Dưới đây là một vài chi tiết về nền văn minh của xứ Tây Tạng nó có thể khêu gợi sự thích thú của quý độc giả. Nền tôn giáo Tây Tạng là một hình thức biến thiên của Phật Giáo, nhưng nó không có một danh hiệu rõ ràng để có thể định nghĩa hoặc dịch ra. Người Tây Tạng gọi nó là quốc giáo của họ. Danh từ chính xác nhất là Lạt Ma Giáo (Lamaisme), mà người Tây phương đã từng biết. Tín ngưỡng của người Tây Tạng khác biệt với Phật Giáo ở chỗ nó căn cứ trên niềm hy vọng, còn Phật Giáo đối với họ như một tôn giáo yếm thế, và hoàn toàn tiêu cực. Dầu sao đi nữa, có một điều chắc chắn là người Tây Tạng không tin nơi sự hiện diện của một vị Thượng Đế độc tôn, toàn trí và toàn thông, coi sóc và che chở cho toàn thể nhân loại.Từ bao nhiêu thế kỷ về trước, các dân tộc phương Đông đã biết rõ về các mãnh lực huyền bí và những định luật thiên nhiên. Thay vì phủ nhận sự hiện hữu của những sức mạnh huyền linh ấy, bởi lý do rằng người ta không thể cân lường hay quan sát phản ứng của chúng dưới ảnh hưởng các hóa chất trong phòng thí nghiệm, những bậc danh sư bên phương Đông đã cố gắng tăng gia kiểm soát của họ đối với những mãnh lực thần bí vô hình. Thí dụ như họ đã chú ý đến những kết quả thu lượm được do bởi năng khiếu Thần Nhãn. Nhiều người cho rằng điều ấy không thể nào có được: Họ chẳng khác nào như những người mù từ thuở lọt lòng mẹ, nói rằng vốn không có thị giác, bởi vì họ không hề có kinh nghiệm về cái giác quan đó! Làm sao họ có thể hiểu được rằng một vật có thể được nhìn thấy ở cách xa trong không gian, trong khi không hề có một sự tiếp xúc nào giữa vật ấy và đôi mắt của con người? Thể xác con người được bao phủ bằng một lớp vỏ như sương mù muôn màu nghìn sắc: đó là cái hào quang. Những vị có Thần Nhãn nhìn vào hào quang của một người, có thể quan sát các màu sắc đó mà suy ra tình trạng sức khỏe, đức hạnh và trình độ tiến hóa của người ấy. Cái hào quang ấy là sự phát huy, sự biểu hiện của một luồng khí lực từ bên trong, tức Chân Ngã, hay linh hồn con người. Đầu người ấy cũng được bao trùm bởi một vòng hào quang xuất phát từ cái khí lực đó. Đến lúc chết, thì cái hào quang ấy tắt hẳn: Linh hồn đã rời khỏi thể xác và phiêu diêu trên một cõi giới khác để bước qua một giai đoạn sinh hoạt mới. Khi đó, nó trở thành một cái "Bóng" phất phơ, có lẽ là bởi vì nó còn hoang mang bởi sự xúc động mạnh khi nó được giải tỏa ra khỏi cái xác thân vật chất. Có thể rằng nó không hoàn toàn ý thức được những gì đã xảy ra. Bởi đó, các vị Lạt Ma có bổn phận giúp đỡ những người hấp hối và giảng giải cho họ nghe những giai đoạn ở bên cửa tử mà họ sẽ trải qua. Chứ nếu không, thì linh hồn của họ sẽ bám víu lấy cõi trần do bởi những dục vọng của xác thịt còn chưa được thỏa mãn. Vai trò của các vị tăng lữ là cắt đứt những sợi dây trói buộc đó.Người Tây Tạng thường có những cuộc hành lễ cầu siêu để dìu dắt những vong linh người chết. Sự chết không làm cho người Tây Tạng sợ sệt, họ nghĩ rằng một vài nghi thức cẩn mật có thể giúp đỡ rất nhiều để cho linh hồn bước qua cõi giới bên kia một cách