húng tôi chia tay người dẫn đường đáng mến của chúng tôi. Nghỉ một lát cho đỡ mệt sau nhũng phút xúc động mạnh, chúng tôi lại tiếp tục đi ngao du trong thành phố. Bỗng chốc nghe thấy tiếng ì ầm từ xa vọng tới. - Tiếng sấm hay sao ấy? - Ta-nhi-a lo lắng hỏi. Cô bé vốn sợ sấm. - Không, cái gì ấy chứ không phải sấm. - Ô-lếch nói. - Chúng mình đến đấy xem thử đi. - Xê-va đề nghị. Và chúng tôi rảo bước về phía có tiếng động. Tiếng ì ầm mỗi lúc một to hơn. Cuối cùng chúng tôi đi đến một cái ngõ vắng tanh vắng ngắt. Bỗng nhiên tiếng động im bặt. Xung quanh yên lặng như tờ khiến chúng tôi đâm hoảng. Liền đó, nghe thấy có tiếng ai càu nhàu. Rồi từ dưới đất nhô lên cái đầu bạc phơ của một ông già tí hon. Ông cụ thở phì phò, và vừa chui lên tới mặt đất đã ngồi bệt xuống nghỉ. Ta-nhi-a bèn hỏi; - Cụ từ đầu đến đấy ạ? - Lão ở dưới kia lên. - Ông cụ vừa nói vừa chỉ tay xuống dưói đất. - Cụ làm gì dưới đấy cơ ạ? - Lão làm việc. Công việc của lão nặng vàng cả mắt ra. Xê-va vội hỏi: - Dưới ấy là suối vàng của người tí hon hay sao ạ? Ông già sửng sốt: - Sao lại là suối vàng được? Ở đây ngay trẻ con cũng biết chẳng làm gì có suối vàng. Lão quay máy ở dưới ấy. Lão chẳng còn hơi sức nào nữa. Lão cứ cố quay, quay mãi mà chẳng ăn thua gì. Lão phải nghỉ thôi. Cứ để cho các cụ bô lão ấy vào quay thử xem nào. - Nhưng các cụ quay máy gì thế cơ, thưa cụ? - Ta-nhi-a hỏi. - Các cháu đừng hỏi còn hơn. Cái máy này vô dụng hết sức. Người ta gọi nó là cái máy nghiền. Nhưng nếu như lão không thể nghiền được đến cùng thì được tích sự quái gì? - Cụ nghiền cái gì cơ ạ? - Xê-va hỏi. - Ngoài các số ra thì còn nghiền cái gì nữa mới được chứ? - Số có phải là đá đâu mà khó nghiền đến thế cơ ạ? - Ta-nhi-a thắc mắc. - Các cháu cứ thử làm đi rồi các cháu sẽ hết thắc mắc thôi. Chẳng là lão phải nghiền những số không chia hết cho nhau mà. Những số đã tự mình chia hết rồi thì cần gì phải nghiền nữa. Các cháu hãy thử chia một số nào đó không muốn chia hết cho số khác xem sao. - Trong trường hợp này, đành phải để hai số ở dạng phân số thường. - Ta-nhi- a góp ý. - Nói dễ nghe nhỉ? - ông già nổi nóng. - “Ở dạng phân số thường!” Đây là khu phân số thập phân. Phân số thường không được phép cư trú. - Thế nghĩa là cụ phải biến chúng thành phân số thập phân chứ gì? - Ta-nhi-a chưa chịu thôi. - Chính thế, phải biến chúng thành phân số thập phân! - Ông già khoát tay. - Nhưng chúng cứ chống lại. Các cháu có hiểu không? - Phân số gì thế nhỉ? - Hỏi lạ! Phân số thập phân tuần hoàn chứ còn gì nữa! - Ông già tí hon đáp. - Nhưng nếu không chia được đến cùng thì còn ăn thua gì nữa? - Xê-va thắc mắc. - Tất nhiên là cũng có lợi chứ! - ông già gãi gãi tai. - Phân số tuần hoàn nói chung rất gần gũi với phân số thường. Ta càng chia nhỏ thì lời giải càng chính xác. Miễn là phải nghiền cho kỹ! Nhưng lão có tuổi rồi nên vất quá. - Liệu chúng cháu có thể xuống xem cái máy nghiền của cụ không ạ? - Xê-va hỏi. - Sao không được? Ở đây cứ tùy tiện. Nếu thấy thích, các cháu có thể đến đấy quay máy cũng được. Còn lão thì lão phải nghỉ cái đã. - Hay quá, hay quá! - Bọn trẻ đồng thanh reo lên. Bây giờ chúng tôi mới biết không phải ông già tí hon độn thổ từ dưới đất lên. Ông cụ chui từ dưới hầm lên qua một cái cửa cống tròn mà lúc đầu chúng tôi không nhận ra. Chúng tôi theo các bậc thang xoáy trôn ốc đi xuống hầm ngầm, nơi đặt máy nghiđằng sau dấu phẩy có đến hàng trăm số không đi nữa thì số ấy vẫn cứ lớn hơn 9! Có gì phải làm bộ làm tịch cơ chứ! Nhưng khó mà bắt được bọn số không bớt nghịch đi. Chúng cứ phá quấy trêu ghẹo các số mãi. Làm người ta phát chán, không sao chịu đựng được nữa. Đành phải gọi bác giữ kho chính đến. Bác ta chạy đến ngay, vừa đi vừa nhai chiếc bánh mì kẹp giăm-bông thứ chín trăm tám mươi mốt. Bác ta nhanh nhẹn vơ tất cả các số không lại rồi đặt dấu cộng vào giữa chúng. Tất cả các số không liền biến thành một số không tổng cộng. Dù có cộng hao nhiêu số không thì chúng cũng không thể lớn hơn số không được. Số Không tổng cộng lăn lông lốc trên quảng trường rồi rẽ vào ngõ Phân số thập phân. Đến đây nó va vào một cái cột và lại vỡ ra thành cơ man những số không bé nhỏ. Các bà mẹ liền ôm lấy chúng và dắt về nhà.