ịch bản mới của tôi được công diễn tối đầu tiên tại nhà hát thành phố, đạo diễn Nguyễn Hà đích thân cho xe đến tận nhà đón tôi. Ông bảo:"Hôm nay cậu phải đến nhận mặt đứa con tinh thần của cậu". Tôi tự bảo:"Liệu đứa con nó có chửi thẳng vào mặt thằng bố nhu nhược như tôi". Nguyễn Hà cười xí xoá, ông thừa biết nếu ông không hạ cố đến đón, chưa chắc tôi đã đi. Đúng vậy! Từ ngày vở kịch được dàn dựng tôi không hề ngó nghiêng. Tôi coi như đứa con tinh thần của mình đã chết. Nó chết từ cái lần tôi và ông nổ ra cuộc tranh cãi quyết liệt, cuối cùng tôi đành thua cuộc chấp nhận để ông thêm vào phần cuối của kịch bản một đoạn ngắn. Theo ý ông nhân vật chính của vở kịch là nàng Kim Chi phải quay về với chồng. Dù sao ông cũng là nhà đạo diễn chân chính, tiếng tăm khắp nơi, một nghệ sĩ tiêu biểu của nền sân khấu cách mạng. Tuy chấp nhận theo ông nhưng tôi vẫn ấm ức tuyên bố một câu xanh rờn: "Từ giờ phút này tôi giao đứa con tinh thần của tôi cho ông, ông phỉa chịu mọi hậu quả. Ông dạy nó chính chuyên hay để nó đi đánh đĩ là do ông". Ông có biệt tài diễn giải quan điểm của mình ít ai phản bác nổi. Ông bảo "Không thể ca ngợi người phụ nữ bỏ chồng. Bản chất phụ nữ Việt Nam vốn hay lam hay làm, giầu đức hy sinh và lòng vị tha. Nhân vật Kim Chi của cậu phải quay về với chồng". Nhà đạo diễn lý giải: "Cái đẹp của người phụ nữ phải biết cải tạo chồng". Tôi bảo: "Kịch bản tôi đặt ra không phải cải tạo kiểu lai giống canh - cam - bòng - bưởi. Vấn đề là người ta muốn trồng đu đủ nhưng đã trồng lầm phải đu đủ đực. Đu đủ đực không thể cải tạo thành đu đủ cái. Thế thôi. Tất nhiên cái giống đu đủ đực nó vẫn ra hoa kết trái, thậm chí hoa rất nhiều nhưng trái thì còi cọc.
Khi tranh cãi với nhà đạo diễn tôi đã bảo ông, nhân vật chính là nàng Kim Chi tôi lấy nguyên mẫu ở người phụ nữ mà chính ông cũng biết. Từ bao năm nay tôi phải khổ sở bí mật bám sát nàng. Chính tôi cũng không tài nào hiểu nổi người đàn bà tuyệt vời như nàng lại chịu sống mãi với người chồng chẳng ra gì. Tôi không tin nàng có thể cải tạo được người đàn ông như chồng nàng. Cũng giống như tôi không tin đu đủ đực lại cải tạo thành đu đủ cái. Tên nàng là Ngọc Trâm.
