úc tôi tỉnh dậy, mặt trời đã lên cao lắm rồi, tôi đoán lúc ấy đã hơn tám giờ. Tôi nằm trên cỏ, trong bóng râm mát lạnh, đâu nghĩ đến nhiều thứ, tôi cảm thấy được nghỉ ngơi, vừa vững dạ, vừa thoả thích. Qua một vài tháng trống, tôi có thể trông thấy mặt trời. Chung quanh toàn là cây to nên chỗ não cũng tối cả. Cũng có chỗ ánh nắng xuyên qua kẽ lá chiếu xuống mặt đất, và ánh nắng chỗ đó rung rinh như một làn gió nhẹ thổi qua. Một đôi sóc ngồi trên cành nhìn tôi rúc rích kêu một cách thân mật. Tôi thấy ở đây thoải mái, vững vàng quá lại hoá lười không muốn ngồi dậy nấu bữa ắn lót dạ. Nhưng rồi lúc nhắm mắt ngủ lại thì tôi bỗng nghe thấy tiếng nổ bùm ở phía ngoài sông. Tôi nhổm dậy, chống khuỷu tay nghe ngóng. Lúc sau lại thấy có một tiếng nữa. Tôi đứng hẳn dậy bước ra và nhìn ra ngoài một kẽ hở trong tùm cây. Một đám khói mù trải trên mặt nước, lan đi xa dần - có lẽ đến tận bến đò. Rồi chiếc thuyền chở đầy những người đang đi xuống phía dưới này. Bây giờ tôi đã biết có chuyện gì rồi. Bùm! một làn khói trắng từ chiếc phun ra. Đó là đại bác họ đang bắn xuống sông để cho xác tôi nổi lên trên mặt nước. Tôi đã đói bụng, nhưng lúc này chưa thể nhóm lửa lên được, vì họ có thể trông thấy khói. Cho nên vẫn cứ phải ngồi đó nhìn khói đại bác và nghe tiếng nổ. Quãng sông ở đây rộng càng đẹp. Nếu như có cái gì lọt lòng thì tôi sẽ ngồi đó thật lâu để xem họ đi tìm xác chết của tôi như thế nào. Tôi nghĩ không hiểu tại sao người ta lại hạy nhét thuỷ ngân vào những khoanh bánh thả trôi sông, rồi những khoanh bánh ấy trôi thẳng đến chỗ nào có xác người chết đuối thì nó sẽ đứng lại. Tôi tự bảo cứ yên xem thế nào, nếu không thấy có những khoanh bánh như vậy trôi đến tìm tôi thì tôi sẽ tự ra mắt. Tôi đi vòng hòn đảo sang phía bờ Illinois xem may ra có gì chăng. Và tôi không đến nỗi thất vọng. Có một khoanh bánh thật to trôi tới. Tôi lấy một cái que dài khều vào, nhưng bị trượt chân, khoanh bánh lại trôi ra xa. Chỗ tôi đứng đó là chỗ dòng nước chảy gần bờ nhất, tôi đã biết rồi. Lát sau lại có miếng khác trôi đến, và lần này tôi vớt lên được. Tôi cậy cái nút bịt và lắc lắc cho thủy ngân rơi ra rồi đưa lên mồm cắn. Chà, đúng là một miếng bánh chính cống rồi, rất giá trị, không phải như cái thứ bánh ngô khốn nạn mà tôi vẫn phải ăn từ trước. Tôi đi tìm một chỗ tốt trong đám cây rậm rạp, ngồi trên một khúc gỗ vừa nhai bánh vừa theo dõi chiếc thuyền, trong lòng khoan khoái vô cùng. Bỗng tôi giật mình; vì lúc đó tôi nghĩ nhỡ bà goá, hoặc ông thầy ở trường, hoặc một người nào đấy đã cầu nguyện để cho những miếng bánh này tìm thấy tôi rồi thì sao đây. Nếu thế thì trong bánh chắc là phải có cái gì. Nghĩa là có một cái mà khi những người nhà bà góa hay ông thầy ở trường đã cầu nguyện vào đó rồi, tức là nó đã nằm trong miếng bánh rồi? Nhưng tôi nghĩ đối với tôi chắc không hề gì. Vả có gì đi nữa thì chắc cũng chỉ là điều tốt lành cho tôi mà thôi. Tôi châm lửa hút điếu thuốc, kéo một hơi dài, rồi lại ngồi nhìn ra ngoài. Chiếc thuyền vẫn đi theo dòng, và tôi sẽ có dịp nhìn kỹ xem những ai ngồi trên thuyền ấy khi nào nó xuống đến gần chỗ tôi. Vì thế nào nó cũng đến gần, như miếng bánh đã trôi được tới đó. Lúc nó đến thật gần chỗ tôi rồi, tôi bỏ điếu ra và đi về chỗ lúc nãy tôi vớt miếng bánh. Tôi nằm phệt xuống