"Kính" hệ liệt Quyển 3
Giới thiệu

    
ính hệ liệt là bộ truyện hoành tráng dữ dội mà đằm thắm ôn nhu của nữ hiệp Thương Nguyệt. Tác phẩm có bối cảnh là cuộc chiến tranh giữa ba thế lực lớn: đế quốc Thương Lưu cầm quyền của Băng tộc, tàn dư của cựu Vương triều Không Tang, cùng những giao nhân có nguồn gốc nơi biển cả tự do vô tận, vùng lên không cam chịu kiếp sống nô lệ.
Vương triều Không Tang với Hoàng thái tử và Lục vương cầm đầu hi vọng có thể tìm lại ánh mặt trời cho mười vạn chúng dân, những người đang phải trốn tránh sâu dưới lòng Kính hồ. Thập Vu, mười trưởng lão lãnh đạo Băng tộc, đứng đằng sau là một vị Trí Giả đại nhân thần bí quyết không chịu để rơi vào cảnh bị trục xuất khỏi mảnh đất Vân Hoang lần nữa. Bọn họ quyết dùng tất cả cách thức tàn bạo nhất để giữ vững chủ quyền. Tô Ma, thiếu chủ của giao nhân tộc, thân thế điêu linh, trở về Vân Hoang sau một trăm năm phiêu bạt, bán mình cho quỷ dữ để sở hữu sức mạnh vô thượng nhằm đưa giống nòi thoát khỏi cảnh lầm than. Thế nhưng, mâu thuẫn nội tâm với mối tình xưa cũ, ràng buộc tâm lý nơi người em, con rối kỳ dị Tô Nặc bởi “liệt” bạo tàn, liệu anh ta có gánh nổi trách nhiệm nặng nề mà vĩ đại ấy…
Chiến tranh diễn ra với những trận đánh khủng khiếp. Đế quốc Thương Lưu có quân lực hùng mạnh, chiếm lợi thế rõ rệt nhờ những thiết bị cơ giới như Phong Chuẩn, Bỉ Dực Điểu, Già Lâu La. Vương triều Không Tang tôn sùng tín ngưỡng, phép thuật siêu cường, có đội ngũ minh linh bất tử, thêm vào đó là truyền nhân Kiếm Thánh lừng danh. Giao nhân nhanh nhẹn linh hoạt, thể lực yếu nhưng quyết tâm giành tự do vượt qua tất cả, ngoài thủ lĩnh Tô Ma, người có thể xem như mạnh nhất Vân Hoang, họ còn đang trên đường giải phong ấn cho Long Thần, vị thần bảo hộ của họ…
Chiến tranh còn là nơi những mưu mô toan tính được sử dụng triệt để, ngay cả ân oán cá nhân, đấu tranh nội bộ cũng nhân dịp trỗi dậy.
Tuy nhiên, giữa chữ “lợi” vẫn luôn thấy một chữ “tình” xuyên suốt. Truyện không có một nhân vật chính đích thực, mỗi nhân vật đều có một chữ “tình” riêng, khiến cho họ không còn chỉ là cái xác vô hồn bị điều khiển bởi quyền lực và lợi ích.
Chữ “tình” của Thương Nguyệt, chữ “tình” đặt giữa ân oán hận thù, giữa mưu mô toan tính, giữa cái chung với cái riêng,… bi thương mà diễm lệ tuyệt trần, vẫn đang tiếp tục hấp dẫn người đọc sau từng trang sách…
Mịt mờ trăng lặn sao thưa
Gió lay mặt nước còn ngờ bóng ai
Tuyết bay đẫm ướt mái ngòai
Đêm khuya tựa bóng lấy ai bạn cùng
Vai đầm sương tuyết như bông
Đàn phôi pha hết não nùng tháng năm
Vì yêu hết thảy chẳng màng
Lệ rơi thầm lặng hay chăng hỡi người?