Tôi miễn cưỡng theo nhà đạo diễn tới nhà hát. Ông khẽ nhếch mép, nhấp nháy mặt chỉ tôi ngồi xuống ô nghế danh dự của mình. Tôi sững sờ nhận ra nàng Ngọc Trâm ngồi ngay cạnh tôi. Nàng đi xem cùng với chồng. Không mấy khi lại có được sự tình cờ đến vậy. Tôi nghĩ nhà đạo diễn đã khôn ngoan bằng cách nào đó bố trí để vợ chồng nàng đi xem tối nay. Lại một lần nữa tôi kín đáo quan sát vợ chồng nàng. Nàng đã không nhận ra tôi. Còn chồng nàng dĩ nhiên là chả biết tôi là ai. Cái dáng bảnh bao của chồng nàng vẫn không che đậy được khuôn mặt trì độn. Cây đu đủ đực của nàng đây. Những đao phủ thường có bộ mặt na ná nhau. Dáng vẻ của những nhà tu hành hay những người trông coi xác chết cũng na ná nhau. Không hiểu thượng đế đã sinh ra hay do nghề nghiệp đã tạo nên tính cách họ. Buổi biểu diễn bắt đầu. Tấm màn nhung từ từ được kéo ra hai bên cánh gà. Sân khấu hiện rõ cảnh một giếng nước và nàng kim Chi bước ra... Nàng Kim Chi do diễn viên trẻ xuất sắc Bích Ngọc đóng. Tất nhiên Bích Ngọc đóng rất khá nhưng so với nhân vật mẫu ngoài đời của tôi còn kém xa. Nàng đang ngồi với chồng cạnh tôi đây. Làm sao mà Ngọc Trâm lại có thể ngờ rằng thời con gái cửa hàng đang được tái diễn trên sân khấu lúc này mà tác giả kịch bản lại chính là tôi. Ngày ấy tôi sống cô đơn trong gian nhà ở khu tập thể của đoàn văn công quân khu. Vào thời kỳ thành phố hay mất điện, mất nước, tôi thường hay ra cái giếng công cộng ở cuối phố giặt và gánh nước về tắm. Trong cảnh nhốn nháo già trẻ trai gái, tôi đã nhận ra vẻ đẹp kiêu sa ở nàng. Ngày ấy chưa có những cuộc thi hoa hậu nhưng tôi quả quyết nàng còn đẹp hơn cả những hoa hậu bây giờ. Ngàng có sự cuốn hút đặc biệt và không lẫn với bất kỳ cô gái nào. Ánh mắt nàng đen láy nước da trắng mịn. Ngày ấy tôi cứ nghĩ sẽ không có người đàn ông nào trên thế gian này xưa với nàng. Tôi là thằng con trai nhút nhát hèn mọn, tất nhiên chỉ dám nhìn trộm và tôn thờ nàng, để rồi có lúc giật mình lo sợ nếu nàng lấy phải kẻ nào đó tầm thường, sẽ làm hư hỏng cả thân xác lẫn tâm hồn nàng.
Cái giếng cuối phố nước trong vắt, hàng chục chiếc gầu múc cả ngày không cạn. Chả bao giờ tôi sắm nổi chiếc gầu, nhiều hôm phải đứng ngây trên sân giếng tới nửa giờ mới mượn được gầu của ai đó. Tôi thường chờ được dịp mượn gầu của nàng và không quên trả công bằng cách hăm hở múc nước cho nàng. Cứ như thể chuyện đời phải thế. Tôi múc nước cho nàng không thấy mệt, dù tôi vẫn chưa biết cả tên nàng. Nàng ngây thơ hồn nhiên, rực rỡ trước mắt tôi. Không biết từ khi nào tôi lại chăm ra giếng giặt và chỉ mong nhà máy nước trục kỹ thuật và mong cho trời cứ nắng mãi lên làm cạn kiệt nguồn ngước máy, chỉ để lại cái giếng nước duy nhất của tôi và nàng không bao giờ cạn. Có lần tôi mang chậu quần áo ra giếng và chợt sững người nhận ra sân giếng vắng tanh. Hoá ra cả ngày hôm ấy nguồn nước máy chảy tràn trề ở khắp mọi nơi. Tôi buồn bâng khuâng đứng lặng trên sân giếng vắng. Đúng vào lúc tôi định quay vê thì nàng xuất hiện với đôi thùng và chiếc gầu trên tay. Mặt tôi nóng bừng và đôi má nàng cũng đỏ dựng lên với vẻ bố rối. Giọng nàng nhỏ nhẹ mà thánh thốt tai tôi.
- Em mang gầu ra cho anh mượn, tiện thể gánh một gánh nước giếng về tắm. Em chỉ thích tắm nước giếng, nó mát.
Tôi thấy mình may và hạnh phúc nhất thế gian này. Tôi cảm động đón chiếc gầu từ tay nàng, múc cho nàng tràn đầy hai thùng nước. Nàng ngập ngừng chưa muốn gánh nước về ngay, ánh mắt nàng lộ rõ nỗi bâng khuâng.
