- Bây giờ ta bàn đến biện pháp, - bác sĩ nói. - Ngày kia chị sẽ phải đi chuyến tàu tối. Chị có thể sẵn sàng được không?
- Tôi sẵn sàng rồi! - Jên đáp.
- Chị phải giả danh là nữ y tá Rôza.
- Tôi không thích thế đâu. Tôi muốn có một cái tên bịa ra thế nào chả được. Vì ngộ nhỡ ra chị Rôza xuất hiện, hoặc có người nào đó lại biết chị ấy…
- Bạn thân mến, lúc này chị ấy đang trên đường đi châu Úc, và bạn sẽ không gặp được ai ngoài bác sĩ Rôby và các gia nhân. Nếu đáng lo ngại là lo chị sẽ gặp phải ông khách nào tới thăm nhận ra chị. Ta phải chịu điều may rủi ấy. Nhưng để đề phòng những phức tạp có thể xảy ra, tôi có thể trao cho chị một bức thư để chị tạm thời sử dụng, trong thư đó tôi sẽ giải thích rằng theo yêu cầu của chị đã nhận thay thế người nữ y tá và giữ nguyên họ tên để tránh những lời lý giải mà trong tình thế hiện tại không có lợi cho bệnh nhân. Tôi có thể nói như thế một cách lương thiện vì đúng hơn ý nghĩ của chị. Chị phải cáng đáng vai trò ấy chừng nào thân hình chị còn cho phép, vì chị đừng có quên là tôi đã tả chị như một phụ nữ bé nhỏ, lịch sự và thon thả, thông minh hơn là cái vẻ bề ngoài.
- Đêrych ạ, ông bác sĩ Rôby sẽ thấy ngay thôi, tôi không phải là người anh đã tả trong thư.
- Không đâu! Chị nên nhớ là chúng ta có vấn đề với người xứ Êcôt, và một người Êcôt không bao giờ tin ngay. Ý nghĩ của con người đó bước đi rất chậm chạp mặc dù rất chắc chắn. Sau khi đã ngắm nhìn chị một lúc, ông ta sẽ cho tôi là một anh chàng hiểu biết tồi và cô Rôza “đẹp gái” hơn là tôi đã tả. Nhưng còn đối với Đan, ông Rôby đã tạo ra một nữ y tá có một hình ảnh thuộc về tinh thần, đó là điều quan trọng. Chúng ta đành phải phó mặc cho Thượng Đế và hy vọng rằng ông Rôby không sửa lại bài mô tả của ông. Chị nên cố tránh mọi câu chuyyện theo hướng đó. Tuy nhiên nếu ông ta tỏ vẻ nghi ngờ, chị kéo ông ra một chỗ, đưa ông xem bức thư của tôi. Nhưng tôi nghĩ là không cần thiết phải làm như vậy đâu. Với bệnh nhân chị nên nhớ là thính giác của người mù rất tốt. Chị đi thật nhẹ nhàng. Chị phải sắp xếp sao cho Đan không có cơ hội biết được vóc người của chị. Chị chớ quên là chị không thể với tới những ngăn trên của giá sách mà không dùng đến cái bục. Và khi người mới khỏi bệnh đứng lên và bước đi được, cần cố gắng làm sao đừng để cho anh ấy nhận thấy cô y tá cao lớn hơn anh ấy một chút. Và Jên ạ, tôi thấy hình như một người đã một lần nắm bàn tay chị thì khó mà quên được nó, do đó tôi khuyên chị nên tránh cái bắt tay ban đầu. Nhưng tất cả những điều thận trọng ấy không có nghĩa lý gì đối với một sự khó khăn lớn hơn tất cả: giọng nói của chị! Chị có một giây nào tin rằng anh ấy không nhận ra không?
- Cần phải được sự giúp đỡ của anh. Anh cho tôi xin huấn thị của anh, coi như tôi thực sự là Rôza và hai tiếng nói của chúng tôi có một sự giống nhau kỳ lạ.
- Chị Rôza thân mến, - Đêrych mỉm cười nói, - chị đừng nên ngạc nhiên nếu bệnh nhân của chúng ta phát hiện thấy một sự giống nhau kỳ lạ giữa giọng nói của chị với giọng nói của một người bạn chung của chúng ta. Chính bản thân tôi cũng liên tục thấy như thế.