Bạch y phơ phất bên trời
Mắt sâu thăm thẳm, nét cười tàn phai
Phá Quân rọi suốt đêm dài
Bôn ba rút kiếm hỏi ai thấu tình
Ôn nhu tựa sợi tơ mành
Vụt qua chớp mắt, lại mình cô đơn
Tro tàn, khói tỏa, tay trơn
Phù vân vạn thế theo vờn mưa hoa
Xót xa một kiếp tài hoa
Gói niềm đau vỡ, chôn vào nhớ nhung
Lấy ai tỏ nỗi riêng chung
Đồng sinh cộng tử, theo cùng với ai
Song Thành khóa chặt một đời
Nhà tan nước mất, thì thôi cũng đành
Gió xua tan hết lệ tình
Mộng dài đằng đẵng, lênh đênh ngàn đời.
Được mệnh danh là mỹ nhân và mỹ văn của Thần Châu Tân Ngũ Hiệp- một trào lưu gồm những người trẻ viết truyện kiếm hiệp nổi lên tại Trung Quốc gần một thập kỷ nay, cái tên Thương Nguyệt không còn xa lạ với độc giả say mê dòng tiểu thuyết đặc trưng này.
Những tác phẩm của cô được truyền bá rộng rãi trên mạng đồng thời cũng nhận được nhiều lời phê bình khen ngợi và sự yêu thích của đông đảo độc giả. Những tác phẩm tiêu biểu của cô gồm Thính tuyết lâu, Kính, Thấu kính lồi, Mặc Hương ngoại truyện…
Tác giả truyện võ hiệp nổi tiếng Tiểu Đoạn nhận xét về cô: “Người ta thường nói phái nữ viết truyện võ hiệp chẳng ra tính võ hiệp, song tôi đã cảm nhận được chất “võ hiệp” trong tác phẩm của Thương Nguyệt”. Các đồng nghiệp cũng cho rằng cô là một tay viết đẹp – đẹp trong văn tự, đẹp trong cốt truyện và đẹp trong tình cảm… Văn phong của cô có lúc thật mạnh mẽ, lúc lại nhẹ nhàng uyển chuyển, từng câu chữ có khả năng lôi cuốn sự tập trung của bạn đọc.

Sơ lược địa lý, lịch sử Vân Hoang
Vùng đất Vân Hoang: Sách có viết rằng, ở trên cõi thế, nằm trong bổn biển, có vùng đất tiên, tên gọi Vân Hoang. Nhật nguyệt chiếu rọi, sao sáng dẫn đường, bốn mùa tiếp nối, Thái Tuế ban phúc, dòng dõi thần linh, kỳ vật dị hình. Đoản mệnh hay hưởng thọ, cũng chỉ thánh nhân qua được lối này.
Ngoại trừ một con đường hẹp (Thiên Khuyết Sơn Lộc) thông sang Trung Châu, vây bọc xung quanh Vân Hoang đều là biển cả.
Trong truyền thuyết:
Thời xa xưa nhất, Vân Hoang có loạn bảy nước, Băng Quốc xưng bá nô dịch lục quốc còn lại. Sau này Ma quân Thần hậu xuất thế, trục xuất Băng tộc ra vùng đại mạc rộng lớn phương Tây, thống nhất lục bộ, lập nên Vương triều Không Tang.
Người Không Tang có tín ngưỡng thần linh, tự nhận làm dòng dõi thần linh.
Ở thời điểm 7000 năm trước đây, Tinh Tôn đế và Bạch Vi hoàng hậu thống nhất Vân Hoang lục bộ, trục xuất triệt để Băng tộc, tiêu diệt Hải quốc, từ đó tiến vào thời thịnh trị. Trong 7000 năm có rất nhiều Vương triều tiếp nối, song đều thuộc quyền cai quản của người Không Tang. Cho đến 100 năm trước, Băng tộc quay trở lại lật đổ và diệt chủng người Không Tang từng thống trị Vân Hoang suốt hàng ngàn năm.
