Phần I


Phần I

    
ưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1912 – 10 tháng 8 năm 1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực "Thơ mới" đả kích các nhà thơ "cũ". Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội. Con trai thứ chín của ông, Lưu Trọng Ninh cũng là một đạo diễn phim khá nổi tiếng của Việt Nam.
Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

° ° ° ° °
Năm ấy tôi mới lên tám. Thuở bấy giờ một đứa bé vào tuổi ấy chẳng khôn lớn gì hơn một đứa bé bấy giờ lên năm. Nhưng, vì có lẽ thiên bẩm dồi dào hơn một chút, cho nên đối với những đứa bé cùng tuổi, tôi đã ra dáng biết nhiều, hiểu nhiều hơn chúng. Thật ra, sự hiểu biết ấy cũng chỉ chu tuần ở trong vòng tình cảm mà thôi. Nói một cách khác là tôi đã sớm biết rung động rất nhiều trước một cảnh vật khả ái, hay trước cái tình lưu luyến mênh mông của một bà mẹ.
Cảnh vật thứ nhất đã đắm mê tôi là cái cảnh rừng núi trên con đường từ làng nội tôi đến làng ngoại tôi, tôi có thể nói là bắt đầu từ con đường ấy và người đàn bà ấy. Những cảm giác đầu tiên của tôi, là do người đàn bà và cái cảnh đường ấy in vào trong tâm hồn tôi. Và nay tôi là người thế nào, là do những cảm giác đầu tiên đó đã đúc nên vậy.
Cuốn truyện của đời tôi, không biết đến bao giờ mới chép đến trang cuối, nhưng mỗi khi giở lại mấy trang đầu, bao giờ tôi cũng thấy sa xuống trên màu giấy trắng toát, sa xuống cái bóng âm u của người đàn bà ấy mà tôi được gặp đầu tiên trong cõi đời trần thế của tôi. Vì bao giờ tôi cũng tỉ dụ rằng: trái với sự quả quyết của khoa học, một kiếp sau sẽ có, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài cõi đất. Trong cái kiếp sau ấy, tôi sẽ còn gặp lại mẹ tôi và cũng ở trên con đường ấy, từ làng nội đến làng ngoại tôi. Một người đàn bà hiền hòa khả ái như mẹ tôi, không phải là Thượng đế chỉ cho ta gặp một lần rồi để không bao giờ gặp lại nữa. Tôi ước nguyện rằng lòng tin sẽ tạo ra sự thực. Và nhờ thế, mẹ tôi chưa chết hẳn. Không, một người như mẹ tôi không thể nào chết hẳn được. Mẹ tôi không hẳn chỉ là một người mẹ, chỉ thế, trong linh hồn ấy cũng đã ẩn chứa một sứ mệnh thiêng liêng, một nguyên lý bất diệt.
Tôi không nhớ rõ lần ấy là lần thứ mấy tôi theo thầy mẹ tôi từ làng nội về làng ngoại. Nhưng làm sao tôi quên được cái buổi chiều mát lạnh ấy, mà gió lên vội vàng, hấp tấp, đêm xuống nhanh như để giành cướp lấy cái buồn vắng của một chiều thu tàn. Thoảng bên tai, tôi còn nghe mẹ tôi vừa nhổ bãi trầu cái toẹt, vừa giục người nhà:
- Các chú sửa soạn mau lên một tý. Mặt trời chỉ còn một lẻ sào nữa thôi. Liệu đấy!
Một lát sau tôi trông ra phía núi, thì mặt trời đã đỏ gay, to bằng cái nia, chỉ đợi tôi ngoảng mặt đi là trụt dần xuống núi.
Môi tôi vẫn hối những người đầy tớ:
- Đi sớm được tí mô hay tí nấy. Các chú khần khừ thế này, thì đêm đến canh hai cũng chưa đi được.
Một người tớ già, ngồi xếp những thức ăn vào một cái quay, ung dung nói:
- Thưa bà, chả có việc chi mà phải gấp cả. Mười chín nín trâu. Hôm nay mười chín, thì dễ thường cũng phải đợi đến đầu canh hai mới có trăng.
Mẹ tôi cười:
- Tôi cũng không tính việc hôm nay có trăng.
Một lát mẹ tôi nói tiếp:
- Mà trăng hay không trăng cũng thế thôi, phải không cállip; Thím Neo… Ả Dục… Mợ Rô… Ừ nhỉ, làm sao những người đàn bà nhà quê ấy không chết hẳn đi trong ký ức của tôi, vào một buổi chiều thê thảm kia, cũng như mọi vật ở đời… Mà họ cũng chẳng đưa lại đến trong những giờ náo nhiệt của tôi, một ít bình lặng của thời xưa, đầy hương và đức.
- Thế mẹ Doãn muốn gì?
- Thì nào Doãn có biết…
Mượn và tôi, chúng tôi hình như đi cạnh nhau như thế, đi trên con đường quen thuộc của những người đàn bà ấy… Có lúc hình như chúng tôi đã im lặng. Và sau một hồi im lặng lại một câu hỏi đột ngột làm cho chính hai chúng tôi bối rối ngơ ngác.
- Hay là mẹ Doãn muốn Doãn lấy vợ chăng?
- Thì sao bà ấy lại chẳng chịu nói ra…
- Các bà ấy, có bao giờ chịu nói ra.
Thực ra, tôi đã nói dối Mượn. Đã hai hay ba lần rồi mẹ tôi đã ngỏ cho tôi cái ý ấy. Mà cảm giác đầu tiên của tôi là cảm giác của một tâm hồn, của một thể chất bất bình: tôi mới có 14 tuổi. Trời ơi! Làm sao tôi có thể thâu nhận cái tư tưởng hôn nhân giữa tuổi ấy mà không ngượng ngùng, mà không đau khổ? Tôi không rõ Mượn có là một phần nào trong sự ngăn trở ấy không chứ điều mà tôi cảm thấy một cách rõ ràng là lòng của tôi coi như đã phạm đến hồn trinh bạch, khi nghĩ đến sự lấy vợ.
Nghĩ đến sự lấy vợ, chả phải là mua chác vào tâm trí những tư tưởng nặng nề như xiềng xích, nghĩa là chặt đôi cánh vừa mới mọc trên cái tuổi hồn nhiên thơ dại… Nhưng mẹ tôi, cả nhà tôi không nghĩ thế. Điều cách này mới tai ác: mọi người đều tin một cách chắc chắn rằng, tôi với cô Nguyệt, con ông Đề lại ở huyện có tình ý với nhau, và bây giờ nhà nói ra là như cởi mở cho tấm lòng thắc mắc của đôi trẻ. Có ngờ đâu, tôi là một người rất ái ngại cho cái vui mau chóng của mẹ tôi, của cả nhà tôi.
Cái hôm mẹ tôi sung sướng, hí hửng như một đứa trẻ con, tin cho tôi cái tin mừng ấy là cái hôm tôi đau đớn, lo lắng vô cùng. Nhưng tôi cố thản nhiên cười bảo mẹ tôi:
- Một cậu bé như con mà lấy vợ, con sợ có sớm không?
Mẹ tôi cười:
- Gớm! Cậu tưởng cậu còn bé bỏng lắm đa? Cậu không thấy anh Bích con bà Huyên Yên cũng bằng tuổi cậu mà người ta đã sắp có con rồi đấy.
Tôi không cãi.
Có lẽ bấy giờ, mẹ tôi cũng yên trí rằng tôi không phản đối sự hôn nhân. Nhưng từ độ ấy, tôi xin thầy mẹ tôi lên tỉnh học: tôi bỏ trường Huyện. Và từ đấy, tôi cũng thường không nghĩ đến việc hôn nhân nữa. Mẹ tôi, mấy bận lên tỉnh thăm tôi, lại hay nhắc đến. Một độ, thấy tôi lơ láo, mẹ tôi cũng không nói gì tới nữa.
Tôi tiến tới trước Mượn mấy bước, rồi quay lại cười bảo Mượn:
- Mượn bước lên xem nào?
Mượn không hiểu gì, cũng cứ làm y tôi dặn. Tôi tấm tắc nói một mình:
- Này con vật ở trong tấm hình bây giờ nó phốp pháp và khỏe quá, nó không còn yểu điệu như ngày xưa nữa.
Tôi vẫn mỉm cười bí mật, Mượn vẫn không hiểu gì. Nhưng thực ra, tôi không thể không tin được rằng: Mượn có lúc đã chiếm một địa vị quan hệ trong tâm linh tôi. Và sự hôn nhân của tôi thất bại có lẽ một phần cũng tại người bạn tâm tình ấy.
Mẹ tôi ốm đã gần một tháng nay, hai lần mẹ tôi gọi tôi về bên giường bệnh của bà, chỉ lần thứ ba tôi mới về được. Thật tội bất hiếu của tôi đối với bà không biết đổ đâu cho hết. Nguyên nhân làm mẹ tôi gọi tôi về gấp như thế cũng giống cái nguyên nhân làm cho tôi chần chừ không dám đến gần mẹ tôi. Nhưng tôi có thể khất với tôi chứ thực lòng với một người ốm nặng, nhất là người mà bao giờ tôi cũng chỉ có lòng thương mến. Tôi nhớ hôm tôi ở huyện về, thấy tôi, tự nhiên mẹ tôi khỏe lên, gắng ngồi dậy nói chuyện với mọi người. Tôi cảm động về sự sung sướng của mẹ tôi quá. Chẳng hạn, tôi không còn đủ can đảm để mà trái ý bà một cái gì. Giá hôm ấy, bà bảo tôi một điều gì tôi cũng nghe cả. Nhưng mẹ tôi không hề “lợi dụng” chỗ yếu ấy của tôi để mà “đánh” tôi. Trái lại, tôi đã biết khôn khéo cùng với cái nhịp sung sướng mà bắt ép mẹ tôi.
- Mẹ uống thuốc nhá, để con quạt thêm chén thuốc nữa.
Mẹ tôi gật đầu, không hề phản đối mảy may như mọi lần.
- Mẹ ăn cháo nhá, để con bảo thằng Vinh nó nấu cho mẹ. Hay mẹ uống sữa để con pha.
Mẹ tôi gật đầu một cách sung sướng. Tôi bảo thế, giá tôi bao hơn nữa mẹ tôi có lẽ cũng nghe theo. Hay là mẹ tôi có ý chiều tôi như thế, chiều tôi hết cả để rồi bắt ép tôi một điều, chỉ một điều thôi nhưng là một điều tối quan trọng.
Tôi chắc rằng bà nói ra trong lúc ấy thì sẽ tiêu. Tôi sợ sự im lặng đè nén trong tâm hồn mẹ tôi, sợ sự đối diện nặng nề của mẹ tôi và tôi. Cho nên bao giờ tôi cũng kiếm cách để cho trong phòng mẹ tôi ngoài tôi ra còn có một vài người nữa. Nhưng tôi quên làm sao được cái chiều hôm ấy, trời vừa ngớt một cơn giông, khí trời tự nhiên mát ra, cảnh chiều hôm đưa lại một cơn gió lạnh bất ngờ. Mẹ tôi ho nhiều quá nhưng mẹ tôi cứ gắng ngồi dậy. Mẹ tôi vẫy tay bảo tôi đến ngồi cạnh bà. Tôi rụt rè ngồi ở mé giường và bảo mẹ tôi.
- Mẹ nằm xuống kẻo mệt.
Mẹ tôi như không để ý đến lời tôi nói:
- Doãn, con ngồi dịch lại đây một tý, gần mẹ một tý.
Tôi ngồi dịch lại, vẫn rụt rè, vẫn lo sợ. Tôi cảm giác trước rằng cái trận quyết liệt đã đến giữa chúng tôi: mẹ tôi thừa cái dịp này để bắt tôi hàng phục. Mà thật thế, tôi đã hạ khí giới trước khi ra trận. Mẹ tôi hớp xong một hớp trà, tôi quên không nói rằng: mẹ tôi hôm ấy, trái với lệ thường, bảo pha một ấm trà liên tử cho thật đặc. Mẹ tôi uống luôn miệng, khiến cho tôi phải sinh nghi. Trong lúc ấy, một ngọn gió lạnh đến tận giường mẹ tôi, tôi rầy thằng Vinh:
- Đồ khốn nạn, chỉ khép cái cửa mà cũng không nên thân.
- Con đừng mắng nó tội ngiệp, chính mẹ bảo nó mở hé cửa như thế cho có ánh sáng.
- Nhưng dẫu thế nào thì mẹ cũng phải nằm xuống đã. Mẹ cần phải “dưỡng” lắm.
- Không, con đừng ngại, hôm nay mẹ thấy trong mình khỏe lắm.
Tôi không tin, vẫn khăng khăng bảo mẹ tôi:
- Mẹ hãy còn yếu, mẹ hãy nằm xuống rồi mẹ muốn nói gì hẵng nói.
Mẹ tôi mỉm cười:
- Thế con muốn mẹ nói cái gì?
Nghĩ một lát, mẹ tôi nói tiếp:
- Mẹ chẳng muốn gì cả!
Tôi nhìn mẹ, tôi ngạc nhiên và cảm động, mẹ tôi vẫn bình tĩnh thản nhiên nói tiếp:
- Hôm ni, thực lòng mẹ chẳng nói gì với con hết.
Hình như mẹ đã nói nhiều rồi.
Mẹ tôi xoa đầu tôi và lại nói bằng một giọng ngọt ngào, êm ái:
- Ý muốn của mẹ bây giờ là chỉ mong sao con học cho giỏi, và đỗ nhanh như anh con là mẹ mừng. Mẹ chỉ cầu nguyện có thế. Còn như việc hôn nhân của con thì mẹ đã nghĩ kỹ, bây giờ mẹ không muốn giục con hay ép con nữa. Mẹ bây giờ đã đổi ý hướng. Mẹ chỉ muốn con học giỏi và nối được chí thầy con, anh con… lòng mẹ chỉ ước có thế.
Mẹ tôi nói câu này bằng một giọng chân thật và quả quyết quá khiến tôi lại càng tin rằng: mẹ tôi đã đổi ý rồi chăng… Tôi chưa kịp tỏ sự vui mừng thì ở ngoài đã nghe có tiếng ngựa hí.
Mẹ tôi nằm xuống giường và nói với tôi:
- Thầy con đã về đấy.
Tôi chạy ra thì thầy tôi cũng vừa bước vào.
Sau lưng thầy tôi là ông Hương Rớt, một ông lang có tiếng nhất ở vùng tôi.
Thầy tôi hỏi:
- Mẹ con bây giờ thế nào?
- Bẩm mẹ con đã khá.
Nhưng tôi cũng theo thầy tôi và ông lang trở về buồng. Tôi có ngờ đâu lại như thế: mẹ tôi mặt tái mét nằm sõng sượt.
Thầy tôi hỏi gì mẹ tôi cũng không đáp… hai môi chỉ mấp máy…
Ông lang chẩn mạch xong… Thầy tôi và tôi, trái tim hồi hộp quá cứ nhìn thẳng vào mắt ông lang như có vẻ van lơn hay cầu nguyện.
Nhưng ông lang đã kéo thầy tôi ra khỏi buồng và nói một cách thất vọng:
- Có lẽ bà “về” mất.
Tôi rụng rời tay chân. Thầy tôi vẫn bình tĩnh trở vô buồng. Mẹ tôi còn mở mắt nhìn thầy tôi và nhìn tôi, chỉ hỏi được một câu:
- Thằng cả đã về chưa ông?
Rồi hai tay mẹ tôi buông dần… Trời ôi! Tôi có ngờ đâu mẹ tôi đã đánh lừa tôi, tôi biết, chính việc hôn nhân của tôi đã làm cho cái chết của mẹ tôi đến một cách gấp vội thế.
Tôi không thể chép cuốn truyện này mà không thuật những phút cuối cùng của một cuộc đời cần cù, lam lũ, chỉ biết hy sinh, hy sinh bao nhiêu sức khỏe, bao nhiêu tâm sự cho hạnh phúc của những người khác. Những người khác đó, thân thì là chồng con, anh em nhà chồng, sơ thì họ hàng và xóm giềng. Cái sống của mẹ tôi là một mùi hương theo gió mà lan rộng ra mãi, vì thế, cái chết của mẹ tôi là một tiếc thương cho những họ hàng quen biết.
Mẹ tôi về với thầy tôi đã hơn mười lăm năm. Sự kiệm cần, sự ngăn nắp, cùng theo mẹ tôi, về trong gia đình thầy tôi. Mẹ tôi là một bà quan, nhưng thực ra không có gì là một bà quan cả. Quanh năm, ở cạnh bà, không có một người lính hầu. Ngày thầy tôi còn ở huyện đường Tuyên Hoá. Cũng chỉ có hai lần mẹ tôi theo thầy tôi mà thôi. Mỗi lần, mẹ tôi chỉ ở với thầy tôi độ 3, 4 tháng. Mùa gặt về, mẹ tôi thế nào cũng phải tạm biệt thầy tôi mà về quê. Ở quê tôi mẹ tôi đã dựng nên một “giang sơn” cho chồng, làm cho tất cả người trong làng hay người “hàng xứ” nhắc tới như là một chuyện đời xưa lưu truyền lại để làm gương cho thiên hạ.
Sinh ở nơi dân dã, mẹ tôi, về nhà họ Trương, mà vẫn giữ cái cốt cách của dân dã. Tôi còn thấy như mới hôm qua, cái người đàn bà cũ kỹ ấy, mỗi lần ở chợ về, vất cái nón thượng quai thao xuống đất, đặt cái thúng nặng ở nách xuống, nhổ bãi trầu và nhoẻn một nụ cười rộng và bao dung biết chừng nào! Vẻ mệt nhọc không làm mất được cái nét hiền từ không thay đổi của một người mẹ, một người đàn bà Việt Nam. Bà ung dung ngồi sắp những thức ăn ở thúng ra trên một cái mẹt.
Tôi bá cổ mẹ tôi, một đứa em ngồi lên bẹn mẹ tôi, một đứa em nữa, moi những trái thị vô tình hay hữu ý trốn chúng tôi ở dưới một mớ rau. Mẹ tôi đưa tay giữ chặt lấy tay em tôi và cố không tỏ vẻ giận dữ:
- Này Việt. Của cúng đấy, đừng đụng tới, không nên. Mai cúng xong, thôi tha hồ.
Em tôi vẫn cố giằng lấy một trái thị nhỏ nhất, và cãi lại mẹ tôi:
- Cho con trái nhỏ xíu này. Con cầm mà ngửi. Con không ăn mô.
Mẹ tôi cố tìm một cái lẽ để thứ lỗi cho em tôi:
- Mẹ cho con cầm mà chơi, nhưng con không được đưa lên mũi nhá! Ngửi, cũng không nên.
Em bé tôi cầm một trái chạy. Em gái tôi và tôi, cũng cố mỗi đứa cướp lấy mỗi quả:
- Mẹ ơi! Chúng con cũng chỉ ngửi thôi! Chúng con không ăn mô.
Mẹ tôi vẫn hoảng lên, cố tìm kế để đánh lừa chúng tôi:
- Này! Chúng mày! Tao quên phát cho chúng mày “lá móng tay”, Cọt đâu, Song đâu, Lạc đâu, Quỳnh đâu, đứa nào ra lãnh phần đứa nấy.
Hai em tôi và cả tôi nữa vội vàng trả những quả thị lại cho mẹ tôi và cùng mấy anh tôi ra lãnh phần những “lá móng tay”.
Hai em tôi ngơ ngác, không hiểu gì. Tôi nhớ mang máng rằng: hình như một năm trước mẹ tôi cũng có một lần phát những “lá móng tay” như thế.
Quên hẳn những quả thị, bấy giờ tâm hồn tôi hoàn toàn sống lại những màu kỷ niệm thấp thoáng vừa hiện ra rồi lại lẩn ngay.
Giật mình, tôi hỏi anh Lạc tôi:
- Mai ăn mồng năm phải không anh Lạc?
Lạc đáp:
- Ừ thằng này đến lẩn thẩn? Không ăn mồng năm, thì làm chi mẹ lại đi chợ, mua nhiều trái thế, mà lại còn mua cả lá mồng tơi thế nữa?
Anh Song tôi ra dáng hiểu nhiều, và “điển sách” lắm, nói với cả chúng tôi bấy giờ quây quần bên anh tôi.
- “Tết mồng năm” tên chữ là Tết Đoan Ngọ... ngày xưa ông Khuất Nguyên.
Bấy giờ anh Song tôi vào khoảng 16 tuổi nhưng thầy tôi vẫn không chịu “rút” anh tôi cho học chữ tây, vẫn cứ gửi ở một ông đồ trong làng, ông đồ này đối với thầy tôi, là chỗ đồng liêu. Anh  tôi, vì thế như lạc hẳn vào giữa bọn chúng tôi, là một bọn đã tới trường làng, sớm đến tối, gào thét như con vẹt, “le café là cà phê, le pain là bánh tây”.( bánh tây là bánh mì) Anh tôi, bị chúng tôi đưa ra làm một trò để chế giễu. Quỳnh là đứa bé con hỗn xược nhất trong bọn.
- Triều phò mã chơng vơng. Triều phò mã chơng vơng cái ông Khuất Nguyên nhà anh!
Cả bọn cũng lặp lại như thế để chế giễu anh tôi. Bấy giờ và đến nay, tôi cố tìm cũng không hiểu nghĩa mấy chữ ấy. Đến nay, mấy chữ ấy đã mất tích hẳn trong tiếng nói của người làng tôi. Nhưng thật quả, tôi nhớ đích là hồi bấy giờ, mấy chữ “triều phò mã chơng vơng” rất thông dụng trong tiếng nói của người nhà quê, nhất là của bầy trẻ. Danh từ ấy tôi biết là cốt để chế giễu một cái gì ngược trái lại với sự thông thường.
Anh Lạc tôi, đỏ mặt lên như củ gấc, toan cãi lại, thì một tiếng sạt ở sau lưng làm tất cả chúng tôi giật mình quay lại: Con Mén người đầy tớ của nhà tôi vừa đặt một bó lá xuống phản và nói với mẹ tôi:
- Thưa bà, hôm ni, con thấy có chú Thạc, ông phó Ngưỡng, ông xã Nghếch ở Lào về mỗi người một gánh kén nặng. Chú Thạc nghe đồn về được bờ năm trăm. Ông phó Ngưỡng bờ một nghìn nhưng phải thỉnh cả bàn đèn về nh&astyle='height:10px;'>
- Thưa bà, chưa đến, nhưng kể cũng không ngái mấy nữa.
- Các chú gắng đến đồng, lại nghỉ một lát cũng được.
Và khi chúng tôi đến đồng Kẻ Tra, thì mặt trời đã tung ánh sáng trắng vàng trên những đồng ruộng mạ xanh rì, như người thuyền chài tung cái lưới của mình vậy.
Sau đồng ruộng ấy là làng ngoại tôi. Ông tôi ở một xóm gọi là xóm Cồn, nghĩa là ở trên một đồi núi. Chúng tôi, bước khỏi cổng xóm là bắt đầu lên dốc, đi trên con đường đỏ ối. Tôi thấy một cái mùi đất ấm lạ, và cây cối ở trên xóm Cồn xum xuê một cách khác thường khiến cho tôi có cảm giác rằng: cuộc đời ở đây tựa hồ như một cái gì rất dễ dàng, rất đáng yêu: những cây cau vươn khỏi những mái tranh, và trên những vách đất đỏ gạch, leo lên với một cái khí lực manh danh, những cây trầu là xanh tươi và cong vạm vỡ.
Cáng tôi từ khi khỏi cổng xóm, đi vòng quang, và cứ trèo, trèo mãi. Những người đàn ông hay đàn bà thấy mẹ tôi thì cúi chào.
Họ đáp lại những câu hỏi của mẹ tôi một cách niềm nở, lễ phép:
- Này thím Thìn, có nghe Bọ (chỉ ông tôi) ra sao không?
- Bẩm bà, đã có mời ông Đước tới cúng rồi.
Một lát sau:
- Này A Dụng, Bó có khá không?
- Bẩm bà, Bọ hai hôm nay không cháo cơm chi hết.
Một lát nữa:
- Thế nào chú Huỳnh, Bọ…
- Bẩm bà, Bọ khó lòng mà ở rốn được…
Giọng mẹ tôi càng run run, chưa kịp nói, thì một bà cụ già vừa chống gậy vừa xuống dốc, bà nói với đôi mắt rưng rưng:
- Bà Huyện ơi! Có lẽ Bọ về mất.
Lúc bấy giờ hình như là lần thứ nhất tôi mới được nghe người ta nói đến tiếng “Bọ”. Nhưng tôi cũng hiểu “Bọ” là một “tiếng” trịnh trọng để tặng những người già cả đáng kính.
Dần dần khôn lớn, tôi càng hiểu thêm: tất cả những dân trong xóm đều coi ông tôi gần như một vị “giáo chủ”, dầu người ở trong xóm không theo đạo Phật hay đạo Thiên chúa. Họ chỉ tin ở sự cúng quảy, chay đàn. Mà trong những đám tế hay đám chay nào thì ông tôi cũng được mời ngồi làm “thầy cả.”
Sự yêu vì có tính chất tôn giáo ấy của dân xóm đối với ông tôi còn có những lẽ khác nữa: ông tôi là một ông lang của dân xóm, và là một ông chánh tổng bổ thọ độc nhất ở trong làng ngoại tôi. Nhưng cái danh dự to lớn hết của ông tôi là được một người rể có tên trong khoa giáp và sĩ hoạn.
Khi đến gần ngõ nhà ông tôi thì tôi thấy những người đàn ông và đàn bà trong ngõ bước ra. Họ chạy lại gần cáng tôi và nói với mẹ tôi bằng một giọng ngập cảm động:
- Bọ về rồi! Bọ về rồi? Thưa bà!
Tôi ngẩng trông mẹ tôi: trên khuôn mặt mẹ tôi không còn một chút máu.
Và khi chúng tôi bước lên: “Bọ ơi là Bọ ơi”.
Những dì tôi, nước mắt ràn rụa, chạy nói với mẹ tôi:
- Bọ chờ bà từ hôm qua đến hôm ni nhưng coi không thể chờ được nên phải đi.
Mẹ tôi chạy vào cầm lấy tay ông tôi, và khóc rú lên. Tôi cũng khóc to như mẹ tôi. Anh chị tôi còn khóc to hơn nữa.
Tôi ngẩng trông lên mặt ông tôi tuy da đã xanh nhợt nhưng cái chòm râu vẫn lấp lánh bạc, cái chòm râu vẫn đáng kính yêu biết bao! Tôi sực nhớ lại những lúc tôi ngồi ở trên gối ông tôi, và nhìn vườn cây qua cái chòm râu to dài ấy, thì tôi lại cảm động và khóc rú lên nữa. Thực ra tôi không hiểu rõ cái chết là một cái gì, nhưng mang máng cũng biết rằng: cái chết là một cái gì buồn não như một sự biệt ly mới là buồn não mà thôi. Tôi nhớ lại cái lần thứ nhất: mẹ tôi và tôi tiễn đưa anh tôi lên tỉnh học. Cuộc tiễn đưa ở trên bến sông. Con đò mang anh tôi, như chần chừ nấn ná không muốn lướt đi, còn anh tôi cứ đứng mãi ở mui thuyền trông với. Mẹ tôi cũng đứng trông ra. Lẽ ra chúng tôi có nhiều điều nói với nhau lắm nhưng mà trong lúc con thuyền một lúc một trôi xa, chúng tôi muốn nói gì phải nói thật to. Nhưng cảnh vật trong lúc bấy giờ bắt chúng tôi không thể động mạnh hay nói to. Phải âm thầm và ly biệt. Mà cái giờ phút trên bến sao kéo dài đến thế. Mà con đò thì hình như không đi và chỉ có dòng sông lượn, uốn khúc, và để rồi con đò đi trong một cái khúc quanh. Tôi đương thẫn thờ nghĩ lại cái cuộc biệt ly lần thứ nhất trong lòng đứa trẻ dại thì anh tôi đã lại bên tôi, bấm vào tay tôi và nói:
- Doãn, em không khóc đi?
Như tỉnh khỏi một giấc mộng, tôi vội vàng khóc lên, khóc cho kịp những người khác.
Mấy hôm nhà có việc như thế thì tôi thường được lệnh của mẹ tôi:
- Con đi ra lòi chơi.
Thấy tôi ngần ngại, thì mẹ tôi quay về phía Mượn:
- Mượn dẫn em đi lòi chơi đi.
Thực ra, Mượn về hình xác cũng không cao lớn gì hơn tôi. Mượn cũng chỉ suýt soát tuổi tôi, có lẽ còn kém tôi mấy tháng nữa. Nhưng theo một định luật bí mật từ ngàn đời xưa để lại, vì mẹ tôi là em mẹ Mượn, cho nên tôi phải gọi Mượn bằng anh và vì điều này mới kỳ, tôi cũng thấy tự nhiên bé nhỏ bên cạnh Mượn.
Vẫn giọng âu yếm và cầu xin của mẹ tôi nói với Mượn:
- Mượn coi, chớ để em chơi bẩn nha?
- Dạ.
Vẻ sung sướng và tự đắc hiện rõ ở trên mặt Mượn, Mượn đưa tay choàng ngang lưng tôi và nói với tôi, hình như cũng với cái giọng âu yếm, niềm nở của một người anh thực.
- Doãn đi ra lòi, anh hái đào cho ăn.
Tôi cũng không hề phải đổi cái giọng đàn anh ấy vì rằng: từ nhỏ tôi cũng đã biết ru lòng trong những ân tình đằm thắm của sự che chở, sự đùm bọc. Tôi nũng nịu:
- Anh Mượn, anh hái cho em nhiều khế ngọt nữa nhá!
- Được, em có thích ăn hồng không?
- Ừ, hồng nữa, anh hái cho em nữa!
Từ đó, trong lúc chơi đùa hay trong lúc nghiêm trang, Mượn nhiều khi đã lợi dụng cái quyền đàn anh mà “bức” tôi. Nhưng có điều là tôi cứ để cho nó dẫn dắt, sai bảo, âu yếm tưởng là một sự đương nhiên vậy, mới hay cái sự được che chở, cái sự được nằm trong lòng yêu thương của một người khác, cái tính nô lệ cũng có những cái say sưa của nó.
Thực ra, cái quyền sai bảo của Mượn đối với tôi hình như đi quá giới hạn, và cũng có nhiều điều khó chịu và buồn cười. Tôi nhớ có một bận, tôi đương đứng tĩnh túc trước linh cữu ông tôi, hình như là trong ngày “thành phục” thì phải, mọi người đương im lặng, bỗng có người thông xướng “xướng” hai chữ gì mà tôi không nghe ra. Nhưng Mượn ra dáng biết nhiều đưa tay bấm tay tôi, ý chừng muốn ra hiệu cho tôi một điều gì. Thấy vẻ ngơ ngác của tôi, Mượn ghé lại bên tai tôi và nói nhỏ và có ý tứ “người ta xướng cử ai đấy! Khóc đi!”
Khi người ta đã biết đến hai chữ “Cử ai” thì cũng phải ví dụ rằng: người ta biết nhiều lắm, ít ra cũng biết hơn mình. Nhưng tôi cũng phải đợi cho Mượn khóc trước, rồi tôi mới khóc theo, cả hai chúng tôi đua nhau khóc nghe thảm thiết lắm, mê say lắm, đến nỗi không kịp để ý đến những người xung quanh có khóc không.
Một lúc lâu, có người lấy quạt đánh khẽ vào đầu tôi, tôi mới chịu nín đi. Tôi còn nhớ cặp mắt ngơ ngác có vẻ hờn giận của Mượn lúc bấy giờ nhìn tôi, và không hiểu vì sao người ta xướng “cử ai” mà lại không khóc được. Mượn nhìn tôi, có vẻ ngượng lắm, và từ đấy đối với tôi cũng mất đi một ít uy lực. Văng vẳng tôi nghe xung quanh người ta nói: Im đi mà nghe văn!”
Tôi ngẩng trông lên trước bàn thờ đã có người lễ sinh quỳ xuống, tay bưng một cái bảng gỗ nhỏ, và bên cạnh một thầy thông xướng rọi một cây nến, dầu bấy giờ còn là ở giữa ban ngày.
Mượn nháy mắt tôi:
- Im! Người ta đọc văn.
Thực ra tôi đã đứng im phăng phắc, bình lặng, tĩnh túc, tò mò đợi xem người ta làm gì. Bỗng giữa sự im lặng nghiêm trang một tiếng ngân nga lên xuống, tôi không hiểu là gì cả những cái tiếng ấy, đến bây giờ vẫn còn văng vẳng dội lại trong lòng tôi những điệu vừa não nùng vừa huyền diệu, từng giọt sầu thảm rơi trong một ngày mưa rả rich ở trên mái ngói.
Nhất là khi tôi nghe người ta đọc to đến tên tôi, thì tôi thấy có thứ cảm giác vừa vui vui, vừa buồn buồn. Nhân đó, mình lại càng cho mình một sự quan trọng mà lẽ ra mình không có.
- Cử ai…
Tiếng thầy thông vừa xướng dứt, thì mọi người, thầy mẹ tôi, cậu mợ tôi, dì dượng tôi đều khóc rống lên. Tôi muốn khóc theo nhưng mà tôi chỉ có kêu lên mà nước mắt không thể chảy ra được. Và khóc không phải bao giờ cũng là để tỏ sự buồn vậy. Nhưng từ đấy có một điều làm cho tôi hơi ngờ ngợ cái chết của người ta chỉ là một sự rộn ràng ở trong nhà, không phải là một cảnh ly biệt âm thầm trong cõi lòng. Nhất là khi tôi nhìn vào cậu tôi trong cái bộ trang phục, có đủ mũ gậy như một ông võ tướng, thì tôi lại càng thấy cái chết không phải là một điều gì buồn nữa, mà chỉ đáng buồn cười thôi. Thằng Mượn cũng hình như có cảm tưởng thế. Chẳng thế sao một hôm trước lễ “thành phục”, nó khoe với tôi bằng một giọng tự đắc sung sướng:
- Ngày mai, anh Mượn sẽ được bịt khăn trắng.
Làm như được bịt khăn trắng là một điều tôi vinh dự và làm như tôi không được bịt khăn trắng. Nhưng ngày thành phục, tôi mới biết rằng: tôi cũng được bịt khăn trắng. Mà rồi than ôi! Đời tôi còn phải bịt tới mấy lần nữa.
Cất tang ông ngoại tôi xong, mẹ tôi vì có lẽ khóc nhiều quá bị bệnh đau mắt. Thầy tôi trở về làng trước, còn mẹ tôi ở lại làng ngoại. Vì thế, Mượn và tôi còn được gần nhau. Ngày nào, chúng tôi cũng dẫn nhau ra lòi chơi. Mượn hái đủ thứ quả ở trong lòi cho tôi ăn. Và chính trong cái thời kỳ ấy, tôi đã học được nhiều tên cây, và bắt đầu yêu cây. Mượn đối với những loài vật, và nhất là đối với những con gà pha con thì Mượn âu yếm lắm. Mượn thường vào nhà lấy trộm những nắm bắp đỏ chói, rắc cho gà ăn. Đến nỗi, mỗi khi Mượn ra lòi là những con gà chạy lại và đứng chực sẵn: thường thường thì Mượn có một cái cử chỉ rất đáng yêu để đánh lừa bầy gà con là Mượn, mỗi khi đi ra, thu thu đút đút hai tay dưới vạt áo. Tuy trong bầy gà ấy, có một con gà cồ mà Mượn ghét lắm, con gà ấy là một thứ gà chọi, ông ngoại tôi nuôi nó đã 6, 7 năm. Nó to, cao và dữ lắm. Da cổ nó rất dày và đỏ gay như mặt trời. Đêm nó không vào chuồng, ngủ ngay ở trên cổng lòi, thì thị uy với cả loài chồn cáo ở trong lòi.
 Bình sinh ông ngoại tôi nâng niu nó lắm, mà từ khi ông ngoại mất đi, hình như nó đâm ra dữ và hỗn. Tôi thấy có một bận, nó chạy đuổi theo cướp mổ những hạt ngô trên tay Mượn. Đối với loài gà, hay loài vật gì tôi cũng không bao giờ còn có một kỷ niệm khả ái đáng ghi chép lại. Nhưng đối với loài cây, thì tôi có cảm tình lạ. Nhất là đối với những cành đào khẳng khiu, mang những trái đào “hừng hừng” tròn trĩnh, thì tôi thương lạ, và ngạc nhiên vô cùng. Tôi không hiểu vì sao những cành đào ấy lại mang một cách tự nhiên, những trái đào hình như đã lạc loài đến ở đấy. Tôi thích nhất là người ta kể cho tôi nghe cái đời của loài cây. Và một hôm thấy tôi ngắm cây cam sành ở cạnh giếng, mẹ tôi nói với tôi:
- Con có biết cây ấy xưa kia ông con nâng niu biết bao không?
Rồi mẹ kể như kể một câu chuyện thuộc lòng:
- Cây cam sành, đến nay đã 27 năm rồi, ông con “bứng” ở nhà ông chánh Đước về. Chính năm mẹ lấy chồng, là năm nó ra trái đầu tiên. Mẹ còn nhớ, về nhà chồng được một tháng, mẹ lại trở vô đây để thăm ông mệ con, rồi đến khi mẹ đi, mệ ngoại con cất vào trong thúng may của mẹ năm trái cam sành ấy và dặn: “Con về gọt cho bà gia con ăn”. Bà nội con thích ăn lắm. Đến nỗi từ đấy, hễ mẹ về quê ngoại, là bà cũng dặn mẹ xin một ít cam cho bà. Có lẽ cũng nhờ thế, cái đời làm dâu cũng bớt chua cay.
Bỗng mẹ tôi ngừng nói. Mấy giọt nước mắt long lanh trên mí mắt mẹ tôi. Mẹ tôi nói thêm những tiếng nức nở:
-Con xem, từ khi ông con mất đi, thì cây nó bắt đầu héo mòn.
Mà rồi năm nay, sợ cam không có trái nữa.