dễ dàng. Cần phải vạch một lộ trình nhất định và rõ ràng, và điều khiển những tư tưởng của người hấp hối một cách thích nghi. Những cuộc lễ cầu siêu này được cử hành trong một ngôi đền dưới sự hiện diện của chừng độ ba trăm sư sãi. Một nhóm bốn hay năm vị Lạt Ma có thần thông, có thể giao cảm với cõi vô hình, ngồi thành vòng tròn ở chính giữa, và đối diện với nhau. Trong khi các sư sãi tụng niệm dưới sự điều khiển của một vị Sư Trưởng, các vị Lạt Ma cố gắng tiếp xúc bằng thần giao cách cảm với những vong linh phiêu dạt, vất vưởng trong cõi vô hình. Những lời cầu nguyện bằng tiếng Tây Tạng thật khó mà dịch ra cho đúng nghĩa, nhưng tôi cũng xin được dịch đại khái như sau:- Hãy nghe tiếng gọi của chúng tôi, hỡi các vong hồn phất phơ vô định ở cõi bên kia cửa tử. Âm dương cách trở, người sống và người chết đều sống ở những cõi giới cách biệt nhau. Những gương mặt người chết có thể được nhìn thấy ở đâu? Ở đâu người ta có thể nghe được giọng nói của họ.Cây nhang đầu tiên được đốt lên để kêu gọi những linh hồn lạc lõng và chỉ đường cho họ.- Hãy nghe tiếng gọi của chúng tôi, hỡi các vong hồn phất phơ lạc lõng không người dìu dắt. Bầu thế giới này là một ảo ảnh. Cuộc đời chỉ là một giấc mộng. Hữu sinh hữu diệt, vật gì có lúc sinh ra ắt phải có lúc chết. Chỉ có Phật pháp là con đường duy nhất đưa đến đời sống trường tồn vĩnh cửu. Cầu cho vong hồn các người siêu sinh tịnh độ.Cây nhang thứ nhì được đốt lên để kêu gọi những vong hồn lạc lõng và để chỉ đường cho họ.- Hãy nghe tiếng gọi của chúng tôi, hỡi những bậc vua chúa oai quyền hống hách của thế gian, các người đã ngự trị trên những dãy giang san của thiên hạ. Triều đại của các người chỉ tồn tại có một thời nhưng những tiếng kêu rên siết của dân tộc các ngươi không bao giờ dứt. Do lòng tham vọng chinh phục đất đai, các ngươi đã làm cho máu chảy thành sông, và những tiếng thở than của những kẻ bị trị còn làm rung chuyền cây cối, thấu đến trời xanh. Cầu cho vong hồn các ngươi được siêu sinh tịnh độ.Một cây nhang thứ ba được đốt lên để kêu gọi vong hồn các bậc đế vương, cùng những nhà độc tài của thiên hạ và để chỉ đường cho họ.Hãy nghe tiếng gọi của chúng tôi, hỡi những kẻ bạc ác bất nhân và những kẻ trộm cướp của thế gian, các ngươi đã gây nên tội ác đối với kẻ đồng loại và ngay trong lòng các người không có sự bằng an. Linh hồn các ngươi vất vưởng không nơi nương tựa và công lý không có ngự trong tâm của các ngươi. Cầu cho linh hồn các ngươi được siêu sinh tịnh độ...Một cây nhang thứ tư được đốt lên để kêu gọi vong hồn những kẻ tội lỗi đang phất phơ dật dờ trong cô quạnh.