Lời mở Có một cây, không thân, chỉ là những cánh lá màu xanh thẳm, dài, mềm, không vươn thẳng đứng mà cong rũ. Từ giữa cánh lá, một đường gân như xương sống chạy dọc lên đến đỉnh lá. Đây là một họ địa lan. Cây phát triển trong môi trường im mát, thoáng khí, không chịu nổi ánh nắng mặt trời chói chang. Một hôm nào, người ta tình cờ phát hiện thấy từ trong gân lá, trức ra một túi nhỏ, khởi đầu là chóp nhọn, cứ thế, thời gian trôi, từ túi ấy lộ ra một bông hoa, bé nhỏ, màu tim tím. Không ai ngờ rằng, sáng hôm sau, hoa nở xòe ra 3 cánh mà nửa cánh ngoài là vàng nhạt nửa cánh trong là nâu.Từ trung tâm của nhụy hoa lại khoe thêm 3 cánh nâu, xanh, uốn cong, chồng lên, so le với 3 cánh dưới, tạo thành một mô típ độc đáo, đẹp lạ lùng. Người ta gọi đó là hoa Diên vĩ. Sự phát hiện hoa là một bất ngờ. Tôi ngẩn người: Hoa đẹp quá!. Tôi thích thú theo dõi. Nhưng bạn ơi! Buổi chiều, hoàng hôn chưa xuống, tia nắng cuối ngày vẫn còn. Vậy mà hoa đã rũ, chỉ còn lại là một dúm màu tím, vàng héo úa. Tôi buồn lắm. Vẻ đẹp mong manh quá! ngắn ngủi quá! Như hạnh phúc em đã dành cho tôi, chóng đến rồi chóng đi. Như tình yêu em dành cho tôi chỉ là khoảnh khắc rồi hư vô choáng ngợp: "Ngày một lần rạng đông Rồi hoàng hôn bằng bẵng Em một lần yêu tôi Rồi mai làm khách lạ Tim một lần rung chuông Rồi đứt giây vĩnh viễn Tôi một lần hôn em Rồi xa nhau mãi mãi…" (Trần Dạ Lữ) 1 Long là cháu nội ba đời của Hoài Quốc công Võ Tánh. Hưng thích ngôi nhà của Long, tọa lạc trên đường Võ Tánh, nhìn thẳng, có thể thấy được cầu Đông Ba. Đó là một đền thờ nhỏ nhưng có vườn rộng bát ngát, với những tàng cây tõa bóng mát, những cây vú sữa, cây đào, cây nhãn, khế, …xa xa nhìn đằng trước là đất ruộng thuộc hương hỏa họ Võ.Thỉnh thoảng những chiều mùa hè Longvà các bạn thường rủ nhau ra đá banh tại đây. Hưng thích những cây vú sữa trong vườn nhà Long. Mùa hè trời nóng bỏng, được leo lên một trong những cây vú sữa là điều tuyệt vời nhất đối với Hưng. Những trái vú sữa treo lủng lẳng, ẩn nấp dưới những ngọn lá nhưng vẫn không che kín hết mình, nó phơi bày ra làn da bóng láng như có bôi một chút mỹ phẩm làm bóng da của những cô gái, trông hấp dẫn vô cùng. Khi Hưng bứt được trái vú sữa, Hưng gọi bạn: - Ê! Long vì răng lại đặt tên là vú sữa mi? - Vì hắn giống cái vú của mấy đứa con gái. Ê mi nhớ phải bóp nhẹ để khi nút, sữa mới ra nhiều, ngọt lắm mi. Hưng cười hăng hắc: - Nghe mi nói hấp dẫn như rứa. Sau khi ăn trên cây cho đã, Hưng hái một số trái nữa. Sợ quăng xuống dể bị vỡ, Hưng thả xuống giếng nghe tõm. Long hỏi: - Răng mi không bỏ vào túi lại thả xuống giếng? - Bỏ vào túi sẽ vỡ, chảy sửa ướt quần mi. Long cười khúc kích: - Ừ hí! Hưng thích khu vườn này. Cứ mỗi chiều, Hưng thường lên nhà bạn, hai đứa ra ngoài vườn ngồi học cạnh thành giếng, thỉnh thoảng những trái đào rụng lộp bộp. Vui nhất là ba Long, buổi trưa, trời nóng, ông ra tắm giếng. Ông cởi hết áo quần, phơi chim tồng ngồng, cứ thế ông dùng gàu múc nước giếng dội thoải mái. Phủ thờ nhà Long có hàng rào