ách mấy ngày trước tôi và một chị bạn trên mạng gởi email cho nhau nói chuyện cuộc sống. Chủ yếu là rù rì cười với nhau về những chuyện quanh mình từ đi chơi, đi làm . Tôi thì than thở chuyện một số người họ hàng bên Việt Nam thua lổ về vấn đề bất động sản.Mà lổi không phải từ họ, mà là cái lý do rất ư trời ơi đất hỡi là người ta phóng lớn đường phố.
Vô tình chị nhắc chuyện mà người ta gọi cuộc chiến ngày xưa.Tôi nghe lòng mình rưng rưng theo câu chuyện gia đình  của chị.Nhà tôi cũng nằm trong hoàn cảnh không kém phần khổ sở như thế.Trong nổi ngậm ngùi tôi chia sẽ với chị những điều mà bấy lâu nay tôi dấu kín không nói vớ́i một ai..Để rồi sao đó lòng tôi buồn rười rượi bởi đôi khi có những điều những thứ người ta cố gắng chôn dấu, đè nén và che nó đi dưới một lý do gì đấy.Để rồi một lúc nào đó người ta nghe như có cái gì nhức nhối lặng lẽ trong góc trái tim mình khi có điều chi chợt gợi nhớ.
Đêm... của  một buổi tối yên ả tôi nằm đọc sách như thông lệ.Không biết ma xui qủy khiến thế nào tôi lại chọn ngay cuốn có một chủ đề chiến tranh.Chủ đề mà tôi thường tránh né đọc vào những năm gần đây.Tôi đọc thật chậm rải nghiền ngẫm từng vấn đề,từng nhân vật.Để rồi khi gấp cuốn sách lại tôi lại không tài nào ngủ được.
Trong cái gió ban khuya nơi xứ người tôi ngồi gõ những dòng này và up lên đây ngay không hề dùng một bản nháp.Bởi tôi sợ nếu bỏ qua cái cảm xúc hiện giờ thì ngày mai tôi lại câm nín như từng câm nín bao năm nay.Hoặc giả sử nếu lưu lại ở máy,biết đâu ngày mai tôi lại xóa những cái mình viết hôm nay như tôi đã bao lần làm thế.
Tôi là một cô gái thuộc nhóm năng động hiện đại.Tôi đã  qua cái tuổi gọi là non dại thơ trẻ nhưng vẩn chưa bước tới cái ranh giới gọi là sâu sắc, trưởng thành.Khi tôi sinh ra đời thì chiến tranh kết thúc cũng khá lâu.Tôi không biết cái gì gọi tiếng súng cũng không hề có được cái cảm nhận khóc liệt, khổ sở của những bậc.Cha,chú, anh chị trước mình,tôi sống trong tình yêu thương của những người thân.Dù thời điểm lúc đó nhà tôi cũng đầy rẫy khó khăn thiếu thốn.
Gia đình tôi nếu xét đúng thì gọi là có truyền thống gia giáo bao đời, nói theo người nhà quê của tôi là theo xưa.Không biết có phải vì thế mà trong dòng họ luôn tồn tại những quy tắc bất thành văn về nhiều vấn đề của cánh phụ nữ .Ví dụ như lời người trưởng thượng bao giờ cũng là một mệnh lệnh.Cộng thêm hàng tá cái mệnh danh lể nghĩa gia giáo.
Tôi còn nhớ một năm tôi cũng bắt đầu có trí óc.Một buổi trưa tôi ngồi chơi gần chổ những ông bác uống trà.Họ nhắc về những chuyện xưa cũ của chiến tranh .Những chết chóc trong một trận đánh ác liệc nào đó.Tò mò khi về nhà tôi  hỏi bà Ngoại tôi một câu đại khái là:
-Bà ơi sao bên A. họ ác qúa vậy bà.
Bà tôi trả lời tôi rằng:
- Đàn bà con gái cấm không được nói chuyện làng nước.Lần sau nếu hỏi nữa sẽ phạt khoang tay xoay mặt vô tường.
