Lan Chi đặt tờ báo đang xem xuống, thở dài rồi ngồi thừ người suy nghĩ.
Mỹ Kim thấy thế hỏi:
- Em đọc cái gì mà có vẻ suy nghĩ buồn chán như thế?
Lan Chi vội nói:
- Có gì đâu, mùa hè sắp đến, ở Thần Kinh người ta đang tổ chức những cuộc du lịch từ Huế vào Nam đó chị ạ.
- Thế sao khi đọc cái tin ấy em lại thở ra?
Lan Chi nói:
- Em nghĩ rằng có những cuộc du lịch thích thú như thế mà mình đi không được nên em buồn chớ sao đâu.
Mỹ Kim vừa nhả khói thuốc vừa nói:
- Thì ai cấm em đỉ Có phải như ngày trước đâu? Ngày trước mình không tiền. Đồng tiền là chúa tể của loài người mà! Em bỏ tiền ra rồi muốn đi Nam hay Bắc gì chả được. Chuyện gì mà buồn, chớ chị thì chị chả thích đi du lịch theo lối đó. Đi chung với những người mình không quen biết chán chết. Lại đi đây đi đó thì vất vả, chị không quen đâu. Họa may sau này, có chồng có chiếc xe nhà, chị đi hưởngtuần trăng mật với chồng thì được.
Lan Chi nói:
- Đợi đi hưởng tuần trăng mật với đức lang quân thì đời nào biết đó biết đây, em muốn đi du lịch cho biết, nhưng sợ mẹ không chọ Kỳ trước em xin đi Pháp với anh Tùng, mẹ tỏ vẻ buồn nên em phải ở nhà đó chị.
- Đi Pháp khác chớ, còn đây ra Bắc hoặc vào Nam độ mươi ngày là về, chắc mẹ cũng cho em đi chớ lẽ nào.
Lan Chi nói:
- Để mai em thưa với mẹ thử.
Sáng hôm sau Lan Chi đem ý muốn đi du lịch ra thưa với mẹ.
Lan Chi nói:
- Người ta có tổ chức một đoàn du lịch vào Nam, Con xin mẹ cho con gia nhập đoàn ấy để vào Nam rồi nếu thuận tiện, con lên Cao Miên viếng Đế Thiên Đế Thích. Con chỉ đi độ một tháng, ở nhà, thỉnh thoảng em Bích Diệp ở trường về và Bích Ngọc ở Mỹ Trang lên thăm mẹ, mẹ đừng buồn nhé.
Bà Hoàng nói:
- Ừ, thì con cứ đi chơi, nhưng con gái mà đi xa, lại đi chung với những người con chưa từng quen biết, con nên cẩn thận giữ mình con nhé.
Lan Chi mừng rỡ nói:
- Dạ, con cũng đã lớn, việc đi đứng con xin cẩn thận, mẹ không nên lo nghĩ.
Được mẹ cho phép, Lan Chi liền sửa soạn đến phòng du lịch để ghi tên.
Người đứng ra tổ chức cuộc du lịch ấy là hai vợ chồng thương gia Nguyễn Ngọc Phan, có tiếng là người đứng đắn. Ông bà Phan đã lớn tuổi được nhiều người tín nhiệm nên số người ghi tên cùng đi du lịch rất đông. Khi Lan Chi đến thì số người ghi đã hơn hai chục rồi.
Lan Chi đọc bản kê tên tuổi những người bạn đường, thấy có hai cụ già ngoài năm mươi tuổi, mười người thanh niên, vừa công chức vừa học sinh, bốn thiếu nữ cùng đi với mẹ.
Lan Chi thấy có các cô thiếu nữ thì mừng lắm, Lan Chi sẽ có bạn gái để trò chuyện dọc đường.
Sau khi đóng tiền lộ phí, Lan Chi trở về nhà lo sắm sửa đồ đạc.
Đúng ngày giờ đi, Lan Chi mang hành lý ra ga để nhập đoàn. Lan Chi được bà Phan giới thiệu với các bạn gái.
Bốn bạn gái của Lan Chi đều trạc tuổi của Lan Chị Cô Mỹ Lệ làm cô đỡ tại bện viện Huế, là một thiếu nữ cao lớn, vui vẻ, tuy không đẹp nhưng rất duyên dáng, ăn mặc thì cẩn thận lắm.
Cô Tố Ngọc, ái nữ của một bà huyện sang trọng và đẹp như một công chúa.
Cô Cẩm Hương người bé nhỏ, gầy còm nhưng có cặp mắt rất sắc sảo.
Cô Hồng, sinh viên vừa đậu bằng thành chung được cha mẹ thưởng cho đi du lịch trước khi cô xin bổ nhiệm vào công sở.
Lan Chi làm quen với các bạn và đã trong vài giờ họ đã thân ái nhau vì tuổi thanh niên dễ kết bạn lắm.
Chỉ có Lan Chi là đi một mình, bốn cô kia đều có mẹ đi theo.
Bà Phan cũng giới thiệu Lan Chi với các bạn trai trong đoàn và Lan Chi vui vẻ tiếp chuyện với họ không e lệ rụt rè như các cô bạn khác.
Tàu chạy qua đèo Hải Vân, Lan Chi ngồi nhìn mấy doanh trên chót núi và nghĩ đến câu.
Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu gành đá ngẫm thân thêm buồn.
Nhưng có lẽ cặp mắt Lan Chi đã say sưa trước cảnh đá bạc, một danh lam thắng cảnh trên đường Huế đi Đà Nẵng. Sóng đánh vào các gàng đá, làm tung toé nước biển một màu trắng bạc, trông đẹp mắt không sao tả được.
Đến Đà Nẵng đoàn du lịch đi viếng thành phố, bãi bể và thăm núi Ngũ Hành Sơn. Xong đoàn du lịch lại lên đường ghé Hội An, Quãng Ngãi để rồi đi Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết và sau cùng đến Sài Gòn.
Một hôm trong lúc đi viếng Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, Lan Chi đứng nhìn Phú Hải, buộc miệng khen:
- Chà cảnh đẹp quá, ai có ý tưởng dựng nên ngôi nhà này ít ra cũng là một thi sĩ.
Bỗng sau lưng Lan Chi có tiếng nói:
- Cảnh đẹp quá cô nhỉ? Nhưng sao bỏ hoang như thế này uổng quá. Giá mà tôi được một ngôi nhà như thế này thì tha hồ mà đọc sách.
Hai tiếng đọc sách đã làm cho Lan Chi chú ý đến chàng thanh niên đang nói chuyện với nàng.
Đó là một giáo viên có cái tên rất hiền hậu như vẻ mặt của chàng! Thiện.
Từ hôm đi du lịch đến nay, Lan Chi thường để ý đến Thiện, thấy Thiện ít nói chuyện với các bạn bè chỉ thích đọc sách. Thiện lại ăn mặc rất giản dị có vẻ là nhà nghèo. Nhưng những cử chỉ và lời nói của Thiện thì lại tỏ ra là một người biết lễ độ.
Đối với Lan Chi Thiện luôn luôn chàiện lẽ mình bị đau đầu hay ho tắt tiếng, rồi nằm nhà ủ rũ như một người chán đời.