- Anh cầm luôn chiếc gầu của em về mà dùng. Có lẽ từ ngày mai em không cần đến nữa.
Nàng nói và vội vã gánh đôi thùng nước về. Tôi cứ nghĩ nàng nói đùa. Từ lần ấy tôi luôn mang theo chiếc gầu của nàng ra giếng mà không bao giờ còn được nhìn thấy bóng nàng.
Tôi thấy tiếc không kịp hỏi cả tên nàng. Chả lẽ nàng đã đi lấy chồng? Mùa hè qua đi, đông tới, nước giếng ấm nóng mà lòng tôi thấy lạnh giá khi nghĩ về nàng. Mỗi lần công tác dài ngày về, tôi lại phấp phỏng ra giếng hy vọng gặp lại nàng. Có lẽ nàng đã quên tôi và quên luôn chiếc gầu của nàng. Tỗi bỗng thấy mình rõ vô duyên. Kỷ niệm giữa tôi và nàng chỉ có thể - một kỷ niệm quê quê, xưa cũ quá. Ngày ấy tôi là thằng con trai si tình ngớ ngẩn và bây giờ thì nàng đang ngồi đấy với chồng ngay bên cạnh tôi. Cả màn một cửa vở kịch tôi không chú ý tới mà chỉ ngồi lặng đi nghe ngóng theo dõi nàng. Tôi nghe rõ cả hơi thở của nàng.
Phần một cửa vở kịch kết thúc, đèn bật sáng, tôi bàng hoàng nhận ra ngương mặt nàng tái đi lộ rõ nỗ xúc động.
- Xin lỗi, anh có biết tác giả của vở kịch này là ai không?
- Anh ta đã chết rồi!
Tôi trả lời nàng và nhận ra ánh mắt nàng tối lại. Nàng đưa mắt nhìn chồng. Chồng nàng đã ngủ ngoẹo đầu trên thành ghế từ bao giờ, miệng há ra. Nàng khẽ huých cánh tay vào sườn chồng. Chồng nàng choàng tỉnh vươn vai ngáp một cái rõ to.
- Kịch với chả koọc chán bỏ mẹ. Về ngủ khoẻ!
- Anh về trước đi. Nàng nói
- Đã bảo về là về - chồng làng gắt lên, giọng mỉa mai. - Lại đắm đuối rồi hả? Đã bảo thời buổi này đừng có tin vào bất kỳ cái gì. Nhất là sân khấu và điện ảnh. Bọn nhà văn, nhà viết kịch bây giờ là chúa nói dối. Nó đánh lừa em đấy. Nhưng nó chỉ lừa được trẻ em và đàn bà thôi.
- Anh im đi - Nàng gắt lên mắt rơm rớm như muốn khóc - Em van anh, anh nên về đi, thiên hạ người ta cười cho đấy.
- Về! - Chồng nàng nói và nắm chặt lấy cổ tay nàng. Nàng miễn cưỡng bước theo chồng vừa lúc dàn nhạc nổi lên, tấm màn nhung lại mở ra. Phần hai vở kịch bắt đầu diễn tả thời kỳ bi kịch nhất của đời nàng. Tôi nhìn sang hai ô ghế trống và thấy nhói lên nỗi đau đớn về số phận nàng. Một lúc sau nàng lại tất bật lặng lẽ trở lại chiếc ghế của nàng chăm chú theo dõi vở diễn trên sân khấu...