- Hãy nghe tiếng gọi của chúng tôi, hỡi những nàng kỹ nữ các chốn lầu xanh của thế gian, những người buôn hương bán phấn mà tội lỗi của các bọn đàn ông đã làm cho ô uế, nay đang đi lang thang vô định trong cõi u minh tăm tối. Cầu cho vong hồn các ngươi được siêu sinh tịnh độ.Cây nhang thứ năm được đốt lên để kêu gọi vong hồn các người đàn bà tội lỗi, sa đọa, để dìu dắt và giải thoát cho họ khỏi những sự trói buộc của thế gian...Trong bóng tối ban đêm tỏa khói hương nghi ngút, những ngọn đèn bơ loe lét làm rung rinh những bóng đen ở phía sau các pho tương thếp vàng. Sự căng thẳng càng tăng: Các vị Lạt Ma đang tập trung tư tưởng để giao cảm với những vong hồn đã chết nhưng chưa được giải thoát khỏi những sợi dây trói buộc với cõi giới phàm trần.Những sư sãi mặc áo tràng màu đỏ ngồi sắp từng hàng đối diện với nhau, cất giọng ngân nga tụng niệm những bài sinh cầu siêu cho các vong hồn. Cuộc lễ tiếp diễn với những lời chỉ thị đưa ra cho các vong hồn và nhịp độ của những lời cầu siêu tụng niệm cũng trở nên thưa dần, cho đến khi mọi tiếng động, mọi âm thanh đều dứt hẳn, và tất cả đều đắm chìm trong im lặng.Trong lúc thức tỉnh, linh hồn con người dính liền với thể xác và không thể tách rời ra ngoài, trừ phi y đã có trải qua một sự tập luyện về vấn đề này. Khi chúng ta ngủ, chỉ có thể xác là cần sự nghỉ ngơi, còn linh hồn thì thoát ra ngoài và bước vào cõi giới tinh thần, cũng như một đứa trẻ trở về nhà vào lúc chiều, sau giờ tan học. Linh hồn được nối liền với thể xác bằng"sợi dây bạc" nó có thể kéo dài đến vô tận. Sợi dây bạc này vẫn tồn tại luôn luôn khi nào thể xác còn sống; đến lúc chết, nó bị gián đoạn để cho linh hồn bước vào một cuộc đời mới trên cõi giới tinh thần, cũng như đứa hài nhi bị cắt rún để tách rời khỏi mẹ nó. Đối với đứa hài nhi, sự sinh ra đời có nghĩa là chấm dứt sự sống được bảo bọc che trở trong bụng mẹ. Đối với một linh hồn, sự chết có nghĩa là tái sinh trong một cõi tâm linh tự do hơn.Khi sợi dây bạc chưa bị cắt đứt, linh hồn được tự do chu du khắp nơi trong giấc ngủ của thể xác, hoặc ngay cả trong lúc thức tỉnh nếu người ta đã có trải qua một sự luyện tập đặc biệt. Sự chu du của linh hồn trong giấc ngủ tạo nên những giấc mộng, nó là những ấn tượng được chuyển di do sự trung gian của sợi dây bạc. Trong cõi giới tâm linh, vốn không có "Thời gian", vì ý niệm về thời gian chỉ có ở cõi phàm trần hạ giới, bởi đó đôi khi những giấc mộng dài và phức tạp dường như chỉ diễn ra trong không đầy một giây đồng hồ. Một kinh nghiệm mà có lẽ ai cũng đã trải qua, là gặp trong giấc mộng một người quen ở cách ta rất xa, có thể ở cách đến muôn dặm trùng dương, ở chỗ tận cùng của thế giới, và nói chuyện với người ấy. Một thông điệp có thể đã được chuyển giao và khi thức giấc, người ta có cái cảm giác rất rõ rệt là: Có một cái gì mà mình phải nhớ. Đôi khi, người ta nhớ rằng đã gặp trong mộng một người bạn hay một người thân thích trong khi họ ở rất xa, mà người ta không ngạc nhiên mà nhận được tin của họ ít lâu sau đó. Đối với những người không luyện tập, thì trí nhớ của họ thường bị đảo lộn và kết quả là họ chỉ thấy những giấc mộng vô lý hay những cơn ác mộng.