hồng tôi đã rời khỏi nhà, đi làm. Căn nhà còn lại 3 người mà vẫn vắng vẻ yên tĩnh vì thằng Cu Tí chưa thức giấc, mẹ tôi đang dọn dẹp trong bếp sau bữa điểm tâm như thường ngày, còn tôi thẫn thờ nhìn qua khung cửa sổ thấy nắng, thấy mây trời của một ngày bắt đầu nhưng thấy trong tôi thêm một ngày tàn lụi.
Tiếng thằng Cu Tí khóc làm mẹ tôi vội vàng kết thúc lau chùi bàn ăn và rửa tay để vào với cháu trước khi tôi kịp vào, mẹ muốn làm lấy tất cả để tôi được nghỉ ngơi, đỡ mệt. Bà dẫn cháu vào phòng tắm thay tã mới, rửa mặt, đánh răng cho Cu Tí, thằng bé tỉnh ngủ tươi tỉnh hẳn ra, đang mỉm cười với tôi.
- Con xem này, bộ quần áo cô Nhu mua cho cu Tí hôm qua thật là vừa và xinh.
Mẹ tôi gợi chuyện chắc để tôi vui, nhưng tôi không vui nổi, dù trông cu Tí xinh thật với bộ quần áo đó:
- Con không muốn Nhu mua qùa tặng cho Cu Tí thường xuyên thế đâu.
- Nhưng Nhu là bạn thân của vợ chồng con mà?với lại nó thương cu Tí lắm, mẹ thấy rất thật tình chứ không khách sáo gì đâu, con đừng ngại.
Tôi phải gắt lên:
- Mẹ thì biết gì, cứ mua cho con mình tí qùa là thật lòng, là tốt à?
Tôi sa sầm nét mặt đi vào phòng và trở ra với gỉo xách trong tay:
- Con phải đi đây.
Mẹ tôi hốt hỏang như vừa làm điều gì phật lòng khiến tôi phải bỏ đi, nên nói chuộc lỗi:
- Con đi đâu? ở nhà chốc mẹ nấu cơm với món cá nục kho tiêu mà con thích.
Nhìn ánh mắt mẹ buồn và giọng nói năn nỉ, tôi mủi lòng, hạ giọng:
- Con có cái hẹn với bác sĩ sáng nay mẹ ạ.
- Hôm qua con cũng có hẹn đi bác sĩ rồi mà.
Tôi đáp cho xong chuyện:
- Hôm qua khác hôm nay khác, bệnh của con mẹ biết rồi, trưa con sẽ về ăn cơm.
Tôi định hôn thằng cu Tí trước khi ra khỏi nhà, nó đang ngồi tựa ra ghế sô fa cầm bình sữa bú sau một đêm ngủ dài đói bụng, trông thằng bé xinh tươi, vui vẻ, tôi càng không dám nhìn lâu, chẳng hôn con, tôi bước nhanh ra cửa.
Mẹ tôi nói với theo:
- Khi về con nhớ ghé chợ mua bình sữa cho cu Tí nhé, nhưng nếu con về trễ thì không cần, chiều mẹ sẽ đi mua.
Bất chợt tôi muốn ra khỏi nhà nên chẳng biết đi đâu, tôi lái xe loanh quanh thế nào mà đi ngang qua nghĩa trang trong thành phố. Tôi quay xe lại, lần này tôi có ý định rõ ràng, ghé vào đây nghỉ chân, trước sau gì tôi chẳng yên nghỉ nơi đây. Tôi cay đắng nghĩ thế.
Nghĩa trang một bên nằm cạnh high way, một bên là phố hẹp ít người, có một cửa tiệm tạp hóa ngay đầu đường cạnh nghĩa trang thỉnh thoảng mới có khách ghé vô.
Tôi lái xe vào nghĩa trang và đi bộ trên những con đường đất trải sỏi nằm êm đềm dưới những bóng cây cao, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, trông tôi như một người đang đi viếng mộ người thân, đâu ai biết tôi đang đi tìm một nơi chốn cho chính mình, một phần mộ đời đời kiếp kiếp. Nước mắt tôi trào ra lúc nào không biết.