Kể từ ngày trao cho tôi chiếc gầu, hơn một năm sau tôi lên đường vào Nam chiến đấu. Năm 1975, từ chiến trường về, tôi lại ra cái giếng cuối phố mà không sao tìm được bóng dáng người con gái nào như nàng. Tôi lấy vợ, bỏ vợ trong vòng sáu tháng và sống cô độc cho tới bây giờ. Người đàn ông sống độc thân chẳng sung sướng gì nhưng vãn hơn phải sống với người vợ chẳng bao giờ hiểu được mình. Niềm an ủi duy nhất của tôi là lao vào viết và tìm nàng. Tôi tìm nàng ở ngoài đời và cả trong trang viết. Trên trang viết của tôi nàng rực rỡ như một thiên thần, cho dù tôi thừa biết sẽ chẳng bao giờ nàng còn biết tôi là ai và cũng chẳng bao giờ nàng còn nhớ kỷ niệm xưa cũ của tôi và nàng. Tôi lang thang khắp thành phố, lúc mệt mỏi thường chui vào quán cà phê ở những ngõ ngách khuất vắng. Tôi đam mê các quán cà phê vắng giống như đam mê nàng. Mỗi lần tìm ra quán cà phê mới tôi lại thấp thỏm háo hức như thể mình vừa phát hiện ra một hành tinh lạ. Tôi không còn nghĩ tới hy vọng gặp lại được nàng. Nàng không có thực ở trên đời này. Thượng đế đã đánh lừa, mỉa mai tôi. Nàng chính là là nàng tiên thứ bảy, thứ mười bảy, thứ một ngàn lẻ bảy nào đó. Mỗi lần nghĩ thế tôi lại cười một mình, cười rũ rượt như thằng điên. Lần ấy tôi vừa qua một trận cười suốt từ trưa đến chiều lăn lộn trên giường, khi tỉnh dậy, tôi lang thang ra phố. Chẳng hiểu sao tôi lại lần ra giếng nước. Tìm tôi chợt ngừng đập khi nhận ra nàng tiên một ngàn lẻ bảy của tôi. Không hiểu nàng từ trên trời xuống hay từ dưới lòng giếng lên. Đúng là nàng, mắt tôi sáng lên đứng ngây ra một lúc nhìn ngắm làng từ xa. Nàng đã là người phụ nữ dày dạn khác xưa nhiều lắm nhưng dưới con mắt tôi nàng vẫn là nàng tiên thứ một ngàn lẻ bảy, trẻ trung và trong suốt. Vẫn ánh mắt thăm thẳm, đen láy, gương mặt kiêu sa và làn da trắng mịn. Tôi chạy nhào tới nắm chặt lấy cổ tay nàng như sợ nàng lại bay biến mất. Tôi không còn nhận biết mặt nàng lúc ấy tái đi sợ hãi.
- Đồ khốn nạn! - Nàng hét lên.
Tôi không nghĩ rằng mình lúc ấy giống như một tên cướp đường, Nàng đã không nhận ra tôi. Những năm tháng trên chiến trường đói khát, gian khổ và trận giông bão lấy và chia tay vợ, với những thân hình tôi tàn tạ đi. Tôi giằng lấy chiếc gầu của ai đó với mục đích tốt đẹp là múc nước cho nàng, muốn nhắc nhở nàng nhớ tới kỷ niệm xưa. Có thể là hành động điên khùng của tôi đã khiến nàng và mọi người hiểu lầm. Cuối cùng tôi đã nhận được một quả đấm vào mặt của ai đó đứng ra bênh vực nàng. Cú đấm khá mạnh đã giúp tôi bừng tỉnh khỏi cơn mê muội về nàng. Tôi đau đớn nhục nhã bỏ chạy, để lại phía sau tiếng cười mỉa mai của đám đông trên sân giếng.
Từ lần ấy tôi không dám vác mặt ra giếng và tránh mọi đám đông. Nhưng đêm về, hình bóng nàng vẫn lung linh. Tôi lại tiếp tục bám sát nàng bằng cách kín đáo vào các buổi tối. Tôi đã biết được tên nàng là Ngọc Trâm, nhà ở mãi tận đầu phố. Nhưng nàng đã đi lấy chồng, thỉnh thoảng mới về thăm mẹ đẻ. Đã không biết bao nhiêu lần tôi lẫn trong dòng người qua lại trước cửa nhà nàng. Biết rõ được lai lịch hoàn cảnh nàng, tôi quyết định lấy nàng làm nguyên mẫu cho nhân vật chính trong vở kịch của mình. Nàng đã trở thành người tình của tôi trong kịch bản. Khi cầm bút tôi tưởng tượng rõ thấy tấm thân ngọc ngà, trinh nguyên của nàng đang bị tàn phá...
