ường đi không dễ dàng. Chốc chốc lại gặp những cái hố rộng hoác, bên cạnh chất đống những ván gỗ, những mô đất. Đâu đâu cũng thấy những người Tí Hon đang cần cù lao động như đàn kiến vậy. Họ vui vẻ đào đất, dường như đó không phải là một công việc nặng nhọc mà là một trò chơi thú vị. Đúng thế thật! Lẽ nào lại không vui khi khôi phục lại được cả một thời xa xưa của đất nước mình qua những di vật đã gỉ mục của tổ tiên vùi sâu trong lòng đất hàng nghìn năm! Chúng tôi dừng chân bên một cái hố và tò mò quan sát họ làm việc. Đúng lúc ấy, một người Tí Hon đứng tuổi vừa bới được những vật nho nhỏ từ một đống đất. Ta-nhi-a reo lên: - Ôi! Những đồ nữ trang xinh đẹp quá! Chủ nhân của chúng chắc hẳn là một cô gái. Người Tí Hon mỉm cười: - Cô bé nói sao? Đồ nữ trang ư? Thời xưa ở Ai Cập người ta dùng những vật này để diễn đạt lời nói đấy. Người ta gọi chúng là chữ tượng hình. Lúc đầu chữ tượng hình rất phức tạp. Về sau người ta đã lược bớt đi cho đơn giản, nhưng số chữ ngày càng tăng thêm. Chữ tượng hình cũng còn được dùng để biểu diễn các số nữa. - Chà! - Xê-va gãi gãi gáy, vẻ đăm chiêu. - Giá cô giáo cũng dùng chữ tượng hình để cho điểm nhỉ! Mẹ sẽ chẳng tài nào đoán nổi bài vở mình bị điểm xấu! - Muốn thế thì chú bé phải sang Ai Cập mới được. - Người Tí Hon mỉm cười. - Hoặc sang Nhật Bản cũng được. - Một người Tí Hon khác đứng cạnh nói. - Ở đấy người ta vẫn còn dùng chữ tượng hình. Nói xong người Tí Hon ấy viết cho chúng tôi xem những chữ tượng hình của người Nhật Bản, biểu diễn mười số đầu. - Nhưng những chữ tượng hình kỳ quặc nhất vẫn là ở Ai Cập cổ đại. - Người Tí Hon thứ nhất vừa nói vừa đưa cho chúng tôi xem một mảnh gì nho nhỏ. Ta-nhi-a thích thú reo to: - Một con chim con! - Con chim con này, ngày xưa người Ai Cập dùng để chỉ một trăm nghìn. Còn cái tượng người này thì biểu diễn một triệu. - Ông ta vừa nói vừa đưa cho chúng tôi xem một mảnh khác. Xê-va thở dài: - Sợ quá! Mình chẳng thiết làm học sinh Ai Cập! Ngay chữ số Ả Rập mà có lúc còn bí nữa là những chữ số này thì còn biết xoay xở ra sao. Chúng tôi cảm ơn mấy người Tí Hon rồi đi tiếp sang một nhóm nhà khảo cổ khác. Sắp đến nơi thì Xê-va vấp phải một vật gì bằng sắt. Cậu ta bới mảnh sắt lên, ngắm nghía, cứ như một nhà khảo cổ thực thụ ấy. - Các cậu xem này, cái móc này mới hay làm sao chứ! Số Bốn liếc nhìn vật vừa bới được đó và nhã nhặn nói: - Không phải móc đâu, tít-lô đấy. Xê-va vội cải chính hộ: - Bạn định nói hồng lô chứ gì? Trước cách mạng, những người giàu như các quan lại vẫn được phong tước hồng lô đấy… Số Bốn mỉm cười: - Cũng đại khái là như thế! Ngày xưa, khi người Xla-vơ đặt dấu tít-lô lên trên một chữ thì chữ ấy biến thành một số. - Té ra Xê-va nói cũng có phần đúng. Người ta phong tước hồng lô cho các chữ. Nhưng chữ được phong tước không trở thành quan mà lại biến thành số. Nghe chúng tôi trao đổi, một người Tí Hon bèn nói: - Các bạn hãy xem cái bảng này. Trên bảng những chữ cái Xla-vơ có dấu tít- lô ở bên trên. Dưới mỗi chữ cái đều có viết tên gọi của chữ và số được nó biểu diễn. - Thế những số không viết