Đại lục có địa hình trũng ở giữa, vùng trung tâm, thấp nhất là một hồ nước khổng lồ tên là “Kính”. Bên trên hồ và dưới hồ là hai tòa thành (ý nghĩa của Song Thành) đối xứng với nhau qua mặt “kính” của hồ nước. Đó là Già Lam thành của thủ đô đế quốc Thương Lưu (trên) và Vô Sắc thành nơi những minh linh vong linh người Không Tang tạm thời trú ẩn (dưới). Vì khi kiến lập vương triều Không Tang đã sát sinh quá nhiều, Bạch Vi hoàng hậu sợ rằng sau này con cháu phải chịu “Đại Kiếp” nên mới tạo nên Vô Sắc thành, phải cần Lục vương hi sinh mới mở được phong ấn tòa thành này.
Muốn vào đại lục Vân Hoang bằng đường bộ từ Trung Châu, phải đi qua dãy núi Mộ Sĩ Tháp Cách, sau đó là đến Thiên Khuyết. Vượt qua Thiên Khuyết tới Trạch Quốc, nước biên giới phía Đông của đại lục Vân Hoang, nơi cư trú của nhiều người di dân Trung Châu sang.
Phía Tây là dãy núi Không Tịch, nơi những quỷ hồn không thể luân hồi tụ tập.
Sa Quốc phía Tây bao gồm 4 bộ lạc: Mạn Nhĩ Qua, Hoắc Đồ, Đạt Thản và Tát Kỳ. Trong đó, Hoắc Đồ bộ mạnh nhất, song 50 năm trước phản kháng đế quốc Thương Lưu mà bị tận diệt, giờ chỉ còn nhóm nhỏ lưu lạc khắp Vân Hoang.
Phương Bắc núi đồi nhấp nhô, có núi Cửu Nghi quanh năm mây phủ là nơi đặt lăng mộ của hoàng đế Không Tang các triều, linh lực cường đại khiến Băng tộc không dám mạo hiểm tiến vào. Trước núi Cửu Nghi là vực Thương Ngô, sâu vạn thước, nơi phong ấn Long Thần.
Phía Nam là vùng đồng bằng màu mỡ, giao thông thuận lợi, thương nghiệp phát đạt.
Ở nơi nước Kính hồ đổ ra biển có một tòa thành cực kỳ xa hoa mỹ lệ của thương nhân là Diệp thành.
Trên biển ngoài Hải quốc của người giao nhân xưa, còn có rất nhiều quốc gia, phong tục đa dạng, ví dụ: Bạch quốc, Bất Tử quốc, Nữ Tử quốc, Trượng Phu quốc,…

Chủng tộc:
1. Không Tang (Vô Sắc thành):
Chứa đựng quan tài của mười vạn dân Không Tang chạy nạn, họ không thể cử động nhưng tinh thần vẫn có thể chu du khắp tòa ảo thành. Một trăm người tổ hợp tạo thành một chiến sĩ minh linh cưỡi thiên mã có cánh. Lục vương là những chiến sĩ mạnh nhất nằm ngoài quy luật này.
Trừ Hoàng thái tử và Đại ti mệnh, tất cả (bao gồm những chiến sĩ minh linh) đều sợ ánh sáng, gặp sáng là thần hình tiêu diệt.
Trước đây, Không Tang là quốc gia phong kiến, dưới hoàng đế là Lục vương: Bạch, Thanh, Tử, Xích, Lam và Huyền. Trong đó hoàng hậu luôn luôn chỉ tuyển ra từ Bạch tộc (hậu duệ Bạch Vi hoàng hậu).
2. Băng tộc (Già Lam thành):
Là kẻ thống trị đại lục hiện thời, viễn cổ họ từng là cư dân Vân Hoang.
