Dịch giả: Trần Thiện Huy

Việt Trần nhấc cùi chỏ, dang rộng đôi tay và đang thư thả, chậm rãi chuyển sang thủ thức Bạch Hạc Lượng Xí thì chợt nhận ra dòng hô hấp còn bị kìm lại. Anh đã cố tập trung hết sức để giữ cho động tác tuôn chảy đều đặn, nhưng vẫn thiếu bình tĩnh và phải tự nhắc mới nhớ phải thở ra. Anh thực hiện tư thế Kim Kê Độc Lập, loạng choạng mất thăng bằng phải bám vào ghế sô pha. Một đợt choáng váng lùa qua khắp người anh, kèm theo là tiếng ù ù trong lỗ tai. Tiếng này gợi lại những đợt gầm gừ của sóng biển. Nó nhắc anh nhớ lại sự xuất hiện có vẻ như thường xuyên của người đã chết trong các giấc mơ của anh như thế nào. Là con người hai mươi năm trước từng giữ chức vụ khoa trưởng đại học, bây giờ anh chấp nhận hài lòng với một chân kế toán, có một bàn giấy để ngồi và một đồng lương khả dĩ.
Trên đời này không ai tin nổi Việt đã giết người. Bạn bè bên Việt Nam thường tả anh như một người tử tế, hiền hòa, học thức, cuồng nhiệt vì cờ tướng, một gia trưởng mẫu mực. Đồng nghiệp ở bưu điện có lẽ coi anh thuộc loại người đơn giản, làm việc cần cù, biết lắng nghe. Chắc hẳn không có ai nghĩ thể chất hay sức mạnh của Việt có chỗ nào đáng nhắc đến. Thế mà đã có một thời khắc trong lịch sử, ở giữa các lục địa, anh đã tay không lấy đi tính mạng của một người.
Khoa tay vạch ngang khoảng không, Việt nạp khí vào đan điền, dẫn năng lượng đi theo chiều kim đồng hồ, cứ mỗi lần luân lưu lại mở rộng vòng xoay thêm ra. Đầu ngón tay anh đã bắt đầu thấy rậm rật, và anh vừa bắt vào được một nhịp độ đều đặn thì lại nghe tiếng giũ khăn trải giường, tiếng rung lách cách của màn treo cửa, và dép lẹp kẹp của vợ anh trên tấm thảm nhựa lót nền nhà.
Sự khuấy phá làm anh thoáng khó chịu, nhưng anh bảo lòng, thôi thì hãy nhớ mình may mắn tới mức nào. Anh tự nhắc mình chuyện mới một năm trước, làm gì có cách tập Thái Cực quyền được khi cả anh, vợ và hai cô con gái bị nhồi chung vào giữa bốn bức vách của một căn phòng.
“Anh nên tập phỏng vấn mới đúng, chứ không phải Thái Cực quyền” Hương nói.
Việt đáp, “Chuyện đó tập không được đâu”.
“Em nhuộm tóc cho anh nhé,” chị nói.
“Em mới nhuộm hồi tháng trước mà.”
Chị luồn những ngón tay qua tóc anh, làm anh bỏ ngang tư thế tập. “Sao em thức dậy sớm quá vậy?” anh hỏi. Chị không nghe anh nói. Hương đã đi vào trong bếp và đang xay cà phê.
Vợ anh là con người nhạy cảm. Chị hay lo lắng và bị chứng mất ngủ. Những cơn mất ngủ đội lên hai quầng bán nguyệt ảm đạm dưới đôi mắt lóng lánh của chị. Việt muốn xin chị để cho anh tập thêm ba mươi phút, nhưng lại thôi. Anh không muốn chị ủ rũ rút vào phòng ngủ, buông màn kín mít. Kể từ khi Cơ Quan Bảo Vệ Trẻ Em đến viếng vào mùa đông trước, Hương càng chú ý nhiều hơn về các sinh hoạt hằng ngày của mọi người trong gia đình. Chị đổi ca làm việc ở công ty điện tử từ ban đêm sang ban ngày. Theo lời chị, ở Mỹ này “Ma quỷ không ám mình vào ban đêm mà ám ban ngày, lúc mình đơn độc và yếu đuối.”
Hương xem cuộc viếng thăm của Cơ Quan Bảo Vệ Trẻ Em là một cuộc tấn công, một nỗi nhục mà chị mang trên người như một vết thương còn mới. Kể từ sau chuyện ấy, không có gì báo trước, chị có thể rút vào khép chặt con người mình lại chỉ vì một chuyện động chạm nhỏ vô tình. Đôi khi Hương cửa đóng then gài ngay với cả anh và lũ con gái đến mấy ngày liên tiếp. Việt quay lại thế võ đang dở. Anh quyết chí bỏ ngoài tai hết bao nhiêu tiếng ồn, nhưng vẫn cứ nghe bên này nhạc rock dộng ầm ầm, còn bên kia thì máy sấy tóc. Hai đứa nhỏ cũng đã dậy rồi. Hương cầm thiết bị điều khiển tivi gõ nhẹ vào anh. “Bố, làm ơn nhích ra một tí, em coi không được.”
Trong phòng chờ của công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn Linkenheimer, Việt gặp bốn người xin việc khác. Họ ăn mặc chững chạc, đẹp đẽ, gọn gàng, và có lẽ chỉ chừng phân nửa tuổi anh. Họ gợi anh nhớ đến lũ học sinh của anh vào mùa thu, mùa tựu trường, tươi rói và hăng hái, giữa lúc học đường là lời hứa hẹn trí thức và dậy mùi sách mới in. Việt vuốt tóc, hy vọng che đi những chỗ ngả màu. Anh sắp xếp lại mớ giấy tờ bên trong cái bìa cứng màu vàng nhạt. Người giúp anh làm hồ sơ lý lịch đã nói, “Anh không cần mang theo bằng cấp gì của Việt Nam đâu.” Tuy vậy, Việt cứ lôi chúng ra khỏi những khung kính dùng để trưng bày trong phòng khách. Anh vẫn tiếp tục mang các tấm bằng đã ngả màu vàng này đi phỏng vấn, những gì nhắc nhớ anh là ai và đã từng thành đạt như thế nào.
Người phụ nữ trao cho anh những bài thi viết nói, “Ông Trần, ông có bằng Tiến sĩ Triết, còn cả bằng Luật nữa. Ông không nghĩ là trình độ của ông cao quá mức so với công việc này sao?” Vẻ mặt của cô chân thật và cách cô hỏi không kèm theo sự ngờ vực mà đôi khi anh phải nghe thấy.
“Được làm nhân viên thuế vụ ở đây đối với tôi là tốt lắm rồi, thưa cô.”
Cô cười và nói, “Chúc ông may mắn,” rồi khép cửa lại quay ra. Cô để anh ngồi đấy xoay trở với các thứ luật lệ thuế vụ, thuế hàng bán và thuế tiêu thụ, thuế bất động sản, những giải pháp cho tranh chấp thuế, rồi cả thuế tín dụng. Từ lâu rồi anh đã hiểu, là số liệu, không khác gì chữ nghĩa, có thể được diễn dịch và uốn nắn, chỉ cần tùy theo góc nhìn. Cây bút chì loại số hai của anh lướt trên những bài thi. Việt làm xong rất sớm. Anh đẩy ghế trở lại dưới bàn và đứng dậy để ra về. Nhưng nghĩ đến việc Hương tha thiết mong mỏi anh có được công việc này, anh ngồi xuống trở lại, nhớ lại câu nói của chị khi hai người gặp nhau lần đầu. “Nhân giả kỳ ngôn dã nhẫn. Người có nhân thì điềm tĩnh và cẩn trọng về lời lẽ.”
