Trong khi những sự việc trên diễn ra thì Van Baerle ở LÂwestein phải khốn khổ chịu đựng hình phạt của Gryphus, tên cai ngục đã biến thành đao phủ.Không nhận được một tin tức nào của Rosa hay của Jacob, hắn tin chắc rằng mọi tai họa đổ xuống nhà hắn là do quỷ sứ gây nên mà Van Baerle là tên học trò của nó đứng ra thực hiện ở trên trần này.Kết quả của sự suy nghĩ đó là vào một buổi sáng nọ, ngày thứ ba Rosa và Jacob biệt tăm, hắn xăm xăm bước vào buồng giam tức giận hơn lúc nào hết.Tiến lại gần người tù trẻ tuổi, hắn nói:- Mày có biết tao đã giết hơn năm chục con gà trống chân đen bằng con dao này rồi không?Tao sẽ giết mày, đồ quỷ sứ ạ, tao sẽ giết mày như tao đã giết chúng, chờ đấy, mày hãy chờ đấy..Cornélius mắng lại:- Đồ vô lại, mày định giết tao thật ư?- Tao muốn phanh ngực mày ra xem mày giấu con tao ở chỗ nào?Trong cơn hoảng loạn, Gryphus sấn sổ vào đâm Cornélius, anh chỉ còn kịp nhảy ra sau chiếc bàn tránh cái đâm đầu tiên.Gryphus vừa chửi vừa giơ dao dọa nạt.Cornélius không để mất thời cơ, tóm được cổ tay cầm dao của hắn, bẻ quặt lại sau, Gryphus ngã nhào xuống đất. Chàng trai giận ngay chân mình lên người hắn.Gryphus tỏ vẻ còn muốn chống cự, Cornélius tức thì ra tay.Anh nện tên cai ngục vô hồi kỳ trận, hắn buộc phải xin tha, tiếng kêu dữ dội của hắn làm náo động cả nhà giam. Hai người chuyên giữ chìa khóa các buồng giam, một viên thanh tra và bốn lính gác cùng một lúc xuất hiện ở ngưỡng cửa.Nhìn thấy tất những người làm chứng đó, Cornélius biết mình đã thất bại. Thật vậy, tất cả những cái bề ngoài chống lại anh.Biên bản được lập ngay tại chỗ, ghi rõ tất cả những đòn đánh đập ông cai tù, hắn ta yêu cầu các từ dùng trong biên bản phải thật mạnh mẽ, cay độc.Trong lúc lập biên bản, bốn người lính gác khóa giữ Cornélius tỏ lòng nhân hậu bảo cho anh biết kỷ luật ở LÂwestein.Họ kể cho anh biết kỷ luật này đã được áp dụng như thế nào vào năm 1668, nghĩa là năm năm trước đây đối với một người tù tên là Mathias đã có hành động chống đối còn nhẹ hơn nhiều so với hành động vừa rồi của Cornélius. Chuyện kể chưa xong đã nghe có tiếng chân đi lên cầu thang.Những người lính gác đứng tránh ra cho một viên sĩ quan đi.Người này bước vào phòng giam của Cornélius trong lúc viên thơ lại ở LÂwestein còn đang lập biên bản.- Có phải đây là buồng giam số 11 không? -Viên sĩ quan hỏi.- Báo cáo đại úy, đúng buồng số 11! - Một hạ sĩ quan trả lời.- Có phải là buồng giam phạm nhân Cornélius Van Baerle không?- Thưa ông, tôi là Cornélius Van Baerle đây ạ!- Cornélius mặc dầu can đảm vẫn tái mặt, đáp.Lần này viên sĩ quan hỏi trực tiếp người tù:- Anh là Cornélius Van Baerle?- Thưa vâng..- Vậy theo tôi.- ạ! ạ! - Cornélius kêu lên, tim thắt lại vì lo sợ trước cái chết đang đến.Tuy nhiên anh vẫn ngẩng cao đầu đi theo viên sĩ quan, anh hỏi:- Xin ông cho biết, ông dẫn tôi đi đâu?Viên sĩ quan chỉ cho anh thấy chiếc xe bốn ngựa kéo, gợi anh nhớ tới chiếc xe như vậy, trong một tình huống tương tự anh thấy ở Buytenhof.- Lên xe! - Viên sĩ quan nói gọn lỏn.Rosa chưa nhận được một tin tức nào của ông stathouder trước cái đêm cô được gặp ông.Vào buổi tối, một sĩ quan thừa lệnh Hoàng thân đến nhà ông Van Systens, mời Rosa lên tòa thị chính.Cô được dẫn vào một phòng họp rộng lớn, nơi Hoàng thân đang ngồi viết.