Truyền thuyết kể họ là hậu sinh của người với giao nhân, nên bị kinh rẻ, phải mưu sinh lang thang nơi bờ biển. Sau này họ được “Trí Giả” lãnh đạo, có sức mạnh quân sự, lật đổ Kh&ocir, mặt khác dùng đũa dằm vào phần bánh bị thấm ướt, khéo léo không để phí một giọt nước nào. Vừa gặp nước, bánh lương khô lập tức tan ra, rồi sôi lên sùng sục trên bếp, lát sau bọt trắng đã sủi đầy nồi. Đó là loại lương khô chuẩn bị sẵn cho chiến sĩ đế quốc Thương Lưu khi viễn chinh, có thể chống đói cả ngày trời, tên gọi “mỏng mảnh một miếng”.
"Ăn thôi!". Vân Hoán ngồi xếp bằng trên thảm, tháo mặt nạ ra, gọi Tương lại dùng cơm. Chợt thấy đôi tay đối phương đầy vết nứt nẻ rướm máu, thiếu tướng của đế quốc Thương Lưu không khỏi chau mày. Phải chăng giao nhân sinh ra nơi vùng biển, nên không thích hợp nán lại sa mạc khô cằn lâu ngày? Lặn lội mải miết suốt ba ngày, thân thể Tương chỉ sợ đã không thể nào chịu nổi.
"Cô thoa cái này lên đi!" Tương đang ăn, đột nhiên thấy có vật gì rơi xuống vạt áo mình, bên tai lại nghe tiếng Vân Hoán dặn dò. Thì ra là một chiếc vỏ ốc khép kín, bên trong đựng đầy thuốc mỡ mà người trong quân đoàn chuyên dùng chữa trị các vết thương nứt da rách thịt.
Khôi lỗi nhất mực nghe lời, nhặt vỏ ốc lên, lấy ngón tay quệt một lớp thuốc mỡ, tự bôi lên da mình. Vất vả ba ngày trời, trên mình Tương đã có rất nhiều chỗ nứt nẻ. Thoa xong hai cánh tay, giao nhân khôi lỗi vô tri chẳng chút e ngại có người trước mặt, trút bỏ áo ngoài, tiếp tục thoa lên từng chỗ trên người.
Trong màn đêm sa mạc, gió rít lên từng đợt không ngừng. Mái tóc biếc xanh phất phơ theo gió, tấm thân ẩn hiện sau suối tóc tinh khôi như ngọc, yểu điệu thướt tha, toát lên vẻ quyến rũ đầy ma mị giữa biển cát trống trải mênh mông, giống như mỹ nhân ngư giấu đuôi dưới cát.
Vân Hoán đang ăn bữa cơm duy nhất trong ngày, con ngươi bỗng co lại, có vẻ thoáng ngạc nhiên.
Dù trong thời gian huấn luyện tại Giảng Võ đường, y cũng đã từng ở cùng đội với nhiều giao nhân khôi lỗi khác nhau, nhưng tiếp xúc không lâu, chưa đi sâu tìm hiểu. Còn sau khi chính thức gia nhập quân đoàn Chinh Thiên, y lại chọn được Tiêu làm đồng đội. Nhờ Vu Bành đại nhân phá lệ khoan dung, Vân Hoán mới được sở hữu giao nhân có ý thức duy nhất trong quân đoàn. Do đó, y chưa bao giờ hiểu được khôi lỗi thật sự là thế nào.
Lúc này thấy khôi lỗi trước mặt chẳng chút e ngại, điềm nhiên cởi áo, nghe lời Vân Hoán từ từ thoa thuốc mỡ lên từng chỗ trên cơ thể không hề do dự, không hề xấu hổ. Giao nhân bị Khôi Lỗi trùng khống chế, trong mắt ngoài chủ nhân ra chẳng để ý tới ai khác, có mệnh lệnh gì cũng răm rắp phục tùng, không phản kháng, không do dự, thậm chí cũng không thể tự ý thức.