Ở Tây Tạng, người ta thường đi chu du khắp nơi không phải bằng thuật khinh thân, mà bằng cách xuất hồn, một kỹ thuật mà họ đã hoàn toàn nắm vững. Bằng phương pháp xuất hồn, linh hồn rời khỏi thể xác và vẫn dính liền với nó bằng sợi dây bạc, trong khi đó người ta tự do di chuyển khắp nơi tùy ý muốn trong cõi vô hình với tốc lực của tư tưởng. Khả năng xuất hồn cũng gọi là xuất thần hay xuất vía, để đi chu du nơi cõi Trung giới, là một việc rất thông thường ở xứ Tây Tạng. Những người mới bắt đầu áp dụng thử phương pháp này thường hay bị xúc động mạnh, đó là do sự thiếu tập luyện. Có thể rằng mỗi người đã có lần cảm thấy mình lướt nhẹ trong giấc ngủ để rồi sau đó, không có lý do gì đáng kể, tự nhiên họ giật mình bừng tỉnh dậy một cách đột ngột. Hiện tượng đó là do bởi sự xuất thần một cách quá mau chóng, sự chia ly quá đột ngột giữa thể xác với thể vía, làm cho sợi dây bạc bị chùn lại và thể vía tái nhập vào thể xác một cách quá mãnh liệt. Sau khi bừng tỉnh dậy, người ta còn có cái cảm giác khó chịu hơn nữa. Linh hồn phất phơ ở phía trên cái thể xác rất xa, cũng ví như một quả bong bóng được thả lên trên không ở đầu cuối một sợi dây. Thình lình, một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như một tiếng động mạnh, làm cho nó nhập vào thể xác một cách quá mau. Đương sự giật mình tỉnh giấc và có cái cảm giác kinh khủng như từ trên cao té xuống vực thẳm và vừa tỉnh dậy kịp thời.Sự chu du trên cõi Trung giới một cách hoàn toàn làm chủ tình hình và hoàn toàn ý thức mọi việc xảy ra, là một khả năng của hầu hết tất cả mọi người. Người ta chỉ cần có một sự luyện tập thích nghi, nhưng trong những giai đoạn đầu tiên, họ cần phải luyện tập ở một nơi vắng vẻ để không sợ bị ai quấy rầy. Cần nói rõ là trừ phi có sự chỉ dẫn của một vị đạo sư lão luyện, người ta có thể bị hoang mang, kinh ngạc. Trên thực tế, sự tập luyện này không nguy hiểm, nhưng không phải là không có sự va chạm hay xúc động mạnh, nếu thể vía rời khỏi hay nhập vào thể xác không đúng lúc. Những người yếu tim không nên tập luyện phương pháp này, bởi vì nếu có người nào đột nhiên bước vào phòng khi họ đang tập, thì thể vía hay sợi dây bạc của họ có thể bị náo động và điều đó thật vô cùng nguy hiểm. Sự va chạm đó có thể làm cho đương sự chết bất đắc kỳ tử và có những hậu quả rất phiền phức: Linh hồn y sẽ bị bắt buộc đầu thai trở lại ngay để hoàn tất kiếp sống vừa bị gián đoạn ở cõi trần trước khi bước qua giai đoạn tiến hóa kế tiếp...Người Tây Tạng tin rằng thuở xưa kia, trước thời kỳ sa đọa của con người, nhân loại có thể đi chu du bằng cách xuất hồn, sử dụng Thần Nhãn, thực hành khoa thần giao cách cảm và phép khinh thân. Sự sa đọa n này! Đáng lẽ người ta không nên để chúng ra ngoài khi thời tiết như vầy!Kế đó, người nhìn tôi vào tận mắt:- Lâm Bá, con hỡi! Một cánh tay và một xương đòn gánh bị gẫy... Phải nắn xương lại tức khắc. Con sẽ đau đớn, những thầy sẽ làm cách nào cho con chỉ đau tối thiểu mà thôi.Sư phụ vừa nói, và trước khi tôi ý thức được việc gì xảy ra, người đã nắn lại cái xương đòn gánh bị trặt và đặt lại cho đúng khớp. Khi Sư Phụ nắn chỗ khuỷu tay bị gẫy, tôi cảm thấy đau hơn, nhưng không lâu, vì người đã mau ráp cái xương bị trặt vào đúng khớp của nó. Ngày đó, tôi nằm yên một chỗ không cử đông, qua ngày hôm sau, Sư Phụ đến gặp tôi và nói:- Con đã bớt đau và có thể tiếp tục sự học, không nên