Bao nhiêu việc đi đây đi đó đều trút hết cho Bích Ngọc.
Thậm chí mấy hôm nay trời mưa tầm tã, thành phố Huế đang bị ngập trong cảnh lụt lội, các bạn hàng không đến mua lá chuối, trái cây được, nên tiền đong gạo cũng hết, mà Mỹ Kim vẫn không rời khỏi cái lò sưởi ấm áp, cái khăn chòang len to ấm.
Kỳ tiền gửi qua Pháp cho Tùng đã đến,bà Hoàng lo đến mất ăn, mất ngủ, Bích Ngọc thấy thế cũng đứng ngồi không yên.
Lan Chi bàn với mẹ bán miếng đất trong thành để lấy tiền xài qua mùa đông,ra xuân trời tốt hãy hay.
Ban đầu bà Hoàng do dự vì đất trong thành là vật có giá cuối cùng của bàa, bán nó rồi là hết, sau này túng không còn biết cầm bán cái gì nữa cả. Nhưng Lan Chi, Bích Ngọc nói mãi bà mới bằng lòng.
Bà sai Bích Ngọc về Thanh Thủy, nhờ người cậu họ cùng đi với Bích Ngọc đến thương lượng với người mướn đất bấy lâu nay để bán cho được giá.
Mặc dù trời mưa không ngớt, đường sá lầy lội đến gối, Bích Ngọc vẫn phải mang chiếc tơi ra đi với vẻ mặt vui tươi.
Bích Ngọc đi rồi, mấy mẹ con xúm quanh lò sười, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng không ai nói gì với ai.
Bích Ngọc có hứa với mẹ là nàng sẽ đi hai hôm dù có thế nào cũng ráng đem tin lành về cho mẹ.
Vì thế chiều nay, bà Hoàng đã sống trong cảnh chờ đợi đã hai ngày nên mới thấy sốt ruột.
Bà càng sốt ruột hơn khi thấy Mỹ Kim cứ ra vào ngong ngóng ngoài đường, thỉnh thoảng lại cất tiếng nói vang nhà:
- Gớm, Lan Chi làm gì mà cứ ngồi thừ ra như vậy. Thử nói ra vài câu gì đó cho không khí trong gian phòng dễ thở coi. Sự im lặng tĩnh mịch cũng có thể giết người được. Ngoài trời mưa gió, trong lòng ta cũng mưa gió không ngừng. Than ôi! Cuộc sống cứ thế này kéo dài thì không khéo chưa đến ba mươi tuổi, tóc đã bạc, răng đã long, cái thú trần gian còn gì đáng kể.
Mỹ Kim có một lối nói văn hoa đài các. Nàng mà mở miệng ra là chọn lọc nói sao để cho mọi người để ý, nhưng trong bốn vách tường sụp đổ này còn ai có thời giờ mà để ý tới giọng nói văn chương khách sáo ấy làm gì.
Mỹ Kim nói chán lại ngâm thơ:
- “Đời đáng chán hay không chán?”
Rồi dằn từng tiếng, nàng nói:
- Lầu Tỉnh Mộng!Chà cái tên nghe thật là mộng ảo. Phải lắm chớ! Không tỉnh mộng sao được? Cứ đói rách thế này thì mộng gì mà không tỉnh!
Bích Diệp nãy giờ ngồi yên nghe chị nói,thấy thế bèn lên tiếng:
- Chị Mỹ Kim ơi! Chị đã sành thơ sao chị không ngâm câu: “Khóc than rên xiết là hèn” hả chị?
Mỹ Kim đã quạu sẵn, nghe em nói thế hét lên:
- Mỗi người mỗi tư tưởng, ai có quyền cấm ai nghĩ theo ý nghĩ của mình?
Lan Chi ôn tồn:
- Chị hãy chịu khó đọc sách cho qua thì giờ có hơn không? Ngồi không sẽ buồn chí, chị ạ!
Mỹ Kim càng giận dữ:
- Ai muốn đọc sách cứ đọc. Tôi không thích đọc sách. Mà đọc làm quái gì? Việc đời còn khối chuyện giả dối,nữa là những chuyện trong sách? Láo toét cả… Đọc nhiều càng ngu thì đọc làm gì?
Thấy các con cãi vã, bà Hoàng thở dài, nhắm nghiền đôi mắt mệt nhọc lại. Bà khẽ đưa tay kéo chiếc khăn quàng phủ kín đôi vai. Tiếng thở dài của bà có lẽ đã làm cho các cô gái im lặng.
Mỹ Kim nói:
- Thôi, để chị đi đón Bích Ngọc chứ cứ ngồi mãi thế này, chịu sao nổi?
Mỹ Kim rút chiếc lược trong túi, cái lược không bao giờ rời khỏi nàng, chải lại mái tóc cho nó xòe thêm trên trán, rồi lấy chiếc nón lá đội vào. Mỹ Kim đi ra ngoài.
Mỹ Kim đi rồi, bà Hoàng mắt vẫn nhắm nghiền nói:
- Chẳng biết Bích Ngọc đi thương lượng thế nào mà mãi bây giờ vẫn chưa về, mẹ đâm ra sốt ruột rồi.
Một sự im lặng lan khắp gian phòng lạnh lẽo.


Chương 2
MỘT CUỘC GẶP GỠ LẠ LÙNG

Bích Ngọc lủi thủi lần từng bước dưới làn mưa nặng hạt vì đường lầy lội khó đi. Chân Bích Ngọc phải bàm chặt dưới đất, vì vô ý một chút là có thể trượt ngã ngay.
Ra khỏi con đường Nam Giao, Bích Ngọc đến nhà ga mua vé tàu hỏa đi Thanh Thủy. Vừa lúc tàu chạy tới, rút vội chiếc khăn tay ra lau mặt và vuốt lại mái tóc, Bích Ngọc lật đật đi tìm chỗ ngồi. Hành khách mỗi lúc một đông..
Bích Ngọc ngồi lặng yên, đầu óc để tận đâu. Bỗng bên tai nàng có tiếng nói của một người đàn bà:
- Thưa cô, cô làm ơn đỡ hộ cháu bé, tôi còn phải đỡ cháu lớn lên xe.
Bích Ngọc đưa tay đỡ đứa bé. Đó là một bé trai độ sáu tháng, mũm mĩm như một ông hòang nhỏ, nhưng ăn mặc như một kẻ ăn mày,rách rưới lại thêm dơ bận, chua tanh mùi sữa, nhưng nó ngộ nghĩnh đáng yêu quá. Bích Ngọc đang buồn, thấy vui ngay trước đôi mắt sáng ngời, cái miệng xinh đẹp của nó. Nó lại cười toe tóet, hai tay đưa ra quơ vào mặt Bích Ngọc, Bích Ngọc nựng đứa bé và đùa với nó một cách tự nhiên. Bỗng Bích Ngọc có cảm giác như ai đó đang nhìn mình. Bích Ngọc ngẩng lên liền thấy Ấm Mạnh tay khóat chiếc áo mưa thượng hạng đứng ở đầu toa xe kế bên toa xe nàng.