Loại giao nhân khôi lỗi này là vũ khí quý giá trong chiến đấu, có thể điều khiển máy móc cồng kềnh, phối hợp tác chiến cùng chiến sĩ của quân đoàn, khi nghỉ ngơi lại là nguồn hoan lạc cho tướng sĩ.
Tuy trong quân đội có giới luật nghiêm ngặt, ước thúc hành vi của tướng sĩ, nhưng vẫn ngầm chấp nhận điều này. Dẫu sao trong lúc xuất chinh, không được mang phụ nữ theo, sự tồn tại của giao nhân khôi lỗi vừa hay có thể bổ khuyết. Kể cả nguyên soái Vu Bành luôn trị quân nghiêm minh, đối với chuyện này cũng mắt nhắm mắt mở cho qua: "Đều tại tuổi trẻ ham vui thôi mà." Mỗi khi những bậc trưởng lão có dị nghị, Vu Bành nguyên soái chỉ hờ hững đáp: "Vả lại khôi lỗi cũng chẳng thể sinh con."
Gã Phi Liêm đó là chủ nhân trước đây của Tương thì phải?... Không biết gã đã gần gũi với khôi lỗi này chưa? Thảo nào mà lo lắng cho cô ta thế. Khi Vân Hoán mang theo Tương tới Sa Quốc chấp hành nhiệm vụ, Phi Liêm đã cất công tới tiễn biệt, nhờ y chiếu cố cho giao nhân khôi lỗi này, lại tặng thêm thuốc mỡ chuyên chữa nứt nẻ ngoài da.
Thiếu tướng Vân Hoán chợt mỉm cười, nhìn giao nhân khôi lỗi tắm mình dưới ánh trăng ngời ngời như ngọc, khe khẽ lắc đầu, quệt chút thuốc mỡ, xoa lên phần lưng mà Tương không thể nào chạm tới được.
Ôm ấp một tấm thân lạnh băng chẳng chút hơi ấm như vậy, trong lòng không rõ có thấy thoải mái chăng?
Hơn nữa tuy thân thể mỹ lệ nhưng khôi lỗi hoàn toàn vô thức, hờ hững cứng đờ, sao có thể thân mật với một thứ như vậy được? Gã Phi Liêm đó trở thành một giuộc với đám quan quân mặt người dạ thú đáng ghét ấy từ khi nào vậy? Lẽ nào đó là kẻ từng cùng Vân Hoán tề danh ở Giảng Vũ đường, hợp thành song bích?
Trong mắt Vân Hoán thoáng hiện lên nỗi chán chường, y lấy áo ném lên người Tương: "Mặc vào! Ăn cơm!"
Giao nhân khôi lỗi rướn người, thản nhiên nhận áo mặc vào, ngoan ngoãn xích lại bên đống lửa bắt đầu ăn cơm. Thế nhưng, trong sát na cô đeo mặt nạ, đôi mắt biếc sâu thăm thẳm thoáng chút biến đổi. Tuy nhiên, đến khi mặc xong y phục, tất cả đã trở lại cái vẻ hờ c;ng Tang.
Băng tộc có tuổi thọ ngang người thường, song nhân vật cấp cao có thể thừa hưởng máu của người trước, luyện đan dược, trở thành bất lão, thậm chí bất tử.
3. Giao nhân (Hải quốc):
Xưa sống nơi biển cả, mình người đuôi cá, xinh đẹp hát hay, nước mắt biến thành châu báu, tính tình nhu hòa, có giao long là thần bảo hộ. Sau này Long Thần bị Tinh Tôn đế phong ấn, họ trở thành nô lệ. Đuôi bị giải phẫu để tạo thành chân đi lại. Mắt sau khi chết bị lấy ra để làm Ngưng Bích châu giá trị liên thành.
Giao nhân ban đầu không có giới tính, sau này nếu có tình cảm với nam nhân thì sẽ biến thành nữ nhân, có tình cảm với nữ nhân sẽ biến thành nam nhân.