- Thưa ông, thật vậy à? - Jên nói. - Thế tôi có thể biết giọng của ai giống hệt của chúng tôi không?
- Của chị Jên đáng mến! - Bác sĩ mỉm cười trả lời. - Chị có quen chị ấy không?
- Rất ít, - Jên nói, - nhưng tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ được quen nhiều hơn.
Và cả hai người cùng phá lên cười.
- Cám ơn Đêrych, bây giờ thì tôi đã biết cần phải nói với bệnh nhân như thế nào rồi. Nhưng than ôi! Thật là khốn khổ cho tôi, khó mà lừa được Đan, anh ấy có cặp mắt tinh tường là thế… Liệu tôi có đủ can đảm mà giữ vai trò đó không?
- Nếu chị nghĩ đến tương lai hạnh phúc của anh ấy và của chị, chị sẽ nhất định thành công.
Cả hai người cùng đứng lên, và trước lò sưởi, họ nhìn nhau rất lâu.
- Anh Đêrych, - Jên cảm động nói. - Đối với tôi lúc nào anh cũng tốt và cũng chân thành. Dù thế nào tôi cũng luôn luôn biết ơn anh.
- Lúc nào đối với chị, tôi cũng có một tình cảm chân thành.
Và trong những ngày khó khăn sau này, Jên có được nguồn động viên khi nhớ đến những câu nói giản dị này.
16 Rôza đã tới Gleneesh. Lúc đứng trên sân ga nhỏ nông thôn cùng với một chiếc hòm, chị có cảm giác vừa rơi từ trên mây xuống và nghi ngờ cả cái tên họ của chính mình.
Một chiếc ô tô đợi chị ở trước cửa ga. Xung quanh chị là một vùng hẻo lánh xa tít đến tận chân trời toàn những bụi rậm và đá tảng. Mỗi lúc Jên lại càng cảm thấy mình bị đưa sang một thế giới mới, và nét mặt thanh thản của người tài xế làm chị vững tâm hơn trong vai trò họ đang đóng.
Chị vẫn thường được nghe nói đến lâu đài cổ của Đan ở phía bắc, nhưng chị không ngờ nó hùng vĩ đến thế. Lúc ô tô leo lên sườn núi, những ngọn tháp xám hiện ra và Jên tưởng như nghe thấy tiếng của Đan nói với chị rền vang dưới bóng cây ở Overdene: “Tôi rất thích được chị thấy lâu đài Gleneesh, phong cảnh nhìn từ trên sân thượng, những khu rừng thông và những đầm lầy chắc chắn sẽ làm chị thích”. Thế mà chủ nhân của khu lãnh địa này đã bị mù, và chị thử bước qua cổng lâu đài với danh nghĩa mượn của người khác. Không hiểu rồi mọi chuyện sẽ kết thúc ra sao.
Người hầu phòng của Đan đón tiếp Jên trên ngưỡng cửa. Người này tên là Simxân mới làm việc với Đan chưa được ba năm nên không biết Jên.
Chị dừng lại ở hành lang, nhìn ra xung quanh theo thói quen mỗi khi đến thăm bạn. Bỗng nhiên chị nhận thấy Simxân đã lên được nửa cầu thang, chị vội vã chạy theo. Ở tầng trên, người đón chị là bà già Mac. Chỉ cần nhìn thấy bộ mặt nghiêm trang và hiền lành, nhăn nheo nhưng tươi tắn, nhiều tuổi nhưng khoẻ mạnh, Jên cũng đủ đoán được người vú nuôi trung thành của Đan. Chị ngoan ngoãn đi theo bà già đến căn buồng xinh xắn dành riêng cho chị…
Và bây giờ sau khi được tắm và ăn điểm tâm, Jên đứng ở cửa sổ buồng chị, ngắm cảnh tuyệt diệu và đợi bác sĩ chữa bệnh đến để giới thiệu chị với Đan.
