ột người khi bắt đầu học kiếm thuật, bất luận hắn cường tráng, hiếu chiến, dũng cảm, vô úy thế nào đi nữa, khi khởi sự học chẳng những hắn sẽ mất đi tự nhiên mà còn mất đi lòng tự tin. Đây là sự thật đã được nhận định căn cứ vào kinh nghiệm của chính các vị kiếm sư và giới môn sinh. Người mới nhập môn phải học hỏi tất cả mọi kỹ thuật mà sinh mạng của hắn tùy thuộc vào, khi lâm chiến. Tuy rằng chẳng bao lâu sau hắn có thể tập luyện sự chú tâm tối đa, có thể tinh mắt theo dõi địch thủ, có thể đâm chém đỡ gạt đúng cách và hiệu quả, nhưng thật ra hắn ở vào tình cảnh khó khăn hơn lúc chưa học. Trước kia hắn nửa đùa cợt nửa nghiêm nghị tùy ý vung kiếm loạn xạ xung quanh mình, tùy theo cảm hứng đương thời, và thích thú tưởng tưởng như mình đang chiến đấu. Nhưng bây giờ hắn buộc lòng phải nhìn nhận rằng sinh mạng của mình nằm trong tay kẻ địch khỏe hơn, nhanh nhẹn hơn và đã luyện tập nhiều hơn. Hắn thấy không có con đường nào mở ra cho mình, ngoại trừ phải luyện tập không ngừng; trong thời kỳ này ông thầy cũng không có lời khuyên nào khác hơn là bảo hắn phải luyện tập. Vì vậy môn sinh mới học phải đặt hết khả năng của mình vào việc vượt qua những người khác và vượt qua cả chính mình. Hắn học được kỹ thuật giỏi, khiến hắn khôi phục lại được phần nào lòng tự tin đã mất, và cho rằng mình đang tiến càng ngày càng gần tới mục tiêu mong muốn. Nhưng ông thầy lại không nghĩ như thế – và theo Trạch Am thì ông thầy nghĩ đúng, vì tất cả những kỹ năng của người môn sinh sẽ chỉ dẫn tớí chuyện “trái tim hắn bị mũi kiếm moi ra.” Tuy nhiên, việc giáo huấn lúc ban đầu không thể truyền thụ bằng cách nào khác; bởi vì chỉ có thế là thích hợp với người mới nhập môn. Dù sao chăng nữa, việc giáo huấn đó cũng không thể dẫn tới đích, về điểm này thầy biết quá rõ. Người môn sinh chỉ dựa vào lòng nhiệt thành và tài năng thiên phú không thể trở thành vị kiếm sư; điều này có thể hiểu được. Nhưng tại sao người kiếm sĩ đã từng luyện tập lâu dài để tự chế mình khỏi nóng nảy trong khi đang chiến đấu và giữ bình tĩnh để bảo tồn sức lực – kiếm sĩ này bây giờ cảm thấy mình đã có đầy kinh nghiệm đối với những trận chiến đấu dai dẳng và khó tìm thấy một đối thủ xứng đáng trong giới cùng trang lứa – và tại sao, nếu lấy những tiêu chuẩn cao nhất để đo lường, hắn thất bại ở giai đoạn cuối cùng và không thể tiến xa hơn nữa? Theo Trạch Am, lý do là vì người môn sinh đó không thể nào ngừng quan sát địch thủ và kiếm thuật của họ; vì hắn luôn luôn nghĩ trong đầu xem có cách nào tốt nhất để tấn công, luôn luôn chờ lúc địch thủ sơ hở. Tóm lại, hắn luôn luôn trông cậy vào kỹ thuật và sự hiểu hiết của mình. Theo Trạch Am, làm như vậy là hắn mất đi “sự hiện diện của tâm”: Vì thế, nhát kiếm có thể hạ địch thủ luôn luôn phát ra hơi muộn và hắn không thể “biến cây kiếm của địch thủ quay lại đâm chính y.” Khi càng cố gắng khiến cho kiếm thuật của hắn tùy thuộc vào phản xạ của mình, vào cách sử dụng kỹ năng của mình, vào kinh nghiệm và chiến thuật của mình, thì hắn càng ngăn trở sự tự do của “cái tâm linh hoạt.” Vậy thì phải làm sao? Làm sao để kỹ năng trở thành “tâm linh,” làm sao để kỹ thuật điêu luyện biến thành kiếm thuật bậc sư? Các kiếm sư bảo rằng muốn được như vậy người môn sinh chỉ có cách trở thành vô cơ tâm và vong ngã. Hắn phải được huấn luyện để trở thành vô chấp, chẳng những đối với địch thủ mà còn đối với cả chính mình. Hắn phải vượt qua giai đoạn hiện tại và vĩnh viễn bỏ nó ở đằng sau, dù cho có thể sa vào sự thất bại không thể cứu vãng. Có phải điều này cũng phi lý giống như sự đòi hỏi xạ thủ hãy bắn mà không cần nhắm, hãy hoàn toàn làm ngơ cái mục tiêu và đừng mong bắn trúng nó? Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng cái tinh túy của kiếm thuật thượng thừa mà Trạch Am mô đã từng chứng minh giá trị của nó trong hàng ngàn trận đấu. Công việc của giáo sư chẳng phải là vạch ra cho môn sinh thấy chính con đường mà là giúp cho hắn có thể mò mẫm con đường dẫn tới mục tiêu bằng cách tùy nghi đi theo lối nào thích hợp với những cá tính của hắn. Vì thế, giáo sư phải bắt đầu bằng cách huấn luyện choCHƯƠNG 9
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!13816_2.htm!!!!tach_noi_dung!!--
Dịch giả: Thích Viên Lý
Dịch giả: Thích Viên Lý
Lời mở đầu
MÔN BẮN CUNG VÀ THIỀN
http://eTruyen.com