ngăn cách dãy nhà dành cho công chức, ở đó có sân rộng và lối đi quanh các phòng. Một số giáo sư, công chức ở đây đã lâu ngày như thầy Vang, cô Phượng dạy trường Hàm Nghi, ông Năm, họa sĩ chồng cô Phượng, … Buổi tối, có khi Long rủ Hưng qua nhà thầy Vang xem các giáo sư chơi bài xì lác. Tại đó có Sương, cô bé giúp việc cho thầy Năm, duyên dáng xinh đẹp rất bắt mắt. Sương có mái tóc mềm đen mượt vừa ngang vai. Khuôn mặt trắng ngần, làm nổi cặp mắt đen láy với hàng lông mi cong, môi sương mọng đỏ gợi tình. Long lân la đến hỏi chuyện, ba lơn, bông đùa. Hưng biết là Long thích con bé này rồi, nên thường đi tránh để hai đứa trò chuyện thoải mái. Một lần, mãi xem chơi bài đến khuya, hai đứa ra về, đi ngang qua phòng nhà họa sĩ Năm, hai đứa đứng khựng lại. Mắt Hưng như đổ sao, dưới ánh sáng đèn mờ, không đóng cửa sổ, chắc vì trời quá nóng, ông Năm và cô Phượng, hai người trần truồng như nhộng, quấn lấy nhau. Hai chân Hưng như ríu lại, không muốn rời. - Đi thôi mi ơi, coi chừng có người thấy tụi mình! Long thì thầm. Hai đứa rời nhà tập thể tiếc rẽ. Hưng nói nhỏ bên tai Long: - Tau khó chịu quá mi ơi! Tuổi thơ của Hưng trãi những tháng ngày ngọt đắng với những thèm khát vô cớ, những bóng tối và ánh sáng đuổi bắt nhau trong từng giấc ngủ. Có những thời kì ở đó là sự nghịch ngợm cùng chúng bạn với những trò chơi, bất chấp nguy hiểm, xông xáo đạt kì được mục đích, thích thú được làm người thắng cuộc. Nhưng khi đạt được rồi, chinh phục được rồi thì phát hiện ra rằng cũng chẳng có gì. Buồn, chán. Và rồi, những ngày ham hố học để quyết thi đỗ bằng diplome, rồi bằng tú tài bán. Tất cả như một thách thức cho cái tôi đầy hiếu thắng và nhất là nếu anh chưa thi đỗ thì chưa …chưa có bồ. Tuổi dậy thì với những mơ mộng, ước muốn dâng trào khó phân định được nguồn gốc, giải thích được nguyên nhân. Khi Hưng nhớ, nhớ người ấy một cách mơ hồ thì Hưng nghe đâu đây một sự thôi thúc khó định vị, xuất phát điểm, chỉ biết rằng có một cái gì thích thích, một sự khoái cảm dâng trào. Đó cũng là thời điểm của những đêm mất ngủ, người mệt mõi vì những đòi hỏi mơ hồ với sự tưởng tượng mà bóng tối đồng lõa với những hành vi bản năng. Những chiều thứ bảy, Hưng thường lên nhà Long học thi tú tài bán. Khi đêm đã xuống, mọi người vừa ăn tối xong, hai đứa đi dạo một vòng suốt đường Võ Tánh qua cầu Đông Ba vào Thành nội. Những câu chuyện có khi xoay quanh về chuyện bồ bịch. Hưng lấy làm kì lạ, Long đã có người yêu là Hạnh, học lớp 11A Đồng Khánh, duyên dáng, học giỏi, vậy mà vẫn ve vãn Sương. Hưng hiểu lờ mờ, với Sương, Long muốn làm thí nghiệm tình yêu. Hưng hỏi dò: - Long, mi đã làm chi được con nhỏ chưa rứa? - Tau hôn nó rồi ở thành giếng sau nhà, dưới gốc cây vú sữa! Hưng tròn xoe mắt: - Mi hôn nó được rồi? Thích ghê mi hí! Cảm giác răng rứa mi? - Chán ngắt! - Răng rứa mi? - Môi tau đụng vào môi nó, tau có cảm giác như đụng phải miếng thịt bò. Tau thất vọng quá mi ơi! Hưng tiu nghĩu. Tại sao lạ vậy. Nó vẫn thường tưởng tượng nụ hôn đầu chắc phải thích