Jên mặc bộ áo mới nhất nhưng cũng tiện dụng nhất: áo dài vải xanh, cổ và măng- set trắng, và một tấm vải choàng trước ngực có túi rộng, một cái mũ của nhà trường nơi chị đã tập sự y tá. Chị không muốn đội nó, nhưng hôm nay chị không muốn có gì là cẩu thả trước cặp mắt của bác sĩ Rôby, mà phải đúng bộ nhà nghề. Thấy vẻ đứng đắn của bộ quần áo làm tăng thêm chiều cao của chị mặc dù chị đã đi giày đế thấp, chị lo lắng chờ đợi cái nhìn đầu tiên của ông bác sĩ người xứ Êcốt.
Bỗng chị trông thấy từ xa, một chiếc xe ngựa hai bánh tiến đến rất nhanh. Một người đàn ông cầm cương và một em nhỏ ngồi đằng sau.
Giờ của chị đã điểm.
Jên quỳ xuống và cầu Chúa phù hộ cho mình. Chị đã suy nghĩ nhiều quá đến nỗi tất cả mờ đi trong óc chị. Ngay cả bộ mặt thân yêu của Đan cũng vậy. Chỉ có một sự việc còn rõ nét: trong vài phút nữa chị sẽ được dẫn đến buồng Đan, nơi anh đang đau đớn. Chị sẽ nhìn thấy bộ mặt yêu dấu ấy, nhưng anh, anh không nhìn thấy mặt chị và chị phải cố gắng giấu tung tích của mình.
Chiếc xe đã biến mất ở chỗ ngoặt cuối cùng. Jên đứng lên và chờ đợi. Đột nhiên hai câu trong buổi nói chuyện giữa chị và Đêrych trở lại trong óc: “ Không hiểu tôi có đủ can đảm để đóng vai trò của tôi đến cùng không?” Bạn chị nhiệt tình trả lời: “Nếu chị nghĩ đến tương lai hạnh phúc của Đan và của chị, chị sẽ có được!”
Có tiếng gõ cửa, Jên ra mở và thấy Simxân.
- Bác sĩ Rôby đang đợi cô ở thư viện.
- Tôi lên ngay đây. Anh dẫn tôi lên nhé!
17 Bác sĩ Rôby đang đứng trên tấm da gấu, quay lưng vào lò sưởi. Các bạn thân của ông thường gọi ông là “bác sĩ Rôb” hoặc “lão Rôby”.
Jên thấy trước mặt mình là một ông người thấp tròn, mặc một chiếc áo gilê bằng da rái cá đã cũ và một chiếc áo khoác quá rộng màu sáng. Dáng điệu của các sĩ giống hệt Napôlêông: đôi chân ngắn và choãi ra, hai tay khoanh trước ngực, hai vai nhô lên, nhưng bộ mặt thì không có gì là oai nghiêm bệ vệ, cặp mắt nhanh nhẹn màu xanh tái, khi hướng về phía người nào, chúng biến mất dưới cặp lông mày rậm màu đỏ chỉ hơi hé ra hai điểm sáng màu lam ngọc.
Lúc Jên bước vào, cặp mắt ông đang nhìn trừng trừng vào một bức thư mở rộng mà chị đoán là của Đêrych, và ông không ngẩng đầu lên ngay. Lúc ông ngẩng lên, Jên nhận thấy ông có một cử chỉ ngạc nhiên. Ông hé miệng toan nói nhưng rồi ngậm lại ngay và tiếp tục đọc thư của Đêrych.
Jên chờ đợi trong sự im lặng kính cẩn, khó khăn lắm mới giữ được bình tĩnh. Sau cùng bác sĩ lại ngẩng mặt lên:
- Cô là…
- Nữ y tá Rôza! - Jên lễ phép đáp.
Chị có cảm tưởng như đang tập diễn vai ở Overdene, chỉ một phút nữa là bà quận chúa sẽ gõ cái gậy xuống sàn nhắc chị nói to lên.
- A! - Bác sĩ Rôb nói. - Tôi thấy là…
Rồi im lặng. Bác sĩ nhìn cô y tá từ đầu đến chân với cặp mắt sắc. Sau ông nói:
- Vậy là cô đã đến, cô Rôza?
Jên thấy nhẹ cả người vì thấy bác sĩ không tỏ vẻ nghi ngờ gì về căn cước của mình.
- Thưa bác sĩ vâng, tôi đã đến.
Ngừng một lát, bác sĩ lại nói:
- Tôi rất vui lòng thấy cô đã đến.