Ngày ấy anh là giáo sư năm đầu tiên và chị là nữ sinh đại học. Họ cùng đứng sắp hàng ở một quán ăn gần trường và Việt đi cùng với người bạn thân, giáo sư kinh tế. Người bạn thân nói rất nhiều, ý cố gây ấn tượng với nàng sinh viên trong khi Việt giữ im lặng, không biết mình nên nói gì cho phải. Anh bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của Hương, ánh mắt ám ảnh, làn da trong vắt, sắc xanh của những mạch máu trên cổ tay nàng. Bỗng đôi mắt ấy hướng sang anh, nàng mở lời, trích dẫn lời dạy trên của Khổng tử. Nhiều năm sau, nàng thú thật là nàng đã biết trước anh là giáo sư triết, “người mà nghe đồn là đam mê cổ học Trung Hoa.”
Vậy mà giờ đây, ngồi trên tầng thứ 29 của ngôi nhà chọc trời ở trung tâm thành phố nhìn xuống những dấu chấm li ti phía dưới, Việt lại đang nghiêm chỉnh tuân theo lời khuyên mà cô gái trẻ khôn khéo đã dùng để làm duyên. Anh xem lại những câu đáp án của mình. Thời gian còn thừa, anh dùng để chép xuống những dụ ngôn của Khổng Tử anh ưa thích trên mặt sau của tấm hóa đơn thực phẩm cũ.
Ở bưu điện, đám bạn đồng nghiệp của anh, “quân ta,” như cách họ thích tự xưng, đang đứng trước mấy cái thùng phân loại thư theo số khu vực.
“Đi đâu về đấy, ông lùn?” David hỏi.
Anh gật đầu chào. Anh đã có lần bảo David là ở xứ anh, những người trẻ tuổi phải chào những người lớn tuổi hơn một cách kính trọng nhưng thằng nhóc hoặc là cố tình không nghe hoặc đã quên bẵng đi. Việt nghĩ kiểu ăn nói bừa bãi, nói xong rồi cũng không nhận thấy thật là đáng xấu hổ.
Melvin nói “Khỏe không, bác lùn?” và tiếp tục câu chuyện của anh ta. “Đúng vậy, chuyện đang kể là, hôm tối thứ Bảy tao gặp một em ngon lành.” Việt bước vào và cầm lấy cái thùng chứa thư duy nhất còn lại, ở giữa thằng nhóc sinh viên làm việc bán thời gian và ông thần chơi bời.
“Ngon lành đến đâu?” David hỏi.
Melvin ngừng giây lâu và liếm môi. “Ngon lành vô cùng tận, con nhỏ như là viên kẹo đã bóc giấy bao. Cái áo mở cúc ra là cả đường cả mật trào ra hết.”
Việt thấy tội cho hai người phụ nữ trong toán. Họ là thiểu số và phải chịu nghe chuyện một đám đàn ông phóng đãng nói với nhau. Một người phụ nữ lườm và tặc lưỡi vào miếng kẹo cao su đánh cắc. “Mày tởm thật đấy, Melvin.” Nhưng người phụ nữ kia bước tới trước. Cô ta ửng hồng một thứ mặc cảm tội lỗi trên mặt, rồi lau hơi nước đọng trên cặp mắt kính.
Có lẽ mình cũng nhạy cảm quá chăng, Việt nghĩ.
Việt không nói nhiều vì vốn tiếng Anh của anh làm anh ngượng. Những người làm việc chung với anh cũng chẳng có nhiều chuyện cần đến anh. Họ kể chuyện với nhau và thầm thì những chuyện kín mà anh giả vờ như không nghe không biết. Có lần anh nghe một người làm chung tả rằng anh thuộc hạng “lặng lẽ nhất đời.” Lúc ấy họ đang nói chung về những đợt người Á châu họ thấy đổ đến San Francisco mấy năm gần đây. Họ nhận xét rằng những người này thật thụ động, lặng lẽ, thế mà Việt còn lặng lẽ nhất trong đám, đúng như vô hình không khác.
Việt nhận ra được ai cũng có niềm hy vọng hay nỗi sợ hãi riêng. Nhưng ngày lại ngày, vẫn chỉ là câu chuyện phiếm quen thuộc được tiếp tục. Một bà thì luôn than thở về người tình bội bạc của bà. Còn bà kia thì thích buôn chuyện nhảm nhí về những người nổi tiếng đọc được trên báo. David thì nói về chiếc xe Chevy Malibu hắn đang độ và những chỗ hắn sẽ đến. Melvin nói về gái, những thân hình vô danh sắp thành hàng dài bất tận với những cái đầu có thể đem đổi lẫn nhau.
Anh để mặc chuyện của họ trôi theo giờ làm việc. Nó cũng giống như những chiếc phi cơ vận tải của Pháp khi anh còn trẻ, tiếng ồn vang như sấm đến nỗi nghe thành một điệu đều đều không phân biệt nổi. Công việc ở bưu điện rất tẻ nhạt và Việt giữ đầu óc hoạt động bằng cách làm thơ thầm trong óc tặng lũ con gái của anh. Trong giờ giải lao, anh chép từng dòng lên giấy nháp và trong đêm vắng lặng, khi tất cả phụ nữ trong nhà đã ngủ say, anh sao các bài thơ lại trên vải cuộn theo thư pháp. Anh để dành chúng làm quà cưới cho các con.
Giờ ăn trưa hôm ấy, con bé đầu lòng của anh nghênh ngang đi vào bưu điện. Anh thật không vui khi thấy con bé đến đây, giữa ban ngày, trong giờ học. Nhưng phải nói là nhìn nó thật bắt mắt, nụ cười tươi, tay chân uyển chuyển nhịp nhàng. Mái tóc dài đến thắt lưng của Elle được thắt thành nhiều bím nhỏ và đều. Những cái bím thắt thật sát trên da đầu làm cho cô bé có dáng vẻ giống như loài mèo.
“Không có chuyện gì chứ? Tại sao con không đi học?” Việt hỏi.
“Vâng ạ, con cũng chào bố1.” Con bé đang nhai kẹo cao su.
“Trả lời bố đã.” Anh ngừng một chút nhìn cái bím tóc, nhìn màu đen trên đó; quyết định là cô bé vẫn còn rất xinh, anh dằn lại không nhận xét gì.
“Mẹ bảo con mang thức ăn trưa cho bố hôm nay.” Cô bé đưa cho anh một bọc giấy cỡ bằng bao hàng chợ màu nâu. Con bé mới vừa mười ba tuổi mà đã cao bằng anh. Nó nghiêng người hỏi nhỏ, “Cuộc phỏng vấn của bố thế nào?”
“Tốt,” anh nói, “tốt.” Anh nhìn vào trong bao và thấy một chai sữa đậu nành tự làm ở nhà. Thêm một hộp cơm trắng và hình như có miếng thịt bò (chắc đúng là thịt bò vì Hương luôn nấu những món ăn anh thích vào những dịp đặc biệt). Một cái nĩa và một con dao được cuốn bằng khăn giấy và cột bằng dây thun.