bê trễ. Chúng ta sẽ làm việc chung với nhau ngay trong phòng này. Cũng như tất cả mọi người, con cảm thấy e ngại khi phải học những đề tài mới... Thầy sẽ giúp con bớt e ngại đó bằng phương pháp thôi miên.Sư Phụ đóng các cửa sổ, và gian phòng đắm chìm trong bóng tối. Chỉ có những ngọn đèn nhỏ cháy leo lét trên bàn thờ. Sư Phụ bèn đặt tôi vào trạng thái giấc ngủ thôi miên.Tôi đã ngủ thiếp đi trong nhiều giờ. Khi tôi thức tỉnh, tôi nhìn thấy xuyên qua cánh cửa sổ mở, cảnh vật ban đêm hiện ra chập chờn trong thung lũng. Những ánh lửa của các ngọn đèn bơ chiếu lập lòe ở các cửa sổ trong điện Potala và ở chung quanh các vách tường rào: Người sư sãi có phận sự túc trực ban đêm đang đi canh tuần. Tôi cũng nhìn thấy ở dưới chân đồi, thành phố Lhasa đang vươn mình trong sự sinh hoạt ban đêm. Khi đó, Sư Phụ tôi bước vào và nói:- À, con đã thức tỉnh! Chúng ta nghĩ rằng có lẽ con đã nhận thấy cõi Trung giới vui đẹp đến nỗi con muốn kéo dài cuộc ngao du trên đó. Thấy chắc rằng bây giờ con đã đói, phải chăng? Đến đây, tôi mới sực nghĩ ra là thật tình tôi đang đói bụng. Người ta dọn ra cho tôi một bữa ăn, và trong khi tôi ngồi ăn uống lấy sức, Sư Phụ nói với tôi:- Trong trường hợp thông thường, thì có lẽ con đã chết vì tai nạn vừa qua, nhưng khoa chiêm tinh đã nói rằng cuộc đời con chỉ kết thúc trong nhiều năm sau ở một nơi xa lạ, tận bên xứ của những người mọi da đỏ (Mỹ Quốc). Trong giờ phút này, các sư sãi đang cầu siêu cho linh hồn đứa trẻ thiếu nhi vừa từ giã chúng ta. Nó đã chết ngay trong lúc tai nạn.Những người bước qua cõi giới bên kia cửa tử làm cho tôi mong ước số phận của họ. Kinh nghiệm của tôi đã giúp cho tôi nhận định rằng những cuộc ngao du trên cõi Trung giới thật rất là thú vị. Nhưng tôi nhớ lại rằng tuy không ai thích cái trường học ở thế gian, nhưng người ta vẫn phải sống để học hỏi... Cuộc đời trên thế gian là gì, nếu không phải là một trường học? Và đó là một trường học rất gian khổ! Tôi thầm nghĩ: "Trong trường học này, tôi đã bị gẫy mất hai cái xương, nhưng tôi vẫn phải tiếp tục học nữa!"Trong hai tuần lễ, sự học của tôi càng được thúc đẩy ráo riết hơn lúc bình thường. Người ta nói rằng đó là để cho tôi quên đi, đừng nghĩ đến cái xương gẫy của tôi. Sau hai tuần lễ đó, những chỗ trặt xương đã được hàn gắn lại như cũ, nhưng tôi cảm thấy khớp xương cứng đơ, và tôi vẫn còn thấy đau. Một buổi sáng, vừa bước vào phòng, tôi thấy Minh Gia Đại Đức đang đọc một bức thơ. Sư Phụ ngước mắt nhìn tôi và nói:- Lâm Bá, chúng ta có một gói dược thảo để gởi tặng cho thân mẫu của con. Con sẽ cầm về cho thân mẫu vào sáng ngày mai, và con có thể ở lại nhà trọn ngày.Tôi đáp:- Con chắc rằng cha con không muốn gặp con. Cha con không nhìn con ngày nọ, khi người đi ngang qua trước mặt con trên cầu thang của điện Potala.