Bây giờ nàng đang ngồi đây vừa gần gũi vừa xa lạ. Nàng vẫn chăm chú theo dõi vở kịch đời mình trên sân khấu. Nàng Kim Chi do Bích Ngọc đóng phải mang con trốn khỏi nhà chồng. Bích Ngọc đóng đạt tới mức cả nhà hát lặng đi nghe rõ tiếng thở dài tiếng sụt sùi của khán giả. Tôi chợt lạnh người khi nghe tiếng nàng khóc nấc lên đâu đớn. Đúng vào lúc này nhà đạo diễn Nguyễn Hà của tôi đến ngồi xuống chiếc ghế của chồng nàng bỏ trống. Nàng đưa tay gạt nước mắt, tiếng nấc nghẹn lại.
- Chào chị Ngọc Trâm, tôi lây làm tiếc là chị đã không giữ được ông chồng của chị ở lại xem cho hết - Nhà đạo diễn khẽ nói rì rầm với nàng. - Chị hãy xem cho hết và xin chị cho ý kiến riêng của mình. Ý tôi muốn nói cái bản chất của người phụ nữ Việt Nam xưa nay vốn hay lam hay làm, giàu lòng vị tha. Nàng Kim Chi sẽ phải quay về với chồng. Nhà đạo diễn quay sang tôi.
-Xin được hân hạnh giới thiệu với chị Ngọc Trâm đây chính là tác giả của vở kịch mà chị đang xem.
Đạo diễn Nguyễn Hà giới thiệu xong rồi xin lỗi trở lại ghế của mình.
- Hoá ra là anh sao? Nàng sững sờ quay sang tôi thốt lên vẻ lạ lùng.
- Tôi đây. Xin lỗi vì lúc nãy tôi đã nói dối!
Tôi nói và lặng lẽ ngồi theo dõi cử chỉ thái độ của nàng khi xem phần cuối của vở kịch. Phần cuối của kịch bản là hoàn toàn do đạo diễn Nguyễn Hà thêm vào. Theo quan điểm của ông nàg Kim Chi phải quay về với chồng. Tôi phải chịu ông. Lẽ phải ở trong tay kẻ mạnh. Thế mạnh ở ông là không bỏ vợ. Còn nàng? Nàng đang ngồi cạnh tôi đây, hai bàn tay nàng cứ xoắn vào nhau thi thoảng lại liếc nhìn tôi. Có lẽ nàng đã đoán biết được cái kết của vở kịch. Còn cái kết của cuộc đời nàng? Tôi nghe lòng mình bồn chồn cảm nhận rõ mùi thơm của mái tóc nàng của da thịt nàng gần lắm. Nàng hơi ngả người về phía tôi, cánh tay nàng tỳ lên thành nghế chạm nhẹ vào sườn tôi gây một cảm giác êm dịu. Rồi cũng chẳng hiểu từ lúc nào, bàn tay nàng và bàn tay tôi đã tìm đến nhau. Những ngón tay mềm mại thon nhỏ của nàng làm tôi xốn xang rạo rực giống như thằng con trai mới được yêu lần đầu. Trên thực tế nàng vừa mới biết tên tôi mà cứ như thể tôi và nàng đã gặp nhau từ kiếp trước. Tâm trí tôi mụ mị không rõ sự đồng cảm đó là gì.
Cả tôi và nàng đều im lặng. Sự im nặng dồn nén. Bản năng muốn nổi loạn tiêu diệt lý trí. Phần lý trí yếu ớt mách bảo tôi hãy dừng lại. Không được dở thói dâm ô với nàng. Nhưng những ngón tay thần diệu của nàng như níu giữ tôi lại. Bất chợt nàng bóp mạnh bàn tay tôi đúng vào lúc vở kịch kết thúc. Điện bật sáng. Cả tôi và nàng đều bối rồi. Nàng ghé sát vào tai tôi thì thầm:
- Hết nợ rồi đấy nhé. Nhớ không? Cái lần nắm cổ tay người ta trên sân giếng ấy. Tôi nhìn trong mắt nàng long lanh ánh lên niềm vui trẻ thơ. Ra ngoài đường phố tôi rụt rè xin được đưa nàng về nhà. Nàng như chợt nhớ tới điều gì đó, mặt tối lại cuống quýt lo sợ.