Mặt Bích Ngọc nhợt nhạt. Bích Ngọc liền vội trao đứa bé lại cho người đàn bàvà quay đi chỗp khác, không muốn cho Ấm Mạnh thấy nàng.
Nàng nhìn lại áo quần và không khỏi hỗ thẹn. Chiếc áo vân tím đã bạc màu như phô cho mọi người thấy cả sự nghèo nàn của một cô gái. Lại thêm mái tóc của nàng ướt đẫm khiến cho khuôn mặt đã không đẹp của nàng lại thêm vẻ u sầu. Bích Ngọc nhìn chiếc quần lãnh dính sát vào da, đầy bùn dơ bám ở hai ống với ánh mắt thất vọng.
Bích Ngọc muốn trốn ngay, để khỏi thấy cặp mắt tò mò của Ấm Mạnh đang nhìn dán vào nàng như vừa khinh bỉ vừa mỉa mai.
Tiếng còi xe lửa hú dài báo hiệu xe lửa sắp chạy, làm Bích Ngọc giật mình.
Những hành khách đi trễ vội vàng chạy lên xe, tranh nhau tìm chỗ ngồi, cãi lẫy ồn ào.
Một người đàn bà quảy hai giỏ gà, chen lên xe, miệng la bai bãi:
- Ông bà tránh cho tôi lên xe, xe sắp chạy rồi!
Tiếng bà kêu inh ỏi làm điếc tai nhức óc.
Vừa dịp thiên hạ lên xuống ồn ào, Bích Ngọc vội đứng dậy, xách chiếc tơi lá và vội xuống xe, đi nhanh ra khỏi sân ga, không dám ngó lại. Một hồi còi rút! Xe lửa nặng nề lăn bánh trên đường rầy, Bích Ngọc thấy người nhẹ nhỏm.
Trời vẫn mưa nhưng mỗi lúc một thưa hạt dần, Bích Ngọc ưỡn ngực thở dài một cách khoan khoái, không như bị ngộp trong toa xe lửa, đông nghẹt người. Bích Ngọc hướng về phía Thanh Thủy,vừa đi vừa nói một mình:
- Đây đến Thanh Thủy chỉ độ bảy cây số, bây giờ mới bốn giờ chiều, ta có thể đi bộ còn kịp chán. Ta không thể chịu đựng được cặp mắt mỉa mai của Ấm Mạnh. Chàng nhìn cách ăn mặc nghèo nàn của ta với ánh mắt làm sao ấy!
Bích Ngọc lại thở dài, nhớ lại những ngày anh nàng còn ở nhà, Ấm Mạnh cũng thường đến chơi và đôi khi nói chuyện với nàng một cách thân mật.
Từ ngày Tùng đi Pháp học, cảnh nhà của bà Hoàng lại càng thêm sa sút, vì Tùng qua Pháp không hợp khí hậu hay sao mà cứ viết thư về bảo nay đau mai ốm, bà Hoàng còn món đồ quí giá là lật đật cầm bán để gửi tiền cho con.
Tùng đi hơn ba năm naỵ Theo thư Tùng gửi về thì còn hai năm nữa chàng sẽ ra trường. Nhưng khi bà Hoàng hỏi con học ngành nào thì Tùng chỉ bảo học kỹ sư, mà cũng chẳng cho biết đó là kỹ sư gì.
Tuy vậy, bà Hoàng vẫn hy vọng ở đứa con trai nối nghiệp và không bao giờ tiếc tiền tiếc bạc với con.
Trời đã ngớt mưa nhưng đường sá vì mưa lâu, bùn lầy trơn trợt, Bích Ngọc muốn bước nhanh được.
Mới đó mà trời đã tối, cảnh vật chìm dần trong màn đêm.
Bích Ngọc giật mình lo sợ:
- Ta mới đi được có nữa đường mà trời sắp tối rồi làm sao đến kịp.
Bích Ngọc nhớ trước kia có lần theo một bọn đốn củi đi theo con đường tắt đã đỡ lầy lội mà lại gần, liền rẽ vào con đường ấy.
Trời đã tối,trên con đường vắng không một bóng người.
Mùa đông ở thôn quê là một cảnh chết. Ai ở nhà nấy, ít có kẻ đi ra ngoài. Chỉ khi nào có việc cần lắm, người ta mới bước chân ra đường.
Mọi người quây quần trong nhà, bên bếp lửa hồng, rang những trả bắp khô và cùng nhau nhai lép bép để quên ngoài trời mưa gió và cũng để giết thì giờ.
Bích Ngọc đi một lúc đến một khỏang vắng, không một nóc nhà. Trước mắt nàng là một bãi tha ma, những ngôi mộ hoang lụp xụp hiện ra đây đó.
Bích Ngọc trố mắt nhìn bãi tha ma một cách hãi hùng.
- Thôi đích thị là ta đi lạc rồi. Hôm trước theo đốn củi, ta không thấy bãi tha ma này?
Bích Ngọc không biết nên đi tiếp hay quay lại. Lúc bấy giờ, hai hàng lệ bỗng chảy dài trên đôi má, Bích Ngọc ăn năn là đã bỏ chiếc xe lửa một cách khờ dại, chỉ vì một
chút lòng tự ái hổ thẹn không nghĩa lý gì. Thật là trẻ con.
Trên các ngôi mộ có những ánh sáng lập lòe nhảy múa, như những bóng ma đuốc. Mắt Bích Ngọc hoa lên. Toàn thân nàng rởn gai ốc. Tuy Bích Ngọc có học về khoa học, thầy có giảng cho Bích Ngọc hiểu rằng những ánh lập lòe ấy không phải ma đuốc như người ta lầm tưởng, mà đó chỉ là chất lân tinh của xương người chết chôn lâu năm, bốc lên gặp dưỡng khí cháy sáng mà thôi.
Khoa học đã nói rõ như thế,nhưng không hiểu tại sao lòng Bích Ngọc cũng cứ sợ phập phồng một nỗi sợ hãi vô căn cứ.
Nhìn trong bóng tối, thấy có một con đường khác ở phía tay trái, Bích Ngọc vội rẽ qua con đường ấy để tránh bãi tha ma.
Vừa đi Bích Ngọc vừa cầu trời khẩn phật sao cho nàng đừng lạc lối nữa.
Vụt nghĩ đến người mẹ đau khổ giờ này đang nằm cạnh lò sưởi nói chuyện nhảm với hai chị vàem Bích Diệp, Bích Ngọc không sao ngăn được dòng lệ.
Có lẽ lòng hiếu thảo đã giúp nàng có can đảm đi tiếp chứ hai chân của nàng đã mỏi rã rời. Nhìn về phía trước, Bích Ngọc mừng rỡ hết sức vì vừa thấy một ngọn đèn. Có lẽ đó là Thanh Thủy! Thanh Thủy rồi. Cái nhà đầu làng Thanh Thủy là nhà ba ba bán quán.
Bích Ngọc trông mau đến quán để nghỉ chân.
Ngọn đèn mỗi lúc mỗi thấy gần hơn! Nàng đã đến trước cổng nhà có ngọn đèn ấy. Thì ra đó không phải là cái quán của bà ba mà là một ngôi nhà ngói cất trên một khoảnh đất cao ráo, nền nhà cao hơn mặt đất độ nữa thước.