nấp sau khúc gỗ, chỗ này hơi quanh đãng, cho nên ở đầu khúc gỗ nứt tôi có thể ghé nhìn ra ngoài được. Rồi chiếc thuyền đến gần nữa, sát gần đến nỗi chỉ vứt một mảnh ván là có thể bước lên bờ được. Trên thuyền đủ mặt mọi người; bố tôi, lão chánh Thatcher, rồi Becky con gái lão Thatcher, rồi Joe Harper, rồi thằng Tom Sawyer, rồi dì Polly của thằng Tom, rồi cả Sid, cả Mary, rồi mấy người khác nữa. Ai cũng đang bàn về vụ ám sát. Nhưng bỗng người chủ thuyền nói: - Coi kỹ đây nhé, dòng nước chỗ này chảy gần bờ nhất, có lẽ nó bị dạt lên đất và mắc vào một bụi cây nào đó gần bờ nước. Tôi hy vọng như vậy. Nhưng riêng tôi thì chẳng mong thế. Cả bọn người nhổm lên, nhô ra mạn thuyền, gần ngay trước mặt tôi, và ai nấy im lặng chăm chú nhìn. Tôi trông thấy họ rất rõ, nhưng họ thì không thể nhìn thấy tôi. Bỗng người chủ thuyền hét lên: - Lùi ra này. Rồi tiếng đại bác nổ vang ngay trước mặt làm tai tôi ù điếc cả và mắt thì gần như bị mù vì đám khói súng, suýt nữa tôi tưởng là mình đi đứt. Nếu như trong đó có đạn thật thì chắc là họ sẽ thấy được cái xác đang tìm. Lậy trời may quá, tôi nhìn thấy mình không bị thương gì cả. Chiếc thuyền lại tiếp tục đi và khuất sau chỗ ngoặt của hòn đảo. Thỉnh thoảng còn nghe thấy tiếng bùm, bùm xa dần, rồi đến độ một giờ sau không nghe thấy gì nữa. Hòn đảo dài ba dặm, tôi đoán họ đã đi tới đầu đằng kia rồi thôi chịu bỏ không tìm kiếm nữa. Nhưng họ còn tiếp tục. Họ đi vòng đầu đằng kia hòn đảo rồi cứ thế đi theo quãng sông hẹp lên phía bờ Missouri rồi quay trở về. Thôi thế là bây giờ yên chuyện rồi. Chẳng còn ai đi tìm kiếm tôi nữa. Tôi lấy đồ đạc ở xuồng lên, cắm một chỗ nghỉ chân xinh xinh ở trong đám cây rậm. Tôi lấy chăn dựng thành cái lều nhỏ rồi để các đồ đạc ở trong đó cho khỏi bị mưa ướt. Tôi bắt một con cá, lấy lưỡi cưa mổ cá, và chờ đến khi mặt trời lặn thì bắt đầu nhen ngọn lửa trại của tôi lên nấu bữa ăn chiều. Sau đó, tôi thả sẵn một dây câu xuống sông để sáng mai dậy có cá ăn bữa sáng. Trời tối hẳn, tôi ngồi bên đống lửa hút thuốc và cảm thấy rất thú vị. Nhưng dần dần tôi cũng thấy nó cô đơn thế nào ấy, nếu tôi ra ngồi bên bờ sông nghe sóng nước rì rầm chảy, nhìn lên trời đếm sao, rồi lại đếm những cành cây với bè mảng trôi từ trên kia xuống; chán rồi đi ngủ. Khi để giết thì giờ. Không thể ngồi yên như thế mãi được, sao rồi cũng phải sớm chấm dứt đi. Tôi vẫn cứ sống như thế ba ngày đêm. Chẳng có gì khác. Mọi sự vẫn thế. Ngày hôm sau nữa, tôi lùng chung quanh chỗ tôi ở, lần xuống phía dưới hòn đảo. Tôi làm chủ hòn đảo. Cả hòn đảo là của tôi, phải nói như vậy, và tôi muốn biết kỹ tất cả mọi thứ về hòn đảo này. Thực ra, chỉ là muốn cho qua thì giờ. Tôi tìm được rất nhiều dâu chín và rất ngon, rồi cả nho xanh mùa hè; cả những trái cơm xôi cũng bắt đầu nhú ra, dần dà rồi cũng sẽ đến lúc được hái cả thôi. Cứ như vậy, tôi đi lang thang mãi vào rừng sâu cho đến lúc tôi đoán chỗ này không còn xa đầu kia của hòn đảo là mấy nữa. Tôi có khẩu súng trên tay nhưng chưa bắn một phát nào. Súng chỉ là để hộ thân, và tôi cũng nghĩ sẽ bắn một con vật gì ở gần hang của nó. Vừa lúc đó, suýt nữa thì tôi dẫm phải một con rắn khá lớn, con rắn luồn vào đám cỏ hoa mà chạy. Tôi đuổi theo định bắn cho được con rắn. Tôi đang bám riết bỗng thế nào đâm ngay phải một đám tro