- Tôi rất sung sướng đã đến đây, - Jên nghiêm trang đáp.
Màn kịch ngắn đã diễn ra và Jên đợi để nghe những tiếng “Ha! Ha!” tán thưởng của bà quận chúa trong hậu trường.
Bỗng nhiên bác sĩ quay về phía Jên và cặp mắt sắc lại nhìn chị một lần nữa, vừa nhìn vừa nói nhanh:
- Cô Rôza, nếu tôi hiểu rõ thì cô đến đây để săn sóc về mặt tinh thần cho bệnh nhân hơn là về mặt thể xác. Cô không cần phải giải thích làm gì cho mất công. Tôi đã nắm được tình hình do bác sĩ Đêrych yêu cầu phải có một nữ y tá thư ký và đã chọn cô. Tôi hoàn toàn tán thành đơn thuốc ấy và cho phép tôi được nói thêm là tôi ca ngợi vị thuốc đó.
Jên lặng lẽ cúi đầu.
- Và tôi tin là tôi chẳng có gì nhiều để nói với cô về vấn đề chữa bệnh. Ông Đêrych sẽ hướng dẫn cô tỷ mỷ. Vấn đề quan trọng bây giờ là giúp cho bệnh nhân quan tâm một chút đến thế giới bên ngoài. Xu hướng của những người đột nhiên bị mù là chìm đắm vào thế gi hỏi:
- Ông Đêrych có cho chị biết giọng nói ấy của ai không?
- Có ạ, vì tôi có hỏi, ông ấy trả lời là của chị Jên đáng mến.
Đầu của Đan lại rơi xuống gối. Rồi không quay lại, anh nói:
- Chị Rôza, chị nên thứ lỗi cho tôi đã hốt hoảng như vậy. Tôi chưa được quen lắm với cảnh mù lòa và mỗi tiếng nói xuyên thủng tấm màn đen của đêm tối vô tận, có một khả năng mà người nói không thể nào lường được. Sự giống nhau của giọng nói của chị với người phụ nữ mà ông Đêrych đã nêu tên, thật kỳ lạ, đến nỗi tôi biết người phụ nữ đó đang ở Ai Cập mà tôi cứ tưởng như đang ở trong căn buồng này. Tuy nhiên sự có mặt của người phụ nữ đó ở đây là một điều không thể được! Một lần nữa xin lỗi chị và xin lỗi bác sĩ.
Đan chìa tay về phía Jên. Chị nắm chặt hai bàn tay mình vào với nhau ở phía sau lưng và lúng túng. May thay bác sĩ Rôby đã lên tiếng, giọng ông khô khan:
- Cô Rôza này, cô lại gần cửa sổ đây, tôi còn một số việc cần dặn cô.
Hai người nói chuyện với nhau một lúc lâu, giọng dè dặt. Sau cùng bác sĩ nói:
- Bây giờ tôi phải về.
- Thưa bác sĩ, - Đan nói, - tôi muốn nói chuyện riêng với bác sĩ vài phút.
- Tôi xin đợi bác sĩ ở dưới nhà.
Nói xong Jên đi ra phía cửa. Nhưng một cử chỉ oai nghiêm của bác sĩ làm chị phải dừng lại và rón rén đi đến cạnh lò sưởi. Không thấy cần thiết phải giở trò mánh lới nên chị làm việc đó một cách miễn cưỡng, vì không thể không chấp hành mệnh lệnh đó. Bác sĩ liền đi ra phía cửa buồng, rồi đóng lại. Sau đó ông quay về phía giường lấy một cái ghế và ngồi xuống.
- Thế nào ông Đan?
Đan nhổm người lên và quay về phía ông. Thế mà lần đầu tiên Jên mới lại được trông thấy mặt Đan… Anh nói:
- Thưa bác sĩ, xin ông nói cho tôi biết về người nữ y tá ấy, trước tiên xin ông hãy tả thật chính xác.
Sự căng thẳng trong giọng nói của anh đã lên đến cực độ, toàn thân anh rung lên, hai tay anh chắp lại, mặt anh xanh xao và gầy gò bị tàn phá bởi đau khổ, có vẻ nửa sống nửa chết, anh nói tiếp:
- Hãy miêu tả đi ông bác sĩ, chị Rôza như ông gọi đấy.