ở đây thì viết thế nào? - Ta-nhi-a vội hỏi. - Ví dụ số mười hai chẳng hạn? - Mình biết. - Xê-va nói. Viết số hai bên cạnh số mười. Như thế này này: - Phải viết ngược lại cơ, - Số Bốn phản đối. - Thoạt tiên hai rồi sau mới viết mười. Và đọc hai với mười - Viết những số nhỏ theo cách này cũng còn có thể dễ. - Xê-va nói. - Nhưng những số thật lớn thì viết ra sao nhỉ? - Viết những số đó như thế này đây. - Một người Tí Hon nói xen vào và đưa cho chúng tôi xem một số dấu hiệu giống nhau bằng đồng đã sạm đen: - Dấu hiệu này dùng để biểu diễn một nghìn. Đặt dấu hiệu này đứng trước một số nào đó thì số đó là số lần một nghìn. Ví dụ: lại là hai mươi nghìn cơ. Hai dấu hiệu này đặt cạnh nhau là một nghìn nghìn, tức là một triệu. Viết là hai mươi triệu cơ đấy. Số Bốn vội nói: - Nhưng phải nêu nên rằng ngày xưa người Xla-vơ không biết những số lớn hơn một nghìn. Gặp một số hàng vạn thì họ cho là quá lớn và gọi là tơ-ma có nghĩa là vô vàn. Mãi về sau người Xla-vơ mới biết đếm đến hàng vạn. Đến một triệu là họ lại bắt đầu gọi là tơ-ma. Rồi về sau họ cũng đếm đến được một triệu triệu. Họ gọi số này là lê-ghi-ôn. - Thế tiếp nữa thì sao? - Tiếp nữa là một lê-ghi-ôn lê-ghi-ôn họ gọi là lê-ô-đrơ. - Thế họ có biết lê-ô-đrơ lê-ô-đrơ không? - Có, họ gọi số này là vô-rôn. - Thế họ gọi vô-rôn vô-rôn là gì? - Họ không có đến số này, - số Bốn nói. - Họ bảo, nhiều hơn vô-rôn thì đầu óc rối tinh lên mất. - Như thế tiếp nữa thì thôi chứ gì! - Xê-va nói. - Không hẳn thế, - có bạn dẫn đường của chúng tôi trả lời. - Trong một cuốn sách viết tay, người ta còn tìm thấy một số lớn hơn vô-rôn là mười vô-rôn. Số này gọi là cô-lốt. Và cũng ở trong cuốn sách chép tay này người ta đã ghi: “Không có số nào lớn hơn thế nữa”. - Nghĩa là số cô-lốt làm cho họ vấp ngã và chịu không đi tiếp được nữa chứ gì? - Xê-va kết luận. - Thế mà chúng tôi vẫn cứ đi tiếp đấy! - Số Bốn tủm tỉm cười. Dọc đường chúng tôi còn gặp một chuyện bất ngờ rất lý thú nữa. Ô-lếch đang đi thì bị tuột dây giầy. Cậu ta cúi xuống buộc lại thì bỗng thấy mình đang đứng trên một phiến đất sét. Cậu ta bèn cạo sạch lớp đất bám bên trên. Thế là mọi người đều trông thấy lộ ra trên mặt phiến đất sét vô số những vạch khắc hình nêm khá sâu. Ô-lếch quả quyết nói: - Nhất định đây là một thứ chữ cổ. - Bạn nói không sai. - Số Bốn trả lời. - Đấy là loại chữ hình nêm. Ở xứ Ba-bi- lon1 cổ đại người ta viết như thế đấy. Người Ba-bi-lon dùng que nhọn vạch chữ lên đất sét mềm rồi đem phơi nắng. Dùng que thì khó mà viết được những hình rắc rối phức tạp. Cho nên chữ Ba-bi-lon chỉ gồm những nét hình nêm nho nhỏ mà thôi. Xê-va vội hỏi: - Thế người Ba-bi-lon có dùng chữ cái để viết các số không? 