của ngọn lửa trại nào còn đang âm ỉ cháy. Tim tôi như nhảy lên ở trong lồng ngực. Tôi không đợi nhìn xem có gì nữa, tôi từ từ hạ súng xuống và khe khẽ đi giật lùi bằng đầu ngón chân, lùi rất nhanh. Thỉnh thoảng dừng lại một giây trong đám cành lá um tùm và nghe ngóng; nhưng hơi thở của tôi phì phào mạnh quá nên tai tôi không còn nghe thấy gì. Tôi hít vào một hơi dài, rồi lại nghe; rồi lại hít hơi nữa. Thấy một thân cây gãy nằm ngang, tôi đã tưởng có người. Dẫm phải một cành cây khô gẵy rác một tiếng, tôi cũng tưởng như có ai cắt hơi thở của tôi làm hai và tôi chỉ còn giữ được một nửa hơi thở rất ngắn. Trở về chiếc lều, tôi thấy trong lòng không yên. Thấy mình không còn được mạnh bạo như trước nữa. Nhưng tôi tự bảo: thì giờ đâu mà đi quanh quẩn. Rồi lại đem tất cả đồ đạc dọn xuống xuồng để khỏi có ai trông thấy. Tôi tắt ngọn lửa, xoa xoa đống tro ra chung quanh để trông có vẻ như ngọn lửa cũ đốt từ năm ngoái, rồi tôi trèo lên cây ngồi. Tôi đoán chừng ngồi trên cây đã đến vài tiếng đồng hồ, chẳng thấy gì, cũng không nghe thấy gì khác. Nhưng trong bụng thì tưởng như đã nghe thấy, nhìn thấy hàng ngàn thứ. Thôi, tôi không thể nào ở mãi trên cây như vậy được. Sau đó, tôi tụt xuống những chiếc vẫn đứng trong đám cây rậm rạp mắt luôn luôn ngó nhìn ra ngoài. Tôi chỉ mới ăn vài cái quả trên cây với một ít thức ăn còn để lại từ bữa sáng. Lúc đó đã đến đêm rồi. Bụng tôi đói mềm. Chờ đến lúc thật tối mịt, tôi mới thò ra khỏi bờ, trước lúc trăng lên, và đẩy xuồng về phía bờ Illinois, khoảng non nửa dặm. Tôi đi vào rừng nấu bữa ăn chiều và tính sẽ ở lại đây suốt đêm. Bỗng tôi nghe tiếng lộc cộc, lộc cộc. Tôi tự bảo: có ngựa đến. Sau đó, có tiếng người. Tôi lại vội vàng bê tất cả xuống xuồng, rồi lại bỏ vào rừng xem có thấy gì không. Bò chưa được mấy bước, nghe có ; cũ han gỉ, không có cán, nhét ở dưới khe mái nhà. Tôi đem lau sạch đi và bắt đầu khởi sự. Có một miếng dạ để lót yên ngựa đóng vào chỗ tường đã nát ở phía góc nhà, ngay sau chiếc bàn, để che gió khỏi lùa qua những khe hở thổi vào làm tắt đèn. Tôi luốn xuống gầm bàn, nâng miếng dạ lên rồi cưa một lỗ chỉ đủ để người tôi chui lọt. Thật là một việc mất khá nhiều thì giờ, nhưng tôi cũng cố gắng làm đến cùng. Giữa lúc ấy có tiếng súng của bố tôi nổ ở trong rừng. Tôi xoá sạch những dấu vết, buông miếng dạ phủ xuống rồi dấu cưa đi. Vừa xong thì bố tôi bước về. Nhìn ông ấy lúc đó vẻ như không được vui. Vả lại vốn dĩ đã như thế rồi. Ông ấy nói là vừa ở dưới tỉnh về, và công việc thì hỏng bét cả. Ông trạng sư bảo bố tôi sẽ được kiện và được tiền, nếu như họ đem việc này ra phân xử. Nhưng rồi họ kiếm cách kéo dài việc ấy ra, mà lão chánh Thatcher thì lão ta thạo về cái món này lắm. Rồi ông ấy lại nói người ta ở ngoài tỉnh đang mong có một vụ xử nữa để cho tôi được thoát khỏi tay bố tôi, rồi đưa tôi trở về với bá goá để bà ta che chở cho, mà họ lại cho rằng lần này thì nhất định được. Điều đó làm cho tôi rất bối rối, vì ý tôi không muốn trở về với bà goá để mà bị trói buộc và để được khai hóa như tôi vẫn nói. Xong đó, bố tôi bắt đầu chửi, chửi tất cả mọi thứ, tất cả mọi người. Nghĩ đến người nào chửi người ấy. Chửi mãi chửi mãi để ra điều rằng ông ấy không có chừa một ai, rồi sau khi đã chửi hết cả lượt thì ông ấy làm một câu chửi tóm tắt, kể