- Nhưng đó không phải là tên do tôi chọn. Đó là tên của một thiếu nữ, một cái tên đẹp, tôi cho là thế. Hình như là của Shekespeare có phải không nhỉ?
- Xin ông hãy miêu tả cho! - Đan nhắc lại lần thứ ba.
Bác sĩ khẽ rút trong túi ra bức thư của Đêrych, nghiên cứu nó rồi chậm rãi nói:
- Hèm… Một người phụ nữ xinh tươi nhỏ nhắn, thon thả và thanh tao. Loại người lịch sự mà ông thích có ở quanh ông. Giá như ông nhìn được cô ấy.
- Nâu hay hung?
Bác sĩ đưa mắt nhìn Jên và nhìn đôi bàn tay nâu của chị tỳ trên lò sưởi, rồi tuyên bố không lưỡng lự:
- Hung.
Jên giật mình và ngạc nhiên. Tại sao con người thấp béo ấy lại nói dối hộ chị?
- Tóc thế nào?
- Nói cho đúng ra thì phần lớn tóc bị che lấp dưới cái mũ xinh xinh. Nhưng tôi đoán là tóc quăn và nhẹ mỏng, rất thích hợp với một người phụ nữ nhỏ nhắn, xinh xắn.
Đan nằm dài xuống giường rên rỉ, hai tay áp vào mặt rồi nói:
- Thưa bác sĩ, tôi biết là tôi đã quấy rầy ông nhiều lắm và hôm nay lại còn có vẻ ngộ nghĩnh nữa. Nhưng nếu ông không muốn tôi trở thành điên rồ thì xin ông cho con người đó trở về bệnh viện, đừng để vào buồng tôi một lần nữa.
- Thưa ông Đan, bác sĩ nhẫn nại nói, xin ông hãy xét lại mà xem. Tôi thiết tưởng ông không có vấn đề gì với đương sự ngoài trường hợp giọng nói giống với của người bạn gái đang đi du hành ở phương xa. Người phụ nữ ấy không có gì đáng mến sao?
Đan cười nhạo báng:
- Ồ, có chứ! Đáng mến lắm!
- Nếu vậy tại sao Rôza lại không thể gợi được cho ông một kỷ niệm êm đềm? Ấy là chưa kể giọng nói của cô ấy đối với tôi là rất phụ nữ, êm ái và dịu hiền, chúng ta còn phải biết ơn nữa ấy chứ! Vì biết bao phụ nữ có giọng nói làm con quạ cũng phải sợ hãi, theo tôi có thể nói là hòn sỏi lăn trong cái bình tưới.
- Vậy là ông không hiểu được, bác sĩ ạ! Chính cái kỷ niệm ấy, sự giống nhau ấy làm tôi không chịu đựng được trong đêm tối của tôi. Tôi không có gì ác cảm với giọng nói đó, Chúa biết cho! Nhưng khi tôi mới bắt đầu nghe thấy, tôi tưởng là chính Nàng… người phụ nữ kia… đã đến đây… với tôi… và…
Tiếng nói của Đan bỗng nhiên tắt hẳn. Bác sĩ Rôb nói:
- Người phụ nữ đáng mến ấy à? Tôi hiểu rồi. Vì vậy mà bác sĩ Đêrych đã nghĩ rằng đối với ông như vậy còn tốt hơn là để ông có những ham muốn tiếp khách. Hình như ông có rất nhiều bạn bè thân từ ở rất xa xôi sẵn sàng đến đây để cổ vũ ông. Tại sao không cho phép tôi đòi hỏi người phụ nữ đáng mến ấy? Tôi tin chắc là cô ấy sẽ đến với ông. Và khi cô ấy đến đây ngồi cạnh ông, và hai người nói chuyện với nhau, thì tiếng nói của cô y tá không còn làm cho ông phải xúc cảm nữa…
Đan nhổm người trên giường, bộ mặt anh méo mó đi chứng tỏ sức mạnh của mối cảm xúc đang dầy vò anh. Jên đứng lặng nhìn anh.
- Không, thưa bác sĩ, không! Ôi, Chúa, không! Trên thế gian này nàng phải là người cuối cùng được bước qua ngưỡng cửa buồng này, nếu người ta muốn làm tôi vui lòng.
