ới sáng, khi tôi bừng mắt tỉnh dậy thì cô Tám tôi đã đi đâu rồi. Hỏi thằng Cồ, nó bảo má nó vô rừng hái củi. Ngày nào má nó cũng đi hái củi như thế. Mới biết cảnh nhà cô tôi còn neo túng hơn cả nhà tôi. Trời sáng bửng, tôi mới nhìn thấy rõ nhà cô tôi ở đây như bị hất ra ngoài rìa làng, cùng với năm ba cái nhà khác nằm rải rác cặp bìa rừng. Còn ở phía trong kia, ở quá cái trảng lởm chởm gai găng mà tôi đi qua hồi đêm thì có một xóm nhà đông đúc, nhô lên hàng chục nóc ngói đỏ au. Tôi gẫm thấy nhà tôi ở Phước-lai và nhà cô tôi giống nhau ở chỗ là đều ở nơi rìa làng cuối làng, ở chỗ những miếng đất đầu thừa đuôi thẹo chớ không được ở giữa làng như người ta. Mà nơi đây coi còn quạnh quẽ hơn trong nhà tôi nhìều. Sát bên nhà là rừng, và rừng thiệt là dầy, trùng trùng lớp lớp. Hồi hôm tôi chỉ thấy đại khái cánh rừng giăng ngang như một tấm màn đen lớn, giờ thì tôi thấy rừng rậm rạp, thẳm sâu. Muôn ngàn thân cây lớn nhỏ mọc ken nhau không tài nào đếm xuể. Càng nhìn rừng, tôi càng thương cho cô tôi đang một mình bẻ củi trong đó. Cho tới lúc mặt trời đứng bóng, cô tôi mới về. Một bó củi to tướng đè nặng xuống một bên vai gầy của cô. Tôi đến, tôi nói với cô: - Mai cháu cũng theo cô vô rừng kiếm củi! - Cháu còn nhỏ, chưa đi được đâu! - Cháu đi được, cô cứ để cho cháu đi! Tôi biết rõ cây củi bây giờ chính là sự sống. Có củi mới đong được gạo. Cho nên tôi quyết theo cô tôi vào rừng kiếm củi. Tuy mới mười hai tuổi nhưng tôi có sức, giỏi chịu cực. Hôm sau, lần đầu tiên vô rừng, tôi đã vác về một bó củi to bằng gấp đôi bó củi của cô tôi. Cái nghề bẻ củi khô này tôi thấy cũng không có gì là khó, điều chủ chốt là phải kiếm ra được nhiều vùng cây chết. Tôi vốn leo trèo bất cứ một nhánh củi khô nào trên cao cũng không lọt khỏi tay tôi. Tìm ra được một cái cây chết nào, tôi thoăn thắt leo lên đạp gẫy nhánh khô rôm rốp, và cô Tám tôi lúc đó ở dưới chỉ có việc gom lại thành bó. Thế là trong vài ngày đầu, tôi tỏ rõ là tay lao động chánh. Cái nhà ở ven rừng từ buổi có tôi bỗng như vui hẳn lên. Tôi quen rừng khá mau và cảm thấy thích thú vì cứ mỗi một ngày tôi lại phát hiện ra nhiều điều hay ho mới lạ của rừng. Ngoài sự kiếm củi, tôi còn làm bẫy bắt chim, bắt cheo. Tôi tóm được nhiều con thú hay lắm. Những con trĩ mầu sắc rực rỡ, những con cheo vàng rợi có đôi mắt ướt sợ sệt ngây thơ. Tôi với thằng Cồ làm siêng đan lồng nuôi những con trĩ đẹp nhất. Khi cần cô tôi có thể đem bán được món tiền khá. ở rừng, tôi thấy tự do thoải mái hơn ở Phước-lai nhiều. Rừng thời vắng vẻ thiệt đó, nhưng không bị ai bó buộc, nhất là không bị ai đuổi nhà như ở Phước-lai. Năm ba cái nhà ở cặp bìa rừng đây đều nghèo như nhà cô Tám tôi, nhưng ai ai cũng thiệt thà, đối xử với nhau như chén nước đầy. Còn như về vụ cọp, sau khi gặng hỏi thằng Cồ và bà con cô bác trong xóm, tôi được biết là ở đây cũng có