ì nữ tu sĩ Miến Điện chỉ giữ tám giới, họ không phải tuân giữ giới luật cấm giao dịch tiền bạc. Trái lại, chư tăng và nam sa-di, về phương diện này, đã đạt được sự xả bỏ, đó là kết quả của các giới luật trong kinh tạng truyền thống nghiêm cấm họ không được sử dụng tiền bạc. Do đó các sư cô thường làm nhiệm vụ giao dịch tiền bạc cho chư tăng, nên họ trở thành thủ quỷ hay người lo việc điều hành cho tu viện. Tuy nhiên, gần đây, nhiều vị ni cũng thọ 10 giới, như thế họ cũng không được nắm giữ tiền bạc. Nhiệm vụ này được giao lại cho các nam sa-di, và như thế các sư cô được có nhiều thời gian dành cho việc hành thiền và phát triển tâm linh của họ hơn. Một số các nữ tu chỉ giữ 10 giới bán phần - vào những ngày lễ hay nữa ngày vào buổi chiều. Họ thường ăn chay hay chỉ ăn ngày một bữa để hoàn thiện hơn vị thế của họ. Sự hướng đến việc tu tập để được trong sạch hơn, hoàn thiện công phu trì giới, dù vẫn còn nhiều hạn chế trong môi trường tôn giáo của họ, cũng thể hiện ước nguyện mạnh mẽ của họ cho một cuộc sống tâm linh cao đẹp hơn. Các nữ tu Miến Điện có thể coi việc trở thành tỷ-kheo ni (bhikkhuni) đối với họ trong hoàn cảnh hiện tại là không tưởng; mặc dầu không có sự đảm bảo của một vị thế tôn giáo như thế, nhưng ước nguyện được phát triển tâm linh của họ không nao núng. Trở thành người giữ 10 giới tạo cho họ một môi trường lý tưởng để hoàn toàn tập trung vào việc phát triển tâm linh. Ở Miến Điện có một số sư cô giữ 10 giới. Daw N. là một trong số họ. Là người có học vấn, nhưng cô xuất gia khá trễ - sau khi đã tốt nghiệp đại học Rangoon - dầu trước đó cô cũng rất tín tâm và thường hành thiền vào những dịp lễ trong nhiều năm. Cô quyết tâm xuất gia, nhưng bị gia đình cản trở quyết liệt. Cha cô ban đầu rất giận dữ, nhưng trước quyết tâm của cô, sau đó ông bằng lòng với điều kiện là cô không được đi khất thực. Ông là người kinh doanh vàng bạc rất giàu, nên để cho cuộc sống của con gái trong tu viện được thoải mái, ông quyết định chu cấp mọi chi phí cho cô. Mẹ và sáu anh chị em của cô cũng hết lòng hỗ trợ cô, nhờ đó cô có thể theo đuổi nguyện vọng của mình một cách rốt ráo, nghiên cứu kinh điển sâu sắc và qua được các kỳ thi quốc gia với điểm cao. Vào lúc cô hoàn tất mọi chương trình học, cô đã đủ tư cách để trở thành một vị giảng sư Phật giáo, và tiếng tăm là người học rộng của cô đã vang dội. Cô cũng nổi tiếng là người tu thiền giỏi, và càng nổi tiếng hơn khi cô trở thành một vị ni giữ 10 giới mà không nhận bất cứ sự cúng dường nào từ cư sĩ. Người ta khen cô có nghiệp lành, có được một gia đình giàu có và hết lòng hỗ trợ cô. Oái oăm thay, khi cô nổi tiếng về sự thanh cao và tâm buông xả thì người ta càng muốn cúng dường cho cô thông qua các vị cư sĩ phụ tá. Tuy nhiên, như đã trình bày, để có thể trở thành một nữ tu giữ 10 giới, vị đó hoặc phải xuất thân từ gia đình giàu có hoặc con đường học vấn phải khá thành công để có thể được nhiều vị thí chủ ủng hộ về tài chánh. Điều này nghe có vẻ nghịch lý, nhưng để có thể duy trì tính chất buông xả cần có để giữ 10 giới, người nữ tu phải có đủ nguồn và sự hỗ trợ phẩm vật đầy đủ, vững bền, để có thể tận hưởng sự phong lưu của vị thế cao cả này. Vị ni này cũng cần