Mệt quá, Bích Ngọc không còn biết dụ dự là gì. Nàng đến xô cái cổng. Cái cổng chỉ khép. Nàng bước vào trong sân, đến trước căn nhà to rộng, cửa khép, ánh đèn le lói lúc mờ lúc tỏ.
Bích Ngọc đưa tay lên gõ cửa. Gõ đến ba bốn lần mà không ai mở cả. Bích Ngọc đẩy mạnh cửa. Cánh cửa mở và một cảnh tượng lạ lùng bay ra trước mắt nàng.
Một mâm cơm thịnh soạn, có hai cái chén, hai đôi đũa đặt ngay giữa bàn, bên ngọn đèn dầu hỏa sáng ngời như chờ đợi hai vị khách.
Bụng đói như cào như cấu, Bích Ngọc nhìn các món ăn và thố cơm nóng thơm ngát thèm thuồng…
Nhưng ngôi nhà này của ai mà không có bóng người nào thế này?
Đây là cảnh thật hay mộng?
Rồi Bích Ngọc lại liên tưởng đến những câu chuyện thần tiên mà nàng đọc trong sách.
Những kẻ ăn ở hiền lành được thần tiên hộ mệnh, khi đói gặp đồ ăn, khi họan nạn gặp kẻ cứu vớt. Có lẽ đây là bữa cơm của tiên phật hóa phép ra cho nàng đỡ đói chăng? Ngôi nhà này có lẽ là ngôi nhà của tiên phật hóa phép ra cho nàng nghỉ chân qua đêm lúc lạc đường?
Gần bàn ăn có một lò sưởi cháy hồng, nổ lách tách như chào đón Bích Ngọc,và ở bên trái bàn ăn có một cái giường trải sẵn chiếc chiếu hoa.
Bích Ngọc cởi bỏ chiếc tơi lá, gieo mình trên giường, duỗi dài hai chân một cách vui sướng.
Gian phòng ấm cúng làm Bích Ngọc nhắm nghiền đôi mắt để tận hưởng phút thần tiên ấy.
Nhưng có lẽ vì quá mệt nhọc, cặp mắt của Bích Ngọc không còn chống chọi lại với giấc ngủ được nữa.
Khi Bích Ngọc tỉnh dậy, nàng nghe trên người có vật gì nằng nặng, thì ra đó là một cái mền bông dày ấm, mà ai đó đã đắp cho nàng trong lúc nàng ngủ mê.
Bích Ngọc đưa mắt nhìn khắp phòng, giật mình thấy một người đàn ông ngồi trên chiếc ghế dựng cạnh lò sưởi, lưng đưa về phía nàng, nên nàng không trông rõ mặt.
Trên bàn ăn mâm cơm vẫn còn nguyên.
Bích Ngọc e thẹn khi nghĩ đến người đàn ông lạ đã đắp chăn cho mình.
Bích Ngọc cựa mình ngồi dậy.
Nghe tiếng động, người đàn ông quay lại.
Đó là một người có thân hình cân đối, khuôn mặt rất đẹp, trạc ngoài ba mươi tuổi. Người ấy có một cặp mắt buồn rầu và cái miệng hơi mím như che đậy một tâm sự riêng mà người ngoài không sao hiểu được.
Người đàn ông ấy nhìn Bích Ngọc nói:
- Cô còn mệt cứ nằm nghỉ. Chắc cô đi bộ nhiều nên uể oải.
Giọng nói của người đàn ông trong trẻo ngư tiếng đàn, và có cái gì êm dịu ấm cúng quá, khiến Bích Ngọc lễ phép nói:
- Tôi thật làm rầy ông quá, đột ngột vào nhà không xin phép, lại đường đột nằm ngủ tại đây. Nhưng chắc ông cũng sẵn lòng tha thứ cho tôi… tôi đi mệt quá.
Người đàn ông ấy nói:
- Cô cứ nằm nghỉ… Lỡ đường thì ai chả thế. Chắc cô về thôn Mỹ Trang.
Bích Ngọc nói:
- Đây là hôn mỹ Trang à? Thế ngôi nhà này là của ông huyện Tích?
Người đàn ông nói:
- Vâng, và huyện Tích là tôi đây.
Bích Ngọc lúc bé thường theo mẹ về Mỹ Trang thăm người dì. Nhưng cách đây năm năm, người dì chết, Bích Ngọc không có dịp qua lại đây nữa.
Bích Ngọc tự giới thiệu:
- Tôi là Bích Ngọc, con của bà Hoàng Phị Tôi có việc đi về Thanh Thủy, đáng lẻ đi bằng tàu hỏa, nhưng khi lên xe,người đông quá, thấy choáng váng mặt mày, tôi liền xuống đi bộ, cũng tưởng vài giờ là đến Thanh Thủy, ai ngờ trời mưa đường xấu quá, tôi đi chậm chạp, lại vì muốn đi đường tắt cho mau nên lạc đường về Mỹ Trang mà không hay biết gì cả.
May sao thấy có ngọn đèn nhà ông, tôi lại ngỡ đó là đèn nhà bán quán đầu làng Thanh Thủy. Khi đến gần, thấy ngôi nhà lạ, gõ cửa thấy không có tiếng trả lời, tôi đẩy cửa bước vào, thấy nhà vắng vẻ, rồi vì mệt mà ngủ thiếp đi. Ôâng tử tế quá,tôi không biết nói sao để cảm tạ Ông.
Huyện Tích nói:
- Hoá ra cô là con của bà Hoàng! Cô không nên ngại như thế, cũng là chỗ quen biết với nhau cả mà.
Bích Ngọc không hiểu sao khi nghe nàng giới thiệu lai lịch, nét mặt huyện Tích vẫn thản nhiên.
Huyện Tích nói tiếp:
- Tôi được nghe ông tôi kể về đức ông Hồng Phước. Ông tôi thường nói đức ông là người tốt lắm.
Rồi huyện Tích lại hỏi:
- Hình như cô còn có một người anh ruột hiện đang học bên Pháp.
Bích Ngọc nói:
- Dạ,anh Tùng tôi còn ở bên Pháp.
Bích Ngọc nhớ kỹ trước đây theo mẹ về Mỹ Trang thì ngôi nhà này bị bỏ trống, cửa đóng then gài chớ không có người ở, nên hỏi huyện Tích:
- Ông vẫn ở đây luôn chứ?
- Không, tôi mới về Mỹ Trang.
Hai người nói chuyện đến đây thì ở ngoài có tiếng giày đi lộp cộp, rồi một người đàn ông khác bước vào.
Bích Ngọc nhìn thì chẳng phải ai xa lạ, mà chính là Ấm Mạnh.
Bích Ngọc cau đôi mày, thở dài:
- Té ra dầm mưa lội gió để trốn tránh Ấm Mạnh chỉ là vô ích… Cuộc gặp gỡ lạ lùng thật.
Ấm Mạnh thấy Bích Ngọc, không hề tỏ ra kinh ngạc mà vui vẻ chào:
- Xin chào cộ Cô đã đỡ mệt chưa? Lúc nãy thấy cô ngủ ngon lành, chúng tôi không dám động mạnh.
