Hồi 3
Tương Kiến Thời Nan Biệt Diệc Nan

    
huyễn kiệu lắc lư di chuyển, thế nhưng thiếu nữ trong kiệu lại chẳng hề dao động, tay cầm quyển sách đọc đến mê mẩn, lại còn khe khẽ ngâm vịnh không thôi.
"A Nghiên, còn chín dặm nữa mới đến, con ngồi kiệu suốt đã thấy mệt chưa?" Đang lúc chăm chú đến nhập thần, hốt nhiên nghe thấy tiếng phụ thân bên ngoài kiệu hỏi vọng vào, thiếu nữ vận cẩm y giật mình, vội vàng đem sách giấu dưới đệm rồi ngồi thẳng người lên.
"Nghiên nhi không mệt." Nàng cúi đầu, nhẹ giọng trả lời.
Rèm kiệu vừa vén, phụ thân ngồi trên mình ngựa ghé nhìn vào, chỉ thấy nghi thái của đứa con gái nhỏ ôn hòa dịu dàng, liền gật đầu tán thưởng. Sau lần binh biến, vương thất suy vi, hoạn quan nắm giữ triều chính, chính lệnh từ đó bê trễ, đại quyền lọt vào tay Tiết độ sứ tọa trấn các phương. Hoài Nam Tiết độ sứ Tiết Chiêu Nghĩa ở hai miền Giang Chiết nghiễm nhiên trở thành nhất phương bá chủ. Tuy vậy, điều vẻ vang nhất của ông ta là ở mụn con gái này đây - đức, dung, ngôn, công, chẳng điểm nào là không xuất quần bạt tụy, tính tình lại thuần hiếu nhu hòa, người nào biết qua cũng không thể không mở lời khen ngợi. Đông cung Thái tử năm tới làm lễ đội mũ, nữ nhi cũng đã đến tuổi cập kê. Việc tuyển phi sớm nằm trong sự tính toán của ông.
Hôm nay là hội đạp thanh, nghe được hoa đào bên bờ Tây Hồ nở rất đẹp, liền đưa con gái đang quanh quẩn buồn chán trong nhà cả năm ra ngoài du ngoạn. Phu nhân Trần thị thân thể yếu đuối, không thể đi cùng, chỉ đem theo nhũ mẫu Dung bà bà.
Khi bóng dáng phụ thân khuất sau rèm che, Tiết Sở Nghiên mới thở phào nhẹ nhõm - vài ngày trước nàng từ thư phòng phụ thân trộm ra một quyển Ngọc Hề Sinh thi tập, mấy hôm nay xem đến mê mẩn, cả du xuân cũng mang theo giở ra đọc, thế nên thắc thỏm lo sợ phụ thân phát giác. Mấy quyển Nữ tắc, Nữ giới, Liệt nữ truyện các loại, mười năm qua nàng đã đọc mòn. Một năm trước nàng lẻn vào thư phòng phụ thân, khó khăn lắm mới đem ra được bản thi tập đầu tiên, từ đó trở đi say mê lui đến tìm tòi.
Được mấy lần thì mẫu thân bắt gặp, nhưng mẫu thân từ ái, thế nào cũng chẳng sao. Giả như phụ thân trông thấy nàng đọc mấy thứ này, nhất định là bị trách mắng ghê lắm. Vô đề này, Cẩm sắt này, phụ thân đều cho là dâm từ diễm khúc dạy hư con gái đấy. Nhưng mà thi từ của Nghĩa Sơn thật là đẹp quá, khiến nàng yêu thích đến không rời tay.
Chờ tiếng vó ngựa chở phụ thân rời đi khá xa, Tiết Sở Nghiên vội vàng cúi xuống, thò tay khua khoắng dưới đệm ngồi tìm kiếm thi tập. Rồi thì, sắc mặt nàng từ từ tái đi; sách đâu còn nữa. Chẳng lẽ... chẳng lẽ đã rơi khỏi kiệu mất rồi ư?