- Đó là một việc rất thông thường. Cha con biết con vừa có cái hân hạnh được đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp kiến. Bởi đó, người không thể nói chuyện với con trong khi vắng mặt Thầy, vì chính đấng Khôn Lường đã đích thân phú thác gửi gấm con cho Thầy vậy.Sư Phụ nhìn tôi với cặp mắt tinh anh và vừa cười vừa nói:- Dù sao, cha con sẽ không có ở nhà vào ngày mai. Người đã đi Gyangtsé trong vài ngày.Qua ngày hôm sau, Sư Phụ chăm chú nhìn tôi từ đầu đến chân và nói:- Con có vẻ hơi xanh xao, nhưng con ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề, và điều đó rất quan trọng đối với một người mẹ. Đây là một khăn choàng cổ, con đừng quên rằng con là một vị Lạt Ma, là người phải tôn trọng mọi quy tắc. Trước kia, con đi bộ đến đây. Bây giờ, con hãy cưỡi một trong những con ngựa bạch quý nhất của tu viện để trở về nhà. Con hãy cưỡi con ngựa của thầy, nó đang cần phải vận động.Sư Phụ đưa cho tôi cái bao da đựng dược thảo, bọc trong một cái khăn choàng bằng lụa theo truyền thống để tỏ lòng cung kính. Tôi nhìn kỹ cái khăn choàng một cách hoài nghi, vì không nên để cho nó bị lấm lem trước khi đưa quà biếu. Sau cùng, tôi quyết định cất nó trong túi áo tràng, và chỉ rút nó ra trước khi tới nhà cha mẹ tôi.Tôi giục ngựa xuống chân đồi và noi theo con đường Lingkhor như thường lệ. Sau khi đi độ nửa giờ, trải qua nhiều con đường ở ngoại ô thành phố, tôi nhìn thấy ở đằng xa cái cổng lớn của nhà tôi. Khi các gia nô nhận ra tôi, họ bèn hối hả mở cổng. Tôi cho ngựa đi qua cổng để vào tận sân nhà với một hy vọng thầm kín rằng tôi sẽ không bị té rớt xuống yên ngựa. Rất may mắn thay, một người giữ ngựa chạy đến nắm lấy dây cương trong khi tôi nhảy xuống đất.Người quản gia chạy ra tiếp đón tôi: Chúng tôi bèn trao đổi khăn choàng một cách lễ nghi trịnh trọng. Y nói: "Thưa ngài Lạt Ma y sĩ và đại gia công tử, xin công tử hãy ban ân huệ cho gia đình và toàn thể nhân viên cư ngụ trong nhà này."Tôi đáp:- Cầu xin Phật Tổ Như Lai ban ân huệ và ban cho ông sức khỏe trường cửu.- Thưa đại gia công tử, lệnh bà có truyền lịnh cho tôi đưa công tử vào.Trong khi chúng tôi bước vào, người quản gia đi trước dẫn đường (làm như tôi không biết đường đi một mình), tôi rút cái khăn choàng ra và phủ ngoài cái bao da một cách cẩn thận. Chúng tôi bước lên lầu trên để vào phòng khách của mẹ tôi. Tôi thầm nghĩ: "Người ta không bao giờ để cho tôi đến đây khi tôi còn nhỏ." Nhưng ý ngĩ đó liền nhường chỗ cho ý muốn mãnh liệt là chạy vắt giò lên cổ để thoát thân ngay lập tức khi tôi thấy rằng phòng khách của mẹ tôi đầy những khách... đàn bà!Trong khi tôi còn đang lúng túng, tiến thóai lưỡng nan, thì mẹ tôi đã bước đến gần và tiếp đón tôi trước:- Đại đức Lạt Ma, hỡi con, đấng Khôn Lường đã ban danh dự cho con rất nhiều. Các bà bạn của mẹ hôm nay đến đây để được nghe chính miệng con kể lại cái vinh dự ấy.Tôi đáp:- Thưa mẫu thân, những quy luật trong dòng tu ngăn cấm con không được tiết lộ những gì ngài đã nói với con. Minh Gia Đại Đức có truyền cho đem kính dâng mẹ bao dược thảo này cùng với một khăn choàng bằng lụa.