phải có một người thư ký hay thị giả đáng tin cậy để chăm lo cho nhu cầu hằng ngày, nhất là những vấn đề liên quan đến việc cúng dường. Nhưng quý ni dầu ở địa vị cao quý đó cũng không được để ý đến như chư tăng, vì họ thường không đủ sức lôi cuốn các cư sĩ để các vị này luôn ở bên họ. Hơn thế nữa, chính các vị ni này cũng thường phải đảm nhiệm việc phụ tá cho các tăng giữ 10 giới về tiền bạc. Do đó, nếu riêng các vị ni này cũng có người phụ tá thì không thích hợp trong cơ cấu tổ chức tu viện ở Miến Điện. Hiện nay ở Miến Điện còn có một danh hiệu thích hợp cho những người phụ nữ muốn từ bỏ đời sống gia đình nhưng không muốn hoàn toàn sống đời xuất gia ở tu viện, đó là du kỳ (yogi). Vị thế của yogi thường dành cho nam hoặc nữ cư sĩ giữ tám giới, tu thiền tại các cơ sở tôn giáo, trung tâm thiền, tu viện hay ni viện, trong một khoảng thời gian hay bán thời gian nào đó. Vị thế yogi giúp người ta có được một đời sống tôn giáo bìave;y cũng đối mặt với những vấn đề tương tự khi xét đến việc sở hữu đất đai và sự truyền thừa. Câu chuyện của Mettik Mniyo Mettik Mniyo, giống như Nand Mniyo, thuộc về một hệ thống truyền thừa lỏng lẻo, một sự phát triển bị làm trầm trọng thêm bởi các vấn đề đau đầu về đất đai và những tranh chấp với chư tăng trong vùng. Tuy nhiên, Mettik Mniyo có thể truy nguyên trở lại năm thế hệ của quý ni trưởng, cho đến thời điểm khi một trong những tu viện xưa nhất dành cho ni được thành lập trên đảo này. Ngày nay, Mettik Mniyo (không giống như Nand Mniyo) vẫn tiếp tục sống với các sư muội, sư tỷ, những người thọ giới với cùng một bổn sư. Khi khảo sát sự liên hệ giữa đất đai và sự truyền thừa ở tu viện của Mettik Mniyo, tôi truy tìm được tông phái mà Mettik Mniyo trực thuộc và khảo sát xem các thái độ đối với đất đai đã ảnh hưởng đến hoàn cảnh hiện tại của bà như thế nào. SỰ TRUYỀN THỪA Trong phác đồ dưới đây tôi trình bày rõ dòng truyền thừa của các vị lão ni mà Mettik Mniyo trực thuộc. Cần lưu ý điều thực sự hiếm đối với quý ni, là việc ta có thể xác định danh tánh các vị ni trưởng khi truy nguyên lại vài thế hệ. Sel Mniyo [ Talwatta Mniyo (năm 1953, 83 tuổi) [ Randeniya Mniyo (năm 1953, 67 tuổi) [ Kirigama Mniyo (năm 1953, khoảng 37 tuổi) [ Nuwara Mniyo (năm 1953, 58 tuổi) [ Đã thọ giới cho mười bốn sư cô, kể cả Mettik Mniyo, (trong đó một người đã hoàn tục, và một số khác đã chết). Mettik Mniyo, thọ giới những năm 1950, chỉ có thể mơ hồ nhớ về Talwatta Mniyo. Dầu Talwatta Mniyo cũng có truyền giới cho một số các sư cô khác, Mettik Mniyo không hề biết họ. Dầu có biết về tông phái mình trực thuộc và các sư cô tỷ muội do Nuwara Mniyo truyền giới, Mettik Mniyo không có thông tin gì về các sư cô được các thành viên khác trong tông phái truyền giới. Tất cả các sư cô mà Nuwara Mniyo truyền giới, chỉ còn một vị vẫn sống đời xuất gia, và đã chọn sống tại tu viện Gedige do Nuwara Mniyo thiết lập. Trong số các sư cô do Nuwara Mniyo truyền giới, hai vị đã tự mình truyền giới cho tổng cộng năm sư cô khác. Trong số năm người này, một sư cô mười bảy tuổi vẫn tiếp tục sống ở tu viện Gedige với bổn sư của mình. Bốn người còn lại thọ giới với cùng một vị bổn sư ni (người đã đi khỏi tu viện Gedige), nhưng