Câu nói ấy tựa như một luật bất thành văn  được gieo vào cái đầu bé thơ ngày ấy.Dù khi đó tôi còn qúa nhỏ để hiểu lý do.Lớn lên thêm một chút tôi luôn thắc mắc tại sao em trai tôi bị cấm ngặt không được chơi trò bắn súng.Cũng như không có một cây súng nhựa nào trong đám đồ chơi như những bé trai thông thường khác.Lớn chút nữa tôi thấy lạ là sao nhà mình toàn đàn bà không có đàn ông trừ cha tôi đi làm ở xa.Những câu hỏi không lời đáp cứ lớn dần trong đầu tôi, mà thông thường cái gì càng cấm đoán thì người ta càng muốn biết.Tôi cũng không ngoại lệ
Năm 12 tuổi tôi rời Việt Nam về sống cùng Ba Mẹ nuôi.Ba mẹ nuôi tôi không phải người Việt.Tôi sống trong môi trường  không có người Việt nào.Tôi được đào tạo để trở thành một người kế thừa kinh doanh thực thụ.Tức là không liên quan chi tới cái tôi đang muốn biết.Nhưng bù lại được hấp thu tư tưởng hiện đại là tự do tìm hiểu cái tôi muốn  quan tâm mà không bị bó buộc bất cứ điều gì.
Thế là tôi tìm hiểu theo cái cách của tôi là đọc sách, đọc tư liệu bởi vì ngoài như thế tôi không còn cách khác.Tôi cũng cố tâm tìm hiểu rộng hơn một chút nữa về lịch sữ của nhiều nước lân cận trong  Asia để so sánh,đúc kết.Tôi cho rằng cùng một khối thì gần gũi và dể hiểu hơn.Sao bao nhiêu thứ như thế tôi bắt đầu có một hướng hiểu biết cái gọi chiến tranh cho riêng mình dù là trên lý thuyết
Tôi từng theo dõi cái mà người ta gọi là bút chiến.Họ diễn tả bên A. như lũ qủy khát máu.Tôi đọc mà sững sờ bởi cái tôi tận mắt thấy gần như là ngược lại.Đúng thôi ai mà không căm thù đối phương của mình.Họ sẳn sàng tước lấy mạng sống của nhau thì ngại gì khi dùng bút mực vấy bẩn nhau.Tôi cũng từng vô những diễn đàn mà người ta gọi chính trị ngồi nghe hàng giờ.Lắm lúc tôi đâm ra nể cái kiên nhẫn của mình vào những thời điểm ấy.Tôi đọc qua hàng tá cái bài báo hiện hành mà đôi lúc tôi không nhịn nổi cười, trước cái chiêu ma mị, lừa gạt  vô cùng sơ đẳng cũng như rẻ tiền thô thiển ấy.Lắc đầu khi suy nghĩ kẻ dốt nát mà ngồi cao hèn chi khá không nổi người dân nghèo hoài.
  Với cái trí óc ngày nay tôi đã thấu hiểu những sự thật ẩn trong cái gia đình nhỏ bé của tôi.Lắm lúc tôi thương cho tốp đời sau của chúng tôi qúa...ngu ngu, ngơ ngơ,bị ''nhồi nhét '' từ nhỏ.Muốn biết cũng không có nơi để biết.Sách vở bị bóp méo thì tràn lan hàng ngàn cuốn.Viết theo cái lệch lạc căm ghét cá nhân hàng trăm cuốn.Còn những cuốn sự thật đúng nghĩa thì chỉ một phần mười.Như một đốm lửa giữa đêm đông và bị chìm nghĩm quên lãng bởi nhiều nguyên nhân vô ý lẩn cố tình.
  Những điều hiểu biết về chiến tranh của tôi đúng hay sai ra sao thì vẩn còn là câu đố. Thật hư ai mới là kẻ ác thì tôi không được chứng kiến nên cũng không dám kết luận một cách chắc chắn.Nhưng tôi  biết cái sự thật là Ông Ngoại tôi chết vì thiếu thuốc trong khi bệnh bởi những viên thuốc ấy bị người ta cướp một cách trắng trợn.Do họ khan hiếm nơi chiến trường.Bà Ngoại tôi rất đẹp nhưng ở góa đến cuối đời nuôi con bởi bà rất yêu chồng mình.Chồng chưa cưới của Dì Tôi chết trước đám cưới một tuần do một trái pháo.Khiến dì ấy gần như hóa điên, nữa đời còn lại sống trong cái trí óc không mấy tỉnh táo.Chỉ dựa vào chùa chiền kinh Phật mà sống.