cọp, nhưng nó ở đâu ấy chớ ít khi lởn vởn ra đây. Hồi đó tới giờ ở đây chưa có ai bị cọp chụp cả. Vậy nên tôi không lấy gì lo ngại thấp thỏm nữa. Phải nói là nỗi buồn về cái chết của ba má tôi day dứt tôi khá lâu, rồi sau đó cũng nguôi bớt, trừ cái ý định báo thù thì chẳng những không nguôi bớt chút nào giữa lòng tôi, mà ngược lại ngày càng thêm nung nấu. Không lúc nào tôi quên cảnh ba má tôi bị đâm bị mổ bụng, cứ vài đêm tôi lại chiêm bao thấy má tôi. Trong chiêm bao, không bao giờ má tôi hiện ra trong cảnh chết. Má tôi hiện ra trong cảnh sống, lúc còn sống, đi đứng, làm lụng, bắt chí cho chị Hòa, vá áo cho tôi... ấy là những giấc chiêm bao ấm cúng, dịu dàng nhất. Cũng chính vì vậy mà khi tỉnh giấc, giữa tiếng rừng xào xạc, tôi càng đau đón và căm uất, vì thực tế trả tôi lại cảnh mất mẹ, thực tế là tôi không còn một người mẹ bằng xương bằng thịt nữa. Đời sống tuy khổ cực nhưng đầy tự do thoải mái ở rừng khiến tôi có ý nghĩ rằng phải chi trước đây ba ta sân lắng nghe tôi kêu lên: - Quyết ơi, đúng là tiếng mìn Cơ-lây-mo. Mà sao nó lại nổ ở phía kho gạo, kỳ quá! Tôi đứng bật dậy hỏi: - Nè, nhắm coi mấy cô đi tải gạo nãy giờ được nửa tiếng chưa? Cô Đẹp nói: - Chừng nửa tiếng. Chắc mấy đứa nó đã tới kho gạo rồi, cái kho nầy gần! Tôi chặn tay không cho Cần tháo súng để lau chùi nữa, rồi lập tức xách khẩu đại liên lên, ra lệnh: - Tất cả anh em theo tôi! Chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu! Trong tình thế cấp bách không thể đợi hỏi ý kiến của đại đội, tôi tức tốc dẫn khẩu đội mình chạy về phía có tiếng nổ. Tôi ôm đại liên vọt lên trước và nói với anh em: - Chắc là có biệt kích, mìn Cơ-lây-mo thì chỉ có tụi nó thôi. Mau lên! Chúng tôi không đi theo đường mòn nữa, mà cắt rừng chạy thẳng tới kho gạo. Cái kho gạo này chúng tôi đã biết, vì đã từng đến đấy lấy gạo nhiều lần. Chạy chừng mười lăm phút, chúng tôi vừa đến gần kho gạo thì nghe có tiếng rên la từ trong vẳng ra. Chúng tôi dừng lại nghe ngóng. Rõ ràng tiếng kêu rên đó là của các cô gái trong tiểu đội Biếc. Lâm thì thào: - Lạ quá, không lẽ kho gạo bị tụi nó gài mìn? Tôi không đáp, hất hàm ra lệnh cho anh em tiến vô. Cả khẩu đội bắt đầu vẹt lá rón rén bước từng bước đi vào. Lát sau, tôi loáng thoáng ngó thấy mái tranh kho gạo. Tiến thêm mấy bước nữa, tôi đã suýt buột miệng kêu lên. Tại kho gạo hiện ra một cảnh tượng hết sức khủng khiếp. Những cô gái vừa mới ở chỗ chúng tôi đến đây lấy gạo bị mìn đánh nằm té dài từ bên ngoài dẫn vào giữa kho. Có cô đã chết rồi. Có cô bị thương nằm rên rỉ. Tất cả năm cô đều trần truồng lõa lồ trông rất thương tâm. Máu chảy đọng vũng trên khoảng đất sân kho. Máu loang đỏ lòm trên những đám gạo trắng từ trong bồng đổ vung vãi. Quân giặc đã nổ mìn giữa lúc các cô đang xúc gạo từ kho mang ra. Sau một lúc đứng im nghe ngóng coi giặc còn nằm lại không, tôi vẫn chưa