chỉ có hai vị tiếp tục sống với bổn sư của mình (hai người còn lại, một người hoàn tục và một người đi sống ở tu viện khác). Mettik Mniyo, ni trưởng hiện tại của tu viện, không có truyền giới hay huấn luyện bất cứ đệ tử nào. Hiện tại, năm sư cô, đệ tử của sư bà Nuwara Mniyo, những người còn có mặt ở tu viện này, đều đã trong tuổi bốn mươi hay hơn nữa. Như thế, ở tu viện này chỉ có một sư cô trẻ mười bảy tuổi thuộc thế hệ thứ ba. Đây là điều mà Mettik Mniyo quan tâm, vì bà nhận thấy rằng các sư cô ở tu viện này có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong tuổi già mà không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ trong tu viện. Việc mà các sư cô có thể khẳng định một số thế hệ các ni trưởng cho ta thấy dầu gì ở tu viện này cũng có chút khái niệm về sự truyền thừa. Từ khi Nuwara Mniyo di dời về Gedige, các sư cô này phần nào đã sống chung trong một cộng đồng. Tuy nhiên, sự truyền thừa của họ có vẻ đang bị đe dọa. Điều này một phần cũng vì những vấn đề liên quan đến trú xứ, đất đai, là những đề tài mà tôi sẽ khảo sát dưới đây. THIẾT LẬP VÀ DUY TRÌ TU VIỆN Khi Nuwara Mniyo được yêu cầu xây dựng một tu viện ở Gedige năm 1953, thì ở đó chỉ có hai cái thất (kutis), để các cư sĩ làm nơi hành thiền vào những ngày rằm lớn (poya). Gia đình Perera là gia đình có tiếng tăm trong xã hội, và cũng có họ hàng xa với bà, đã đứng ra mời bà làm việc đó. Mettik Mniyo (cũng có họ hàng xa với Nuwara Mniyo) được thọ giới ở tu viện Gedige năm 1955 khi chỉ mới mười mấy tuổi, và đã sống ở tu viện này từ bấy đến giờ. Tu viện nằm trên một ngọn đồi cao, nơi nguồn nước để ăn uống, tắm giặt, vệ sinh khó có. Hiện tại nước được chuyển lên tu viện trong những chiếc bình vại nhờ sự giúp đỡ của các cư sĩ. Đôi khi người ta cũng có thể lấy nước ở cái giếng gần tu viện nhất, cách đó khoảng mười phút đi bộ. Tuy nhiên, vào mùa khô hạn, giếng thường khô cạn, khiến các sư cô phải lội bộ hơn nữa tiếng đồng hồ mỗi bận để đến một cái giếng khác xa hơn. Theo Mettik Mniyo, khi sư bà Nuwara Mniyo chuyển về Gedige, người trưởng lão trong gia đình Perera đã giao chủ quyền của bốn mẫu đất cho tu viện. Mảnh đất này bao gồm khoảng nữa mẫu ở trên đồi và một phần đất bằng phẳng hơn rất thích hợp cho việc trồng trái cây và rau củ. Tuy nhiên, sư bà Nuwara Mniyo không thấy cần thiết phải có sự chuyển giao một cách trang trọng này. Mettik Mniyo kể, sư bà Nuwara Mniyo đã nói với người của gia đình Perera rằng, “Nếu cúng dường rong vòng luân hồi. Đối với phụ nữ, việc xuất gia cũng mang đến cho họ phần nào tự do khi họ có thể rời bỏ cuộc sống truyền thống trong gia đình, thí dụ, việc lập gia đình, có con cái. Nam giới xuất gia đa phần là để từ bỏ cuộc sống thế tục, để đổi lấy những lợi ích mà các tu viện và quốc gia dành cho họ. Hơn thế nữa, một tăng sĩ khi gia nhập các tăng đoàn danh tiếng là tự liên kết với ‘một giai cấp chuyên nghiệp của các tu sĩ có chủ quyền về đất đai’. Vì những đặc quyền trong giáo dục, kế thừa và chủ quyền đất đều ưu tiên cho nam giới, nên người đàn ông, dù là cư sĩ hay tu sĩ, đều được chuẩn bị về mặt xã hội cũng như văn hóa để xử lý các vấn đề về đất đai tốt hơn là phụ nữ. Các nghiên cứu về dòng tộc cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa những quy tắc kế thừa đất đai và sự kết hợp của những người nam cùng dòng tộc trong một vùng nào đó. Trong các gia đình theo truyền thống phụ hệ, gia trưởng, việc phụ nữ được chia sẻ quyền làm chủ đất đai, nếu có, cũng rất hạn chế. Hơn thế nữa, phụ nữ trong cùng một dòng tộc thì thường bị phân chia tứ tán hơn là nam giới trong dòng tộc, họ thuộc về một dòng tộc rõ rệt qua nhiều thế hệ kế tiếp. Những thay đổi trong thời và từ thời thuộc địa cũng không tỏ ra hiệu quả trong việc làm tăng quyền làm chủ đất đai hay quản lý cho phụ nữ. Các quan niệm về phân biệt giới tính trong dòng tộc, nhất là trong việc kế thừa gia sản trong hàng cư sĩ, cũng có ảnh hưởng đến các hệ thống tu viện của nữ tu sĩ. Rõ ràng là việc kế thừa chính thức trong các tăng viện không phải là không chịu ảnh hưởng bởi những quy tắc về giai cấp và dòng tộc ở ngoài đời. Vì việc thừa kế và tiếp nối dòng tộc ngoài thế tục ưu tiên cho người nam, nên ta cũng không ngạc nhiên khi thấy các sư cô quan niệm rất mơ hồ về việc chủ quyền hay quản lý đất đai hơn là chư tăng. Rất ít phụ nữ khi xuất gia đã hoàn tất chương trình trung học. Ngay cả những người xuất thân từ các gia đình nông dân cũng không có kinh nghiệm trong việc quản lý công việc ngoài đồng án hay đất đai. Việc xuất ly khỏi đời sống thế tục cũng ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với trú xứ (domestication), vì họ coi việc sở hữu đất đai là một trở ngại cho cuộc sống của người tu hành. Các sư cô cũng ít biết đến những mẫu người nữ cư sĩ biết quản lý đất đai, như là với các nữ tu sĩ có khả năng đó. Sự gò bó về mặt xã hội cũng như thể chất của người phụ nữ Á Châu cũng hạn chế họ trong việc bước chân vào một môi trường mà theo truyền thống thuộc lãnh địa của nam giới khi bàn đến các vấn đề đất đai. Mặc dầu các sư cô có thể giải thích sự miễn cưỡng chấp nhận chủ quyền đất đai của họ là do ảnh hưởng lý tưởng xuất gia của Phật giáo, trên thực tế có một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến quyết định của họ. Phần đông các sư cô mà tôi phỏng vấn có đặc tính là chọn ở những chỗ mà các tăng sĩ và cư sĩ xem là không thể ở được. Nhưng khi các sư cô, với thời gian, đã cải thiện được những nơi chốn này, thì các tăng sĩ hay cư sĩ lại thường cho là những nơi đó thuộc chủ quyền của họ. Hành động này dĩ nhiên sẽ khiến cho các sư cô và những người ủng hộ họ phải đòi lại quyền lợi này. Nhưng vì phần đông các sư cô không có giấy chủ quyền đất, họ thường thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Một vấn đề khác mà các vị ni trưởng phải đối mặt là vấn đề thành lập và duy trì hệ phái của ni viện. Ở Tích Lan việc xác định hệ phái của một tăng viện, dầu không phải lúc nào cũng phân ranh được rõ ràng, thường được xác nhận bởi đặc tính của chức phẩm, là điều có thể trùng lấp với truyền thống thầy-trò (±ịsynu±isyaparamparva) và truyền thống gia tộc (ti±iãyaparamparva). Ngược lại, chức phẩm cao hay upasampad đối với chư ni, không được thiết lập hay chấp nhận rộng rãi ở Tích Lan, vì nữ giới có thể xuất gia dưới nhiều hình thức. Trong những năm gần đây, đã có nhiều cố gắng để tái tạo lại các chức phẩm cho các nữ tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy ở Tích Lan. Một nghi thức đầu tiên như thế xảy ra vào tháng 3, 1998, khi phụ nữ Tích Lan được thọ đầy đủ giới trong một đại lễ tổ chức ở Ấn Độ để ban upasampad cho các bà mẹ đã giữ được 10 giới ở Tích Lan. Dầu gần đây có sự thiết lập upasampad cho ni giới ở Tích Lan, nhưng hiện tại sự truyền thừa của các hệ phái không phân biệt rõ ràng giữa các nữ tu sĩ như là với các tăng sĩ Phật giáo, là những người có được truyền thống kế thừa vững chãi và có thể truy tầm lại dòng truyền thừa của họ đến vài thế hệ. Hơn nữa, sự nghèo nàn về các cơ sở giáo dục và sự vắng mặt của một truyền thống giáo dục bền vững (dầu là thiền tập hay kinh điển) đối với các ni, cũng như sự thiếu một mối dây gia tộc có quy chuẩn chặt chẻ, cũng ngăn cản ni giới trong việc tạo lập các truyền thống hệ phái giống như những gì mà các chư tăng đã thiết lập. Sự nắm giữ lỏng lẻo của chư ni đối với đất chùa càng đóng góp thêm vào sự yếu kém trong việc truyền thừa hệ phái của họ. Chủ quyền đất chùa, sự truyền thừa hệ phái, và quyền thừa kế thường được gắn chặt cho các tăng viện, những đặc quyền này khó thể xảy ra cho các nữ tu sĩ. Sự thiếu chủ quyền đất đai có là nguyên nhân trực tiếp của việc truyền thừa hệ phái lỏng lẻo, điều đó còn chưa được xác định, nhưng một ni viện dầu có chủ quyền đất đai cũng không thể kéo dài nếu không có sự kế thừa vai trò lãnh đạo của các sư cô trẻ. Năm 1997, khi tôi phỏng vấn một nhân viên chính phủ, người đã có hơn hai mươi năm làm việc với các nữ tu sĩ Phật giáo. Bà cho rằng vấn đề chính mà các sư cô phải đối mặt là ‘vấn đề của trú xứ và duy trì cuộc sống ở các môi trường thích hợp mà không gặp khó khăn.’ Xác nhận giả định về sự liên hệ giữa trú xứ và sự truyền thừa, bà giải thích thêm rằng vấn đề này là hệ quả của việc các sư cô trẻ được thọ giới ở nhiều nơi khác nhau và có nhiều bổn sư. Vấn đề của trú xứ và chủ quyền đất đai càng tệ hại hơn trong một xứ sở thuần nông nghiệp như Tích Lan, nơi việc phát triển dân số quá nhanh càng làm cho nhu cầu đất đai tăng lên. Hiện nay, một nữ tu thọ mười giới và sống dưới sự bảo trợ của một ni trưởng, thì vị này phải tuân theo những quy luật do ni trưởng đặt ra bên cạnh mười giới đã tuyên giữ. Các quy luật này thay đổi tùy theo tu viện, cũng như tùy theo cách hiểu về chính mười giới như thế nào. Hơn nữa, khi các quy luật không được thiết lập đồng bộ, thì sự liên hệ giữa người tu nữ và vị bổn sư tùy thuộc phần lớn vào cá tính của hai người. Không phải là điều hiếm thấy khi các sư cô trẻ vì không thể thích nghi với một tu viện nào đó, phải ra đi để tìm một tu viện khác nơi sự đòi hỏi và cá tính của vị ni trưởng có thể không khắc khe quá cho họ. Nhưng điều này không thể xảy ra nếu người nữ tu đã được thọ giới trọng (upasampad) theo nghi thức truyền thống của kinh điển Pali. Khi thọ giới theo kinh tạng, nữ tu sĩ trẻ chấp nhận một vị tỷ-kheo ni nào đó làm người đỡ đầu và cũng đồng ý chấp nhận 311 giới luật được công nhận bởi tất cả các tỷ-kheo ni. Việc tùy tiện chống lại sự che chở của vị ni bảo trợ và tu viện được chỉ định cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ phẩm vị tỷ-kheo ni của một nữ tu sĩ. Vị đó không thể