Tôi mệt mỏi đứng tựa bên một gốc cây, không còn lòng dạ nào cất bước nữa, để mặc cho gío bay tóc tôi tơi tả vào mặt và nước mắt càng tuôn rơi, ướt nhẹp những sợi tóc vô tội.
Tôi đứng đây mà nghĩ đến Kỳ, chồng tôi, đến thằng Cu Tí con trai duy nhất của tôi. Hai vợ chồng lấy nhau vì tình, suốt 5 năm trời chúng tôi không có con vì tôi bị một chứng bệnh lạ, tử cung tiết ra chất chống bào thai, làm bào thai tuột ra khỏi tử cung, nên cứ mang thai được hai, ba tháng lại hư thai, dù tôi đã cố gắng kiêng cử đi đứng, chỉ nằm một chỗ trong thời gian cấn thai.
Anh là con trai duy nhất trong gia đình có 3 người chị, cha mẹ anh coi trọng việc con cháu thừa tự, nên đã kỳ vọng rất nhiều ở vợ chồng tôi. Kỳ yêu tôi, anh chấp nhận cuộc sống gia đình không con cái, anh nói dối với cha mẹ nguyên do không có con là do lỗi của anh.
Hai chúng tôi cùng trình độ đại học, làm cùng hãng, lương cùng cao. Ðể tiêu tiền và để bù cho khỏang trống vắng trong căn nhà rộng chỉ có hai người, chúng tôi nuôi một con chó, thỉnh thỏang nghe nó kêu, nó sủa, cũng vui nhà, vợ chồng tôi lãng mạn lấy ngày mang con chó về nhà làm ngày Birth Day của nó, mỗi năm cả hai đều nghỉ ở nhà ngày đó và dẫn?con? đi dạo chơi, rồi hai vợ chồng vào nhà hàng thưởng thức một bữa ăn chiều vui vẻ, hạnh phúc bên nhau.
Tuy được chồng yêu thương như thế, nhưng tình yêu nào chẳng thay đổi theo thời gian? biết đâu trong thâm tâm của Kỳ, anh cũng từng khao khát có con, một ngày nào đó anh có thể từ bỏ tôi để đạt được ước muốn cho mình và cho gia đình mình, nên tôi vẫn đi hết bác sĩ này, bệnh viện kia tìm cách chữa trị. Cuối cùng trời thương, tôi đã mang thai, giữ được bào thai và càng hạnh phúc hơn khi đứa bé là con trai.
Ngày thằng Cu Tí chào đời phải nói là ngày vui nhất đời của vợ chồng tôi và bên nội, nó giống Kỳ như khuôn như đúc, cả bên nội đều về thăm nó, nhất là ông bà nội, mừng vui như kẻ chết đi được sống lại, vì họ vẫn tưởng con trai họ là nguyên nhân hiếm muộn. Ông bà nội có cơ sở làm ăn lớn, họ sẽ để lại cho cháu đích tôn sau này. Thằng cu Tí mới bé tí đã là triệu phú tương lai.
Tôi trôi bồng bềnh trong hạnh phúc, bên chồng, bên con. Sau khi sinh con, Kỳ khuyên tôi xin nghỉ không ăn lương một năm trời để ở nhà trông con cho đến khi nó cứng cáp. Sau đó chúng tôi thuê người đến nhà ăn ở để trông cu Tí khi tôi đi làm lại.
Nhưng trời chỉ cho tôi cái hạnh phúc ngắn ngủi như một giấc mơ, khi Cu Tí hai tuổi
tôi đã chẩn bệnh bị ung thư ruột gìa, không một triệu chứng gì cả, chỉ thỉnh thoảng thấy đau bụng sơ sài, rồi hết đau, cho đến khi đi cầu ra máu mới thật sự làm tôi lo ngại đi khám bác sĩ. Tôi kinh hòang tưởng như cả thế gian này sụp đổ, cố không tin đó là sự thật, cầu mong sao bác sĩ chẩn đoán sai, xét nghiệm lầm lẫn, tôi đi đến bác sĩ khác, cũng xét nghiệm và kết qủa giống như nơi bác sĩ đầu tiên.
Khám phá ra căn bệnh ngặt nghèo qúa trễ, tôi liên tục phải đến bệnh viện chữa trị, những ngày vacation của tôi không đủ nghỉ, chồng tôi phải chia bớt vacation của anh cho tôi, rồi tới người bạn thân tên Nhu cũng nhường những ngày nghỉ để tôi ở nhà chữa bệnh Nhưng cũng chẳng cứu vãn được gì, cuối cùng bác sĩ đành cho chúng tôi biết sự thật, nếu tôi tiếp tục theo đuổi cuộc chữa trị thì sự sống có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm nữa.
Bản án tử hình đã công khai đưa ra. Mấy tháng nay tôi không đi làm nữa, kiếm tiền bạc để làm gì khi mình sẽ không bao lâu nữa gĩa từ cõi đời này? Tôi sa sút hẳn đi cả tinh thần lẫn thể xác, hoang mang và đau khổ, ban ngày tôi rũ rượi không thiết tha gì đến làm việc nhà hay ăn uống, ban đêm tôi ngủ chập chờn thỉnh thoảng còn lên cơn mê sảng, thấy toàn những chết chóc chia lìa.
Mẹ tôi sống ở tiểu bang khác, đã tức tốc giao cửa hàng cho đứa con dâu qủan lý, mẹ đảm đang tháo vát, đang hái ra tiền, cũng buông xuôi tất cả, mặc trời mặc đất, để chạy về với đứa con gái khốn khổ của mẹ. Thời gian này, không có mẹ bên cạnh tôi không biết mình sẽ phải làm gì? Tôi hoàn tòan suy sụp, mẹ giúp tôi nuôi cu Tí, làm tất cả công việc nhà, còn tôi thì như một hồn ma sống trong nhà, lúc nào cũng vật vờ, rầu rỉ, oán than.
Mẹ luôn vỗ về an ủi và khuyên tôi theo đuổi việc chữa trị, tinh thần vững mạnh rất cần thiết trong lúc chống trả với bệnh hoạn. Mẹ giỏi hơn tôi, chồng mất khi mẹ mới ngoài 40, mẹ vẫn tiếp tục quản lý cơ sở thương mại, làm ăn gỉoi và nuôi 3 anh chị em tôi ăn học nên người, giúp đỡ các con chẳng những về tiền bạc mà cả công sức.
Tôi vẫn đứng đây, gío vẫn hồn nhiên bay tung mái tóc tôi, làm rối bời tâm hồn tôi. Tôi nhìn những ngôi mộ ngay trước mặt tôi, còn một khỏang đất trống, tôi sẽ mua mộ phần ở đó, rồi người ta sẽ an táng tôi, và một ngày nào đó chồng tôi, con tôi, sẽ đến đây thăm tôi, biết đâu cũng sẽ đứng dưới gốc cây này trong một buổi sáng hay một buổi chiều lộng gío. Rồi hai bố con sẽ lủi thủi dắt tay nhau ra về?
Tôi chợt nghĩ đến Nhu, cô bạn thân của vợ chồng tôi, cũng ngoài 30 tuổi như tôi mà vẫn chưa lập gia đình, Nhu hay đến nhà tôi chơi, vui buồn với tôi như hai chị em, Nhu thương cu Tí lắm, từ hồi nào đến giờ, mỗi lần đến chơi đều mang qùa, qùa lớn qùa nhỏ tùy lúc.
Mỗi lần tôi giục Nhu lấy chồng khi có anh chàng nào ngắm nghía, thì Nhu nói đuà:? Anh nào phải hiền lành và yêu qúy vợ như anh Kỳ của mi, ta mới lấy làm chồng?.
Lúc trước tôi cho đấy là câu nói đùa vô tư, nay bỗng thấy áy náy, lo âu, hay là Nhu yêu Kỳ? bây giờ tôi đang chết đi từng ngày là từng ngày cho Nhu gần Kỳ hơn. Tôi cay đắng mỗi khi Nhu đến chơi nhà, mỗi khi Nhu âu yếm bồng bế thằng cu Tí hay cho nó những món qùa.
Tôi thấy thêm hình ảnh Nhu đi với chồng con tôi vào nghĩa trang này thăm mộ tôi, cả ba người đi bên nhau, hạnh phúc vui vẻ. Nhu sẽ đặt một bó hoa tươi lên mộ, ai cũng có thể làm thế, chứ chẳng tử tế, thân tình gì! rồi họ chuyện trò và quên mất là tôi đã lìa đời trong đớn đau thể xác và tâm hồn như thế nào! Con tôi cũng sẽ quên tôi, một đứa trẻ mới có mấy tuổi làm sao giữ mãi hình ảnh mẹ nó trong đầu? nó sẽ quấn quýt Nhu, thương yêu Nhu.
Tôi thảng thốt bật khóc và kêu lên, như thấy nó đã xa khỏi tay mình:
- Con ơi! con ơi!
Ngay giờ phút này, Kỳ và Nhu đang cùng làm việc trong hãng, họ có cuộc sống bình thường, chỉ có tôi, một người đàn bà bất hạnh đứng đây, chơ vơ và tội nghiệp.
Tôi đứng như thế cho đến khi mỏi cả chân, tưởng như không đứng vững được nữa mới lên xe, trước khi về nhà tôi sẽ ghé vào khu chợ Mỹ để mua bình sữa cho con, thằng bé ham ăn, ham uống, mau lớn như con heo sữa, mũm mĩm đáng yêu làm sao. Nửa đêm tỉnh giấc cũng đòi sữa, bú thêm một bình nữa là ngủ tới sáng, để có những đêm về sáng không ngủ được, tôi đã ngồi dậy ngắm nhìn con không biết chán, và hôn lên khắp khuôn mặt, lên đôi môi thơm tho, lên những ngón tay bụ bẫm như búp hoa mới nở của nó với đôi mắt ràn rụa nước mắt vì sẽ có ngày tôi không bao giờ nhìn thấy con nữa.
Vừa đậu xe xong, tôi bỗng thấy hình dáng chiếc xe quen thuộc của chồng tôi cững vừa dừng lại phía xa, trước mặt tôi, liền theo đó là xe của Nhu. Thì ra họ đi ăn lunch, tại nhà hàng trong khu shopping này. Ngày tôi còn khỏe mạnh đi làm, đây là nhà hàng ba chúng tôi cùng thích và chọn ăn lunch hàng ngày, nay vắng tôi, chỉ còn hai người.
Họ đã ra khỏi xe và bước vào nhà hàng, vừa đi vừa nói chuyện, trông đẹp đôi như tình nhân hay vợ chồng. Chốc lát nữa họ sẽ cùng ăn uống, chăm sóc nhau, mời mọc nhau, ngoài sự chân tình còn có tình ý nào không? Và lúc ấy chắc gì họ còn nhớ đến tôi?
Tôi khao khát ước gì được là người khỏe mạnh bình thường như họ. Ôi, khi những điều bình thường mất đi người ta mới thấy nó qúy gía biết bao nhiêu.
Tưởng rằng nước mắt tôi đã khô cạn khi đứng khóc dưới gốc cây trong nghĩa trang, vậy mà lại dễ dàng tuôn ra, tôi ngồi chết lặng trong xe cho đến khi Kỳ và Nhu xong bữa lunch, lái xe về sở làm, tôi mới bàng hòang trở về thực tế.
Trời đã trưa rồi, đã hết nửa ngày. Mau chóng qúa, tôi chưa làm được việc gì cả, ngay cái việc đơn giản vào chợ mua bình sữa cho con. Cuộc sống quanh tôi vẫn đang tiếp diễn, còn tôi như dòng sông đã đóng băng ngừng chảy.
Mẹ tôi đang đợi chờ tôi về với bữa cơm ngon dành cho tôi, mẹ đã bỏ công ăn việc làm, để về đây sống gần tôi, gần đứa con của mẹ. Sao tôi nỡ bỏ con tôi ở nhà để lang thang ngoài đường than khóc, mà không ở gần nó?. Qũy thơì gian của tôi càng ngày càng ngắn lại, càng ít đi.
Tôi giật mình, nuối tiếc và hối hận, thương con và nhớ con vô cùng.
Như vừa hồi tỉnh sau một cơn mê dài, tôi không kịp vào chợ mua bình sữa, để chuyện ấy cho mẹ tôi hay Kỳ sẽ mua chiều nay. Tôi không muốn phí phạm một phút giây nào nữa, hối hả lái xe về nhà, tôi mong con đường ngắn lại, để tôi mau chóng thấy mặt con tôi.
Tôi lao vào nhà gọi to:
- Mẹ ơi, Cu Tí ơi!
Hai bà cháu đang ngồi chơi với nhau nơi phòng khách, bà đọc truyện cho cháu nghe, và chỉ cho cháu những hình ảnh minh họa trong truyện, dù cu Tí chưa hiểu gì mà cũng ngồi nghe chăm chú và thích thú lắm.
Tôi ngồi xuống, ôm chầm lấy con, hôn lên bất cứ nơi đâu trên người nó trong niềm hạnh phúc vô biên. Trời ơi, tôi đã bỏ phí bao nhiêu giây phút như thế này rồi? Thằng cu Tí được mẹ hôn, nhắm mắt lại và cười ròn rã, sung sướng.
- Mẹ ơi, tối nay cu Tí ngủ với con.
Tôi?đòỉ lại quyền làm mẹ mà từ ngày biết mình bị bệnh tôi đã chán nản, buông thả?
- Con sẽ tắm cho nó, sẽ cho nó ăn, nó ngủ?
Mẹ tôi lặng người đi nhìn tôi, chắc mẹ đã đọc được tâm trạng tôi, nhưng cố dấu nghẹn ngào:
- Phải đấy, con hãy ở bên cạnh con mình từng phút từng giây, cũng như mẹ đang ở bên con vậy.
Tôi nhìn mẹ, lần đầu tiên tôi không khóc khi nói tới số phận hẩm hiu của mình:
- Con đã suy ngẫm ra, khi ta không thể thay đổi số mệnh thì ta phải theo nó. Cuộc sống này có bao nhiêu bất hạnh, con ít ra cũng còn vài năm nữa để sống với chồng con mình. Con phải tận hưởng hết qũy thời gian còn lại của đời con
Mẹ tôi âu yếm vuốt tóc tôi như một thời tôi còn thơ trẻ và khích lệ:
- Với lại con sống lạc quan, biết đâu trời cho thêm sức mạnh kéo dài thêm qũy thời gian còn lại.
- Vâng, con nghe lời mẹ. Ðể chiều nay anh Kỳ về chính con sẽ nấu cơm, dọn cơm ra cho anh ấy như trước kia, mẹ nhé!
Tôi đi thay quần áo, đứng trong phòng tắm soi lại dung nhan mình thấy thật thảm thương, con người khỏe khoắn xinh tươi biến đâu rồi? sau hóa trị, tóc tôi rụng hết, người tôi khô cằn vì xuống cân mau chóng, gương mặt thì hốc hác, gìa đi cả chục tuổi.
Chắc Kỳ cũng trải qua bao lo lắng, buồn bã theo tôi? mẹ cũng trải qua bao đau đớn như tôi? Sự tuyệt vọng của tôi đã vô tình giết lần mòn những người thân của mình. Còn Nhu nữa, Nhu đâu có tội lỗi gì, xưa nay nó vẫn thân thiết và gần gũi gia đình tôi, vẫn yêu qúy con tôi. Tôi không có quyền nghi ngờ Nhu, mà nếu sau này tôi chết đi, Nhu và Kỳ yêu nhau lấy nhau cũng là chuyện thường tình, người chết là hết, người sống còn cuộc đời của họ, Kỳ sẽ lấy vợ khác, thì lấy Nhu còn hơn, cu Tí đã quen thuộc với Nhu, mẹ tôi cũng thế, bà sẽ có cơ hội thăm cháu ngoại mãi mãỉ
Tôi đã thấy nhẹ lòng, lại vội chạy ra với con. Nhìn qua khung cửa sổ tôi cầu xin buổi trưa nay hãy đi thật chậm, chiều đến từ từ, và đêm đừng qua mau, để qũy thời gian của tôi được thêm phút nào hay phút ấy, vì từng phút với tôi đều qúy báu như cả một thiên thu.
(Sept.-2009)
Nguyễn Thị Thanh Dương

Xem Tiếp: ----