Tim của giao nhân nằm ở chính giữa ngực, để bảo đảm sự cân bằng.
4. Dực tộc (Vân Phù thành):
Một dân tộc siêu cường huyền thoại, nghe nói tồn tại cùng thời với Ma quân Thần hậu của Không Tang.
3 vị nữ thần: Hi Phi (Thiên giới), Tuệ Già (Phàm giới), Mị A – Quỷ Cơ (Âm giới), nghe nói có liên quan với Dực tộc, họ là người quan sát Vân Hoang đại địa, nhưng theo thiên quy của Dực tộc, không được can thiệp vào hưng vong của hạ giới, không thì sẽ bị nghiêm trị.

Dòng máu đế vương và Thập Vu
Người Không Tang thống trị Vân Hoang 7000 năm lấy huyết thống làm chủ, thương truyền hậu duệ của Tinh Tôn đế thừa kế sức mạnh vô thượng của “dòng máu đế vương” (đế vương chi huyết), để thống trị 6 nguồn sức mạnh của Lục Hợp.
Có 1 đôi nhẫn là: Hoàng Thiên và Hậu Thổ. Hoàng Thiên cấp cho hoàng đế, Hậu Thổ cấp cho hoàng hậu thuộc dòng Bạch tộc. Một là “Chinh”, một là “Hộ”.
Vì có sức mạnh của “dòng máu đế vương”, Hoàng thái tử không chết dù thân thể bị chia làm 6 phần:
- Cái đầu bị Thái tử phi Bạch Anh cướp được.
- Trên đỉnh núi tuyết Mộ Sĩ Tháp Cách phía Đông (tay phải).
- Tế đàn Băng tộc ở núi Không Tịch phía Tây (tay trái).
- Vương lăng Không Tang ở núi Cửu Nghi phía Bắc (chân phải).
- Phía Nam nơi Kính hồ đổ ra biển (chân trái).
- Phần còn lại nằm ở Già Lam Bạch Tháp.
° Già Lam Bạch Tháp là ngọn tháp cao 6 vạn 4 ngàn thước, do Tinh Tôn đế xây, tốn rất nhiều công sức, thậm chí sinh mạng, muốn cao hơn nữa, nhưng trời chỉ cho vậy.
Sau trận “Liệt Kính chi chiến”, 10 người quân công cao nhất được “Trí Giả” đại nhân phong làm Thập Vu.
Vu Hàm: Lão đại, trưởng lão thủ tọa, nguyên lão của nguyên lão, người duy nhất được đối thoại với “Trí Giả”, nhưng đam mê luyện dược, không màng chính sự. (Cũ)
Vu Lãng: Quốc vụ thượng thư, nắm chính quyền, chỉ kém Vu Hàm một chút. (Cũ)
Vu Bành: Đại tướng quân chiến công hiển hách, chấp chưởng quân quyền, là người đối đầu với Vu Lãng. (Cũ)
Vu Chân – Vân Chúc: Trước đây là Thánh nữ, cũng là chị cả của thiếu tướng Vân Hoán và Thánh nữ Vân Diễm, trầm ổn nội liễm. (Mới)
Vu Tạ: Đệ tử của Vu Tức, trưởng lão trẻ nhất, bị các nguyên lão bài xích, bất đắc chí, thường nghiên cứu lịch sử và thuật pháp ở thư viện. (Mới)
Vu La: Quản lý thương nghiệp, thường lui tới Diệp thành làm việc, máu thương gia đậm đặc, tham lam và có tâm kế. (Mới)
Vu Tức: Sư phụ của Vu Tạ, tuổi đã rất cao, không màng thế sự. (Cũ)
Vu Cô: Chủ trì Hội phụ nữ. là 1 bà già khó tính. (Cũ)
Vu Lễ: Chuyên ngoại giao, đi sứ các nước thuộc địa. (Cũ)
Vu Để: Phụ trách sản xuất công nghiệp cho quân đội. (Mới)