- Không, không được...không thể...
Nàng nói và vội vã bỏ đi. Tôi đứng ngây nhìn theo bóng nàng lẫn dưới hàng cây bên đường. Mấy ngày sau tôi gặp được nàng vẫn trên sân giếng. Cả tôi và nàng chỉ nhìn nhau im lặng. Tôi giặt xong mà vẫn chưa muốn về. Trên sân giếng lúc này chỉ còn tôi và nàng.
- Cái gầu gửi anh ngày xưa hỏng rồi à?
- Nàng nói và đưa mắt nhìn chiếc gầu tôi mới mua.
- Ừ, hỏng rồi, nó rò gỉ lung tung cả. Lâu quá rồi còn gì.
- Lấy vợ đi để nó hầu hạ. Già rồi đấy!
- Nó hầu mình hay mình hầu nó. Tôi nói và cố gượng cười nhìn nàng.
- Hay là đang chờ đợi ai?
Tôi làm ngơ không trả lời cầm ngay chiếc gầu mới của mình đứng hẳn lên thành giếng múc nước cho nàng. Bất chợt tôi buột miệng.
- Hồi này không gánh nước về tắm nữa à? Nước giếng vẫn mát lắm đấy.
Nàng cười. Nụ cười héo hắt trên ngương mặt đã tàn phai hương sắc của nàng. Tôi hình dung lại gương mặt nàng xưa và thấy tiêng tiếc không hiểu sao nhan sắc của nàng lại chóng tàn phai đến vậy. Khi nàng đã nâng chậu quần áo lên ngang hông định bước đi nhưng nghĩ thế nào lại đặt bịch xuống thành giếng, giọng gập ngừng.
- Anh có biết cũng tại đây hồi xưa ai đã đánh anh không? Chính chồng em đấy!
Câu nói vô tình của nàng khiến tôi rùng mình liên tưởng tới nhận định sai lầm của mình và khuôn mặt đao phủ của chồng nàng. Nàng nói và vội bỏ đi như sợ có ai nhìn thấy. Tôi vội gọi giật nàng lại muốn được mời vợ chồng nàng đi xem vở mới của tôi sắp đươc công diễn tại nhà hát thành phố. Nàng kẽ gật đầu đồng ý. Nàng dặn tôi mang giấy mời tới số nhà 102 đường Hạnh Phúc phía Tây vườn hoa thành phố. Tôi hiểu ngay đấy là nhà chồng nàng. Tôi lấy giấy mời trước một ngày trong tâm trạng thấp phỏng háo hức đạp xe tới nhà nàng. Số 102 vừa hiện ra trước mắt, tôi xuống xe vội đứng sững lại nghe trong nhà có tiếng đập phá chửi rủa. Tôi nhìn thầy nàng đầu óc rối tung, quần áo tả tơi từ trong nhà ôm mặt chạy hè ngồi thụp xuống khóc. Trong nhà tiếng trẻ kêo gào, tiếng chồng nàng chửi tục như người say rượu.
- Cút, cút đi cho khuất mắt...
- Tôi sẽ đi, Tôi sẽ đi ngay bây giờ.
Nàng nói và vùng dậy chạy vào trong nhà một lúc rồi quay ra với cái túi nhỏ trên tay. Trong nhà đứa bé gái chừng mười tuổi nhào ra ômg ghì lấy nàng kêu lên.
Mẹ! Mẹ ơi mẹ đừng bỏ con...
Nàng bất lực quăng chiếc túi xách xuống đất rồi ôm lấy đứa con vào lòng. Tôi vọi ngồi lên yên xe đạp đi thẳng. Trong khoẳng khắc ấy tôi nhận ra nàng cũng đã nhìn thấy tôi. Từ lần ấy cả tôivà nàng nhìn thấy nhautừ xa đều tìm cách tránh mặt.