Melvin đến gần rồi nói, “Việt, ông bạn, sao trước giờ bác chưa từng giới thiệu người nhà với tôi?”
“Đây là con gái tôi, Elle,” Việt nói. Anh định nói với con gái đây là bạn đồng nghiệp của ba, Melvin. Nhưng khi Việt nhìn lên, Melvin đã chìa tay ra chào.
Melvin ngoác mồm ra cười, hàm răng trắng nhởn. “Thật là hân hạnh được gặp một cô gái trẻ đẹp. Anh là Melvin. Em gọi anh là Mel thôi, nhá?” Hắn nheo mắt.
Cô bé bắt tay hắn và nói, “Rất vui được gặp anh, Mel.” Rồi cô bước tránh ra, quay sang Việt và nói, “Bạn con đang chờ ngoài kia.”
Việt đưa cô ra đến cửa và nhìn cô đi nhung nhăng dọc hành lang, vung vẩy đôi tay khuấy động không gian lặng ngắt. Việt phải phục các con mình, chúng có trí óc nhanh nhẹn và khả năng thích ứng đời sống mới. Anh thán phục những cái lưỡi nữ giới dễ uốn ra những câu nói nhảy múa quay cuồng trong cơn bão bổng trầm của tiếng Anh. Anh thán phục nét duyên dáng và sự can đảm của các con, lũ trẻ bị bắt buộc phải trưởng thành trước tuổi. Vợ anh luôn giáo huấn các con, “Phải biết ơn là mình đã đến được xứ này. Ở Việt Nam, người ta còn không có cái để mà ăn.”
Những lúc như thế, Việt thường nghĩ rằng các con anh chẳng làm gì để phải chịu đựng cơn điêu tàn do những người lớn, hay cuộc chiến tranh tàn tệ của họ Khi người ta luôn phải biết ơn vì những nỗi bất hạnh họ chưa phải trải qua, có vẻ như tâm hồn con người cũng bị khinh khi coi rẻ. Dĩ nhiên anh không bao giờ nói ra những ý nghĩ này với Hương. Chị sẵn đã cho rằng anh quá dễ dãi với các con. Thay vào đó, anh để Hương ngồi một mình trên ghế sô pha, với thiết bị điều khiển tivi, chăm chú xem đài tin tức phát hình suốt ngày, đợi chờ cú giáng tàn nhẫn kế tiếp rơi xuống.
Không ai để ý thấy Việt trở lại với những bước lặng lẽ và vững. Melvin đã lại bắt đầu một chuyện khác. Hắn nói, “Ô, cục k., các em chịu cái máy Mel này lắm.” Việt tiếp tục làm những việc cuối giờ. Anh không mấy chú ý trong khi bọn đàn ông vây quanh Melvin hồ hởi nghe hắn nói. “Tụi con gái bây giờ, nhìn thì tưởng nữ sinh nhà lành ngoan ngoãn, nhưng khi lên giường thì đứa nào cũng tục.” Đám đàn ông đồng tình, cái kiểu bôi son bôi phấn vào mặt là thế quái nào, nhìn mãi chẳng biết chúng nó bao nhiêu tuổi. Chỉ có thằng nhóc David lừ mắt và lầm bầm không thành tiếng.
Việt mặc áo khoác và với lấy lon đựng bánh mì khô anh để dành cho lũ chim mà anh sẽ rắc khi ngồi ghế công viên bên kia đường. Vừa dợm bước đi thì anh nghe thấy, “Cái con bé Elle đó, nó mà lên giường với tao thì còn lâu tao mới chê.”
Việt không thể nào tin được anh nghe tên con gái anh thốt ra từ cửa miệng của Melvin. “Ai mà tưởng nổi? Của quý như vậy lại lò ra từ …” Melvin tiếp tục.
Gian phòng trương phồng ra. Tầm nhìn của Việt cùng một lúc bị đè bẹp và nhòe đi. Tai anh nghe như có âm thanh như những viên bi trong ổ, lăn lốc và nghiến ken két vào nhau. Việt cảm thấy nóng hừng hực đến độ những đầu ngón tay bốc cháy. Anh cảm nhận được cái ẩm ướt giữa những ngón chân. Anh phải nắm lấy một cái lưng ghế để đứng được vững. Khi anh ngồi xuống, cái lạnh của chiếc ghế xếp kim loại làm anh giật mình. Anh cố hít thở thật sâu và còn thử tưởng tượng anh đang tập Thái Cực quyền trong phòng khách của mình. Tất cả đều vô hiệu. Việt đặt cái lon bánh mì khô và bao giấy xuống nền nhà bên cạnh chân anh. Anh ngã người rồi xoa bóp thái dương. Giữa những tiếng cười nói om sòm, anh nghe rõ cái giọng trầm khoe khoang với tiếng cười khẩy, “Cuối cùng, con bé nói Mel, làm cái kiểu vừa ngọt ngào vừa bồ bịch lắm.”
Việt ước lượng kích thước căn phòng. Anh nhìn những bao vải đen như bồ hóng căng phồng bưu phẩm, những cái thùng chứa đầy ngập bao thư, và những cái ngăn tủ bẩn thỉu. Melvin và cái mồm của hắn cách anh đúng mười bước. Việt đếm. Chân của Melvin đặt trên cái ghế gỗ nằm ở ngay giữa phòng. Hắn đang cúi người, khuỷu tay chống trên đầu gối. Bọn đàn ông bu quanh hắn như lũ kiến đang ngấu nghiến những mảnh vụn. Việt cầm bọc chứa thức ăn lên. Bên trong, mũi dao ló ra khỏi miếng khăn giấy.
Thuyền của họ trôi lênh đênh một ngày một đêm trên biển Đông. Anh đang ở dưới khoang thuyền với đứa con út. Cả hai đang vắt cơm bằng lòng bàn tay và anh đang dạy con bé học đếm. Chưa gì mà con bé nhớ được những con số rất nhanh và anh thấy ngay là đến cuối ngày nó sẽ biết đếm ít nhất là đến số hai mươi sáu, số người mà họ đang phải cho ăn.
Con bé kêu lên “Mười hai!” thật to bằng hết sức bình sinh.
Việt nghiêng sang vỗ đầu con bé vừa lúc ấy chiếc thuyền tròng trành và anh sẩy chân. “Chắc là có sóng to,” anh nói. Con bé cười khúc khích vòng tay ôm bụng nhưng im thít khi nghe tiếng phụ nữ hét từ tầng trên.
“Bố ơi, gì vậy?”
Có tiếng chân chạy sầm sập vội vã dọc trên boong thuyền. “Câm mồm! Câm mồm!” Gã đàn ông nói bằng thứ tiếng Việt thô kệch, ngấn giọng sai bét ở những nguyên âm.
Việt đặt ngón tay lên môi. Anh quỳ xuống đặt vắt cơm vào tay con bé. “Mình giả vờ chơi trốn tìm nhé? Nằm dưới tấm chăn chờ bố trở lại với con.” Anh hôn trán nó và đóng cửa tủ chứa đồ.
Việt chộp lấy con dao, leo năm bậc thang, không cần nhìn cũng biết trước mình sẽ gặp cảnh tượng gì. Việt nhớ lại lời cảnh cáo của người bạn thân, chàng giáo sư kinh tế nóng nảy, “Cầm chắc là tự tử. Đừng có đi. Cộng sản mà không bắt mày thì mày cũng có cơ bị chìm tàu, nếu tàu không chìm thì bọn hải tặc cũng chờ sẵn để giết mày.”
