy cái áo sơ mi, khung cảnh đầu tiên mà tôi nhìn thấy cách đó chừng ba chục thước là hai người đàn bà và ba người đàn ông đứng thành hình bán nguyệt không hoàn chỉnh lắm, tay che mặt. đúng thế, có vẻ như là chuyện khó tin nhưng đúng thế. Họ đứng đó và hai tay che mặt! mặc dù động thái đó chỉ diễn ra trong chốc lát và khi nhìn thấy tôi thì ba người trong số họ chạy về phía tôi. Điều vừa nhìn thấy, dù là trong giây phút ngắn ngủi, đã làm đảo lộn hoàn toàn sự cân bằng đầu óc và thể xác của tôi, sự cân bằng may mắn mà trước đó ít phút tôi được ban tặng khi được tự do chiêm ngưỡng thiên nhiên. Tôi nhớ là lúc đó tôi lùi lại. bị vướng một tấm ga, tay tôi chới với, nếu không nhờ một trong hai người đàn ông đứng gần túm lấy cổ tay tôi kéo lại thì tôi đã bị bổ chửng. tôi gượng gạo ra hiệu bày tỏ sự cảm ơn. Đó là cái mà tôi nhớ mãi. Tôi nhoẻn miệng cười rụt rè, chìa hai hàm răng một cách rụt rè và lên tiếng phá vỡ sự tĩnh lặng của đồng quê để cảm ơn họ. hai người đàn bà hỏi tôi có bị làm sao không. họ hỏi, thưa cha, cha thấy trong người thế nào ạ? Tôi kinh ngạc khi họ nhận ra tôi vì tôi chỉ mới gặp hai người đàn bà duy nhất từ hôm đầu tiên đến điền trang và hai người này không phải là những người đàn bà đó. Lần dạo chơi này tôi cũng không mặc áo thụng thầy tu. Tin đồn lan nhanh và những người đàn bà này không phải là những người làm công ở Là-bas mà là ở một trang trại gần đó biết được sự hiện diện của tôi và họ đến trang trại của Farewell với hy vọng là có thể được tham dự một buổi thánh lễ. điều này chẳng có gì trở ngại nếu Farewell có ý định vì trong trang trại cũng có nhà nguyện, nhưng tôi biết là Farewell không hề nghĩ đến, chủ yếu bởi vì vị khách mời danh dự của ông ta là Neruda, người hay khoe mình là vô thần (thật tình thì tôi không tin lắm), và bởi mục đích cuộc gặp mặt cuối tuần ấy là mục đích văn thơ chứ không phải mục đích tôn giáo và do đó tôi cũng hoàn toàn thuận tình. Nhưng rõ ràng là những nó nđàn bà ấy đã băng đồng đất, đã men theo những lối mòn độc đạo, đã vòng vèo quanh những đám ruộng để được gặp tôi. Và tôi cũng đã có mặt ở đó. Họ đã thấy tôi và tôi cũng đã thấy họ. và tôi đã thấy những gì? Những vàn htai rộng. những đôi môi nứt nẻ. những lưỡng quyền nhô cao. Một sự chờ đợi nhẫn nại hình như không phải là đức tin nhẫn nại của những tín hữu Kitô. Một sự nhẫn nại đến từ hía bên kia bán cầu. một sự nhẫn nại không phải theo kiểu Chile mặc dù những người đàn bà ấy có thể là người Chile. Một thứ nhẫn nại không phải được tu luyện ở đất nước này mà cũng không phải ở châu Mỹ, thậm chí cũng không phải một kiểu nhẫn nại châu Âu, kiểu châu Á cũng không phải, cũng chẳng phải kiểu châu Phi (tuy rằng tôi cũng chẳng biết gì về nền văn hoá của hai châu lục ấy). một kiểu nhẫn nại giống như kiểu nhẫn nại từ một hành tinh xa lạ. và sự nhẫn nại đó suýt nữa đã làm vơi hết sự kiên trì của tôi. Lời nói của họ, tiếng thầm thì của họ lan toả trên cánh đồng, vương vào những cây cao đang lay động trước gió, lướt trên những đám cỏ dại đang dập dìu trước gió, đọng vào hoa trái đang rung rinh trước gió. Và càng lúc tôi càng sốt ruột vì mọi người trong khu nhà chính kia đang ngóng chờ tôi, và có lẽ có người, Farewell hay một ai đó đang