Bích Ngọc đỏ mặt nghĩ đến lúc mình ngủ say, có hai người đàn ông dứng nhìn mình mà mình không hay biết gì cả.
Ấm Mạnh quay lại nói với huyện Tích:
- Chắc bạn biết cô Bích Ngọc chứ? Cô Bích Ngọc có đông chị em lắm, mà cô nào cũng vui vẻ đáng yêu cả. Có cô Lan Chi suốt ngày chỉ thích đọc sách. Các cô còn có một người anh đang học bên Pháp. Các cô yêu quí người anh lắm.
Huyện Tích cười vì thấy Ấm Mạnh kể về anh em của Bích Ngọc với chàng, làm như thể chàng không biết rõ về gia thế của Bích Ngọc vậy. Nhưng huyện Tích cũng nói:
- Sao anh Tùng lại có phước như thế?
Ấm Mạnh nói, giọng có vẻ ganh ghét:
- Phải chi các chị em tôi cũng yêu quí tôi như các cô đây yêu quí anh Tùng, thì tôi đâu đến nỗi phải vác mặt đi xin một chân thừa phái để rồi sớm vác ô đi, tối vác ô về, và ràng buộc mình trong cái đời cạo giấy chán ngắt.
Huyện Tích nói:
- Thôi, anh đã được trong cảnh sung sướng như thế mà còn kêu ca thì thật là được voi đòi tiên quá.
Ấm Mạnh xoay câu chuyện qua chiều khác:
- Cũng may anh Tích mới về đây, làm sao có chỗ nghỉ tạm được.
Huyện Tích cũng nói:
- Tôi đi vắng đã lâu, mới về đây hôm qua, gặp cô thật là vạn hạnh.
Nói xong, huyện Tích đứng lên mời:
- Chúng ta dùng cơm kẻo trễ. Hôm nay tôi không biết có cô đến nên cho người bếp về từ sớm, các món ăn chỉ là đồ nguội, đồ hộp, cô dùng tạm với chúng tôi vậy.
Rồi huyện Tích lấy thêm một cái chén và đôi đũa. Ấm Mạnh nhắc ghế lại ngồi.
Ba người cùng ngồi vào mâm. Bích Ngọc được huyện Tích và Ấm Mạnh săn sóc mời từng món. Nàng chưa bao giờ được chiều chuộng như thế, nên trong lòng thấy vui lạ.
Các món ăn lại lạ miệng, Bích Ngọc ăn ngon lành không khách sáo, khiến huyện Tích rất sung sướng.
Trong khi ăn, huyện Tích hỏi:
- Cô đi đâu mà gặp mưa dọc đường như thế này?
Bích Ngọc thành thật trả lời không dấu giếm gì cả:
- Tôi đi thương lượng bán đất cho mẹ tôi.
Huyện Tích kinh ngạc:
- Cô bao nhiêu tuổi mà đi làm việc ấy?
Bích Ngọc tự nhiên nói:
- Tôi ngoài hai mươi tuổi rồi còn gì? Nếu tôi không đi thương lượng, thì còn ai lo việc ấy được? Mẹ tôi lúc này già yếu lắm rồi, người đâu có đi được, còn chị Mỹ Kim của tôi thì yếu đuối lắm, nay nhức đầu mai sổ mũi. Chị Lan Chi thì chỉ biết sách vở, chẳng để ý gì đến tiền bạc cả. Em Bích Diệp của tôi thì còn nhỏ.
Huyện Tích nói:
- Cô đừng cho câu hỏi của tôi là tò mò nhé. Cô định đi thương lượng bán đất ở chỗ nào?
Bích Ngọc nói:
- Miếng đất trong thành, gần cửa bắc.
Huyện Tích tỏ vẻ vui mừng:
- Thế cô khỏi cần tìm người mua nữa. Tôi sã mua miếng đất đó cho cộ Đi giang hồ lâu nay, mỏi gối, chồn chân rồi, giờ đây tôi định về đóng đô ở đây. Tối nay cô nghỉ lại đây, mai tôi sẽ lái xe đưa cô về Thanh Thủy để gặp người bà con. Tôi sẽ thương lượng với người ấy. Xong, ngày kia tôi sẽ đến “Lầu Tỉnh Mộng” gặp cụ bà và thăm các cô.
Bích Ngọc mừng thầm là đã gặp người bằng lòng mua đất. Theo ý nghĩ của Bích Ngọc, dù có ai cần mua đến đâu mà thấy cảnh bà Hoàng họ cũng sẽ bắt chẹt. Bán đất mà bán vào lúc mưa gió,lụt lội thế này là một điều bất lợi cho người bán rồi.
Ấm Mạnh nãy giờ ngồi yên,liền cất tiếng hỏi:
- Cô Mỹ Kim có mạnh không cô?
- Dạ, chị tôi lúc này đã khỏe.
- Thế còn cô Lan Chi, cặp mắt vẫn mơ màng luôn cô nhỉ?
Huyện Tích hỏi:
- Cô Lan Chi có cặp mắt đẹp lắm hay sao?
Ấm Mạnh nói một cách nồng nàn:
- Ồ, đẹp lắm!
Bích Ngọc làm thinh. Nàng không phải xấu, nhưng với hai chị và em mình, phải chịu thua sút. Bích Ngọc không có đôi má lúm đồng tiền một cách duyên dáng của Mỹ Kim, lại cũng không có đôi mắt mơ mộng như mặt hồ thu trong suốt của Lan Chi mà cũng không có cái miệng như hoa và đôi má phinh phính của Bích Diệp.
Nhưng bù lại Bích Ngọc có vẻ đẹp hiền hậu, thơ ngây, đáng yêu và duyên dáng.
Aên xong, huyện Tích đứng lên nói:
- Mời cô ngồi yên. Chúng tôi còn phải đi săn vì dân làng báo là có heo rừng về đây phá phách ghê lắm. Cô cứ khóa cửa mà ngủ, lát nữa chúng tôi về, chúng tôi sẽ vào trong buồng phía sau. Cô cứ yên lòng, không phải ngại gì.
Rồi quay lại Ấm Mạnh, huyện Tích giục:
- Chúng ta đi mau lên, dân làng đã đốt đèn lên kìa.
Ấm Mạnh còn đang mặc áo thì giữa đêm vắng, một tiếng chim sáo lanh lảnh chợt cất lên cao vút, dư âm kéo dài như tiếng hát du dương.
Bích Ngọc lắng tai nghe, không khỏi lấy làm lạ tại sao trong mùa đông lạnh giá lại có tiếng chim sáo, mà chim sáo thì đời nào có tiếng hót hay dường ấy.
Nét mặc huyện Tích lúc bấy giờ bỗng đổi từ nghiêm nghị hóa ra buồn ảo não. Huyện Tích vội vã đi lại phía cửa sổ, nhìn ra ngoài, đôi môi mím chặt lại. Cặp mắt mơ màng không còn một tia sáng nào nữa.
Bích Ngọc nhìn huyện Tích chăm chỉ và thắc mắc không hiểu tại sao tiếng sáo ấy lại có thể gây ra cho huyện Tích một nỗi buồn thần kín như vậy.
Tiếng Ấm Mạnh làm huyện Tích giật mình, như thể vừa ra khỏi một cơn mộng:
- Chúng ta đi thôi.