Ông ngồi một mình, một con chó săn to lớn, giống chó tỉnh Frise, nằm dưới chân ông.Mắt không nhìn lên, ông nói:- Cô lại đây.Rosa đi vài bước tới bàn.- Con chào Hoàng thân. - Cô dừng bước nói.- Chào cháu, cháu ngồi xuống. - ông nói.Trong khi đó, con chó nhỏm dậy, tiến lại trước Rosa, nhìn cô rồi vẫy đuôi xoắn xít.Guillaume nói với con chó:- Mày biết rõ là người nhà mà. Mày nhận ra mà.Rồi ông quay về phía Rosa, nhìn cô chăm chú như dò hỏi, mắt đượm buồn:- Cha cháu ở LÂwestein phải không?- Bẩm vâng.- Cháu không yêu cha cháu sao?- Vâng, hay ít ra, thưa Hoàng thân, cháu không yêu cha cháu như bổn phận người con phải làm đối với người cha.- Con không yêu cha là không tốt, nhưng cháu không giấu giếm Hoàng thân là điều hay.Hoàng thân cúi đầu nhìn xuống.- Vì lý do gì cháu không yêu cha cháu?- Cha cháu độc ác lắm.- Độc ác như thế nào?- ông hay ngược đãi tù nhân.- Cháu không trách ông ngược đãi đặc biệt một người nào hay sao?- Đặc biệt là anh Van Baerle.- Là người đồng lõa với cháu?Rosa lùi lại một bước..- Là người cháu yêu, thưa Hoàng thân. - Cô tự hào đáp.- Nhưng yêu một người mà số phận phải sống và chết trong tù thì ích gì cho cháu?- Kính thưa Hoàng thân, nếu anh ấy phải sống và chết trong tù thì cháu vẫn yêu và sẽ giúp anh ấy sống được và chết được trong tù.- Như vậy là cháu đồng ý lấy một người tù?- Được lấy anh ấy, cháu vô cùng tự hào và sung sướng nhất, nhưng...Rosa mỉm cười, xoắn tay.- Cháu hy vọng ở ta. - Hoàng thân nói.- Vâng ạ, thưa Hoàng thân.- Hừ!Hoàng thân gắn xi bức thư mới viết và gọi một sĩ quan đến.- ông Van Deken, ông hãy mang lệnh này đến LÂwestein; ông sẽ biết lệnh nào tôi ra cho ông tỉnh trưởng, lệnh nào thuộc phần ông, ông thi hành ngay.Người sĩ quan cúi chào; một lúc sau người ta nghe thấy tiếng vó ngựa âm vang dưới mái nhà.- Này cháu gái, - Hoàng thân nói tiếp. - chủ nhật là ngày hội hoa tuylíp, mà chủ nhật là ngày kia đấy. Cháu hãy ăn mặc đẹp vào. Ta cho cháu năm trăm florins để sắm sửa vì ta muốn đêm đó phải là đêm hội lớn của cháu.- Thưa Hoàng thân, ông muốn cháu ăn mặc đẹp như thế nào? - Rosa đỏ mặt nói lí nhí.- Cháu hãy mặc áo cô dâu kiểu các cô gái Frise, trông cháu sẽ rất xinh. - Guillaume nói.Vào cái giờ phút trang trọng, vang dậy những tiếng hoan hô vị hoàng tử, có một chiếc xe chạy bên lề rừng; xe chạy chậm vì vướng trẻ con theo người lớn hoan hỉ dồn cả ra đường. Chiếc xe đó, bụi bám đầy, như đã mệt nhọc vì đường xa, là xe chở Van Baerle.Đám đông dân chúng, tiếng động cùng những cái lộng lẫy huy hoàng óng ánh như có một tia chớp lọt vào chiếc xe làm lóe mắt người tù.Mặc dầu người sĩ quan áp tải ít hào hứng trả lời, Baerle vẫn thử hỏi xem vì sao có nhiều tiếng ồn ào mà anh phải coi, hay có thể coi như hoàn toàn xa lạ đối với anh.- Cái gì thế, thưa ông đại tá? - Anh hỏi.- à, đó là ngày hội. - ông đại tá trả lời.- à! Ngày hội. - Cornélius nói bằng một giọng dửng dưng nghe đến thảm của một người mà từ lâu không một thứ vui nào trên đời này còn thuộc về mình nữa..Một lúc yên lặng và trong khi chiếc xe tiếp tục chạy, anh hỏi:- Thưa ông, có phải là ngày chợ hoa ở Harlem không ạ, vì tôi thấy có rất nhiều hoa.