- Hỡi con yêu quí, các bà mệnh phụ này đến từ những vùng xa xôi để được nghe chuyện trong cung điện của đấng Thậm Thâm và nghe nói chuyện về ngài. Phải chăng ngài vẫn thương xem những tạp chí Ấn Độ? Và phải chăng ngài thường sử dụng một thứ kiếng có thể xuyên qua vách tường nhà? Tôi đáp:- Thưa mẫu thân, con chỉ là một Lạt Ma sĩ nghèo, vừa mới xuống núi, và thật là không xứng đáng để nói chuyện về đức Chưởng Giáo của dòng tu chúng con. Con chỉ là một kẻ chuyển giao thư tín mà thôi.Lúc ấy, một thiếu phụ bước đến gần tôi và nói:- Đại Đức Lạt Ma không nhận ra tôi sao? Tôi là Yaso đây!Quả thật tôi không nhận ra chị tôi, vì chị tôi đã trở nên một thiếu nữ dậy thì, nở nang trọn vẹn và... rất đẹp. Tôi cảm thấy e dè sợ hãi. Tất cả là tám hay chín vị phụ nữ có mặt tại đó. Thật là quá nhiều đối với tôi. Những người nam phái thì tôi đã biết cách xử thế đối với họ còn nữ giới! Họ nhìn tôi với những cặp mắt tò mò, dường như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Tôi chỉ còn có một giải pháp: Thoát thân. Tôi nói:- Thưa mẫu thân, con đã chuyển giao thông điệp và quà tặng của Sư Phụ con xong rồi, bây giờ con phải trở về với bổn phận hằng ngày. Con hãy còn đau và con có nhiều việc phải làm.Nói xong, tôi chào từ giã tất cả các quan khách, và quay lưng đi mau với một tốc lực tối đa mà sự lễ nghi cho phép. Vì quản gia đã trở lại văn phòng của người, và một người giữ ngựa dắt ngựa đến cho tôi. Tôi nói:- Anh hãy cẩn thận khi đỡ tôi lên yên, vì tôi mới bị gãy xương ở tay và vai, và tôi không thể lên yên ngựa một mình.Người giữ cửa mở cổng cho tôi đi ra, đúng vào lúc mẹ tôi xuất hiện trên bao lơn và nhìn theo sau lưng tôi.Khi tôi trở về tu viện, tôi đến gặp Minh Gia Đại Đức, Sư Phụ nhìn tôi vào tận mắt và hỏi:- Lâm Bá, con có vẻ ngơ ngác như kẻ mất hồn. Tại sao? Tôi đáp:- Bạch Sư Phụ, ở nhà, con gặp một toán phụ nữ muốn nghe chuyện đấng Thậm Thâm và muốn biết những gì ngài đã nói với con. Con đáp rằng trong dòng tu của chúng ta nghiêm cấm con tiết lộ cho họ nghe bất cứ chuyện gì. Và con đã chạy thoát thân... Sư Phụ hãy tưởng tượng xem, tất cả các bà mệnh phụ ấy đều trố mắt nhìn con như cọp rình mồi!Sư Phụ tôi phát tiếng cười vang; tôi càng ngạc nhiên về sự vui vẻ của Sư Phụ thì người lại càng cười giòn giã hơn nữa. Người nói:- Đấng Khôn Lường muốn biết con có muốn ở lại tu viện suốt đời hay con còn nghĩ đến việc trở về với gia đình.Đời sống tu viện đã làm đảo lộn mọi quan niệm của chúng tôi về đời sống xã hội; hồi đó tôi cho rằng phụ nữ là những nhân vật lạ lùng mà cho đến bây giờ tôi vẫn thấy như vậy. Tôi đáp:- Gia đình con là ở đây. Con không muốn trở về nhà. Tất cả những bà mệnh phụ ấy với những bộ mặt sơn phết và tóc bôi mỡ trơn bóng làm cho con phát ngấy... Và họ nhìn con với một vẻ mặt lạ lùng, chẳng khác nào những người đồ tể ở làng Sho trước một con trừu trúng giải nhất trong một cuộc triển lãm nông nghiệp! Họ thốt ra những tiến kêu chát chúa và những màu sắc trên thể vía của họ thật là... dễ sợ! Bạch Sư Phụ, xin Sư Phụ đừng bảo con trở về nhà nữa! Nhưng một tuần lễ sau đó, người ta lại nói cho tôi biết rằng đức Đạt Lai Lạt Ma rất chú ý đến tôi, và đã quyết định cho tôi trở về nhà một hai ngày mỗi khi mẹ tôi tổ chức những cuộc tiếp tân trong gia đình.