cả một số lớn người mà ông ấy không biết tên tuổi nữa. Nghĩa là những người mà mỗi khi nhắc đến để chửi thì ông ấy phải gọi là cái thằng gì.. gì. Chửi chán rồi quay lại chửi từ đầu. Ông ấy nói là để xem bà goá định bắt tôi về như thế nào. Ông ấy sẽ canh gác tôi cẩn thận, nêu họ định bày ra trò gì để lừa ông ấy thì có một chỗ cách đây sáu bảy dặm ông ấy sẽ đem tôi đi nhét vào đó, tha hồ cho họ đi săn lùng, lùng đến chán thì thôi cũng không thể tìm thấy tôi được. Điều đó làm cho tôi chột dạ. Nhưng chỉ một phút thôi. Vì tôi đã tính rằng tôi sẽ chẳng còn ở đây cho đến lúc ông ấy làm cái chuyện kia nữa đâu. Ông ấy sai tôi ra ngoài thuyền lấy những thư ông ấy vừa mang về. Có một bao mỳ khoảng hơn hai chục cân, một miếng mỡ, đạn và bốn chai rượu uýt sky lớn, có cả một quyển sách cũ với hai tờ báo để lau chùi, và vài thứ lặt vặt khác nữa. Tôi vác tất cả lên, bước ra để xuống mũi thuyền rồi ngồi nghỉ. Tôi nghĩ mãi trong bụng, tính rằng lúc nào trốn đi sẽ mang theo khẩu súng với mấy cái cần câu chạy vào rừng. Tôi định sẽ không ở lỳ một chỗ mà sẽ đi khắp nơi trong xứ, sẽ đi về đêm, vừa săn bắn vừa câu cá mà sống. Cứ như vậy đi thật xa để cho bố tôi và bà goá không bao giờ có thể tìm thấy tôi nữa. Tôi đã nghĩ sẽ cưa đứt hẳn miếng gỗ và chuồn ngay đi đêm đó nếu mà bố tôi đã say khướt rồi, mà tôi đoán thế nào ông ấy cũng say. Tôi nghĩ quá nhiều về chuyện đó đến nỗi không biết mình ngồi đây đã bao lâu. Tới lúc bố tôi hét lên gọi, hỏi tôi là ngủ hay chết đuối ở đó. Tôi vác tất cả mọi thứ vào trong lều. Lúc ấy, trời đã sắp tối. Trong khi tôi đang chuẩn bị bữa ăn chiều, ông ấy lại nốc thêm vào cốc rượu nữa, ấm người lên rồi, ông ấy lại đi gây sự. Lúc trước ở dưới tỉnh ông ấy cũng đã say khướt rồi, đêm nào cũng ngủ ngoài vệ đường, trông rất thảm hại, người ta có thể cho ông ấy là Ađam. Khắp người đầy những bùn, khi rượu ngấm vào rồi ông ấy thường hay tìm đến gặp chính phủ. Lần này đến ông ấy nói. - Hừ! Thế mà cũng gọi là chính phủ à? Thử xem nó đã làm sao nào. Này là pháp luật này. Pháp luật sẵn sàng bắt con người ta đem đi đấy hử? Đứa con riêng của người ta phải lo lắng vất vả mất bao nhiêu công phu nuôi dậy. Phải, đúng thế, người ta có con nuôi cho khôn lớn, đến lúc nó sắp sửa đi làm đi ăn để kiếm cái gì nuôi nấng đỡ đần cho bố thì bây giờ hoá ra như vậy. Pháp luật làm ra để giúp đỡ người ta chứ. Thế mà cũng gọi là chính phủ! Chẳng phải chính phủ đếch gì cả. Pháp luật đi ủng hộ cái lão chánh Thatcher ấy và giúp nó lấy hết cả cơ nghiệp của tôi à? Đây này, pháp luật làm thế này đây; pháp luật lấy người ta sáu nghìn đô la rồi dồn người ta vào một cái bẫy cũ kỹ ở một cái nhà như thế này này, để người ta phải đi lang thang, với những quần áo cho lợn mặc cũng không đáng. ấy thế mà cũng gọi là chính phủ. Với cái chính phủ như thế này thì người ta chằng ai có quyền gì cả. Có lúc tôi nghĩ rằng thà cứ nhất quyết bỏ cái xứ này mà đi còn hơn. Phải, tôi nói với mọi người như vậy đấy, tôi nói thẳng vào mặt lão Thatcher như vậy đấy. Vô khối người đã nghe tôi nói thế và có thể chứng thực là tôi đã nói thế. Tôi bảo rằng chỉ cần cho tôi hai xu là lập tức bỏ cái xứ đang nguyền rủa này mà đi ngay và không bao giờ thèm quay trở về nữa. Mà ai cũng nói thể cả. Đây này, hãy thử nhìn cái mũ của tôi xem - nếu như các ngày còn có thể gọi nó là cái mũ, cái chóp thì bật ra, còn cái quả mũ thì tụt xuống mặt đến tận cằm. Làm sao còn ra cái mũ được nữa. Chui đầu vào cái mũ thì khác nào như nhét vào cái ống khói lò sưởi. Đây này, nhìn xem, cái mũ tôi đội nó thế này này. Nếu như tôi có được đủ những quyền lợi của tôi thì tôi đã là một trong những người giầu có nhất tỉnh rồi... À, phải, phải, cái chính phủ này thật tốt lắm. Đấy, thử xem. Có một anh da đen tự do ở Ohio đến, anh ta lại da trắng, gần như một người da trắng. Anh ta mặc một chiếc áo sơ mi trắng nhất chưa ai thấy bao giờ, đội một cái mũ bảnh nhất. Không ai trong tỉnh này lại có quần áo đẹp hơn của anh ta; rồi anh ta lại có chiếc đồng hồ vàng, với dây vàng, có một chiếc gậy đầu bịt bạc, thật là một tay triệu phú, tóc hoa râm, ghê gớm nhất xứ này. Các ngài nghĩ sao? Thiên hạ bảo anh là một giáo sư đại học, có thể nói các thứ tiếng, biết đủ mọi thứ. Mà đó cũng chưa phải là cái tệ nhất đâu. Họ còn bảo rằng anh ta cứ ngồi ở nhà cũng có thể bầu cử được. À, thế thì ai mà nghe được cơ chứ. Tôi nghĩ không biết cái xứ này rồi sẽ ra làm sao đây? Hôm bầu cử, tôi sắp sửa đi bỏ phiếu - nếu như tôi không say rượu và có thể đi tới đi được - thì bỗng nghe nói rằng ở nước này có một bang người ta không cho người da đen bầu cử, thì tôi lập tức rút ngay phiếu lại. Tôi bảo rằng tôi sẽ không bao giờ thèm đi bầu cử, trong xứ muốn nói tôi ra sao thì nói. Tôi còn sống một ngày nào nhất định tôi sẽ không đi bỏ phiếu. Cứ nhìn thái độ thản nhiên của anh da đen đó thì xem, anh ra sẽ không sẵn sàng nhường chỗ cho tôi đâu, nếu như tôi không đẩy anh ta sang một bên. Tôi bảo mọi người rằng tại sao lại không đem anh da đen ấy mà bán đấu giá? Tôi chỉ cần biết thế. Các ngài có hiểu người ta trả lời tôi thế nào không? Còn thế nào nữa, họ nói rằng anh ta đến xứ này chưa được sáu tháng nên không thể đem bán được. à, thì ra đây là một cái chính phủ tự cho mình là chính phủ, và cứ khăng khăng mãi rằng mình là chính phủ, tưởng như thế là chính phủ; ấy thế mà cứ lặng thinh đến sáu tháng mới dám đụng chạm đến một anh da đen đi cướp của, gớm ghiếc; mặc áo sơ mi trắng và tự do đàng hoàng ấy, Rồi thì... Bố tôi vừa nói vừa đi lại như vậy, và cũng không để ý rằng đôi chân đã già nhưng còn dẻo dai ấy đưa mình đến tận đâu. Bỗng thế nào ngã dúi cả đầu vào cái thùng thịt muối, sứt cả hai ống chân. Thôi, thế là phần cuối bài diễn văn của ông ấy biến thành một thứ ngôn ngữ hết sức soi nổi - phần lớn vẫn chỉ nói đến anh da đen và chính phủ - trong khi ông ấy bực mình đã cái thùng lăn khắp nhà. Ông ây đi lò cò một chân quanh phòng, tay ôm một bên ống chân, rồi thả xuống rồi lại ôm chân kia, rồi bắt thình lình co chân đạp vào cái thùng một nhát rất mạnh. Nhưng chẳng may thế nào vì một bên giầy há mõm có mấy ngón chân thò ra. Đâm vào cái thùng; ông ấy kêu rú lên một tiếng nghe rợn tóc gáy; thế là ông ấy lăn ra đất, tay ôm lấy đầu ngón chân. Bây giờ thì không biết ông ấy chửi tôi bao giờ. Sau này, chính là ông ấy cũng nói lại như vậy. Ông ấy đã từng nghe nói đến cụ Sowberry Hagan hồi còn oanh liệt và bảo rằng cụ đã ảnh hưởng đến ông ấy. Nhưng tôi thì cho rằng có lẽ đó chỉ là chuyện bố tôi bịa đặt ra mà thôi. Ăn bữa chiều xong, bố tôi lại vớ lấy chai rượu, bảo là trong đó còn đủ để uống