Hỏng rồi, vì để đánh tráo quyển Ngọc Hề Sinh thi tập, nàng sau khi lấy sách liền thay vào bằng tập Nữ giới bình nhật thường hay đọc, tránh bị phụ thân phát giác trên giá sách đã thiếu đi một quyển. Nếu như bản thi tập bị mất...
Chiều hôm đó trú lại trong một biệt viện ven phía tây bờ hồ, nghĩ đến cùng chẳng nên đánh mất quyển sách kia, một là nếu phụ thân phát giác thì hết đường chối cãi, hai là nàng cực kỳ yêu thích thơ Nghĩa Sơn, nay mất đi thật đáng tiếc. Thời gian xoay vần đến nửa đêm, nàng cuối cùng đã làm ra một việc khiến bản thân cũng phải giật mình -
Nàng nhẹ chân nhón gót, rón rén ra phòng ngoài, mang theo một trản đèn lưu ly. Dung bà bà cả ngày mệt mỏi, giờ đang ngon giấc, không mảy may ngờ đến tiểu thư bình nhật khôn khéo ngoan hiền lại đang chuẩn bị cho chuyến mạo hiểm lần thứ nhất trong đời.
Nhưng rồi, ra khỏi cửa sau biệt viện, Tiết Sở Nghiên bắt đầu hối hận. Nàng không quen đường thuộc lối, không biết đi đã bao xa, cũng không biết bản thân lạc bước đến tận nơi nào, trước mắt là một màn tối đen, cuối cùng đành đứng tại chỗ bất động. Trên hài bám đầy bùn đất, ngày mai làm sao ăn nói với Dung bà bà đây? Bản thân thật vô dụng, sự tình vẫn chưa có cách giải quyết, lại còn nảy thêm phiền toái nữa. Thiên kim tiểu thư mười bốn tuổi nhà Tiết độ sứ tay run run cầm đèn lưu ly đứng dưới gốc cây ven bờ hồ chẳng biết nên phải làm sao.
"Khúc khúc... thê lương bảo kiếm thiên, ki bạc dục cùng niên..." Đột nhiên, trong gió bất ngờ truyền lại hai câu thơ của Lý Nghĩa Sơn, thanh âm khẽ thôi h bấy giờ mới vang lên, khẽ thở dài: "Đúng vậy, sư phụ không còn nhớ được nữa - sư tổ sau đó quản thúc sư phụ rất nghiêm, sư phụ dần dần biến thành người như thế. Mười lăm năm nay bà ấy một mực kính cẩn tuân theo giáo huấn của Vô Trần sư tổ, sống mái đối đầu cùng Phong Thần hội. Muội xem, sư phụ chẳng phải thà chết giữ chịt Thanh Loan Hoa, không chịu đưa cho Phong Thần hội đấy ư?"
Hoa Anh rùng mình, nghĩ đến nguyên nhân chủ yếu của lần xung đột vừa rồi, buột miệng khẽ kêu: ""Trời... mười lăm năm sau, sư phụ, sư phụ vẫn muốn nhìn ông ấy chết đi?" Trong bóng tối chỉ nghe tiếng loẹt xoẹt vang vọng, rồi thì ánh lửa lóe lên, thì ra trong tay Hoa Thanh lại xuất hiện một ngọn đuốc nữa, lép bép cháy đỏ. Nàng cầm ngọn đuốc, soi đi soi lại vách động, thở dài: "Sư tổ... thật ra mà nói, tuy Vô Trần sư tổ hiệu xưng nhất đại tôn sư trùng hưng Bạch Vân cung, ta kể từ lúc nhỏ lại biết oán bà."