thắc mắc về lý do tôi vắng mặt lâu như vậy. mấy người đàn bà chỉ cười mỉm hoặc giữ thái độ nghiêm trang hoặc có vẻ như ngạc nhiên, gương mặt không có biểu cảm trước đó của họ chuyển từ huyền bí sang rạng rỡ, ẩn chứa những câu hỏi thầm lặng hoặc những tiếng reo không thành lời, trong khi đó hai người đàn ông đứng phía sau bỏ đi nhưng không đi thẳng đường mà đi zích zắc, vừa đi vừa nói gì với nhau, thỉnh thoảng lại chỉ vào một điểm vô định nào đó trên cánh đồng dường như đấng tự nhiên cũng làm nảy sinh trong lòng họ những nhận xét hiếm thấy đáng được nói ra thành lời. còn người đàn ông đi cùng với hai người đàn bà đến gặp tôi, cái người có bàn tay thô ráp đã chộp lấy cổ tay tôi ấy, thì đứng bất động cách xa hai người đàn bà và tôi chừng bốn thước nhưng quay đầu dõi theo hành tung của hai người đàn ông kia hình như anh ta rất muốn biết các bạn mình đang nói gì hoặc đang nhìn thấy cái gì, anh ta nhìn hết sức chăm chú để không bỏ sót một chi tiết nào. Tôi nhớ là mắt tôi không rời khuôn mặt anh ta.tôi nhớ là tôi không bỏ sót đường nét nào trên khuôn mặt anh ta, cố gắng khám phá cho được tính cách, tâm lý của con người đó. Tuy nhiên điều duy nhất đọng lại trong trí nhớ của tôi là kỷ niệm về sự xấu xí của anh ta. Đó là một người xấu trai. Cổ anh ta quá ngắn. thực ra thì tất cả đều xấu mã. Hai người đàn bà cũng xấu xí, lời nói của họ rời rạc. người đàn ông đứng yên cũng xấu xí vì sự bất động của anh ta không ăn nhập. hai người đàn ông đã bỏ đi cũng xấu xí và lối đi zích zắc của họ cũng rời rạc. cầu Chúa tha tội cho con và tha tội cho họ, những linh hồn lưu lạc nơi hoang vắng. tôi quay lưng về phía họ và cất bước. tôi mỉm cười với họ, tôi nói với họ điều gì đó, tôi hỏi họ đường về Là-bas rồi bỏ đi. một trong hai người đàn bà muốn đi cùng tôi. Tôi từ chối. người đàn bà năn nhỉ, con xin áp tải cha, thưa cha, người ấy nói. Cái động từ áp tải được phát ra từ đôi môi ấy khiến tôi không nín nhịn được tiếng cười chạy râm ran khắp cơ thể. Con áp tải ta à? Tôi hỏi. vâng, mụ ta nói, bản thân con, hay thân con, hay điều gì đó mà luồng gió của những năm cuối thập kỷ năm mươi luồn lách qua lắm ngóc ngách quanh cho đã thổi bay khỏi phần trí nhớ của tôi mà bây giờ cũng chẳng còn là của tôi nữa rồi. có điều là tôi cười như nắc nẻ, cười đến nóng ran cả người. không cần đâu, tôi nói. Đủ rồi, tôi nói. Hôm nay thế là đủ rồi, tôi nói vậy rồi hoa tay và quay lưng bước đi một cách quả quyết với nụ cười mà sau khi qua khỏi những dây phơi quần áo đã biến thành tiếng cười hể hả và rồi bước đi của tôi chuyển thành bước chạy ít nhiều giống như chạy việt dã. ở Là-Bas, khách mời của Farewell đang nghe Neruda ngâm thơ cạnh một giàn hoa bằng gỗ trong vườn. tôi lặng lẽ nép mình kế bên người học trò trẻ của Neruda đang tư lự nhả khói thuốc lá trong khi lời thơ của bậc thi nhân thấm sâu qua mấy lần vỏ Trái Đất hoặc vút lên cao qua khỏi những trụ đỡ được chạm trổ của giàn hoa và bay cao hơn nữa đến tận những đám mây đang lững lờ bay trên bầu trời mênh mông của đất nước. đến sáu giờ chiều tôi từ giã Là-bas, kết thúc chuyến thăm đầu tiên của tôi đến bến cảng văn chương ấy. xe của một vị khách đưa tôi đến tận Chillán, vừa đúng giờ tôi đáp tàu lửa trở lại Santiago.