lắm. Sướng ghê chứ. Ngạc nhiên, Hưng buồn rầu hỏi bạn: - Mí cho tau biết lí do vì răng rứa? Hưng sành sõi như một tâm lí gia: - Tau không có hứng nhưng chỉ có lòng hiếu kì. Tau nhìn Sương như một người vô hồn nên nụ hôn của tau với Sương khô khan chỉ có đụng chạm thuần xác thịt. - Hưng nhìn Long cảm phục: - Như rứa phải yêu hôn mới sướng? - Cha răng! - Rứa mi đã hôn được Hạnh chưa? Long buồn rầu: - Chưa nơi mi! tau sợ quá không đủ can đảm. Hưng nghĩ thầm: Thì ra nụ hôn vì yêu mới thú vị. Nhưng có được nụ hôn đó thì không phải đơn giản. Với Sương, Hưng thấy con bé đẹp và dễ thương. Ước chi mình được hôn Sương. Vừa đi vừa suy nghĩ, hai người về đến nhà khi nào không hay. Tối đó, Hưng không ở lại nhà Long học nữa. Hưng về nhà với hình ảnh Sương trong đầu óc. Hưng nghĩ rằng Long không yêu Sương nên sự đụng chạm giữa hai bờ môi trở thành lãnh cảm. Hưng lại thấy thương Sương và Hưng nghĩ hay là mình “cua” Sương? Nghĩ đến điều này, Hưng thấy nóng bừng vì sự tưởng tượng. Hưng cong người lại. Đêm ấy Hưng nằm mơ thấy Sương. 2 Chín năm sau, 1974, một buổi chiều tháng 9, vào thu, Hưng đang loay hoay móc túi trả tiền xe thồ tại chợ Ông Tạ, đường Thoại Ngọc Hầu Sài Gòn, chàng phát hiện túi mình sạch nhẵn.Thì ra chàng bị móc túi tại Trung tâm 3 nhập ngũ, đang lúng túng thì một tiếng kêu nhỏ bên tai - Anh Hưng! sao lạc vào đây? Hưng quay người lại, một cô gái cắt tóc ngắn, đôi mắt sáng quắc, nụ cười tươi tắn đang nhìn chàng, mừng rỡ. Hưng hơi ngờ ngợ, là ai đây? Chàng chợt nhớ ra, vui quá, kêu lên: - Ôi Sương! Sao em lại ở đây? Bây giờ em lạ quá, không như ngày nào. Lại đẹp hẳn ra. - Anh đừng nịnh em. Sao? Có chuyện gì mãi đứng đây? Anh trả tiền xe cho họ đi đã. Hưng lúng túng: - Ồ! Anh đi xe thồ về, nhưng bị móc túi sạch mà không hay. Bây giờ anh mời họ lên nhà bà chị để lấy tiền. Bây giờ Sương mới nhìn kĩ, Hưng đang mặc bộ đồ lính, rộng thùng thình, chàng đen nhưng không mập, tóc cắt ngắn. Sương lạ lùng: - Ô! mà sao anh lại mặc đồ lính. Anh đi dạy mà? À để em trả tiền xe cho anh đã. Sương nhanh nhẩu rút ví trả tiền xe. Nàng nói: - Chúng mình vào trong này uống nước, nói chuyện đi anh! Hai người bước vào một quán cà phê cốc, bên vĩa hè, gần chợ ông Tạ. Hưng nhìn sững Sương, chàng không còn nhận ra cô béSương ngày xưa, giúp việc nhà vợ chồng họa sĩ Năm nữa, từ cách ăn mặc, giọng nói đều khác xưa. Nếu không nhờ Sương nhận ra chàng, có lẽ không có cuộc gặp gỡ nầy. - Anh đang nghĩ gì mà thừ người ra thế? Hưng mĩm cười: - Thấy em xinh đẹp quá, anh như mê ngủ. - Sương cười ngặt nghoẽo, ngã người về phía Hưng, chiếc jupe hở ngực trần, làm lộ hơn nửa đôi vú căng tròn, nhô lên khiêu khích: - Anh đừng chọc em nữa. Em chỉ là một cô gái nhà quê, đi ở đợ cho nhà người ta. - Anh chưa hỏi, nguyên cớ nào em lại vào Sài Gòn và trở thành một cô gái Nam đầy vẽ khiêu khích. Nàng thẳng thắn: - Nhưng em có khiêu khích anh đâu. À mà anh vào đây ở đâu vậy. Anh đi lính? sao bây giờ lại rỗi rãnh ở chốn này? Anh đi phép? - Anh ở với bà chị ruột, trong kia kìa. Hưng đưa tay chỉ. Còn chuyện đi lính? Anh bị lính chê. Từ lâu anh hoản dịch vì lý do sức khỏe. Mỗi lần hoãn được 9 tháng. Đợt này là thứ ba anh ra Hội đồng y khoa. Nhưng lần này bị “đủ sức khỏe”. Thế là anh vào quân trường Bộ binh Long Thành. Khiếp mấy ngày đầu, tụi khóa đàn anh, nó phạt anh trong tuần huấn nhục, anh không chịu thấu. May nhờ có mấy đứa học trò, tạo điều kiện, anh khám lại tại bệnh xá quân trường. Thế là anh nằm Tổng y viện Cộng hòa trót tháng, rồi ra Hội động miển dịch trung tâm 3, lại hoản 9 tháng. Ôi cái thân trai trong thời chiến. Nhiều lúc nghĩ cũng buồn cười. Sương nhìn Hưng, nghe Hưng nói. Tự nhiên nàng nhớ lại những ngày ở Huế. Những lần Sương qua nhà Long giặt, rửa. Lần Long hôn nàng, rồi sau đó không hiểu vì lý do gì Long xa nàng dần. Nàng là con gái, nàng vẫn có sự tự trọng của mình. Rồi những tình huống, những bi kịch xảy ra trong ngôi nhà tập thể của vợ chồng họa sĩ Năm. Nghĩ đến đây nàng thở dài. Hưng nhìn nàng, tự nhiên chàng thấy Sương quyến rũ, gợi tình trong vẻ trầm lắng của nàng. Chàng nhớ lại ngày nào, tuổi dậy thì đầy mơ mộng, háo hức, đã có lúc nhìn Sương khao khát được hôn nàng. Hưng dịu dàng: - Em có tâm sự hay sao? Sương không trả lời, nàng nói: - Chết! từ nãy giờ, mãi nghĩ gì đâu, chưa gọi nước, mà sao người chạy bàn đâu không thấy anh hí! - Ừ, tức cười, em gọi 2 ly nước mía đi em! Hai người uống xong ly nước thì trời chợt đổ cơn mưa. Mưa xối xã. Sương xích lại gần chàng, tự nhiên nàng âu yếm: - Anh Hưng! Về nhà em chơi chút nghe. Gặp anh giữa Sài Gòn em mừng lắm đó. Hưng cảm động, chàng cầm tay nàng rất tự nhiên. Sương để yên trong tay chàng. Hai người yên lặng. Hưng nhớ rất rõ cảm giác thèm muốn hơi ấm, da thịt của Sương những đêm hè lên chơi nhà Long tại Huế những ngày xa xưa, nhìn ngực Sương căng tròn, phập phòng theo hơi thở. Khi về nhà trong giấc mơ, chàng đã buông thả để cho những ham muốn của bản năng đè nặng. Thức giấc, chàng đã tự xấu hổ cho bản thân mình. Bây giờ, trong phút giây này, chàng đã gặp lại nàng, giữa thành phố hoa lệ, xô bồ, không biết Sương sống như thế nào, lý do nàng trôi nỗi vào đây. Chàng nghĩ, mình cũng cần về thăm chỗ ở của nàng cho biết. hỏi thăm cuộc sống của nàng: Quá khứ, hiện tại. Nghĩ vậy, chàng nói: - OK! Nhưng anh phải vào báo tin cho bà chị biết đã và anh còn phải thay áo quần. Em xem, bộ đồ lính anh mặc, thật không ra thể thống gì cả. Em chờ anh một chút nghe, rất nhanh. Sương mĩm cười nhìn chàng gật đâu. Khi Hưng bước ra đầu cổng ở chợ Ông Tạ, Sương đã đứng chờ sẵn. Nàng mĩm cười nhìn chàng, một cảm giác hạnh phúc tràn ngập tâm hồn nàng. Một cảm giác mà nàng đã ao ước nhiều năm. Sương gọi xe, chiếc Taxi ngừng ngay trước mặt hai người. Sương cầm tay chàng: - Mình lên xe đi anh. Hai người ngồi băng sau. Sương dạn dĩ xích lại sát bên chàng. Hưng để tự nhiên. Hưng đang khao khát nàng. Chàng cảm nhận hơi ấm từ bắp đùi Sương đang chuyền qua rất dễ chịu. - Anh cho rẽ Đường Lê Văn Duyệt, số 456/74! Chiếc xe qua khỏi chợ ông Tạ, rẽ phải, chạy nhanh trên đường Lê Văn Duyệt, một chốc sau rẽ vào một hẽm lớn và dừng lại. - Ta xuống đây anh! Hưng hỏi tiền xe và dành trả. Sương mĩm cười: - Lính quân trường bị móc túi mà vẫn còn tiền. Bỏ 3 nhà, nàng dừng lại: - Đây rồi anh. Hai người dừng lại trước một căn phòng nhỏ, lồi, ở trong hóc một sân khoảng 2 mét. Sương mở ví rút xâu chìa khóa, mở cửa. Phòng hẹp, ánh sáng cây đèn ngủ trên bàn hắt ra mờ ảo. Hình như nàng để suốt ngày, không tắt. Một cái giường trãi nệm màu hồng, vừa hai người nằm. Một cái bàn phấn, phía sát cửa, một cái bàn ăn, hai cái ghế. Hưng thấy Sương mở cửa, bên trái là toilette nhỏ. Phía sau, sát tường là bếp. Một cái lò ga, một cái lavabo rửa chén vài cái son, nồi, … - Anh đi toilette không? Sương hỏi, chàng lắc đầu. - Vậy anh ngồi nghỉ một lát, em vào tắm, rồi em sẽ nấu buổi tối anh ăn. Sau đó, tha hồ nói chuyện. Hưng nhìn Sương vui hẳn lên. Chàng cảm động. Thì ra với Sương, nàng vẫn quý mến chàng cho dù những biến đổi thời gan. Chàng gật đầu nói với nàng mà như nói với chính mình: - Nhìn thấy em, anh cảm thấy yêu đời, cho dù cuộc sống với anh không ra gì hết cả. Sương nhìn chàng, ngạc nhiên: - Anh có gì buồn à? A! em hiểu rồi, mấy tháng nay, cuộc sống anh không ổn định. Nhưng anh phải vui, vì anh gặp em và vì anh khỏi phải đi lính, ít nhất 9 tháng nữa. Anh thấy đó, chiến tranh ngày càng khốc liệt và đang có nhiều bất lợi cho miền Nam mình. Kệ anh, sống được ngày nào hay ngầy ấy. Thôi, em tắm đã! Hưng thả mình trên giường, không muốn suy nghĩ gì nữa. Chàng nghe tiếng quạt máy chạy rè rè, tiếng nước từ phòng tắm. Chàng riu riu mơ màng. - Anh! dậy tắm đi! Hưng mở mắt. Sương trong chiếc áo ngủ cột dây, rộng, ngực để trần. Trong chiếc áo ngủ mỏng, rộng màu hồng, Hưng nhìn thấy lờ mờ hai vú của nàng, nhô cao, khiêu khích. Nàng quá đẹp và gợi cảm. Nhìn Sương, Hưng muốn ôm nàng. Sương cầm tay chàng kéo đứng dậy: - Anh vào tắm đi, trong khi em làm cơm! - Em đã đi chợ đâu? - Em có sẵn đồ trong tủ lạnh. Hưng đứng dậy bước vào phòng tắm. Chàng không mang theo đồ thay. Hưng cởi hết áo quần, khỏa thân. Nước từ vòi sen chảy như xóa hết những mệt mõi cho chàng. Chàng khoan khoái hát nhỏ một bài tình ca của Trịnh: “Chúa đã bỏ loài người. Phật đã bỏ loài người. Này em, em cứ phụ người. Này em, em cứ phụ tôi, đời sống quanh đây có vạn lời mời. Vì gió hôm qua hát lời thú tội, quanh đời. Về cùng tôi đứng bên âu lo này.” Bỗng cánh cửa phòng tắm bật mở. Hưng luống cuống: - Ôi anh chưa mặc áo quần! - Mặc kệ! em thích như thế! Sương nũng nịu. Nàng vòng tay ôm Hưng. Vú nàng săng cứng cọ sát ngực chàng. Hưng nóng bừng trong một tình huống không chống đỡ được. Sự ham muốn tràn ngập, như muốn nổ tung. Chàng bồng nỗi Sương ra ngoài. Cửa đã đóng, ngọn đèn mờ. Chàng thả Sương trên giường, miệng chàng phủ kín môi Sương. Nàng rên nhỏ: “anh hãy yêu em đi!”