Xuyên qua cái lỗ của tấm kim loại rỉ sét, Việt nhìn thấy hai người đàn ông mặc đồ âu phục cũ kỹ nhàu nát. Tên cao hơn gầy nhom đến dễ sợ. Hắn mặc quần ống loe. Đôi mắt hắn ẩn sau cặp kính đen loại phi công có gương chiếu hậu và một nùi tóc bờm xờm. Hắn có thể dễ dàng là một trong những đứa học trò của Việt, lừ đừ, thiếu ăn, mơ mơ màng màng, theo cái kiểu thời thượng mà các cô gái bắt đầu yêu chuộng. Gã thời thượng đuổi tất cả mọi gia đình ra trước mũi thuyền và ra hiệu bằng con dao làm như đấy là cây đũa thần. Hắn la hét bằng giọng Việt xòng xõng, “Đi! Nhanh lên! Nhanh lên!”
Gã thấp hơn trông giống con chó bun với bờ vai rộng, hàm răng dữ tợn và mí mắt húp híp. Hắn mặc cái áo lót ngả màu nhựa thuốc lá và cái quần sọc màu nâu đã từng là nửa phần dưới của một bộ com lê lịch lãm. Việt không thể xác định rõ ràng chúng là dân xứ nào cho đến khi tên giống con chó bun nói, “Sau này không làm nữa. Đáng lẽ mình thôi đi rồi là phải. Chúng nó càng lúc càng nghèo, mấy đứa tị nạn chết tiệt này.” Hắn nói tiếng Tàu. Thằng ăn mặc đỏm dáng nghiến răng trèo trẹo, Việt nghĩ hàm răng của nó sắp mài mòn thành bột. Thằng chó bun nói, “Đồ chó, mày lại say thuốc phải không?”
Thằng thấp này lớn tuổi hơn và rõ ràng là thủ lãnh. Hắn đi dọc theo boong tàu, xem xét đánh giá từng hành khách một. Cuối cùng hắn chọn Già Phúc. Việt nghĩ thầm, thằng ngu, thả ổng ra. Ổng không có cái gì mầy muốn đâu. Già Phúc không màng chuyện tiền bạc. Ông là nhà thơ, bỏ xứ ra đi chỉ mang theo một tuyển tập gồm những bài thơ bị kiểm duyệt. Ông đọc những bài thơ này cho mọi người nghe khi đêm xuống, những kỷ niệm về dòng sông Cửu Long, bờ đất phì nhiêu sẫm màu của nó, và những nữ sinh trong tà áo dài trắng về từng lượt như chim bồ nông khi ông còn trai trẻ. Ông già giơ hai tay lên đầu hàng khi tên chó bun lướt dao, bén ngót, nhẹ nhàng cắt một đường cảnh cáo trơn tru ngang cổ ông.
Khi máu trồi lên rồi nhỏ xuống cổ áo ông, vợ ông chen lấn lách ra khỏi đám đông. “Lấy đi,” bà la khóc và tụt quần xuống. Phía dưới cái bụng bệu mỡ, trắng nhợt nhạt của bà lão và phía trên cái mu, bà đã gói bảy sợi dây chuyền vàng vào cái khăn tay và dùng băng keo dán tất cả tiền dành dụm suốt đời của hai vợ chồng quanh xương chậu của bà.
Chỉ có hai tên cướp và hai con dao tuy nhiên Việt hiểu tại sao đám bạn của anh không kháng cự. Họ là thuyền nhân, nửa sống nửa chết, không còn tinh thần chiến đấu, và vì thế họ bỏ vàng và tất cả những mảnh hy vọng vào mấy cái bao tải bẩn thỉu. Hai tên hải tặc đi lại trong đám đông một cách dễ dàng. Những gia đình này đều đã thuần thục việc nằm xuống, nhắm mắt, chấp nhận, và chờ đợi cuộc hành hạ trôi qua.
Khi bọn cướp đến chỗ Hương, chị cởi áo khoác ngoài và nắm cổ áo đưa cho chúng. Việt nghĩ, tốt đấy, nó muốn gì thì đưa ra cho xong. Nhưng tên hải tặc dừng lại. Hắn cầm con dao chĩa vào cằm chị. Chị lấy tay che cần cổ. Hắn dùng dao ra hiệu chị lấy tay ra. Chị né tránh mũi dao nhưng ngay sau đó lại che cổ. Hương đang tìm cách dấu cái tượng Phật bằng cẩm thạch ở ngay chỗ hõm trên cổ.
Những người hành khách trên thuyền van nài chị. “Bỏ đi mà!” “Đưa cho nó đi!” “Đưa ra!”
Việt cảm thấy ngộp thở. Nỗi lo sợ có mùi vị của một nắm bạc cắc tọng vào mồm anh. Anh biết vợ anh sẽ không từ bỏ vật gia truyền một cách dễ dàng. Chị đẩy cái áo khoác vào ngực tên chó bun. Chị lấy tay chỉ vào những thỏi vàng và nữ trang chị đã khâu vào giữa hai lần lớp áo.
Tên chó bun quát mắng chị cho đến khi một bợt nước dãi của hắn bắn lên cằm chị. Về sau Hương kể lại hắn có hơi thở hôi thối vô cùng và vì chị thấy nó thối tha quá chị không thể giữ miệng. “Chúng bây là đồ thú vật, đồ chó.” Chị cười nhạo báng vào mặt hắn, “Chúng bây hãm hiếp cả những người đã bị hãm hiếp.”
Hắn không hiểu lời chị nói, nhưng biết là chị đang nguyền rủa hắn. Hắn túm tóc chị và dúi mặt chị xuống sàn thuyền. Những người hành khách nao núng. Hiển nhiên, ai cũng nhận ra Hương từ những đoạn phim quảng cáo chị đã đóng khi còn là người mẫu. Một người đàn ông về sau kể lại, “Chỉ nghĩ làm hư hỏng bộ mặt ấy cũng đủ tội lỗi rồi.”
Ở phía dưới thuyền, Việt nhìn tên cướp kéo tuột quần ngoài và quần lót của chị xuống đến đầu gối. Hương vùng vẫy và giẫy đạp từ bên dưới người hắn, nhưng hắn kẹp cứng chị. Khi hắn tụt quần hắn xuống thì dây gài bị kẹt. Gã chó bun cố dùng một tay gỡ ra để tay kia vẫn cầm giữ được lưỡi dao.
Việt biết là anh chỉ có khoảnh khắc này mà thôi. Anh tìm thấy mục tiêu để tấn công, tĩnh mạch cổ. Anh đếm nhẩm là gã cướp ở cách anh chừng mười một bước nhưng anh lo ngại vì mắt yếu, và kính anh mờ, tròng kính bị trầy trụa khi anh dúi mặt vào cái lỗ rỉ sét của cái cửa làm bằng tấm kim loại.
Trong tủ chứa đồ, đứa con gái than van, “Bố ơi, con không muốn chơi nữa đâu.”
Anh nói, “Trò chơi sắp xong rồi,” Việt cứ niệm đi niệm lại trong đầu, ra tay trước, ra tay trước. Với con dao kẹp vào đùi, anh nghĩ, nếu mình thất bại thì hai đứa con gái không chỉ mất một mà cả hai cha mẹ.
Việt nắm chặt cán dao hơn, lần tay kia trên nắm cửa, hít vào, thở ra, và cuối cùng lao tới. Khi ra đến bên ngoài, anh tấn công tên chó bun từ phía sau, và bẻ ngược cằm hắn. Lúc đầu thì lưỡi dao bị cản trở. Việt cắm mạnh nó vào. Anh ấn lút cán và vặn tréo lưỡi dao. Vết cắt sâu và nhanh. Máu túa như trút nước.
Lây can đảm nhờ sự gan dạ của chàng giáo sư, những người đàn ông kia cùng tấn công tên cướp cao hơn. Gã cướp thời thượng đang say thuốc nên hoàn toàn chẳng có sức kháng cự mặc dù hắn có vũ khí.
Việt bỏ mặc xác mấy tên cướp trên mui tàu, để cho những người đàn ông khác xử lý chúng và đi tìm bé Mai đang trốn trong tủ dưới mui ghe.
Việt trở thành anh hùng chính thức của cả thuyền, thế nhưng anh rút vào sự im lặng.
Hương nói, “Bố làm vậy rất chính đáng. Tại sao lại phải buồn?”
“Anh đã làm chuyện yếu hèn,” anh đáp. “Gây thương tích cho kẻ khác là chuyện dễ dàng. Không hay ho gì cũng làm như vậy được.”
“Anh làm như vậy vì cả nhà. Vì Gia Đình,” chị nói. Hương hôn trán anh và ôm lấy anh.
Chị ru anh trong vòng tay chị, chồng chị, cái người mà khi còn ở quê nhà cả con nhện cũng không chịu giết, mặc cho chị van nài cỡ nào. Con nhện cũng đáng được sống, anh nói như thế trước khi phóng thích nó từ túm giấy vệ sinh thả lên bụi hoa sơn chi của chị.
Những ngày tiếp theo Việt khóc rưng rức cho nỗi mong manh của kiếp người, cho cuộc đời đã bị anh cướp đi và cuộc đời anh đã cứu. Anh khóc vì đã chứng kiến sự hèn yếu của loài người, những kẻ săn đuổi người vô tội và nghèo khốn. Anh gục đầu trong bàn tay đã nhuộm máu, tin là mình đã thua cuộc bởi anh đã làm cái việc không dám nghĩ tới và giết đi một người. Anh là người tầm thường, thô thiển như bao nhiêu người khác, không thể sống cuộc sống bất bạo động mà anh thường thuyết giảng, anh không phải là mẫu người đạo đức mà anh cố gắng vươn đến.
Việt gục đầu giữa hai cánh tay. Dưới nách của chiếc áo đồng phục bưu điện ngắn tay của anh có vết loang mồ hôi. Bao chứa thức ăn trưa đặt trên đùi.
“Con nhóc thắt bím kiểu như thế thì đủ biết ý nó thích các anh da đen,” Melvin tiếp tục nói.
Trái tim của Việt chỉ muốn một điều và thân hình của anh chỉ hướng theo một mục tiêu duy nhất. Anh cần phải bắt gã kia im mồm. Anh ngồi đó run rẩy, cả cánh tay của anh ẩn bên trong cái bao giấy chứa thực phẩm màu nâu. Trong ấy, tay anh nắm chặt con dao. David quay người lại, nhìn thấy Việt, và ra dấu với các người kia.
Melvin cuối cùng cũng nhận ra. Hắn nói, “Mẹ kiếp Việt, sao bác lại cứ nghe trộm với lại cái cục k. gì nữa thế? Ngồi đó im ỉm, trời đất, tôi có biết đâu, cục k..”
“Chú mày người không đàng hoàng,” Việt nói, cằm ngước cao. “Con gái tôi, nó mười ba tuổi, nó con gái tốt.”
“Thì tôi nói chuyện tốt không mà, bác. Rất tốt.”
Vài ba gã thanh niên cố nén cười rồi nói, Mẹ mầy Melvin, mầy khùng quá.
Việt đứng dậy và cái ghế xếp kêu ken két trên nền nhà. Anh ôm cái bọc giấy nâu bằng một tay còn tay kia vẫn nắm chặt con dao bên trong bao giấy. “Chú mày khinh con tôi,” anh nói. Anh cảm thấy gân máu ở giữa trán anh co thắt. Máu chạy rần rật về tai anh. Nó mang anh trở lại cái trống rỗng của biển cả, và những đợt sóng cuồng bạo. Thị giác anh chập chờn. Nhưng sau khi chớp mắt và chú mục lại, mắt anh bắt gặp mắt của Melvin. Cái nhìn chăm chú của gã da đen ngừng lại ở cái áo của Việt. Nó ướt đẫm đến độ nó trở nên trong suốt, và lộ ra cả áo may ô của anh. Thế rồi cặp mắt hắn di chuyển đến bao giấy màu nâu và ngừng ở chỗ đấy. Nó nhấp nháy, cố sức nhìn thấu cái gì ở bên trong. Việt cố kiểm soát sự run rẩy và tự nhủ; bắt hắn phải câm mồm, ra tay trước, ra tay trước.
Melvin nói, “Tôi xin lỗi, bác.”
Việt không để cho hắn dứt lời. “Chú khinh nó,” anh nói. “Chú nói chuyện nó, mới mười ba, như con điếm.” Việt nghe giọng nói vang dội của mình lạ lẫm không nhận ra nổi..
“Đừng làm chuyện điên khùng nhé,” Melvin nói.
“Chú khinh tôi!”
“Tôi chỉ nói đùa nhưng đáng lẽ tôi không nên nói năng như thế,” Melvin đưa hai bàn tay lên ngang ngực, lòng bàn tay hướng ra ngoài. “Đừng nổi điên, thôi mà.”
Việt lại lẩm bẩm không thành tiếng; chú khinh tôi, và thở ra thật mạnh trước khi buông cán dao.
Melvin, hai tay dang rộng nói, “Tôi rất mến bác, bác là con mèo nhỏ tốt tính. Tôi không có ý xấu. Tôi thề, tôi không có ý khinh bác đâu.”
“Chú gặp lại nó, chú xin lỗi.” Việt nói, bỏ cái bao giấy xuống.
Cái chai thủy tinh vỡ dưới chân anh. Sữa đậu nành thấm qua lớp giấy nâu. Không ai chú ý. Mắt của họ dán vào đôi cánh tay to rộng của Melvin đang quàng chung quanh thân hình của Việt, ôm chặt anh.
“Lần sau, bác cứ bảo tôi câm mồm nhé?” Melvin cười to. Bị ngạt thở vì cái ôm huynh đệ vui vẻ quá mức của Melvin, Việt nhớ một câu châm ngôn của Khổng Tử và lập lại nó trong đầu. “Bất hoạn nhân chi bất kỷ tri, hoạn bất tri nhân dã. Đừng sợ người không nhận biết cái đức của ta, hãy sợ ta không nhận biết cái đức của người.”
Melvin vỗ lưng anh và nói, trân trọng và chân thành, “Này, sao bác không cùng đi với chúng tôi hôm nay? Vui chơi với đám anh em.” Việt tự thấy ngu xuẩn khi nhìn xuống đôi giày nâu của mình và cái góc ướt mềm của cái bao giấy nâu. Anh biết ơn họ đã dễ dàng bỏ qua mọi chuyện, nhưng vẫn từ chối. Anh không muốn gì hơn là được ngồi một mình, trên băng ghế với đàn chim, và ăn bữa trưa của mình trong yên lặng.