hồi phục phẩm vị của mình một cách không điều kiện. Do đó, sức mạnh của truyền thống truyền thừa kinh tạng có thể truy nguyên trở lại tính chất của chính nghi lễ thọ giới upasampad. Một yếu tố khác nữa khiến cho việc truyền thừa hệ phái của chư ni lỏng lẻo là do các nữ tu sĩ trẻ thường không trụ lại với vị bổn sư của mình, mà thích tạo lập chùa riêng cho mình. Vị nhân viên chính phủ giải thích rằng sau tuổi ba mươi hay bốn mươi, các sư cô khó thể tuân phục các vị bổn sư của họ. Điều đó không khiến tôi ngạc nhiên. Các sư cô mà tôi biết, nhiều vị tỏ ra là những cá nhân rất tự lập, đã có những quyết định đầy ý thức để thách thức một số các khuôn mẫu văn hóa bằng cách bác bỏ chúng…. Điều khá thú vị là khi rời bỏ sự bảo trợ của vị ni trưởng, người nữ tu sĩ trẻ đã từ bỏ một trú xứ bảo đảm để chọn một tương lai không chắc chắn. Qua các trường hợp mà tôi khảo sát, tôi sẽ trình bày cho người đọc thấy các quan điểm đối với việc xuất gia, đất đai, và truyền thừa là không thể tách biệt nhau như thế nào. Dầu một tu viện có đất riêng, có thể có cơ hội tốt hơn để thành lập và duy trì một hệ phái nổi bật, nhưng thái độ buông xả của các sư cô sống ở nơi đó và sự thiếu các cơ sở đào tạo tốt có thể ảnh hưởng đến quá trình giúp họ làm quen với đời sống tu hành và trú xứ của họ. Câu Chuyện của Nand Mniyo Chuyện về Nand Mniyo không thể tách khỏi các cuộc hành trình của bà. Xuất gia năm 1957, ở tuổi 22, Nand Mniyo đã trải qua cuộc sống du cư, sống ở nhiều nơi khác nhau. Trong thời gian này, bà đã hướng dẫn cho 27 nữ tu trẻ, trong đó có 16 vị là do bà truyền giới và bà cũng đã thiết lập một trường giáo lý cuối tuần, đôi khi con số trẻ em tham dự lên đến cả trăm em. Dầu bà phải đối đầu với một số vấn đề trong việc thành lập và duy trì một số tự viện, dần dà bà cũng lấy được chủ quyền miếng đất mà giờ là một tu viện mênh mông trong đó có một nhà tháp chứa xá lợi. Tuy nhiên, vì các sư cô trẻ không còn ai ở lại tu viện, nên bà hiện sống một mình và đang dự tính cúng dường tu viện hiện tại cho một vị tăng. Dưới đây là phác thảo thứ tự của các sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Nand Mniyo. 1952-1957: tập sự tu với bổn sư tại chỗ trọ. 1957: được thọ giới, 22 tuổi. 1957-1958: sống với sư phụ Mniyo và ba cô điệu trong cùng chỗ trọ như trước đây. 1958-1962: sống ở Uduwa. 1962-1964: sống ở Digalla với hai sư cô trẻ.
Vận Động Thành Lập
Các Nữ Tu Sĩ Phật
Phần II
Tiêu Chuẩn của vị Nữ Giáo thọ
Nữ Giáo thọ của Chư Ni
Nữ Cư Sĩ Giảng Sư Thái ACHAAN RANJUAN
Nghi Thức Xuất Gia: Thế giới Mới Của Chư Ni Miến Điện
Giới Luật và Vai Trò của Phụ Nữ ở Miến Điện
Một Thiền Sư Người Mỹ
Sự Truyền Thừa & Đất Đai
SỰ TRUYỀN THỪA
GIA TỘC VÀ TRUYỀN THỪA
Lời Bàn
Sự Chuyển Hóa Của Một Phụ Nữ
Thầy Tôi Đã Sớm Ra Đi!
James Whitehill
Phần III- CẢI CÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ
MYOHI:
Nữ Giáo Thọ Đại Hàn Của Phụ Nữ Trung Niên
POMYONG:
Cách Cắm Hoa Dành Cho Người Cư sĩ Đại Hàn
Quân Đội Sujt
Nữ Giới, Chiến Tranh,
BOONLIANG:
SANSENEE:
lúc đó bà đã khẳng định quyền sở hữu về đất đai và các cơ sở ở Sinipitiya.
James Whitehill
Nữ Giáo Thọ Đại Hàn Của Phụ Nữ Trung Niên
Cách Cắm Hoa Dành Cho Người Cư sĩ Đại Hàn
http://eTruyen.com