- Chào cô Bích Ngọc, và chúc có một giấc ngủ ngon.
Hai người khoác tay nhau đi ra, vai mang khẩu súng trường.
Bích Ngọc đứng lên khóa cửa rồi trở về giường ngồi, vừa suy nghĩ, vừ đưa mắt nhìn khắp gian phòng.
Thật nàng không ngờ đã gặp Ấm Mạnh trong đêm nay, được ngồi gần chàng, được nghe giọng nói ấm cúng của chàng, được nghe giọng nói vừa ngạo mạn vừa say đắm của chàng.
Một niềm vui êm dịu lan khắp lòng nàng… Nếu đời nàng cứ mãi như thế này thì thần tiên biết mấy.
Còn huyện Tích chàng cũng là một thanh niên tuấn tú, hoạt bát, biết cách cư xử và Bích Ngọc thấy rất có cảm tình…
Vài hôm nữa huyện Tích sẽ đến thăm bà Hoàng tại “Lầu Tỉnh Mộng” để chứng kiến sự sụp đổ của một gia đình quan gia thế phiệt. Chẳng hiểu khi thấy Lầu Tỉnh Mộng với bộ mặt thật của nò, huyện Tích sẽ có cảm giác như thế nào.
Theo sự tiếp đãi vừa rồi, Bích Ngọc biết huyện Tích không phải là người trọng tiền khinh nghĩa, nhưng cảnh nghèo của bà Hoàng rõ rệt quá, không biết ai có can đảm nhìn cảnh nghèo ấy như cảnhgiàu sang phú quý không?
Căn phòng khách của huyện Tích ấm cúng, sạch sẽ quá, có lẽ ngôi nhà này còn nhiều phòng khác cũng khang trang như thế này và mảnh vườn chắc là rộng và mát mẻ lắm.
Bích Ngọc thấy mệt, liền nằm xuống và ngủ một giấc ngon lành cho đến sáng.
Mưa đã ngớt từ sáng, ánh thái dương lại ló ra sau bao ngày âm ụ Ở các nhà, tiếng giặt áo quần nghe bồm bộp. Người ta lật đật phơi thóc phơi chiếu. Lũ trẻ vui cười chạy nhảy đuổi bắt bươm bướm, chuồn chuồn trong vườn. Ngoài đường bùn lầy vẫn còn, nhưng người ta đua nhau đi mua sắm các vật dụng. Các thiếu nữ nụ cười nở trên môi, sung sướng đi dạo chợ, dạo phố.
Các bạn hàng từ những làng xa đã quảy những thúng mủng chạy lên tỉnh.
Sau những ngày maưa, cây cối lại xanh một màu tươi đẹp, chim muông vỗ cánh tung trời…
Trong căn phòng ẩm thấp, bà Hoàng bắt đầu đã sốt ruột, Bích Ngọc đi đã ba hôm mà vẫn chưa về. Bà đâm ra lo ngại không biết Bích Ngọc có gặp tai nạn gì chăng. Ơû trong tâm trạng thất vọng và hoàn cảnh của bà Hoàng, làm sao khỏi có những ý nghĩ bi quan được.
Mỹ Kim nóng nảy ra tận ngoài cổng đón chừng từ sáng sớm. Đợi mãi không được Mỹ Kim lại trở vô nhà, vì ánh nắng đã lên cao.Mỹ Kim sợ nắng nên không dám đứng lâu.
Bích Diệp ngồi may nhưng cặp mắt luôn nhìn lên chiếc đồng hồ cũ kỹ treo trên vách tường.
Bà Hoàng thỉnh thoảng lại buông ra những tiếng thở dài não ruột.
Lan Chi nghe những tiếng thở dài củ mẹ mà lòng tê tái. Nàng đưa cặp mắt mơ mộng nhìn ra đường, không dám nhìn mẹ…
Một năm trời nay, Lan Chi thấy lòng cắn rứt, lòng ăn năn hối hận không sao nói được.
Thấy cảnh nhà như thế mà tờ di chúc loại oái oăm là vậy, có đôi lúc, Lan Chi muốn hy sinh để cứu lấy cả gia đình
Lan Chi đẹp hơn các chị em nàng. Mấy lâu nay, trong những lần ra phố mua sách, Lan Chi được một thanh niên theo đuổi. Chàng thanh niên này là một y tá của bệnh viện Huế.
Người chàng không đẹp, tánh tình lại không được thanh nhã. Chàng lại xuất thân trong một gia đình tầm thường, cha chết sớm,mẹ bỏ đi lấy chồng khác.
Người y tá này tên là Lê Cần đem lòng yêu Lan Chi say đắm. Lê Cần vẫn biết Lan Chi không thể yêu chàng, nhưng chàng vẫn bền chí theo đuổi. Biết bà Hoàng túng, Lê Cần muốn lấy tiền lung lạc Lan Chi, nhưng Lê Cần đâu phải những tay công tử giàu có tiền bạc như nước mà hòng làm tối mắt Lan Chi được.
Lê Cần quen với Lan Chi, có lần đã bày tỏ ý muốn xin cưới Lan Chi làm vợ. Lan Chi chỉ làm thinh, vì Lan Chi có bao giờ yêu được một người như Lê Cần, nhưng Lan Chi bỗng nghĩ đến tờ di chúc.
Nếu Lan Chi cho Lê Cần cưới thì tờ di chúc sẽ xuất hiện trong ngày cưới, và cái gia tài to lớn của họ Hoàng sẽ được chia ra,mẹ nàng sẽ không còn phải chịu khổ nữa.
Lan Chi nghĩ ngay đến chuyện nhận lời của Lê Cần.
Thế rồi một hôm, bà Hoàng đau nặng mà không còn tiền để lo thuốc thang, Lan Chi lo sợ, vội vàng chạy đến tìm Lê Cần mượn chàng một số tiền và hứa cùng chàng kết hôn sau khi mẹ khỏi bệnh.
Nhờ số tiền ấy mà bà Hoàng có thuốc uống, có thức ăn để bồi dưỡng và bà đã mạnh.
Lê Cần thúc giục Lan Chi cho chàng đến gặp bà Hoàng để xin làm lễ hỏi.
Lan Chi đành phải đem chuyện Lê Cần ngỏ ý cầu hôn thưa với mẹ. Bà Hoàng hiểu rõ lòng hy sinh của con gái nên ngậm ngùi nhận lời.
Bích Ngọc và Bích Diệp biết chị muốn cứu vớt gia đình ra khỏi cảnh cùng túng nên buồn rầu thương chị. Chỉ có Mỹ Kim là thản nhiên, Mỹ Kim thấy mẹ và hai em tỏ ý thương hại cho Lan Chi thì nói:
- Lan Chi làm như thế cũng phải,chúng ta sung sướng mà nó cũng sung sướng chớ.
Bích Diệp nói:
- Chị đã nghĩ lầm rồi, chị Lan Chi có phải hạng người ham sự sung sướng đâu. Chẳng qua là chị nghĩ đến mẹ và chúng ta đấy, người như chị có thiết gì hơn là đọc sách.