- Đúng, là ngày chợ hoa ở Harlem.- ôi! Hương mới thơm làm sao. ôi! Những màu sắc mới đẹp làm sao! - Anh thốt kêu lên.- Này bác đánh xe, hãy dừng cái đã, cho ông này xem một tí. - Viên sĩ quan nói giọng thương tình nhẹ nhàng thường chỉ thấy ở những con nhà lính.- ôi! Cám ơn ông! - Van Baerle buồn rầu đáp.- Nhưng thôi xin ông thứ cho thú vui đó. Vì cái vui của người khác là nỗi buồn của tôi, mong ông hiểu cho.- Được, bác đánh xe, tiếp tục đi thôi. Tôi bảo dừng xe vì thấy anh có vẻ yêu hoa, nhất là đối với thứ hoa hôm nay người ta mở hội tôn vinh.- Hoa nào đó, thưa ông?- Hoa tuylíp.- Hoa tuylíp! - Van Baerle reo lên. - Hôm nay là ngày hội hoa tuylíp, thưa ông?- Đúng thế, nhưng anh không thích thì thôi ta đi.Cornélius ngăn ông lại, một ý nghĩ thoáng qua đầu anh.- Thưa ông, có phải hôm nay người ta trao giải thưởng. - Anh hỏi, giọng run run.- Phải, giải thưởng trao cho bông hoa tuylíp màu đen. - Người sĩ quan đáp.Má Cornélius nóng bừng, sống lưng anh ớn lạnh, mồ hôi vã trên trán.Nhưng nghĩ rằng thiếu anh và hoa tuylíp anh sáng tạo, hội chợ hoa sẽ phải hẫng do không có người và hoa để tôn vinh, anh than thở:- Chao ôi! Tất cả bà con đi dự hội hoa kia không mấy gặp may vì họ sẽ thấy hội hoa không được trang trọng như họ được mời đến, hay ít ra họ sẽ thấy nó còn có phần chưa hoàn hảo.- Anh nói thế là thế nào?Cornélius ngả người ra sau thành xe nói:- Tôi muốn nói trừ một người tôi biết, chưa có ai tìm ra được hoa tuylíp màu đen.Viên sĩ quan trả lời:- Thế thì người anh biết, đã tìm thấy rồi đấy, vì tất cả bà con thành phố Harlem đến đây lúc này là để xem bông hoa có màu đen mà chưa ai tìm thấy.- Hoa tuylíp đen! - Van Baerle thò đầu ra ngoài cửa xe kêu lên. - Nó ở đâu? Nó ở đâu?- Kia, trên giá cao kia, anh thấy không?- Tôi thấy..- Thôi, thế thôi, ta đi thôi.- Thưa ông, xin ông gia ơn, ông đừng cho xe đi vội, ông cho tôi nhìn thêm chút nữa! Thế nào, bông hoa tôi nhìn thấy kia là bông hoa tuylíp đen, đen tuyền... Được sao? ôi! Thưa ông, ông đã thấy nó chưa? Nó hẳn phải có màu khác pha lẫn, nó không hoàn toàn đen, có lẽ nó bị nhuộm đen đấy thôi! ôi! Nếu tôi có đấy, tôi sẽ phân biệt được rõ ràng; thưa ông, ông hãy cho phép tôi xuống, cho tôi đến gần, tôi xin ông, tôi van ông.- Anh điên hay sao đấy, tôi cho phép được ư?- Tôi xin lạy ông!- Anh quên anh bị tù à?- Đúng, tôi là một người tù nhưng tôi cũng là người biết trọng danh dự. Tôi xin thề với ông, tôi không chạy trốn. Tôi không tìm cách chạy trốn đâu. Xin ông cho phép tôi lại gần nhìn hoa!- Thế tôi không phải thi hành lệnh à?Một lần nữa người sĩ quan định ra lệnh cho người đánh xe cho ngựa chạy.Cornélius van xin ông lần nữa.- ôi! Xin ông hãy yên tâm, xin ông hãy rộng lượng, cả cuộc đời tôi lúc này dựa vào lòng trắc ẩn của ông. Trời ơi! Thưa ông, cuộc đời của tôi chắc hẳn không còn dài nữa. ôi! ông không biết tôi đau khổ vì đâu; ông không biết điều gì vật lộn trong đầu tôi, trong trái tim tôi đâu; vì sau rốt, - Cornélius nói tiếp một cách tuyệt vọng, - bông hoa tuylíp của tôi có phải là bông hoa Rosa bị đánh cắp đấy không?Xin ông hiểu cho rằng đó là một bông hoa hoàn hảo, nó là một kiệt tác vừa của nghệ thuật vừa của tạo hóa; khi nghĩ rằng nó bị mất, tôi bị mất nó vĩnh viễn, tôi phát điên lên. Tôi phải xuống, thưa ông, tôi phải xuống, tôi phải được nhìn nó, thấy nó tận mắt, sau đó ông có giết tôi, tôi xin vui lòng, nhưng tôi phải nhìn nó, tôi phải trông thấy nó.