Một số những đàn ông họ hàng nhà tôi chết vì những viên đạn. Những người đàn bà trong nhà tôi phải về quê ở.Những bàn tay ngày xưa dùng đánh đàn, viết văn thơ,phải làm ruộng nương.Những cuốn sách có những thứ tiếng lạ phải đốt bỏ đi bởi chúng tôi được gắn cho cái tội danh là '' Tư Sản ''.Chẳng trách chi nhà tôi không chấp nhận hình ảnh cái gì của chiến tranh  tồn tại trong nhà dù đó là cây súng nhựa trẻ con. Ngoại tôi chỉ muốn con  cháu yên ổn sống không muốn bị ''vạ miệng '' nên luôn phạt năng khi nghe ai nhắc đến chuyện xưa cũ.
Giống như đêm nay tôi đọc cuốn sách này.Trong cuộc sách họ mô tả những người lính tựa những thiên thần.Không chùng chân trước cái chết, như hình tượng Kinh Kha qua sông ngày xưa.Với cái bút pháp điêu luyện người viết như truyền cái thần thái sinh động  vào đó.Khi mô tả những đau đớn, mất mát của họ ở một tầng  cuối cùng nhất của sự thống khổ.
Xếp cuốn sách lại tôi bâng khâng suy nghĩ: ''Có thật sự người khổ đau nhất là những người lính không?''.Khi một người lính  ngã xuống với bên A họ là những anh hùng vì nước vong thân.Với bên B họ là những kẻ đáng chết.Mà sự thật thì dù họ có là ai đi thì cát bụi cũng về cát bụi.Đời sau mấy ai còn biết đến họ.Chết thì hết không còn chịu nổi đau đọa đày kiếm nhân sinh
Nhưng... tôi biết chắc một điều đằng sau những tấm huy chương ấy.Đằng sau những người ngã xuống ấy có rất nhiều người ''chết ''theo dù họ vẩn còn thở.Đó là người nhà của họ .Hình như những điều đó tôi ít nghe ai nhắc tới.Tôi nghe người ta ca ngợi tình đồng đội,đôi khi hy sinh mạng sống cho nhau.Nhưng có mấy ai hôm nay có cái ăn cái để,suy nghĩ tới giúp đở gia đình thằng bạn chung chiến tuyến ngày xưa.Bởi họ bận rộn những chuyện lớn lao hơn hay họ quên lãng rồi trong đời.
Tôi về Việt Nam thường xuyên so với người khác bởi gia đình bên ấy toàn người già và vì một số tính chất công việc. Tôi đã thấy  một bà mẹ già có năm người con chết trận (Tôi không phân biệt bên A hay bên B bởi con là máu thịt sinh ra ).Bà mẹ ấy sống trong một ngôi nhà khang trang nhưng bà ấy lụm cụm lại nhà gởi mẹ tôi đi chợ mua thức ăn dùm.Không biết bao nhiêu lần mẹ tôi và hàng xóm thay nhau nấu cháo hay giúp đở những khi bà đau bệnh.
Chén cháo có thể mua có thể nấu nhưng ai bưng ly nước cho bà mẹ ấy uống khi tay chân run rẩy đây.Căn nhà khiến bà không bị mưa gió làm phiền xem như là có phúc hơn những người khác.Nhưng căn nhà ấy lạnh tanh không tiếng người.Ngoại trừ năm cái bàn thờ nghi ngút khói với những bức di ảnh trắng đen.Mà khi nhắc lại ánh mắt già nua ấy chảy ra những dòng lệ đục ngầu.
Tôi đã thấy những những bác tàn tật từ cuộc chiến mà người gọi thương binh.Họ sinh ra lành lặn  xinh đẹp như ai đấy chứ.Người đang cùng ở một phía với hiện tại họ còn được chút an ủi này nọ dù nhỏ nhoi.Còn người được mệnh danh kẻ đối kháng ấy, thiết nghĩ không cần phải nói người ta cũng hình dung ra được.Ở tuổi già nhiều người làm vài công việc vặt vãnh kiếm vài đồng bạc lẻ đẩm mồ hôi của cuộc mưu sinh.Và cũng rất nhiều người đứng ở góc chợ làm hành khất bởi hết cách để kiếm được cái ăn.Những nổi đau ấy so với những cái chết có kém cạnh gì nhau không?
Tôi đã thấy những gia đình đi tìm hài cốt người thân trong vô vọng.Bởi những người có thể biết chút tin tức thì bặt tăm vô tín.Tôi biết một chú gia cảnh khá nghèo nhưng khi dành dụm được ít tiền là chú ấy bỏ công ăn việc làm để tiếp tục hành trình tìm mộ anh trai của mình.Với cái lý do rất ư bình dân như con người chú: ''Tìm ảnh về nằm gần má để anh em còn ra thăm nhau ở nơi hoang vu tội ảnh ''.Chú ấy từng bị sốt rét rừng tưởng chết sau những chuổi lặn lội ấy.Nhưng hài cốt của anh chú vẩn còn nằm trong vô số  bộ hài cốt chưa được tìm thấy rẩy đầy trên mãnh đất mang hình chữ S .Họ vùi nắm xương tàn ở xó xỉnh rừng núi lạnh lẽo.Không một nén thương an ủi vong linh, thay vì bao nhiêu người khác nằm cạnh người thân.Những người như thế có nghe ai nói không, họ có là những anh hùng không?
Nhiều hồi ký nói về sự ra đi '' một sống, một chết ''như một cách  phản kháng hùng hồn không đội trời chung với kẻ thù .Còn những người ở lại mấy ai thấu hiểu cay đắng họ chịu nào kém gì dù cái sự ở lại đôi khi bất khả kháng.Họ không phải làm mồi cho cá nhưng họ chết trong lao khổ, héo úa  bệnh tật của rừng thiên nước độc mà người ta gọi ''đòn thù''. Những cuốn sách viết về họ đếm trên đầu ngón tay mà chúng cũng bị ''trù dập '' che dấu đi, có tới tay người đọc đâu.Trường hợp được công bố phổ biến đến rất ít.Những người còn sót lại cái mạng sau  cuộc bể dâu ấy .Một là chấp nhận cái số phận an bày cá chậu chim lồng.Hai  là cố mà im để khỏi chuốt vạ vào thân.Khốn nhất khi người ta có cái nổi đau mà bị bịt miệng không được quyền than thở,kêu la.
Mới đây thôi tôi đọc được nhiều bài viết của một tác giả mà xét và tuổi đời , tuổi người thuộc bậc chú bác. Tác giả viết về những ngậm ngùi khi mình thành khách lạ ngay trên quê hương cũ.Cuối bài viết ấy tác giả viết '' Bạn có bao giờ nghĩ chúng mình là những thân cây đã trốc gốc, và đang được dòng đời cuốn đi xa, rất xa … cùng với một nỗi buồn?''(Trích nguyên văn của tác giả Ngụy Xưa).Tôi nghe có nổi xót xa trong câu hỏi ấy.Tôi cũng muốn viết đôi dòng gọi là cảm nhận,nhưng tôi không dám.Bởi tôi là kẻ ''hậu bối'' giống như bà Ngoại tôi thường dạy '' Con nít không được chen vào chuyện người lớn ''.Tôi có là người chứng kiến thời cuộc ấy đâu mà dám bàn luận.
Để rồi tôi nghe một cái gì nhoi nhói nơi tim mình  khi tôi tự hỏi.Những tốp sau như chúng tôi việc chi, vì đâu mà phải bỏ xứ sở để đi.Những người lớn có nguy cơ chết vì một viên đạn thẳng từ đối thủ.Còn tốp sau như chúng tôi bị buột cổ bằng một sợi dây xích bọc nhung.Dù sợi dây đó có được sơn phết đẹp đẽ dưới danh nghĩa như thế nào đi nữa thì cũng là một sợi dây dùng buột cổ.Tựa như người Dì bà con của tôi học nhiều bao nhiêu vẩn không thể xin được việc làm.Bởi cái sơ yếu lý lịch ghi rành rành là ''Gia đình thuộc thành phần chế độ cũ''.Đơn giản thế thôi đủ nhận được tất cả cái lắc đầu từ chối từ những trường học.Vài chữ ấy thôi cũng khiến dì họ tôi chút nữa tự vẩn vì ức lòng.Cái ước mơ nhỏ nhoi được làm cô giáo của Dì mãi mãi không bao giờ đạt thành mặc dù Dì học rất giỏi. 
Tôi vẩn thường nghe nhiều người lớn nói về những nổi buồn lạc loài hay khó khăn nơi xứ người.Kể  về một thuở họ mang dòng máu nóng trong mình trong những buổi lể tưởng niệm.Người lớn còn có cái ký ức như một cái lý do để nhớ về.Còn những kẻ như tôi điển hình cho cái tốp sau.Sống  một góc hoang vắng ở cái đất nước xa lạ nào đó trên trái đất .Ký ức nào để nhớ, tưởng niệm ở đâu?Bởi đâu phải ai cũng được ở nơi có những cộng đồng người Việt sinh hoạt với nhau.
Có thể vì được học từ nhỏ nên chúng tôi dể hội nhập với cuộc sống mới.Nói lưu loát những thứ ngôn ngữ mới  giử  những vị trí cao trong cuộc sống không thua kém chi những người bản xứ nơi mình đang sống.Nhưng hỡi ơi tôi vẩn mãi là con bé da vàng tóc đen.Không sao xóa đi cái sự thật là dân nhập cư  dù với hình thức di dân hay chi đó.Tôi nghe ra rã trên báo đài những bậc chính khách nói bày trừ sự kỳ thị.Nơi văn minh hiện đại ai cũng như ai.Bằng chứng tổng thống Mỹ hiện tại là người da đen.Nhưng...(lại chữ nhưng đáng ghét ) sự thật thế nào chính chúng ta biết rõ hơn ai hết.
Thỉnh thoảng khi tôi đi đến đâu tôi nghe câu hỏi là: '' Bạn là người Hàn Quốc?" hay '' Bạn là người Nhật à ''.Tôi  lắc đầu: "Không, tôi là người Việt Nam ''.Lòng ngập tràn ấm ức tại sao thấy dân châu Á là họ luôn nghĩ những quốc gia ấy.Sau đó ai mà bảo biết Việt Nam  tôi mừng lắm.Họ mà nói thêm họ từng đến Việt Nam hoặc Việt Nam rất đẹp là tôi vui như họ tặng tôi món qùa.Dù tôi hiểu rõ đôi khi ấy là phép lịch sự xã giao mà thôi.Nếu họ nói không biết Việt Nam thậm chí chưa nghe qua,tôi nghe lòng buồn một thoáng.Ác nổi nhóm người không biết  thường nhiều hơn.
Những người trước là những ''thân cây trốc gốc và đang được cuốn đi xa''. Những người sau như tôi có gốc đâu mà trốc.Chỉ để duy trì cái vốn Việt Ngữ đã là một sự cố gắng.Nào phải ''lai căng '' hay đua đòi mà chung quanh không người Việt thì nói với ai đây.Ngay cả cái lịch sử còn biết mập mờ, ù ù cạp cạp thì còn gốc đâu mà mất. Trong suy tư tôi chợt nghĩ,ngày nào đấy tôi lấy chồng rồi sinh con như bao người khác.Chồng tôi liệu có khi nào là anh chàng khác chủng tộc ngôn ngữ không, khó mà nói trước.Và ngày nào đó con tôi chúng hỏi ''Việt Nam ở đâu hả Mom nơi đó ra sao...?''Tôi trả lời thế nào đây? 
Tôi có thể không thấu hiểu hết, không biết được chiến tranh đau khổ mất mát ra sao? Nhưng tôi biết khi tiếng súng ngừng rồi ấy có nhiều nhiều lắm  nổi đau không dể gì xóa nhòa.Tôi tin vào những dòng máu đã chảy xuống.Nhưng những dòng nước mắt chảy ngược vào tim cũng đâu kém phần chua xót mấy ai thấu đâu.Người ta có thể xây dựng một toà lâu đài ngay trên bãi chiến trường cũ.Nhưng những mất mát của anh em thiếu hụt, nổi sầu thương  của góa phụ, cô nhi khát khao tình cha... thì làm sao đây...???
Ôi... đằng sau cuộc chiến....Với những cái chết câm lặng, không có tiếng súng... 
Song Nhi

Xem Tiếp: ----