Mỹ Kim sần sộ:
- Đọc sách cũng phải có tiền mới đọc được chớ! Bộ bụng đói mà đọc được sao?
Bích Ngọc buồn rầu nói:
- Chị nên hiểu rõ chị Lan Chi một chút, hoàn cảnh của chị Lan Chi đáng thương lắm.
Hôm Lê Cần dẫn mẹ đến thăm bà Hoàng, bà Hoàng cùng các con vô cùng thất vọng.
Lê Cần có bộ tịch của một anh dân cày vạm vỡ, còn bà mẹ thì rõ ràng là một kẻ ở chợ, ăn nói bô bô,không biết phép tắc lễ nghĩa.
Thật là cả một sự mâu thuẫn giữa hai đẳng cấp. Mà vấn đề đẳng cấp lúc bấy giờ còn ghi sâu trong đầu óc của dân Việt, nhất là đầu óc của bà Hoàng, một kẻ sống quen trong hoàn tộc, tuy ngày nay chỏi còn ngôi nhà sụp đổ và những bữa cơm rau mắm.
Ngày hôm ấy, Lan Chi cố làm ra vui vẻ để mẹ và mọi người được yên lòng.Bà Hoàng miễn cưỡng nhận lời và hứa trong ba hôm nữa sẽ cho nhà trai nạp đồ sính lễ.
Tối hôm ấy, Bích Ngọc đang ngủ bỗng nghe có tiếng khóc tỉ tê ở phòng bên.Bích Ngọc rón rén đi qua thấy Lan Chi đang ôm mặt ngồi khóc bên ngọn đèn dầu leo lét.
Bích Ngọc ôm chầm lấy chị:
- Chị buồn lắm phải không? Em hiểu rõ chị không yêu Lê Cần. Chị nhận lời lấy Lê Cần chỉ vì muốn cứu mẹ và bọn em ra khỏi cảnh nghèo.nhưng mà việc đó nó quá sức của chị phải không? Tuổi trẻ ai lại không mơ màng một người yêu cao thượng, một người chồng lý tưởng. Thế mà có một người chồng như Lê Cần, và về sống với một người như anh ta thì chẳng khác nào giết chết một thời son trẻ. Chị không yêu thì thôi, chị còn thì giờ để lấy lại lời hứa, việc gì mà phải khóc?. Chị nín đi,em chết cả ruột gan đây này.
Nói xong, Bích Ngọc cũng khóc. Lan Chi cầm tay em:
- Không, em cứ để chị khóc, chị khóc để chôn sâu đời thơ mộng vào dĩ vãng, để chấp nhận một kiếp sống mới, để thích hợp với một gia đình bình dân và người chồng chị đã kén chọn.
- Ôi! Mỉa mai thay hai chữ “kén chọn” nghe chị nói mà xót xa.
Nhưng Lan Chi vẫn nói, lần này thì cặp mắt nàng ráo hoảnh:
- Không, chị có hy sinh gì đâu. Nàng Kiều ngày xưa bán mình để chuộc cha, sự hy sinh ấy mới là quí giá. Vì nàng Kiều phải trải qua chốn lầu xanh, tấm thân vẩn đục với mưa gió,bụi đời, mà nàng không oán hận. Chị có nhận lời lấy Lê Cần rồi thì rồi đây chị sẽ sung sướng tấm thân, có sao đâu?
Bích Ngọc nói:
- Chị nói thế là vì chị thương các em, chị thương mẹ, em hiểu lắm.
Lan Chi thở dài:
- Em hiểu chị là đủ!
Nhưng nói đến đây vẻ mặt Lan Chi lại dàu dàu và nàng thức trắng đêm không sao chợp mắt được.
Hôm sau, thấy Lan Chi mặt mày hốc hác, cặp mắt quần thâm, bà Hoàng lo sợ hỏi con:
- Con đã không yêu Lê Cần thì con nhẫn lời làm gì? Mẹ sống trong cảnh khổ cũng quen rồi, vài năm nữa nếu anh con về kịp thì mẹ sẽ được sống trong cảnh an nhà, còn như mẹ mệnh bạc, thì mẹ chết là hết đau khổ.
Lan Chi nghe mẹ nói động đến mối thương tâm, lại khóc…
Bà Hoàng hỏi:
- Sao con khóc. Hay để mẹ cho mời mẹ Lê Cần lại và kiếm lời thoái thác cho con yên lòng?
Lan Chi lo sợ hỏi:
- Không được đâu mẹ, con đã lỡ mượn một số tiền của Lê Cần rồi.
Bà Hoàng đang ngồi bỗng ngã ngay xuống ván, vẻ mặt lợt lạt:
- Con mượn tiền người ta để làm gì?
Lan Chi phải thú thật với mẹ:
- Mấy hôm mẹ đau, không có tiền lo thuốc, lại thêm anh Tùng viết thư về thúc gởi tiền may áo rét, ảnh bảo năm nay ở bên Pháp lạnh lắm, ảnh cóng cả tay chân, không đi đâu được cả. Con nghe nói lo qúa, phải mượn của Lê Cần một số tiền để trang trải việc nhà và hứa sẽ…
Bà Hoàng nói giọng thiểu não:
- Số tiền nhiều hay ít con?
- Chỉ có năm trăm thôi.
Bà Hoàng rít lên đầy thất vọng:
- Năm trăm! Trời ơi!
Bà suy nghĩ một lúc vẫn chưa nghĩ ra cách gì để có tiền trả lại cho Lê Cần, thì Bích Diệp nãy giờ ngồi im lặng vụt nói:
- Cái chuồng bò nhà ta trước kia nuôi cả mấy chục con bò, từ ngày nhà ta sa sút, trong chuồng không còn con nào, theo ý con, để cái chuồng bò chả ích gì, hay mẹ bảo ông Đảnh kêu xã Lịch lại bán cho họ dỡ về làm nhà? Ông Đảnh bảo với con rằng xã Lịch chịu mua cái chuồng bò với giá bảy trăm đồng, vì theo lời ông Đảnh thì các cột, kèo và ngói vẫn còn tốt. Với cái chuồng bò ấy người ta có thể làm lại một cài nhà, mẹ ạ.
Bà Hoàng nghe Bích Diệp nói thế liền nhắm nghiền đôi mắt ra chiều suy nghĩ.
Chiều hôm ấy, bà gọi ông Đảnh vào và cho ông biết ý định của bà.
Ngày hôm sau người ta rầm rộ đến dỡ chuồng bò và chồng số tiền bảy trăm đồng.
Bà Hoàng liền thân hành đến nhà Lê Cần,giao lại cho Lê Cần số tiền mà Lan Chi đã mượn. Nhưng Lê Cần nhất định không nhận và bảo là không hề cho Lan Chi mượn.
Bà Hoàng phải đem món tiền về và Lan Chi cực lòng đi tìm Lê Cần để giao trả món tiền và lấy lại lời hứa.
Lê Cần nói cay đắng rằng Lan Chi lừa gạt chàng, nhưng rồi trước sự lạnh lùng của Lan Chi, chàng còn biết làm gì hơn nữa là lấy lại số tiền và ôm nỗi thất vọng trong lòng.
Sau câu chuyện ấy, ngày nào Lan Chi cũng ăn năn, hối hận.