- Anh có im ngay không, thụt ngay đầu vào trong đi, đoàn cận vệ của Hoàng thân stathouder ngang qua xe ta đây này; nếu Hoàng thân thấy có gì khả nghi là thôi đừng nói gì nữa, anh và tôi đi đứt.Van Baerle lo thay cho ông sĩ quan hơn là lo cho bản thân mình, liền thụt vào trong nhưng không ngồi yên được nửa phút; hai chục kỵ mã đầu tiên vừa vượt khỏi xe anh, anh đã thò đầu ra cửa xe, vừa giơ tay ra hiệu, vừa van xin stathouder lúc xe ông đi tới. Guillaume bình thản và giản dị, như thường lệ đến quảng trường để làm nhiệm vụ của người đứng đầu quốc gia. ông cầm trong tay một ống cuộn giấy vê-lanh trắng, nó trở thành cái gậy chỉ huy của ông trong đêm hội lớn này..Nhìn thấy có người khua tay, cầu xin và có lẽ cũng nhìn thấy người sĩ quan đi theo áp tải, ông Hoàng stathouder lệnh cho xe dừng lại.Ngay lúc đó, có tiếng ngựa hí hãm đứng ngay sau xe chở Baerle.- Cái gì thế? - ông Hoàng hỏi viên sĩ quan được lệnh của stathouder vội nhảy xuống xe chạy đến kính cẩn báo cáo:- Bẩm Hoàng thân, đó là người tù Nhà nước, tôi đến tìm ở LÂwestein và dẫn về đây theo lệnh của Hoàng thân.- Hắn muốn gì?- Hắn xin cho được dừng chân một lúc ở đây.Van Baerle chắp tay nói vọng ra:- Con xin được xem hoa tuylíp đen; một khi con được thấy nó rồi, một khi con đã được biết điều con cần biết, thì dầu phải chết con cũng xin chết, nhưng trước khi chết con sẽ ca ngợi Hoàng thân đã giúp cho công trình của con được thành đạt và quang vinh.Thật là một cảnh tượng kỳ lạ: hai người, mỗi người đứng ở cửa xe của mình, chung quanh là lính gác, một người đầy quyền lực, một người khốn khổ; một người sắp lên ngôi vua, một người tưởng mình sắp lên đoạn đầu đài.Guillaume lạnh lùng nhìn người trai trẻ và đã nghe thấy lời thỉnh cầu thiết tha của anh ta.Ông hỏi người sĩ quan:- Có phải đây là tên tù nổi loạn định giết người cai ngục ở LÂwestein không?Cornélius cúi đầu thở dài, nét mặt dịu dàng và chân thật của anh cùng một lúc ửng đỏ rồi tái mét.Những lời nói của Hoàng thân - cái tế nhị của một bộ óc do đã được một thông tin nào đó bí hiểm mà không một người nào khác có được mách bảo, đã biết tội ác của anh - những lời nói của Hoàng thân đã báo trước cho anh biết không những một hình phạt chắc chắn mà còn là sự từ chối thẳng thừng.Anh không tìm cách đấu tranh, anh không tìm cách tự bảo vệ; anh chỉ làm cho Hoàng thân thấy được một cảnh tuyệt vọng đau lòng, rất dễ hiểu và cảm động.- Cho tù nhân xuống! - Ngài stathouder nói. -Cho hắn ít ra một lần được xem hoa tuylíp đen rất đáng xem của hắn.- ôi! - Cornélius kêu lên, gần như ngất xỉu vì vui mừng và anh lảo đảo đứng trên bậc lên xuống của xe. - ôi! Thế kia ạ, thưa Hoàng thân..Anh trượt chân, không có người sĩ quan đỡ có lẽ anh đã quỳ, đầu rạp xuống đất để cám ơn vị Hoàng tử.Truyền lệnh xong, ông Hoàng tiếp tục cuộc hành trình giữa những tiếng hoan hô dậy trời của quần chúng.Một lúc sau, ông bước lên bục cao.Súng thần công nổ ở phía chân trời.