Lại vẫn trên sân giếng, tôi đang h× hoái giặt quần áo, khi nhìn lên đã thÊy nàng đứng sững trước mắt. Hình như mỗi lần về nhà mẹ đẻ nàng đều ra giếng. Nét mặt nàng đanh lại. Nàng cúi xuống ghé sát và tai tôi: "Anh là thằng hèn". Trả thù tôi câu nói ấy nàng quay ngoắt bước đi không để tôi thanh minh với nàng lời nào. Tám năm nữa trôi qua, cả tôivà nàng đều không nhìn mặt nhau. Trong tâm chí tôi hình bóng nàng phai nhạt dần...
Mãi tới một chiều tôi đạp xe thong dong trên phố. Chẳng hiểu sao tôi lại rẽ sang đường Hạnh Phúc tới vườn hoa thành phố. Số nhà 102 bỗng rực rỡ trước mắt tôi. Tôi sửng sốt vì sự đổi thay của ngôi nhà 102 của vợ chồng nàng. Cái gian nhà cấp bốn lụp sụp xưa bây giờ mọc lên ngôi biệt thự 5 tầng lồng lẫn nhau. Cón số 102 ở cổng còn tươi nguyên nước sơn mới, đầy kiêu hãnh. Chồng nàng ra dáng ông chủ ngồi ngả người trên ghế tựa nhấp nháp cà phê trước hàng hiên lộng lẫy có những chậu hoa đồng tièn tươi rói. Lòng tôi thấy thanh thản lạ lùng. Tôi mừng cho nàng. Nàng đã được bù đắp. Vật chất quyết định ý thức. Vợ chồng nàng sẽ hạnh phúc.
Còn tôi, tuy chẳng sung sướng gì, nhưng hơn một năm nay cục văn hoá điều về làm giảng viên trường văn hoá nghệ thuật thành phố. Một buổi sáng tôi đang ngồi trong văn phòng nhà trường thấy một người đàn bà bước vào, theo sau là một cô gái chừng mười bảy, mười tám tuổi. Tôi đứng vụt dậy khi nhận ra cô gái kia chính là nàng của 18 năm về trước trên sân giếng. Tôi ngỡ ngàng, Ngọc Trâm vừa được hoá thân trẻ lại. Những cuộc đời đâu có ngọt ngào thế. Chính người đàn bà gầy yếu kia mới là Ngọc Trâm. Hương sắc của nàng ngày xưa đã bị đứa con gái của nàng đây đánh cắp hết. Thấy tôi nhận ra nàng, nàng cười nói rất tự tin. Nhường chiếc nghế cho cô gái ngồi, nàng đến ngồi xuống cạnh tôi, dõng dạc tuyên bố.
- Đến lúc này tôi đã có quyền đến đây để nói, ông là nhà viết kịch tồi. Ông đã mắc một lỗi làm ghê gớm. Tôi đến đây để yêu cầu ông mỗi một việc. Ông hãy viết lại vở kịch ông đã viết về tôi ngày xưa và hãy nhận con gái tôi vào học lớp diễn viên. Nó đấy! Tôi đảm bảo với ông rằng không có diễn viên nào diễn lại cuộc đời tôi đạt bằng nó.
Nàng nói và nhìn con gái. Cô gái hơn cúi xuống xúc động rơm rớm nước mắt. Tôi không hiểu cô con gái nàng khóc vì lẽ gì. Tôi chưa còn biết nói với nàng thế nào thì nàng đã đứng dậy đến năm lấy tay con gái.
- Mẹ con mình về đi. Xin chào ông! Ông hãy xuy nghĩ cho kỹ lời tôi vừa nói và không cần phải trả lời tôi vội...