1 Nay thuộc nước I-rắc ở vùng Cận Đông – ND. - Không. - Số Bốn trả lời. - Người Ba-bi-lon không như người Xla-vơ đâu. Họ cũng có chữ số để viết các số. Chữ số của họ trông giống như cái que đính một hình tam giác ở trên đầu. - Cũng có mũ hệt như cái đinh vậy! - Đúng thế, chữ số của họ giống như cái đinh. - Số Bốn đồng ý. - Có điều là đinh chỉ có một mũ, còn chữ số thì có thể có nhiều mũ. Chín chữ số đầu tiên của họ viết như sau: Ta-nhi-a thích thú reo to: - Trông kìa, số chín khiêng cả một quầy bán mũ kìa! - Số mũ đếm cũng dễ thôi. - Ô-lếch nói. - Vì chưa nhiều hơn chín. Chứ nếu là bốn mươi cái hình tam giác thì đếm thế quái nào được. - Xê-va trả lời. - Nhưng tại sao lại cần phải đếm đến bốn mươi tam giác? - Số Bốn ngạc nhiên. - Số Mười đã có một dấu hiệu khác, đơn giản cơ mà. Dấu hiệu ấy đây: Muốn viết hai mươi thì vạch hai dấu ấy. Còn hai mươi bốn thì cũng viết như ta bây giờ: thoạt tiên viết đơn vị. Viết như thế này: - Ừ, viết như thế này thì đơn giản hơn chữ tượng hình. - Xê-va thích thú nói. - Chẳng những đơn giản hơn mà còn giống cách viết các số của chúng ta nữa. Hàng đơn vị ở bên phải, rồi đến hàng chục, hàng trăm... Tóm lại, các chữ số đứng đúng vị trí của chúng, như trong đội ngũ vậy. Cho nên cách viết số này gọi là cách viết theo vị trí. - Như thế nghĩa là chúng ta cũng viết số theo vị trí chứ gì? - Ta-nhi-a hỏi. - Chính thế! - Số Bốn trả lời. - Và cách viết này có nguồn gốc từ Ba-bi-lon. - Mình hiểu rồi, - Xê-va nói thêm, - cách đếm của chúng ta học theo cách của người Ba-bi-lon... - Không đúng đâu! - Số Bốn ngắt lời cậu ta. - Cách đếm của chúng ta không phải là của người Ba-bi-lon xưa. Chúng ta có cách đếm riêng của ta. Chúng ta đếm theo hệ thập phân, còn người Ba-bi-lon xưa kia đếm theo hệ lục thập phân! - Như thế nào nhỉ? - Xê-va vội hỏi. - Thế này nhé: chúng ta hãy lấy một số ví dụ: 3 662 chẳng hạn. Trong đó hệ đếm của chúng ta, chữ số hai biểu diễn thị số đơn vị, tiếp đó chữ số sáu là số chục, chữ số sáu tiếp sau nó là số trăm, cuối cùng chữ số ba là số nghìn. Nghĩa là cũng có thể viết số này như sau: 3000 + 600 + 60 + 2 = 3662 Nhưng đối với người Ba-bi-lon thì lại khác hẳn. Nếu như họ biết chữ số Ả Rập thì họ sẽ viết con số trên như sau: 1 1 2 Theo hệ đếm của họ, chữ số hai ở hàng đầu tiên vẫn là số đơn vị giống như hệ đếm của ta. Nhưng chữ số 1 đứng bên trái chữ số hai này không phải là số chục mà số sáu chục - nó đứng ở hàng thứ hai. Còn chữ số 1 tiếp sau đứng từ hàng thứ ba là số 60 X 60 = 3600. Nên nhớ, bắt buộc phải viết tách các hàng xa nhau một chút, nếu không là dễ nhầm đấy. Thành ra con số của chúng ta viết theo hệ đếm Ba-bi-lon sẽ được thể hiện như sau: 3600 + 60 + 2 = 3662 Đấy, người Ba-bi-lon xưa đếm như thế đấy. - Số Bốn kết thúc câu chuyện. - Ôi, sao mà khó thế! Cũng may bây giờ chẳng ai đếm theo kiểu ấy cả! - Ta- nhi-a thốt lên. - Bạn lầm đấy! - số Bốn cải chính. - Đôi khi… bạn cũng đếm theo kiểu này đấy. - Mình ấy à? Không bao giờ! - Tôi nhắc bạn nhé. Tôi xin hỏi bạn, một giờ có bao nhiêu phút? - Bao nhiêu phút ư? Sáu mươi. - Được. Và một giờ có bao nhiêu giây? - Đợi mình một chút nhé. Sáu mươi nhân với sáu mươi… Ba nghìn sáu trăm, - Ta-nhi-a nhẩm tính. - Bạn xem. Bạn cũng chia giờ và phút ra sáu mươi phần chứ không phải ra mười phần đấy thôi! Nghĩa là các bạn cũng đếm theo hệ lục thập phân đấy! Ta-nhi-a chỉ còn biết khoát tay: - Thế mà mình không biết hiện nay vẫn còn sót lại những cái từ thời Ba-bi- lon cổ đại.