—-
[1] Đây là kiểu đối đáp đặc biệt của người Mỹ, giả vờ như trả lời cho một câu chào, hay câu cảm ơn, để nhắc khéo là người đối diện chưa chào hay cảm ơn mình.
Truyện xuất hiện lần đầu trên báo Santa Clara Reviews với tựa đề “Người đưa thư” 94:2 (2007): 2-11

Quiet As They Come

Viet Tran raised his elbows, spread his wings, and was gliding through the white crane movement when he caught himself holding his breath. He tried his best to concentrate on a slow steady flow but was anxious and had to remember to exhale. He attempted his one-legged rooster posture, lost his balance, and had to brace himself on the couch’s end. A wave of vertigo washed over him accompanied by a static buzzing in his ears. It imitated the roaring lull of the seas. It reminded him of how the dead always seemed to surface along with his dreams. Twenty years ago, Viet had seen himself as Chancellor at a University. Today, he would be content as an accountant, with a desk to sit at, a respectable salary.
Nobody would believe that Viet Tran had ever killed a man. His friends in Vietnam often described him as gentle, kind, a man of letters, fanatical about chess, a good family man. His co-workers from the post office would probably say he was a simple man, a hard worker, a great listener. Viet’s physicality and bodily strength wouldn’t be mentioned. And yet there was a time in history, between continents, when he had taken a man’s life with his bare hands.
Slicing his palms through the air, Viet guided his chi into the golden platter, directing the energy clockwise and allowing the circle to grow with each rotation. His fingertips began to tingle and he’d just entered into a rhythm when he heard the flapping of sheets, the clacking of blinds, and then the patter of his wife’s slippers on the plastic mats covering their floors.
The distraction ticked at him but he told himself, count your blessings. He reminded himself that just a year ago the tai chi was impossible when he, his wife, and their two daughters were all contained inside the four walls of one bedroom.
Huong said, “You should practice interviewing, not tai chi.”
Viet said, “You can’t practice for it.”
“I can dye your hair,” she said.
“You did it last month.”
She combed her fingers though his hair. He lost his posture. “Why are you up so early?” he asked. She didn’t hear him. Huong had moved on to the kitchen and was grinding her coffee beans.
His wife was a sensitive creature. She was a worrier and suffered from insomnia. The lack of sleep curled up in sulky half moons beneath her luminous eyes. Viet wanted to ask her for another thirty minutes for his practice, but he didn’t. He didn’t want her sullen, tucked away in her bedroom with the blinds drawn. Ever since the visit from Child Protective Services this past winter, Huong seemed to have grown even more tentative about the day-to-day activities of their lives. She had changed her work schedule at the electronics firm from nights to days. She claimed that in America, “The devil visits you not at night but in the daytime, when you’re alone and vulnerable.”
Huong remembered the CPS visit as an attack, an insult that she wore like a raw wound. Ever since the incident, without warning, an unforeseen slight could cause her to withdraw inside herself. Sometimes, Huong fortressed off from him and the girls for what could be days at a time.
Viet returned to his postures. He was determined to shut out the busy noise but heard rock music blaring from one room and a blow dryer firing from another. The girls were up now too. Huong tapped him with the TV remote. “Father, can you move over a little? I can’t see.”
In the waiting room at Linkenheimer LLP, Viet saw four other applicants. They were nicely dressed, attractive, well-groomed, and perhaps half his age. They reminded him of his students in the fall, at the start of the term, fresh-faced and eager, when school meant the promise of knowledge and smelled like a new book. Viet patted his hair, hoping to shift the gray into hiding. He shuffled the papers inside his manila folder. The person who had helped him put his resume together said, “You don’t need to bring those diplomas from Vietnam.” Nonetheless, Viet had taken them out from behind the glass frames in which they usually were displayed in his living room. He continued carrying these yellowed fading certificates to the interviews, reminders of who he was and what he’d once achieved.
The woman who gave him the written tests said, “Mr. Tran, you have a PhD in philosophy and a law degree too. Are you sure you’re not overqualified?” Her expression was sincere and she asked it without the skepticism he sometimes heard.
“I be fortunate as state tax associate here, Miss.”
She smiled and said, “Good luck, sir,” and closed the door behind her. She left him with tax laws to manipulate, sales and use taxes, property taxes, state tax controversy resolutions, and credit taxes too. He understood long ago that numbers, like letters, were interpretable and malleable, dependent solely on perspective. His number two pencil swam through the test sheets.
Viet finished early. He pushed his chair back and stood to leave. But when he thought about how desperately Huong wanted him to get this job, he sat down again, remembering what she’d said the first time they met. “The man of perfect virtue is cautious and slow in speech.”
He was a first year professor and she was a student at the University. They were in line at a deli near campus and Viet was with his best friend, an economics professor. The best friend was talking too much trying to impress the co-ed while Viet remained quiet, not sure what to say. He was unnerved by Huong’s beauty, the haunting eyes, the see-through skin, the blue of the veins on her wrists. And then those eyes turned to him, her mouth opened, and she quoted the Confucian saying. Years later, Huong confessed that she’d known all along that he was a philosophy professor, “the one rumored to be obsessive about the ancient Chinese.”
Yet as he sat on the 29th floor of a downtown skyscraper looking down at the tiny dots below, Viet held on to the advice of the clever young flirt. He double-checked his answers. The remaining time he spent writing down his favorite Confucian anecdotes on the back of an old grocery receipt.
Back at the post office, his co-workers, “the crew,” they liked to call themselves, stood over their bins sorting mail by zip code.
“Where you been, little guy?” asked David.
Viet nodded a hello. He had told David before that in his country younger persons greeted elders with respect but the boy either chose to ignore it or had already forgotten. Viet thought how embarrassing it must be, to throw about careless words and not even realize it.
Melvin said “What’s up, little man?” and continued with his story. “Yep, like I was saying met me a sweet baby Saturday night.” Viet stepped in and took the only bin available between the part-time student and the playboy.
“How sweet?” asked David.
Melvin paused and licked his lips. “So sweet, she was like unwrapped candy. Sugar and molasses spilling outta her unbuttoned shirt.”
Viet felt sorry for the two women in the group. They were outnumbered and had to listen in on the talk of depraved men. One woman rolled her eyes and smacked her gum saying, “You’re so gross, Melvin.”But the other woman stepped forward. She blushed a guilty rouge color and wiped the steam from her glasses.
Perhaps I am too sensitive, Viet thought.
Viet didn’t talk much because his English embarrassed him. His co-workers didn’t ask much of him either. They told stories amongst themselves and whispered secrets he pretended he was oblivious to. He once heard a co-worker describe him by saying he was as “quiet as they come.” They were talking in general terms about the droves of Asians they noticed arriving in San Francisco over the past few years. They noted how passive they were and quiet too and how Viet topped them all by being the quietest of all, practically invisible.
Viet realized that each person possessed his own hopes and fears. But every day, it was the same continual banter. One woman always talked about her unfaithful boyfriend. The other gushed about the celebrity gossip she read in the news. David talked about the Chevy Malibu he was fixing up and the places he’d go. Melvin talked about the girls, the endless line of anonymous bodies with interchangeable heads.
He let their words pass with the hours. It was like the French cargo planes of his youth, white noise so thunderously loud it became an indistinguishable drone. The postal work was tedious and Viet kept his mind alive by composing poems in his head for his daughters. During breaks, he’d write out the lines on scratch paper and then in the solitude of night when all the women in the house were sleeping, he recopied the poems on a linen scroll in calligraphy. He was saving them as wedding gifts for the girls.
At lunchtime that day, his oldest daughter strutted into the post-office. It upset him to see her, mid-day, out of class. She made a striking impression though, big smile and lithe limbs swinging. Elle had her waist length hair braided into cornrows. They pulled so tight on her scalp it gave her a feline-like appearance.
“Everything ok? Why you not in school?” Viet asked.
“Hi to you too, Dad.” She was chewing bubble gum.
“Answer me.” He paused to look over the braids, the blackness of it; decided she still looked pretty, refrained from comment.
“Mom asked me to bring you lunch today.” She handed over a grocery-sized brown paper bag. She had recently turned thirteen and already stood his height. She leaned in and whispered, “How was your interview?”
“Good,” he said, “good.” He looked in the bag and saw a glass jar of homemade soymilk. There was also a Tupperware container with white rice and what looked like steak (and probably was because Huong always made his favorite dishes on special occasions). A fork and knife were rolled and rubber-banded in a paper-towel.
Melvin came up and said, “Viet, man, how come you never introduce me to your family before?”
“This my daughter, Elle,” said Viet. He was about to tell his daughter that this was his co-worker, Melvin. But when Viet looked up, Melvin already had his hand reaching out at the girl.
Melvin was smiling, all mouth, and big white teeth. “Pleasure meeting such a beautiful young lady. I’m Melvin. You call me Mel, alright?” He winked.
She shook his hand and said, “Good meeting you, Mel.” Then she stepped away, turned to Viet and said, “My friends are waiting outside.”
Viet walked her to the doorway and watched her clicking down the halls, stirring up dead air with her swinging arms. Viet was in awe of his daughters, their quick minds, their ability to adapt in this new world. He admired their pliable female tongues that danced and twirled in a storm of lyrical English. He marveled at their grace and courage, forced to age beyond their years. His wife always lectured them, “Be thankful we made it here. In Vietnam, they don’t even have food to eat.”
In such moments, Viet often thought his daughters did nothing to deserve their adult mess, their ugly wars. It seemed to belittle the human spirit, to always be grateful that things could be worse. Of course he’d never speak these thoughts to Huong. She already thought he was too easy on the girls. Instead, he left Huong to her couch, with her remote control, vigilantly watching the twenty-four hour news channel, waiting for the next cruel blow to hit.
When Viet returned with his sure quiet steps, nobody noticed. Melvin was at it with another one of his stories. He said, “Shit, the girls be lovin’ the Mel machine.” Viet went about his last-minute chores. He barely listened while the other men surrounded Melvin with their eager attention. “Girls these days, might be lookin’ like nice little schoolgirls but you know they be all nasty in the bed.” The other men agreed, what with the make-up these girls wore, all done up, difficult to tell their age. Only young David rolled his eyes and mumbled something beneath his breath.
Viet put on his jacket and grabbed the can of stale breadcrumbs for the birds he’d feed from the park bench across the street. He was about to leave when he heard, “That Elle, wouldn’t mind having baby in bed.”
Viet couldn’t believe he heard his daughter’s name come out of Melvin’s mouth. “Who would’ve thought? Fine little thing coming outta…” Melvin continued on.
The room bulged. Viet’s vision flattened out and grew fuzzy all at once. In his ears there was a sound like ball bearings rolling and grinding against each other. Viet grew so hot his fingertips burned. He could feel the wet between his toes. He held on to the back of a chair to brace himself. When he took a seat, the cool of the metal folding chair shocked him. He tried taking deep breaths and even imagined himself back in his living room doing tai chi. None of it helped. Viet put the can and the bag on the floor by his feet. He leaned over and massaged his temples. Over the roar, he heard the bragging baritone voice saying with a chuckle, “Then at the end, she said Mel, playing all sweet and cozy like.”
Viet sized up the room. He looked at the sooty cloth bags bulging with mail, the bins overflowing with envelopes, and the dingy lockers. Melvin and his mouth stood exactly ten steps away. Viet counted. Melvin’s foot rested on the wood bench in the center of the room. He was bent over with his elbow on his knee. The other men hovered around him like ants devouring dead debris. Viet picked up his lunch bag. Inside, the blade poked out from the paper towel.
Their boat had been drifting for a night and a day on the South China Sea. He was below deck with his youngest. They were molding rice balls with their palms and he was teaching her how to count. Already, his daughter was quick with numbers and he knew that by the end of the day, she’d be able to count to at least twenty-six for each of the mouths they had to feed.
She yelled “Twelve!” at the top of her lungs.
Viet reached over to pat her head just as the boat swayed forward and he lost his footing. “That must have been a big wave,” he said. She giggled holding her belly but stopped when they heard a woman screaming overhead.
“Papa, what’s that?”
A stampede of footsteps rushed to the side of the deck. “Shut up! Shut up!” The man spoke in a crude Vietnamese placing the emphasis on all the wrong vowels.
Viet put his finger to his lips. He kneeled down and placed a rice ball in her hand. “It’s like playing hide-n-go-seek okay? Stay under this blanket until I come back for you.” He kissed her forehead and closed the closet door.
Viet grabbed a knife and climbed the five steps knowing what he’d see before he even looked. Viet remembered his best friend, the brash economics professor warning, “It’s suicide. Don’t go. If the Communists don’t catch you, you risk the boat sinking, if the boat doesn’t sink, the pirates are there to kill you.”
Through the hole of the rusted sheet metal Viet saw two men in shabby western dress. The taller one was unbearably thin. He wore bell-bottoms. His eyes were hidden behind a pair of mirrored aviator sunglasses and a mop of shaggy hair. He could have easily been one of Viet’s students, languid, underfed, dreamy, with that fashionable look the girls were beginning to favor. Fashion boy shoved the families to the front and gestured with his knife like it was a wand. He yelled in his stilted Vietnamese, “Move! Faster! Faster!”
The shorter one looked like a bulldog with thick shoulders, a ferocious under-bite, and puffy eyelids. He wore a faded nicotine-white undershirt and brown pinstriped pants from the bottom half of a once nice suit. Viet couldn’t identify their origin until the bulldog said, “We’re never doing this again. We should have stopped. They have less and less, these fucking refugees.” He spoke Chinese. Fashion boy was grinding his jaw at such a rate, Viet thought he’d wear his teeth down to a paste. The bulldog said, “Bitch, did you get high again?”
The short one was older and clearly the brains. He walked along the deck, assessing each passenger one by one. Finally, he picked old man Phuc. Viet thought, you fool let him go. He has nothing you’d want. Old man Phuc didn’t care about money. He was a poet who’d fled his homeland with only a book of his own censored poems. He would read to the others at nightfall; memories of the Mekong, its dark fertile soil, and the pelican-like tides of schoolgirls in the white áo dài from his youth. The old man had his arms raised in surrender when the bulldog slid the knife sweetly, gently, in a smooth line, as a warning slit across his throat.
When the blood rose and dripped down his collar, his wife finally broke through the crowd. “Take it,” she cried and pulled down her pants. Beneath the roll of the old woman’s pale belly and above her pubic mound, she had wrapped seven gold necklaces in a handkerchief, and duct-taped the couple’s life savings on her pelvis.