hai lần bình thường và một lần thật say nữa. Lần nào cũng nói vậy. Tôi đã định bụng rằng trong khoảng độ một giờ đồng hồ thì ông ấy sẽ say mềm không biết gì nữa, lúc đó tôi sẽ lấy cắp cái chìa khoá hoặc cưa đứt hẳn miếng gỗ để chui ra; một trong hai cách. Bố tôi vẫn uống tì tì rồi lát sau nằm vật xuống giường. Nhưng thật là tôi chẳng gặp may tý nào. Không phải là bố tôi ngủ say, mà chỉ mệt thôi. Ông ấy làu nhàu, lèm nhèm, quay bên này, giở bên kia một lúc lâu. Sau cùng, tôi chờ mãi cũng buồn ngủ quá không sao mở mắt được nữa. Thành ra, trước khi hiểu rằng mình ra sao thì tôi đã ngủ tít từ lúc nào mà ngọn nến thì vẫn đang cháy. Tôi không rõ mình đã ngủ được bao nhiêu lâu; nhưng bỗng có tiếng hét làm tôi giật mình tỉnh dậy. Nhìn bố tôi mặt rất giận dữ, chạy quanh từ góc này sang góc kia, miệng thì hét có rắn. Ông ấy bảo rắn bò lên chân rồihắn nghe; hắn bảo thật là tài tình. Hắn nói rằng ngay Tom Sawyer cũng không thể có mẹo nào hay hơn cái của tôi được. Tôi hỏi: - Jim, thế anh làm sao mà lại đến chỗ này, và làm thế nào mà đến đựơc? Hắn có vẻ lúng túng đến một phút không nói gì, rồi mới trả lời: - Có lẽ tôi không nên nói thì hơn, cậu ạ - Sao thế Jim? - Vì nhiều lẽ. Nhưng nếu tôi nói với cậu thì cậu đừng nói lại với ai nhé, cậu Huck! - Jim, tôi thề không nói với ai cả - Được, tôi tin ở cậu. Tôi... tôi trốn đi đấy. - Jim! - Đấy, cậu đã bảo là không nói mà. Cậu nhớ là cậu hứa rằng không nói lại với ai đấy, cậu Huck. - Ừ, tôi đã nói thế rồi mà lại. Tôi bảo không nói là không nói. Tôi sẽ giữ lời hứa. Dù cho người ta có bảo tôi là tên hèn mạt, thuộc phe chống áp bức người da đen, và cho người ta khinh tôi vì đã giữ miệng thì cũng được, chẳng sao cả. Tôi sẽ không nói. Mà tôi cũng không trở về chỗ đó nữa cơ mà. Thôi, bây giờ anh kể lại tất cả đi. Đây, thế này cậu ạ. Bà cô, tức là bà Watson ấy, suốt ngày cứ dằn vặt tôi và đối đãi với tôi tệ quá lắm. Thế nhưng bà ấy vẫn bảo rằng sẽ không đem tôi xuống Orleans để bán tôi đi đâu. Mà tôi thì thấy quanh vùng gần đây có một người buôn nô lệ da đen mới tối, tôi bắt đầu sờ sợ. Thế rồi có một đêm khuya, tôi bò đến bên cửa, cửa không khép kín, tôi nghe bà ấy nói với bà goá rằng sẽ đem tôi đi Orleans bán, nhưng chưa muốn bán ngay, là vì còn có thể nèo thêm được tám trăm đồng đô la về tôi nữa. Với số tiền lớn như vậy thì chắc bà ấy không thể dừng được. Bà goá thì muốn bảo bà ấy đừng làm thế. Nhưng lúc đó tôi không chờ để nghe xem về sau thế nào. Tôi trốn đi thật nhanh. Tôi nói thật với cậu như vậy đấy. Tôi ăn một bữa thật no rồi chạy rảo xuống đồi, hy vọng có thể đánh cắp được một chiếc xuồng nào ở dọc bờ sông trên tỉnh chăng, nhưng có nhiều người đi lại quá, tôi phải nấp vào cái quán rượu cũ đã đổ nát ở bên sông để chờ cho mọi người đi hết đã. Tôi phải chờ đến hết năm. Chung quanh lúc nào cũng thấy có người. Đến khoảng sáu giờ thì thuyền bắt đầu đi qua cũng chỉ thấy nói chuyện về việc bố cậu vừa lên tỉnh báo tin là cậu bị giết. Mấy chiếc thuyền đi sau cũng toàn chở những ông bà sang trọng đi đến tận nơi để xem xét. Thỉnh thoảng, họ ghé thuyền vào bờ nghỉ một lát rồi lại tiếp tục đi. Thành thử nghe nói chuyện tôi mới được biết đầu đuôi việc giết người chứ. Nghe nói cậu bị giết thật, tôi đau lòng quá, cậu Huck ạ. Nhưng bây giờ thì tôi không còn đau