cho anh em vào vội. Đề phòng giặc còn phục lại, tôi cùng anh em đi bọc rỏn rừng cây ở chung quanh mấy vòng. Cuối cùng biết chắc là chúng đã rút đi, tôi và anh em mới vào kho. Vừa trông thấy chúng tôi, các cô gái bị thương còn sống sót kêu lên: - Mấy anh ơi, cứu tụi em! Thế rồi không nói thêm được lời nào, nước mắt các cô chảy ròng ròng. Không đợi các cô nói, chính cái cảnh tượng đau lòng trước mắt đã nói hết với chúng tôi rồi. Rõ là sau khi cho nổ mìn đánh quỵ các cô gái, bọn giặc đã ùa vào hãm hiếp những cô còn sống sót nhưng bị thương nặng không thể chạy nổi. Bọn thú người ấy còn để lại trên bãi cỏ rừng nhầu nát mọi hành tích ghê tởm nhứt. Một trong số ba cô bị thương thều thào kể lại rằng một tiểu đội biệt kích Mỹ đã gài mìn sẵn rồi cho nổ mìn. Nhưng sau loạt mìn, chỉ có một cô bị chết, còn một cô nữa sau đó chết vì đã bị thương mà còn bị chúng tiếp tục cưỡng hiếp. Tôi xốc khẩu đại liên và hỏi giọng lạc hẳn đi: - Tụi nó đi khỏi đây lâu chưa? Cô gái trỏ tay về phía sau kho gạo, miệng phập phào: - Tụi nó mới đi khỏi là mấy anh tới! Tôi nói: - Thằng Cần ở lại đây băng bó tạm cho mấy cô rồi về báo tin cho anh em tới khiêng mấy cô về. Còn Lắm, Khởi với tôi phải rượt theo bắn tụi Mỹ chó đẻ này mới được! Nói dứt lời, tôi chạy ra rừng, theo hướng cô gái chỉ. Khởi xách thùng đạn chạy theo. Lắm ôm AK bám sát. Ra khỏi kho, tôi thấy ngay đấu giầy Mỹ dẫm lên đất cát. Thế là lửa giận như bừng lên đốt cháy tâm can, tôi bươn gấp theo dấu giặc, mũi súng lăm lăm chĩa về phía trước. Bỗng dưng tôi chợt nghĩ chỉ cách đây vài bữa, chúng tôi đã từng cầm súng theo dấu xà-niên. Cũng luồn rừng vẹt lối như thế này, nhưng lại là với ý định tìm đem xà-niên trở về đời sống con người. Bây giờ thì khác hẳn, bây giờ chúng tôi đang theo dấu những tên Mỹ đã biến thành dã thú, với cái ý định tiêu diệt sạch bọn chúng. Mặc dù chúng tôi chỉ có ba, và được biết bọn biệt kích Mỹ có tới một tiểu đội, nhưng điều đó không mảy may khiến chúng tôi phải đắn đo. Hình ảnh những người con gái thân thiết yêu thương đã từng san sẻ gian khổ, sống chết với chúng tôi, nay vừa tức thời bị bọn Mỹ đánh mìn và hãm hiếp nằm oằn oại trên những vũng máu đã làm cho chúng tôi chỉ biết xông đuổi nhanh tới, tìm bắt chúng đền tội. Không đến mươi phút sau, chúng tôi đã đuổi kịp bọn ác thú. Mười hai tên biệt kích Mỹ mặc quần áo rằn ri đang lom khom lủi riết về phía trước. Chúng dàn hàng ngang, cắt rừng mà đi chớ không đi theo đường mòn. Hình như sau khi gây nên tội ác, bọn chúng không dám nấn ná lâu gần khu vực kho gạo. Cả bọn mải miết luồn rừng, chưa hề hay biết chúng tôi đã trông thấy chúng. Tôi ra hiệu cho Khởi, Lắm cố dấn lên một chút nữa, để có tầm bắn thiệt chắc ăn. Chúng tôi bước những bước thật dài, nhẹ nhàng đặt chân, rồi lại bước sải tới. Lắm có vẻ sốt ruột, nâng khẩu AK lên trong tay chỉ chực nhả đạn. Cả ba