Only two men and two knives and yet Viet knew why his friends didn’t fight. They were boat people, half dead, no fight left, and so they dropped their gold and any fragments of hope into the dirty burlap sacks. The pirates moved through the crowd with ease. These families were already trained to lie down, close their eyes, take it, and wait for the abuse to pass.
When the men reached Huong, she took off her jacket and held it out by the collar. Viet thought, good girl, give them what they want. But the pirate stopped. He took his knife and pointed it at her chin. She covered her throat with her hand. He used his knife to wave her hand away. She dodged the blade but immediately slapped her hand back. Huong was covering the jade Buddha at the hollow of her throat.
The other passengers pleaded with her. “Forget it!” “Give it to him!” “Hand it over!”
Viet could hardly breathe. His fear tasted like a fist full of coins jammed in his mouth. He knew his wife wouldn’t give him up the family heirloom without a fight. Instead she pushed her jacket into the bulldog’s chest. With her hands she showed him the hard nuggets of gold and jewelry she had hand sewn into the quilted lining of the fabric.
The bulldog screamed at her until a wad of spit landed on her chin. Huong would later say he had horrible decaying breath and because she found this so foul she couldn’t stop her tongue. “You are animals, dogs.” She sneered in his face, “You rape the raped.”
He didn’t understand her, but he knew she’d cursed him. He grabbed her hair and shoved her face into the deck. The other passengers flinched. They all of course recognized Huong from the commercials of her modeling days. One man later recounted, “The thought of damaging that face was criminal.”
From below, Viet watched as the bulldog yanked her pants and panties down to her knees. Huong struggled and kicked beneath him, but he had her pinned. When he pulled his pants down, his zipper got caught. The bulldog tried to free himself with just one hand so he could hold on to his blade.
Viet knew this moment was all he had. He found the spot to aim for, the jugular. He counted the man about eleven paces away but he was nervous because his eyesight was poor, his glasses were foggy, and his lenses were scratched from wedging his face against the rusted hole of the sheet metal door.
From the closet, his daughter whined, “Papa, I don’t want to play anymore.”
He said, “The game’s almost over.” Viet chanted over and over in his mind, Strike first, strike first. With his knife pressed against his thigh, he thought, if I fail my girls will lose not just one but two.
Viet tightened his grip on the blade handle, slid his other hand on the door knob, inhaled, exhaled, and finally pounced. Once outside, he attacked the bulldog from behind and snapped his chin back. The knife met resistance at first. Viet plunged in the blade. He worked it through and twisted it. The cut was deep and swift. The blood came flooding out.
Finding courage in the professor’s bravery, the other men attacked the taller one. Fashion boy was so high he was practically defenseless despite his weapon.
Viet left the dead pirates on the deck, let the other men dispose of them, and went to retrieve Mai from the closet below deck.
Viet was the boat’s official hero, but he retreated into silence.
Huong said, “You did the right thing. Why are you sad, Father?”
“I did the weak thing,” he said. “It’s easy to inflict harm. It takes nothing.”
“You did it for us. Family,” she said. Huong kissed his forehead and held him. She rocked him in her arms, her husband, who at home refused to kill a spider no matter how she begged. It too deserves life, he’d say before setting it free from his toilet paper grasp into her gardenia bushes.
Viet sobbed for days over the fragility of life, for the life he had taken, and the one he was given. He cried for having witnessed the weakness of men, who preyed on the innocent and the poor. He held his head in stained hands, believing he’d failed himself because he’d done the unthinkable and killed a man. He was common, crude as the rest, unable to live up to the non-violence he preached, wasn’t the gentleman he always aspired to be.
Viet held his head in his hands. He had sweat stains under the armpits of his regulation short-sleeved postal shirt. His sack lunch was perched on his lap.
“She had her hair all braided up so you know she be liking the brothers,” Melvin said carrying on.
Viet’s heart had only had one desire and his body was moved to only one goal. He needed to shut this man up. He sat trembling with his entire arm hidden inside the brown grocery bag. Inside, he gripped the knife in his hand. David turned around, saw Viet, and signaled the others.
Melvin finally caught on. He said, “Damn Viet, why you be all eavesdropping and shit? Sitting there all quiet, man, I didn’t know. Shit.”
“You not a good man,” Viet said his chin up. “My daughter, she thirteen-years-old, she a nice girl.”
“I was only saying nice things about her, man. Real nice.”
A couple guys laughed under their breath, saying, Damn Melvin, you’re a nut.
Viet stood up and the folding chair squeaked across the floor. He cradled the paper bag with one hand while the other still clutched the knife inside. “You disrespect her,” he said. He felt the vein in the middle of his forehead pumping. It rushed blood to his ears. It brought him back to the emptiness of the seas, its violent waves. His vision swayed. But when he blinked and refocused, it was Melvin’s eyes that he tracked. The black man’s gaze stopped at Viet’s shirt. It was so wet it was now transparent and Viet’s ribbed undershirt showed through. Then the eyes moved to the brown paper bag and stayed there. They squinted, straining to understand what was inside. Viet tried to control his trembling and told himself; shut him up, strike first, strike first.
Melvin said, “I’m sorry, man.”
Viet wouldn’t let him finish. “You disrespect her,” he said. “You talk about her, only thirteen, like whore.” Viet found his amplified voice almost unrecognizable.
“Don’t do nothing crazy,” Melvin said.
“You disrespect me!”
“I was just foolin’ around but I shouldn’t a been talking like that.” Melvin held his hands up in front of his chest, palms out. “Don’t be mad now, come on.”
Viet whispered it again; you disrespect me, beneath his breath, and exhaled before letting go of the knife.
Melvin, arms wide-open said, “I like you, you a cool little cat. I didn’t mean nothin’. I swear. I didn’t mean no disrespect.”
“You see her again, you apologize,” Viet said, dropping the bag.
The glass jar cracked at his feet. The soymilk leaked through the brown paper. Nobody noticed. Their eyes were fixed on big Melvin’s arms wrapped around Viet, hugging him tight.
“Next time, just tell me to shut up al’right?” Melvin laughed. Smothered in Melvin’s overly jovial embrace of brotherhood, Viet remembered a Confucian saying and repeated it in his head. Don’t worry if people don’t recognize your merits; worry that you may not recognize theirs.
Melvin slapped him on the back and said, solemn and concerned, “Man, why don’t you come with us today? Chill with the boys.” Viet felt foolish looking down at his brown shoes and the soggy corners of the brown bag. He was thankful for their easy forgiveness, but declined. He wanted more than anything to sit alone, at the bench with the birds, and eat his lunch quietly.
—–
Originally appeared in Santa Clara Review as “The Mailman” 94:2 (2007): 2-11.
°°°
Bản dịch "Người Lặng Lẽ Nhất Đời" của Trần Thiện Huy  là bản chính thức và hợp pháp, đã được sự chấp thuận của Ig Publishing và Angie Châu. Xin vui lòng ghi nguồn Da Màu, tên tác giả và tên dịch giả khi đăng lại dưới bất cứ hình thức nào. Mọi hành động đăng lại không ghi chú nguồn Da Màu, tác giả và dịch giả sẽ bị coi là sự xâm phạm tác quyền của Ig Publishing, tác giả Angie Châu, dịch giả Trần Thiện Huy và Tạp chí Da Màu

Xem Tiếp: ----