lòng nữa. Suốt ngày tôi cứ phải nằm trốn ở đây như thế. Bụng đói nhưng sợ thì tôi không sợ. Vì tôi biết bà Watson và bà goá ăn sáng xong thì đi xem việc đó ngay. Như vậy cũng phải đi hết ngày. Và các bà ấy cũng biết rằng ban ngày thì tôi đi chăn bò nên cũng chả thấy tôi quanh quẩn ở đấy được, có hỏi đến tôi thì cũng phải chờ đến tối mịt. Còn bọn người làm khác thì không ai cần đến tôi làm gì, mà các chủ vừa ra khỏi nhà thì họ cũng chuồn đi nghỉ hết. Trời sẩm tối, tôi mới mò ra; đi dọc theo con đường ven sông và đi chừng vài ba dặm đến một nơi không có nhà cửa gì cả. Tôi đã tính kỹ trong đầu là sẽ làm như thế nào rồi. Cậu ạ, nếu như tôi cứ đi bộ thế thì chó nó có thể đánh hơi tìm thấy tôi, nếu tôi ăn cắp một cái xuồng để qua sông thì họ thấy mất thuyền sẽ biết và tìm được tôi sang sông ở chỗ nào và rồi cũng mò được vết chân tôi. Cho nên tôi đã nghĩ chỉ có vài bè mảng thì hơn cả, vì đi mảng sẽ chẳng để lại dấu vết gì. Rồi lúc đó có ánh đèn chiếu, tôi toàn người ra vớ lấy một mảnh ván đang trôi trước mặt, bơi ra đến giữa sông; người tôi lẫn vào với đám củi mục trôi trên sông, tôi rụt cổ lại và cứ thế bởi xuôi dòng nước một quãng xa theo mấy mảnh bè trôi. Rồi tôi cứ vừa rụt cổ vừa bơi như vậy; lại kéo thêm cả mấy cây củi vào với mảnh ván cho chắc. Lúc đó mây kéo đen cả nên trời tối được một lúc. Tôi leo lên nằm trên tấm ván ở phía có đèn sáng vẫn có người đi lại. Nước sông đang lên to, chảy xiết. Tôi dự đoán khoảng đến bốn giờ sáng thì tôi đã trôi đến hai mươi lăm dặm về phía sông; tôi mới bơi vào bờ trước lúc trời sáng. Rồi tôi đi vào rừng về phía Illinois. Nhưng thật tôi chẳng may. Lúc tôi vừa đến đầu hòn đảo thì có một người cầm đèn đi sau. Thấy không thể chậm trễ được, tôi lập tức nhoài người xuống nước rời hòn đảo bơi đi chỗ khác. Gớm thật, tôi tưởng chỗ nào cũng có thể lên bờ được, ấy thế mà không đâu, bờ sông chỗ nào cũng dựng đứng lên cả. Khi bơi gần đến đầu đằng kia thì hòn đảo thì tìm ra được một chỗ tốt. Tôi đi vào rừng, nghĩ bụng không thể tiếp tục dùng bè mảng được nữa, vì bè trôi như vậy thì thế nào cũng gặp ánh đèn. Tôi có cái điếu và cái bao đựng thuốc đã rách với mấy que diêm ở trong áo mà không bị dính ướt, thế là yên trí rồi. - Thế suốt từ bữa đó đến nay, anh không có thịt, có bánh gì ăn ư? Sao không kiếm củ ở dưới bùn mà ăn? - Làm thế nào ra lấy được. Làm sao mà móc lên được? Chỉ có hòn đá trong tay thì làm ăn gì? Lại đêm tối nữa thì lấy thế nào? Ban ngày thì tôi không dám ra bờ sông sợ có người trông thấy. - À, ra thế, vậy là anh cứ phải suốt ngày ở trong rừng. Đúng rồi. Thế anh có nghe thấy họ bắn súng đại bác không? - Có chứ. Tôi biết là họ đang tìm cậu. Tôi có trông thấy họ qua đây. Tôi nấp trong bụi nhìn ra. Một vài con chim non ở đây bay tới, chỉ bay từng quãng ngắn một vài thước rồi lại đậu. Jim bảo đó là điềm mưa. Hắn bảo gà con bay vặt là sắp mưa nên thấy chim bay như thế cũng đoán là sắp mưa. Tôi định bắt vài con chim, nhưng Jim không cho. Hắn bảo làm thế chết đấy. Hắn nói rằng bố đẻ ra hắn trước kia có một lần ốm nặng, rồi có người khác bắt chim thì ông bảo hắn là làm như thế thì bố hắn sẽ chết. ấy thế mà chết thật. Jim lại bảo là không nên tính trước mình sẽ nấu ăn bữa chiều bằng thứ gì, vì như vậy sẽ gặp điều không may. Rồi lúc mặt trời lặn mà