chúng tôi giờ đều giống nhau tâm trạng căm uất như dâng nghẹn cổ. Vừa chòng chọc vào những tấm lưng áo rằn ri Mỹ đang lom khom tôi lại vừa ngó thấy máu, máu trên thân thể các cô gái, máu loang trên gạo trắng đổ vung vãi trước kho. Chúng tôi nổ súng khi đã tiến sát bọn Mỹ chừng ba mươi mét. Tôi quét qua quét lại tới ba loạt đạn thiệt căng. Hết loạt thứ ba, khi tôi rời tay khỏi cò súng thì hầu hết mọi thân cây nhỏ ở trước mặt tôi đều bị gãy gục, trống hẳn ra. Những tên mỹ đang lom khom đi tới, giờ vụt biến mất. Tất cả mười hai tên đều gục xuống hệt như những thân cây kia. Sau khi siết thêm mấy loạt đạn rà sát mặt đất cho chắc ăn và cho hả giận, chúng tôi xông tới. Bọn Mỹ trúng đạn đủ số mười hai tên, nằm sấp cách nhau rất đều quãng. Cái cảnh tượng mà chúng vừa gây ra tại kho gạo như thế nào thì giờ đây chúng đều trả y như vậy. Chợt tôi nghe Khởi la: - Có một thằng chưa chết! Tôi nhìn theo ngón tay Khởi, thấy thằng Mỹ nằm còn động đậy. Tôi bước tới bên đưa chân đá nghiêng người nó sang một bên. Tên này rất to lớn, bị đạn xuyên từ lưng ra bụng. Những đận ruột lớn nhuốm máu thòi lòi ra khỏi bụng tên Mỹ. Nhưng nó chưa chết, lại còn mở mắt ngó tôi lườm lườm. Cơn giận lại trào lên tôi thét lớn: - Lắm, đem con dao lại cho tao! Lắm rút soạt lưỡi dao găm Mỹ giắt bên lưng, nhảy tới trao cho tôi. Tôi từ từ nắm chặt cán dao, đưa mắt nhìn thẳng vào mặt tên Mỹ. Nó kêu rú lên, cái tiếng kêu ơ ớ kinh hãi khi nó thấy tôi lặng lẽ đưa nhích mũi dao tới chỗ bụng đang thòi ra mớ ruột phập phều của nó. Sự thiệt là vì căm giận quá tôi định ngoáy mũi dao vào vết thương nơi bụng tên Mỹ để giết chết nó luôn. Nhưng lúc mũi dao còn cách bụng tên Mỹ chừng một gang tay thì tôi dừng lại để mũi dao dừng lại rất lâu ở tầm đó, suy nghĩ về hành động mình sắp thực hiện, và bỗng nhiên tôi không muốn làm việc ấy nữa. Tôi đã từ từ buông lỏng tay cho lưỡi dao rơi cắm xuống đất. Rồi bước thoắt ngang qua mình tên Mỹ, tôi chạy ra một chỗ cách tên Mỹ mấy mét, đứng ngó trân trối vào một quãng trống không. Sau lúc kìm lại cơn giận, tôi không thể nào đứng ngó tên Mỹ lâu hơn được nữa. Cả cái mùi hăng hắc toát ra từ bộ đồ da cọp vằn vện trên người nó, tôi cũng không chịu nổi nữa. Nhưng cũng vừa vào lúc tôi tránh ra nơi khác thì tên Mỹ lại tiếp tục kêu lên ơ ớ. Tiếng kêu nghe như kẻ đang ngủ gặp cơn ác mộng. Tôi quay lại, nhìn thấy hai chân tên Mỹ chòi đạp dữ dội. Đôi cẳng chân đó mới đầu còn chòi đạp khỏe nhưng về sau yếu dần, rồi cuối cùng duỗi bật ngay đơ ra. Bấy giờ từ ngoài trảng bỗng thổi lùa vào mấy cơn gió lạnh. ánh mặt trời buổi sáng vụt tắt. Rừng cây đang rợp nắng chợt âm âm u u sa sầm lại. Những luồng gió tiếp tục lùa ngang rừng, thổi mặt tên Mỹ chết kia tái dần đi. Gió lạnh lùa lá vật vã, run rẩy. Vậy là mùa mưa rừng đã bắt đầu tỏ ý muốn xâm chiếm cả ngày, không chỉ buổi chiều mà cả buổi sớm.