Tôi cũng cảm động theo mẹ tôi. Trái với lời đoán trước của mẹ tôi cây cam sành ở cạnh giếng vẫn có trái mà trái cũng vừa ngọt vừa thanh lắm. Nhưng có điều này, tôi đã nhiều lần kinh nghiệm: là người chủ yêu giấu mất đi thì cây cối mà bình sinh người ấy thường coi ngó nâng niu cũng héo mòn dần. Cây cam của ông tôi, sau một năm đã khô đét lại, và chết cả màu tươi xanh. Và sau này, cây trầu… cây trầu của mẹ tôi… nhưng thực lòng tôi chưa muốn nói tới, không muốn nói tới. Có một điều này mà đến nay tôi cũng nhận thấy là cây cối hình như cũng gây ra, và cũng chịu lấy một phần lớn những đau khổ của đời tôi… Cũng như cái loài gà khả ái cũng chẳng làm cho Mượn sung sướng gì hơn.
Có một sự tình cờ làm cho tôi cảm động vô cùng: trước mấy hôm, khi chúng tôi từ biệt để Mượn về làng nội của Mượn mà tôi cũng theo mẹ về làng nội của tôi thì có người thợ ảnh đi qua xóm Cồn. Thực ra, bấy giờ vào kỳ thi tuyển sinh, quan đốc học ở tỉnh có phái một người thợ ảnh đi các trường làng và trường tổng để lấy ảnh các học trò thi. Luôn thể, người thợ ảnh ấy cũng chụp cả cho những ai trong làng muốn lưu lại một kỷ niệm của mình lúc thiếu thời, nếu kẻ đó là một người còn trẻ, và là một chút ấy là lần thứ nhất, người ta bắt các “cậu khóa” trong bản tỉnh phải dán ảnh mình vào đơn thi. Cũng như thế, xóm Cồn lần thứ nhất, được trông thấy người nhiếp ảnh, mà họ coi như một kẻ có phép tiên, có thuật lạ. Trừ nh xót của tôi lại tăng lên gấp bội. Một cảm giác vừa thoáng qua trong tâm trí tôi : tôi thấy như mẹ tôi không thể chết được. Tôi tưởng như còn diễn ra trước mắt tôi một cảnh tưởng hằng ngày : giữa những hôm mưa lạnh, ẩm ướt, bỗng rớt vào một ngày nắng ráo, mẹ tôi thường mở rương ra, lấy cái bộ áo vàng, chính cái bộ áo cổ y ấy để đưa ra phơi ở trên một hàng giậu.
Trong trí lúc bấy giờ, cái màn cổ y tím sẫm gợi cho tôi một sự tương tự : cái màu sắc đằm thắm, đen sẫm của cả một đời người đàn bà không kiêu hãnh, không ham muốn.
Nhưng khi tôi quay lại, thì giời ôi ! Người ta đã liệm xong cho mẹ tôi và bây giờ mẹ tôi chỉ còn là một cái xác chết, bó chặt lại trong vải trắng và trên mặt ấp một tờ giấy vàng.
Lòng tôi quằn quại : tôi không ngờ trong một phút, tôi cách xa mẹ tôi đến thế. Tôi kêu gào lên như kẻ điên. Tôi không ngờ, sự đau thương có thể làm cho người ta điên cuồng được.
Mẹ tôi ngày nay đã không còn nữa. Nhưng còn lại biết bao là chuyện ấy sống mãi trong ký ức tôi, có lẽ cho đến cái ngày cuối cùng  của tôi ở trên cõi thế ! Cái sự sống chết của người đời, nếu có chút thú vị là tại luôn luôn bao phủ một màn bí mật, lâu lâu chỉ bị chọc thủng một đôi chút ánh sáng, yếu ớt quá không đủ chỉ dẫn cho ta một điều gì.
Tôi còn nhớ, lúc mẹ tôi thụ bệnh, thì tự nhiên ở đâu bay về một con ong tướng, đậu ngay ở cây khế trước ngõ nhà, và rồi chỉ mấy giờ sau, là những ong quân ở đâu tìm đến và đậu choáng cả một cành cây. Một tổ ong đã bắt đầu gây dựng ở trước ngõ nhà. Thầy tôi nhất là mấy dì tôi, không dấu được vẻ lo sợ. Từ đó, hôm nào người ta cũng rước thầy phù thủy về cúng. Và mấy lần anh Hướng, một người anh họ của tôi, bịt mặt lại, cầm một bó « giang » to trèo lên cây để « xông khói » tổ ong mới. Nhưng mà vô hiệu, những con ong chỉ bay tán loạn trong một lúc, rồi chờ khi anh tôi xuống, khói đã tản rồi, thì đâu lại vào đấy : những ong quân vẫn theo hướng của chúng, nó trở về đậu ở chỗ cũ.
Thầy tôi nói với chị tôi :  « đã ba mươi năm thầy mới lại thấy thứ ong « bò vệ » ấy trở về đóng ở ngõ nhà như thế. Lần trước, nó cũng về đóng thế, thì quả hôm sau … »
Thầy tôi không nói hết, nhưng chị tôi cũng hiểu ngầm. Khắp cả nhà đều có vẻ lo ngại, duy có tôi là chẳng biết gì … Cả mẹ tôi, cũng vậy …
Bầy ong đã đóng được ba hôm, ở trước ngõ nhà tôi. Hình như chỉ cách hôm sau, thì bầy ong bay đi, thì mẹ tôi cũng đi. Cái việc bầy ong ấy, đã để lại trong tâm linh tôi, những ấn tượng rất mạnh, khiến cho tôi bao giờ cũng nghĩ rằng trong đời tôi đã được nom thấy một bầy ong, vâng một bầy ong giang hồ, hết chỗ này bay qua chỗ kia, mang những cái tin sầu thảm lại cho người này hoặc người nọ. Nghĩ đến bầy ong ấy tôi tưởng như có một tai biến tàn bạo từ một dĩ vãng xa xôi đến, kẹp cha95t lấy tâm hồn tôi.