đem rũ cái khăn trải bàn cũng thế. Hắn lại bảo người khi mặt trời mọc sáng hôm sau, những con ong ấy nó sẽ biết trước. Nếu khong thì đám ong cũng ốm liệt, không chịu làm gì nữa và cũng chết nốt, Jim bảo là giống ong không bao giờ đốt những anh ngốc. Nhưng tôi không tin như vậy, vì đã mấy lần thử rồi mà vẫn không thấy nó đốt. Trước đấy, tôi đã từng nghe nói những chuyện ấy nhưng không được nghe tất cả mọi thứ. Jim biết các thứ điềm báo hiệu. Hắn bảo hắn biết hầu hết. Tôi nói hình như tôi thấy tất cả mọi điềm báo hiệu đều là báo những chuyện chẳng may cả, nên tôi hỏi Jim xem có cái nào báo hiệu tốt không? Jim nói: - ít lắm. Và những cái đó cũng chẳng ích lợi gì cho ai cả. Cậu muốn biết để làm gì, muốn giữ lấy nó à? Rồi Jim lại nói: - Nếu ở cánh tay và ngực mình có nhiều lông thì đó là dấu hiệu sắp giầu to đấy. Điềm như thế thì còn có ích; vì càng có nhiều lông càng may mắn. Cậu thấy không, có thể là thời gian đầu mình nghèo khó. Nhưng nếu không biết trước rằng đó là điềm mình sẽ giầu thì có thể chán nản mà tự tử mất. - Thế anh có nhiều lông tay không, Jim? - Hỏi như vậy có ích gì, cậu không nhìn thấy tôi có đấy à. - Ừ, thế anh có giầu không? - Không, trước kia đã có một lần tôi giầu rồi, và rồi tôi sẽ lại giầu nữa. Một lần tôi có mười bốn đồng đô là, nhưng tôi đêm đi buôn đầu cơ, chẳng may thế nào mất hết. - Đầu cơ cái gì, Jim? - Trước hết là tích trữ - Tích trữ cái gì? - Còn cái gì nữa - gia súc, cậu biết không. Tôi bỏ ra mười đô la mua một con bò cái. Nhưng rồi suýt nữa tôi chẳng còn đồng nào vì con bò vừa vào tay tôi nó đã chế ngoẻo. - Thế là anh mất mười đô la nhỉ? - Không, tôi không mất cả mười đồng, Tôi chỉ mất gần chín đồng thôi. Vì tôi đem da bò bán được đồng mốt. - Như vậy là anh còn lại năm đồng mốt. Thế anh còn đầu cơ cái gì khắc nữa không? - Có chứ. Cậu có biết cái lão da đen thọt làm cho cụ Bradish không? Hắn ta mới lập ra một cái nhà băng. Hắn bảo ai bỏ vào đó một đô la thì cuối năm có thể lấy ra bốn đô la. Thế là tất cả anh em da đen đều bỏ tiền vào đó. Nhưng họ cũng chả có bao nhiêu. Chỉ mỗi tối là nhiều nhất. Tôi bỏ ra hơn bốn đô là, và tôi bảo nếu không được thì tôi sẽ tự mình lập ra nhà băng vậy. Cố nhiên là lão da đen ấy không muốn để tôi nhúng tay vào việc ấy mà vì hắn bảo nếu lập hai nhà bằng thì không đủ để chạy việc. Vì vậy hắn bảo tôi có thể bỏ vào đó nắm đồng đô la đến cuốn năm trả tôi thành ba mươi lăm đồng. Thế là tôi bỏ tiền vào. Tôi tính rằng sau đó sẽ lại đầu tư cả mươi lăm đô la ấy luôn để cho vốn càng to nữa. Có một anh da đen khác tên là Bob, mới tậu được căn nhà gỗ mà chủ nhà anh ta không biết, tôi bèn mua lại của anh ta và bảo đến cuối năm thì anh ta sẽ đến lấy ba mươi lăm đô la. Nhg1('tuaid=13615&chuongid=9')">CHƯƠNG 8
CHƯƠNG 9
CHƯƠNG 10
CHƯƠNG 11
CHƯƠNG 12
CHƯƠNG 13
CHƯƠNG 14
CHƯƠNG 15
CHƯƠNG 16
CHƯƠNG 17
CHƯƠNG 18
CHƯƠNG 19
CHƯƠNG 20
CHƯƠNG 21
CHƯƠNG 22
CHƯƠNG 23
CHƯƠNG 24
CHƯƠNG 25
CHƯƠNG 26
CHƯƠNG 27
CHƯƠNG 28
CHƯƠNG 29
CHƯƠNG 30
CHƯƠNG 31
CHƯƠNG 32
CHƯƠNG 33
CHƯƠNG 34
CHƯƠNG 35
CHƯƠNG 36
CHƯƠNG 37
CHƯƠNG 38
CHƯƠNG 39
CHƯƠNG 40
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
Hoàng tử và người khốn cùng
Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huckleberry Finn
Những cuộc phiêu lưu của Tom Shawyer
!!!13615_7.htm!!! nữa.