Bác sĩ Rôb cúi người xuống như muốn soi kính hiển vi vào cái chăn rồi hỏi rất khẽ:
- Tại sao thế?
- Vì rằng người phụ nữ đáng mến ấy, như ông gọi rất đúng, có me='height:10px;'>
- Chị Rôza, nếu chị không mệt, tôi muốn đọc chị viết ngay một bức thư trả lời trong lúc tôi còn tỉnh táo. Chị đã có giấy chưa? Ta có thể bắt đầu được rồi chứ?
Yên lặng một lúc lâu. Rôza, bút trong tay, mong rằng tiếng đập của trái tim mình người ngồi ở phía bên bàn kia không thể nghe thấy được.
Một con ong vo ve ngoài cửa kính.
- Ôi, thưa ông Đan! Xin ông cứ cho chị ấy đến!...
- Tôi không mong chị Jên đến.
- Nhưng xin ông hãy nghĩ lại mà xem, nhiệt tâm mong muốn đến thăm một người bạn thân bị tai nạn mà bị từ chối, đau lòng biết bao!
- Chỉ độc nhất vì lòng tốt mà Jên đề nghị như vậy. Chị ấy là một người bạn gái, một người đồng tâm nhất trí của thời quá khứ, nay thấy tôi thế này, hẳn chị ấy buồn lắm!...
- Ý kiến của tôi không phải là như vậy, - Rôza nói một cách tin tưởng. - Ôi! Nếu ông có thể đọc được những hàng chữ này! Hoặc là phải có trái tim của người phụ nữ mới hiểu được bức thư của phụ nữ chăng? Hay là tôi đã đọc không tốt? Tôi có thể đọc lại không?
Một vẻ bất bình thật sự lộ trên mặt Đan. Anh nói nghiêm khắc khác thường, đôi lòng mày nhíu lại, vẻ mặt lạnh giá:
- Chị đã đọc rất tốt, nhưng chị không nên tranh luận. Tôi phải có quyền tự do đọc thư cho người nữ thư ký của tôi viết mà không cần phải giải thích gì cả.
- Thưa ông, tôi xin lỗi ông, tôi có lỗi.
Đan chìa bàn tay qua mặt bàn, để như thế một lúc, nhưng không có bàn tay nào đáp lại cả. Anh nói với nụ cười có duyên của anh:
- Thôi, ta đừng nên nói đến đấy nữa. Chị có thể khuyên nhủ tôi về rất nhiều vấn đề, nhưng vấn đề này thì không đâu. Bây giờ chúng ta kết thúc. Chúng ta đến đâu rồi? A! "Có ý định đến thăm tôi", chị đã viết "chị tốt quá" chưa?
- Tốt quá, - Rôza nhắc lại giọng nghẹn ngào.
- Ta tiếp tục.
- Không, khoan đã, - Đan bỗng nhiên kêu lên, - tôi sẽ không nói thế, người ta có thể hiểu lầm... chị đã bắt đầu viết câu ấy chưa? Chưa à? Chữ cuối cùng là gì rồi? "Quyết định của tôi". Tốt rồi. Chấm. Bây giờ tôi cần phải suy nghĩ chút đã!
Hai tay Đan ôm lấy đầu và suy nghĩ triền miên. Rôza chờ đợi, tay phải chị cầm quản bút, ngồi giơ lên, tay trái áp vào tim chị. Với một vẻ dịu dàng khó tả, chị ngắm nhìn cái đầu có bộ tóc nâu đang gục xuống. Sau cùng Đan ngẩng đầu lên nói:
Và không phản kháng, Rôza viết câu đó.
Sự im lặng khá nặng nề xảy ra sau khi kết thúc bức thư bị tiếng nói vui vẻ của bác sĩ Rôb phá tan:
- Hôm nay ai là người ốm nào? Cô gái hay chàng trai? A, không ai ốm cả, tôi thấy rồi. Cả hai đều có vẻ thịnh vượng làm cho thầy thuốc mất nhờ. Bên ngoài là mùa xuân mà bên trong là mùa hè.
Bác sĩ Rôb nói như vậy nhưng trong lòng tự nhủ thầm tại sao hai bộ mặt này lại tái xanh như vậy và không khí hình như có mùi đau khổ. Ông nói tiếp: