ổ xe bốn ngựa dừng bánh trước cổng chính Viện hàn lâm thí nghiệm Phơ-lô-ren-xơ, trước kia là một tòa lâu đài lớn của công tước Tô-xcan. Mai-Cơn nhanh nhẹn nhảy xuống mở cửa xe cho nhà bác học Đê-vi. Ông giám đốc Viện hàn lâm ra tận xe đón nhà bác học nổi tiếng người Anh và trịnh trọng mời vị khách quí vào thăm Viện. Mai-Cơn theo sau, thong thả bước trên con đường đồ đầy đá sỏi nằm lọt vào giữa một rừng cây cao vút. Con đường dẫn tới một vườn hoa lớn, nằm ngay trước cửa lâu đài. Ông giám đốc trỏ tay vào một bức tượng thần Vệ nữ xây trên cái bệ cao ở giữa một bồn hoa lớn, giới thiệu: - Thưa các ngài, đây chính là nơi xưa kia công tước Tô-xcan tổ chức đêm vũ hội nổi tiếng có suối nước phun, bơm từ một chiếc giếng sâu lên. Các ngài còn nhớ, đêm đó nước không hút lên được vì giếng sâu gần mười lăm mét. Nhà bác học vĩ đại Ga-li-lê đêm đó cũng có mặt, nhưng chưa hiểu được nguyên nhân của hiện tượng này. Gần hai chục năm sau, người học trò nổi tiếng của ông là Tô-ri-xen-li mới phát hiện ra rằng, nguyên nhân đó là do áp suất của khí quyển. Chủ và khách đã bước vào trong lâu đài. Ông giám đốc mở các phòng thí nghiệm. Mai-Cơn Pha-ra-đây suýt nữa thì thốt kêu lên vì kinh ngạc, phòng thí nghiệm thật là giàu có. Những chiếc tủ lớn kê sát tường chạy quanh gian phòng khá rộng đều đầy ắp những dụng cụ thí nghiệm. Trên những chiếc bàn lớn bày ở giữa phòng cùng có vô số những máy móc, dụng cụ. Mai-cơn bước lại gần một chiếc kỉnh thiên văn ngoài bọc vỏ đồng đã ngả màu xám. Ông giám đốc vội vàng giới thiệu: - Đây chính là chiếc kính thiên văn của Ga-li-lê vĩ đại! Mai-cơn sờ tay vào vỏ ngoài của ổng kính, trong lòng rộn lên một niềm xúc động lạ thường. Phải chăng chỉ nhờ chiếc kính thiên văn thô sơ này mà nhà bác học Ý đã viết nên tác phẩm bất hủ “ Sứ giả của các vì sao” đánh một đòn trí mạng vào giáo lý của nhà thờ thiên chúa giáo? Phải chăng chính chiếc kính thiên văn này đã giúp ông khám phá ra những bí mật của bầu trời và đã bắt đầu nhen lên ở ông, ngọn lửa đấu tranh dũng cảm vì chân lý khoa học, bất chấp những thế lực phản động của thế kỷ xưa? Mai-cơn rời khỏi chiếc kính thiên văn, theo Đê-vi bước sang khu vực bày các máy điện. Ông giám đốc hãnh diện trỏ tay vào những chiếc máy đó và nói: - Thưa các ngài, những chiếc máy này không có gì lạ đối với các ngài. Nhưng đối với chúng tôi thì đây là những niềm tự hào bởi vì chúng đều là những di tích lịch sử. Đây là một trong những chiếc bình lấy-đen đầu tiên đo nhà vật lý Hà Lan Mu-sen-brốc sáng chế ra trong những năm bốn mươi của thế kỷ trước. Còn đây chính là chiếc pin Vôn-ta mà nhà bác học Ý đem trình điện trước hoàng đế Pháp Na-pô-lê-ông và được hoàng đế tặng cho cái tên “ kỳ quan của thế kỷ XIX”. Giáo sư Đê-vi ngắm nghía các hiện vật và nói với viên giám đốc: - Thưa ngài, phòng thí nghiệm của ngài thực là một viện bảo tàng lịch sử vô giá, chứng minh rằng Viện hàn lâm Phơ-lô-ren-xơ xưa kia đã có một quá khứ vô cùng vẻ vang. Viên giám đốc nhã nhặn cảm ơn nhà hóa học và trịnh trọng mời ông về phòng họp. Đê-vi bước ra khỏi phòng thí nghiệm, khẽ ghé vào tai người phụ tá của mình và nói nhỏ bằng tiếng Anh: - Thật đáng tiếc rằng phòng thí nghiệm giàu cỏ này lại chỉ là một viện bảo tàng. Tất cả các dụng cụ thí nghiệm đều đầy bụi bám, chứng tỏ đã lâu không có ai sử dụng chúng vì mục đích khoa học! Mai-Cơn Pha-ra-đây rút một chiếc bút lông ngỗng trên ống bút, thong thả chấm vào lọ mực và nắn nót viết lên quyển vở khổ lớn đs mổ' rộng một hàng tiều đề bằng chữ in. Hôm nay anh phải mô tả lại đầy đủ quá trình thí nghiệm đốt cháy kim cương mà nhà bác học đã trình bày trước một số nhà khoa học Ý tại Viện hàn lâm Phơ-lô-ren-xơ. Mai-cơn bắt đầu viết: “ Cách đây 120 năm, các viện sĩ Phar-ỉô!!!13582_8.htm!!!
Đã xem 27940 lần.
http://eTruyen.com