. Bàn tay Sương di chuyển trên người Hưng. Hưng không kìm được nữa. Chàng mở giây áo nàng, kéo tụt xuống. Cả tuyệt tác hiện ra trước mắt chàng. Chàng phủ trên người Sương. Hai làn môi say đắm. Bàn tay Hưng linh hoạt, di chuyển. Trong lúc này, Hưng là bản năng, là loài thú. Hưng chìm trong làn sóng cuồn cuộn của nhục dục bản năng.Chàng mơ màng trong trạng thái hưng phấn và cảm nhận từng tế bào đang tan rã, tan rã,... Hưng vùng ngồi dậy, chàng gỡ tay Sương: - Em! Còn phải dậy ăn tối nữa, anh đói bụng. Sương nhìn chàng mĩm cười hạnh phúc: - Nằm chút nữa anh! Thích thật anh há! Hưng véo chân Sương: - Xem kìa, cả hai đều ông Adam và bà Eva. - Thế mới thích, để bù lại những ngày xa xưa ấy, anh không thèm để ý tới em! Bây giờ, anh là của em, cho dù là chỉ tạm bợ. Hưng chưng hững: - Ngày xưa, cách đây 9 năm? Em đã yêu anh? Sương lại hôn chàng say đắm, nàng thì thào: - Ừ, ngày đó, em chỉ để ý đến anh thôi. Nhưng anh cù lần quá, chã biết gì cả. Do đó Long tán em là em ỡm ờ để thử lòng anh. Nhưng anh ngu quá, chã biết gì cả. Hay là anh chê em là con bé nhà quê đi ở đợ? Hưng đưa tay bịt miệng Sương, chàng chồm dậy, nhìn vào mắt nàng: - Nếu em biết ngày đó anh đã thích em. Và mơ về em. Anh đã ghen với Long. - Ghen? Sao anh không tán em? - Tại anh sợ mất lòng bạn. - Chỉ tài xạo! - Thề có trời đất. Sương mĩm cười ôm chàng, đôi chân dài của nàng quàng qua người chàng. Hai thân thể nóng bỏng. Hưng ngồi dậy: - Chúng mình ăn tối đã em! Hai người ngồi vào bàn ăn. Sương săn sóc Hưng chu đáo. Cả hai đều ăn cảm thấy ngon miệng cho dù bửa ăn rất đơn giản, tô canh chua, dĩa thịt heo. Có lẽ vì họ vừa làm tình với nhau chăng? Hưng nhin Sương, đọc thấy trong đôi mắt nàng sự mãn nguyện. Nàng hạnh phúc? Ôi một hạnh phúc nhỏ bé. Ngày mai thế nào? Không cần biết. Chàng bùi ngùi hỏi: - Em vẫn chưa cho anh biết lí do nào em lại vào Sài Gòn? - Anh có cần biết không? - Anh rất muốn biết cuộc sống hiện nay của em. Công việc của em. - Bửa nào anh về Đà Nẵng, em sẽ gửi thư kể anh biết. Còn bây giờ, em chỉ muốn chúng ta hạnh phúc, cho đến ngày anh về Đà Nẵng. Anh xem, cuộc chiến càng ngày càng tệ hại, những tin đồn Mỹ ký hiệp ước riêng với Tàu cộng, bỏ rơi Việt Nam đang gây xôn xao dư luận. Em muốn anh ở với em những ngày còn lại. Hưng cười buồn: - Để một mai trong cơn biến loạn, chúng ta không còn ân hận. Mắt Sương ngời sáng hạnh phúc: Ừ! anh nhớ nghe, sống với em những ngày Sài Gòn dâu bể hôm nay. Sương đứng dậy dọn bàn: - Anh và em đi Thương xá mua đồ nghe! Em sẽ chọn mua cho anh một ít đồ, để khi về Đà Nẵng anh sẽ nhớ em đến quay quắt luôn. Hưng đã sống với nàng những thời khắc hạnh phúc nhất, ngọc ngà nhất. Một tuần sau chàng từ giã nàng ra sân bay về lại Đà Nẵng cùng những dự tính tương lai. Cuộc chiến kết thúc. Rồi ngày 29 tháng 3 30 tháng 4 Và … Mãi mãi chàng mất tăm dấu vết, liên lạc với nàng. “Anh sẽ nhớ đến em quay quắt luôn!” Nàng đã nói với Hưng như thế và quả thật Hưng đã không bao giờ quên được nàng cho đến 1 năm sau, 10 năm sau, hai mươi năm sau và mãi đến bây giờ. Cái kỉ niệm ngọt ngào nóng bỏng ấy như một vết cắt gây cho chàng những nỗi đau không nguôi. Như mới hôm nào... Tuấn Nguyễn