"Khi ấy ta bảy tuổi, Phong lão đại cùng sư phụ vừa chừng độ tuổi hoa niên trẻ trung, xứng là một đôi người ngọc! Bức thư đầu tiên của bọn họ là do ta lén lút chuyển giao đấy!" Ánh mắt Hoa Thanh hốt nhiên lại trở nên xa xăm, "nhị sư muội, ta đem muội đến đây, kể muội nghe chuyện ngày xưa, hy vọng muội không dẫm vào vết xe đổ nọ." Đuốc chiếu ngời, soi rõ biểu tình ngưng trọng trên khuôn mặt trắng trẻo bầu bĩnh của Hoa Thanh. Nàng nhìn Hoa Anh, trong mắt ánh lên vẻ than thở: "Giống lắm... ở Vọng Hồ lâu trông thấy thần tình đó của muội và Vệ nhị công tử, lòng ta đã hiểu rõ rồi."
Hoa Anh cúi đầu lặng yên không nói, đuốc lửa chập chờn hắt ánh sáng lên mặt, ngón tay nàng di di trên vách đá, rất lâu sau mới mở lời hỏi: "Sư tỷ... như vậy, vì sao tỷ không nói cho sư phụ nghe chuyện tỷ biết?"
Hoa Thanh lạnh lùng hừ một tiếng, thanh âm lại bắt đầu gai nhọn: "Tính tình sư phụ bây giờ, có thể nói cùng một khuôn đúc với sư tổ. Muội cho rằng bà ấy chịu để vào tai chăng? Vừa mở miệng, liền bị cho là lời lẽ ô uế rồi mắng át đi..."
Thanh âm ngừng lại, không tránh khỏi ngậm ngùi: "Hơn nữa, người khẩu thuyết vô bằng như ta làm sao có thể chứng minh việc gì đã xảy ra. Năm ấy sư tổ đem tất cả những vết khắc xóa sạch... Sư phụ liều mạng khắc chữ lên bả vai cũng đều bị sư tổ dùng sắt nung nóng tẩy đi! Thảm lắm... thảm lắm..."
Hoa Anh lại bắt đầu rùng mình, trong tiềm thức đưa tay ôm lấy bả vai, phảng phất như miếng sắt nóng chảy áp vào da thịt chính mình. Áp chế không từ thủ đoạn là thế đấy... Gió đêm thổi đến, nàng phảng phất nghe thấy tiếng khóc tỉ tê. Đó là tiếng khóc của nữ đạo nhỏ tuổi bị giam lỏng trong thạch động lúc ấy, một mặt kêu khóc, một mặt liều mạng khắc tên người thương trước khi ký ức bị xóa nhòa. Khắc lên vách đá, lên thân thể máu thịt.
Nàng cần phải nhớ! Nàng cần phải nhớ! Nàng cần phải nhớ lấy tên chàng, nhớ lấy nàng đã từng... đã từng luyến ái chàng đến thế. Nhưng rồi, mọi sự cứu vãn đều bị vô tình rũ bỏ, phảng phất như hạt cát trở về biển rộng, trên bờ biển mênh mông bình lặng không còn lưu lại vết tích gì. Thân thể nàng dưới lớp đạo bào thùng thình không ngăn được run rẩy, phải dùng sức cắn chặt môi.
"Kỳ thật, ta còn nhớ được chỗ khắc chữ bên dưới phiến đá này vốn chưa từng bị sư tổ trông thấy, vẫn còn lưu lại..." Hoa Thanh hạ thấp đầu xuống, có chút lo lắng đưa đuốc soi qua tảng đá nọ, tỉ mỉ xem xét một lượt, "hai năm trước ta đến xem qua vẫn còn hai chữ "phong giản" ở đấy, kỳ quái... sau đó lại đến nữa, thì chẳng biết đã bị ai xóa mất rồi."
Hoa Anh thuận theo luồng thị tuyến của sư tỷ nhìn qua, trông thấy vết tích bên dưới tảng đá so với vết tích trên vách đá hoàn toàn mới hơn. Không rõ bên trong sự việc này còn ai nữa cũng đang cố gắng xóa mờ chuyện quá khứ. Nghĩ đến tấn bi kịch lay động lòng người cùng với năm tháng dằng dặc trôi, lòng Hoa Anh như có luồng hơi lạnh vụt qua.
Hoa Thanh lặng yên một lúc trong bóng tối, nhìn ngọn đuốc trong tay đã hao quá nửa, cuối cùng điềm tĩnh hỏi: "Nhị sư muội... bây giờ trong lòng muội có tính toán gì chưa?" Giọng nói nàng tịnh không lớn, nhưng chẳng hiểu sao Hoa Anh lại se sẽ run lên. Nàng nghiến răng, cuối cùng thốt ra hai chữ: "Muội đi."
-Đúng thế, nàng phải đi. Nàng phải rời khỏi. Vô luận mai sau dù trôi dạt về đâu cũng không thể lưu lại nơi này nữa, không thể để tấn bi kịch nhạt nhẽo kia tái diễn thêm một lần khác. Bảy năm trước, để thoát cảnh chim lồng cá chậu, nàng chọn giải pháp xuất gia; tuy nhiên lại chưa từng nghĩ đến bảy năm sau, để tránh cảnh tù đày dễ sợ, nàng vẫn phải hao phí một khoảng tâm lực lớn lao đến thế. Dưới gầm trời này, chẳng lẽ không tìm được nơi nào là không bày bố thiên la địa võng để náu mình hay sao?
Hoa Thanh lặng lẽ thở dài, chẳng nói gì. Đuốc lửa lại sắp tàn mau, nàng gật gật đầu: "Đích xác bỏ đi là tốt đấy... nhân lúc sư phụ chưa luyện xong Tẩy Trần Duyên. Qua mấy ngày nữa đến lượt Hoa Thường tuần phòng buổi tối, ta sẽ điểm huyệt muội ấy." Nàng khẽ cười, ánh mắt thoắt lạnh, "các sư muội có lẽ sẽ đàm tiếu: đại sư tỷ thật có bản sự, thoải thoải mái mái mượn chuyện này bức bách đệ tử cưng nhất của sư phụ phải bỏ đi, tha hồ gối cao ngủ yên trên ngai chưởng môn sư tỷ..."
"Sư tỷ." Nàng run giọng ngắt lời Hoa Thanh, lại không biết nói gì cho phải. Loài người và nhân thế ơi, cần phải phí hoài ngần bao tháng năm thì mới có thể chân chính hiểu được dụng tâm thâm sâu ấy?
Hoa Thanh cũng thôi nói, nhìn nàng cười cười, phẩy tay tắt đuốc lửa lại đang lần nữa nhanh chóng tàn lụi: "Nhị sư muội, chúng ta quay về thôi. Đêm khuya lắm rồi, ngày mai còn phải dậy sớm niệm kinh."
(1) Thơ Lý Thương Ẩn:
Táp táp đông phong tế vũ lai,
Phù dung đường ngoại hữu khinh lôi.
Kim thiềm niết toả thiêu hương nhập,
Ngọc hổ khiên ty cấp tỉnh hồi.
Giả thị khuy liêm Hàn duyện thiếu,
Mật phi lưu chẩm Nguỵ vương tài.
Xuân tâm mạc cộng hoa tranh phát,
Nhất thốn tương tư nhất thốn hôi.
Dịch thơ:
Rào rạt gió đông mưa nhẹ lan
Ngoài ao sen vẳng sấm vang ran
Cóc vàng ngậm khóa thiêu hương tỏa
Hổ ngọc quay dây múc giếng tràn
Trao gối Mật phi tài chúa Ngụy
Liếc rèm Giả thị trẻ quan Hàn
Lòng xuân chớ với hoa đua nở
Một tấc tương tư một tấc tàn.
(2) Dịch thơ:
Tặng nàng một chén vô tình lệ
Ném bỏ trần duyên nhập cõi không.