Đêm về, tôi đang còn nằm trằn trọc nghĩ lại lời nói và thái độ lạ lùng của nàng thì nghe tiếng gõ cửa. Tôi lục sục dậy mở cửa và nàng xuất hiện ngay trước mũi tôi. Chẳng cần để tôi mời, nàng lÆng lẽ bước vào nhà của tôi tự nhiên như thể ngày nào cũng đến đây vậy. Nàng ngồi xuống chiếc ghế bên bàn viết của tôi, đưa mắt quan sát khắp nhà,miệng tủm tỉm cười. Nàng không đả động gì tới những chuỵên nàng đã yêu cầu tôi ở trường. Tôi cũng không nói lời nào mà chỉ quan sát cử chỉ lạ lùng ở nàng và chờ đợi. Dường như cũng cố tình thi gan với tôi, nàng đứng dậy lướt qua giá sách lật một vài quyển. Nhìn nàng tôi vô cùng hệ trọng. Đêm lặng di. Ngoài phố những người đổ rác đêm kéo xe lộc cộc, thỉnh thoảng bánh xe lại rít lên ken két.
- Chuyện gì, chị nói đi nào? Cuối cùng tôi đành lên tiếng. Nàng che miệng khẽ khúc khích cười.
- Sao lại chị, bà chứ?
- Ừ thì thưa quý bà....
- Tôi đến đâu đây để đòi nợ ông! Đòi nợ! Ông nghe rõ chưa.
- Thôi khuya rồi, ta nên...
- Ông sợ? Ông sợ vì ông không trả được nợ... hay là ông sợ bị đấm như hồi nào?
- Tôi yêu cầu bà nói chuyện nghiêm chỉnh. Bà thực sự cần gì?
-Tôi đã nói rồi. Ông còn nợ tôi. Ông không biết sao. Mà có thể ông không biết thực. Ông hãy trả cho tôi cả một đời đàn bà. Nếu không xem vở kịch của ông thì đời tôi đã khác rồi.
- Tôi không hiểu bà còn đòi hỏi gì?
- Tôi đã nói rồi. Ông còn nợ tôi. Ông không biết sao. Mà có thể ông không biết thực. Ông hãy trả cho tôi cả một đời đàn bà. Nếu không xem vở kịch của ông thì đời tôi đã khác rồi.
- Tôi không hiểu bà còn đòi hỏi gì nữa. Bà bây giờ giầu có nhất nhì thành phố này, bà tưởng tôi không biết sao?
Nàng bỗng cười phá lên, hai tay úp lên mặt làm tiếng cười nghẹ lại. Tiếng cười của nàng trong đêm nghe rờn rợn, tôi không phân biệt được nàng đang cười hay đang khóc. Tôi bàng hoàng nhìn nàng không tin rằng đấy lại chính là nàng Ngọc Trâm xưa.
- Làm sao ông lại đứng gây ra thế. Đồ ngốc ạ!
Nàng nhào đến bên tôi. Nàng khóc nức nở như một đứa trẻ:
- Ông quả là nhà viết kịch tồi nhất thế gian này. Ông chẳng hiểu gì cuộc đời, ông chẳng hiểu gì đàn bà cả. Tôi nói điều này ông có tin không, tôi chính thức ly hôn ngày hôm qua. Ly hôn, ông đã hiểu ly hôn là thế nào rồi chứ. Tôi đã chờ đợi cái ngày này từ bao nhiêu năm nay, chờ cho con gái tôi đủ 18 tuổi. Ông đã thấy nó đấy. Tôi đã vứt bỏ đời mình, để có nó như ngày nay. Nếu ông không từ chối, tôi giao nó cho ông. Ông sẽ dạy nó đóng kịch. Sân khấu là cuộc đời hay cuộc đời là sân khấu hả ông?
Nàng vừa nói vừa ôm ghì lấy tôi. Tôi thấy người chông chênh như đi trên mây. Tôi cảm nhận rõ những ngón tay xương xẩu của nàng đang run rẩy lần tìm như đếm từng rẻ xương sườn của tôi. Tôi cố vắt kiệt nguồn sinh lực còn lại trong cơ thể cằn cỗi của mình để tìm lại bóng dáng nàng Ngọc Trâm xưa, tìm lại giây phút êm đềm tươi mát của cuộc đời và bên tôi quả nhiên vang mãi lên tiếng nói của nàng. "Đồ ngốc à".
DƯƠNG HƯỚNG

Xem Tiếp: ----