Bà Hoàng thiếu thuốc hút ư? Bà Hoàng không có áo ấm ư?
Lan Chi đều bảo đó là do lỗi của nàng.
Mỹ Kim cau có suốt ngày, Lan Chi cũng bảo đó là lỗi của nàng. Lan Chi vùi đầu trong sách cố quên cảnh đau buồn trước mắt. Nhưng quên làm sao được, ngày nào cũng như ngày ấy, cái Lầu Tỉnh Mộng không hề có lấy một tia sáng hạnh phúc, một chân trời rực rỡ. Và những nụ cười nở trên môi chị em Lan Chi cũng mất phần xinh đẹp, mất vẻ trẻ trung. Những nụ cười ấy chỉ là những nụ cười chua chát, mỉa mai và đầy miễn cưỡng mà thôi…
Cánh cửa đột ngột mở rộng… Một luồng gió lạnh ùa vào và Bích Ngọc tay xách chiếc tơi lá chạy xổ vào gian phòng của bà Hoàng đang nằm. Bà Hoàng giật mình quay lại, trong khi Bích Diệp reo lên:
- Kìa, chị Bích Ngọc,chị làm em hết hồn. Oà, có gì vui không mà mặt mày chị hớn hở như thế?
Bích Ngọc liệng cái tơi xuống đất, chạy lại bên mẹ đưa tay vuốt mấy sợi tóc bạc loà xòa của mẹ và nói:
- Mẹ trông con lắm nhỉ? Mọi việc xong cả rồi mẹ ạ,mà câu chuyện dài dòng lắm, dài dòng lắm.
Lan Chi cũng hỏi:
- Việc gì mà vui thế em?
Bích Diệp đứng lên:
- Để em đi gọi chị Mỹ Kim,chị ấy từ sáng đến giờ đứng mãi ngoài vườn đợi chị đó.
Bích Diệp vừa nói xong thì Mỹ Kim ở ngoài cũng chạy vào, thấy Bích Ngọc liền nói:
- Ủa, em đi ngỏ nào mà chị không gặp?
Bích Ngọc nói:
- Vì có nhiều chuyện vui và hay lắm nên em đi băng phía sau cho mau. Em muốn chạy một mạch về nhà, nhưng ngặt nỗi cái cơi nó kềnh càng quá, mang nó đi mưa thì thú thật,nhưng lúc trời nắng thì không có gì bực bằng. Lũ trẻ con nó cứ gọi mình là con kênh kênh, phiền lạ.
Mỹ Kim nóng nảy thúc giục:
- Kìa, chuyện gì vui nói mau lên, người ta đang sốt ruột đây, cứ chần chờ mãi.
Lan Chi cũng nói:
- Kìa, em kể đi chứ,sao lại ngồi cười mãi.
Bích Ngọc nhìn mẹ:
- Con đã điều đình cả rồi mẹ ạ, ông huyện Tích ngày mai sẽ đến đây thưa chuyện với mẹ.
Bà Hoàng hỏi:
- Huyện Tích nào thế hả con? Có phải huyện Tích ở Mỹ Trang không? Mấy lâu nay hình như huyện Tích không ở Mỹ Trang nữa kia mà?
- Huyện Tích mới về và sự gặp gỡ của con và ông ấy thật lạ lùng. Con cũng có gặp cả Ấm Mạnh nữa.
Mỹ Kim vội vàng hỏi:
- Em gặp cả Ấm Mạnh nữa à?
- Ấm Mạnh hỏi thăm em, chị có mạnh không?
- Thế em trả lời ra sao?
- Em nói độ rày chị đã khỏe, em trả lời như thế là được, chị nhỉ? Chứ chẳng lẽ mình đi than đau, than ốm với người lạ hay sao?
Mỹ Kim không bằng lòng:
- Khỏe! Thì cứ nói chị không được mạnh có được không. À, mà huyện Tích người ra sao, cái tên nghe già quá nhỉ.
- Ồ, huyện Tích trẻ mà còn đẹp hơn cả Ấm Mạnh. Câu chuyện em gặp huyện Tích không khác nào một chuyện thần tiên.
- Kìa, kể mau lên! – các cô đều giục.-Bà Hoàng cũng quay về phía các con chăm chú nghe Bích Ngọc kể.
- Hôm đó em liền ra ga, nhưng khi ngồi trên xe, em bỗng thấy Ấm Mạnh đứng nhìn em. Em thì quần áo ướt át, bùn lầy, còn Ấm Mạnh ăn mặc sang trọng quá,em buồn quá, không còn đủ can đảm để đi cùng một chuyến xe với Ấm Mạnh nữa. Em sinh ra cái cuồng ý là bỏ xuống đi bộ về Thanh Thủy.
Em đi như thế cả mấy tiếng đồng hồ, dưới mưa bụi, nhưng rủi sau em lại đi lạc, tám giờ tối mà còn ở giữa một bãi tha ma.
Mỹ Kim kêu lên:
- Ghê quá! Em làm sao ra khỏi bãi tha ma?
- Thế rồi em đọc kinh cầu nguyện và em thấy trước mặt em là một ngọn đèn, em đi ngay đến thì ra đó là một ngôi nhà đồ sộ.Xô cửa bước vào, em thấygiữa một gian phòng rộng rãi, dưới ngọn đèn dầu để ở trên bàn, một mâm cơm đang chờ hai người.
Nghe đến đây, các cô gái đều dán những cặp mắt đen lánh vào đôi môi của Bích Ngọc.
Bích Ngọc lại nói:
- Em mệt quá,em ngủ thiếp, và khi tỉnh dậy, em đã thấy huyện Tích và Ấm Mạnh. Hai người đều có hỏi đến anh Tùng,em liền kể chuyện em định về Thanh Thủy mà lại lạc đến Mỹ Trang. Sau khi nghe lý do em về Thanh Thủy thì huyện Tích bảo là lúc này chàng muốn ở lại đế đô nên sẵn lòng mua miếng đất ở trong thành, còn về trễ là huyện Tích đưa xe cho con về Thanh Thủy để gặp cậu nói về điều kiện mua đất. Về Thanh Thủy thương lượng xong hết một ngày, thế là con phải về trễ. Mai huyện Tích và Ấm Mạnh sẽ đến đây thăm mẹ và tụi con.
Mỹ Kim reo lên:
- Thật huyện Tích và Ấm Mạnh đến đây không?
Vừa nói Mỹ Kim vừa đi đến chiếc gương, sửa lại mái tóc một cách duyên dáng rồi cười với bóng, Mỹ Kim nói:
- Lầu Tỉnh Mộng lâu nay không có khách, ngày mai sẽ được đón hai ông khách quý.
Lan Chi nói:
- Họ có ở lại dùng cơm trưa không?
Cặp mắt Lan Chi bỗng trở nên mơ màng, nàng chợt nhớ lại những lúc Ấm Mạnh đến chơi với anh nàng, cắp mắt Ấm Mạnh thường nhìn nàng một cách say đắm.
Bích Ngọc như nhớ ra những lời Ấm Mạnh đã nói về Lan Chi, liền tươi cười nói:
- À quên, Ấm Mạnh có hỏi em về chị và chàng bảo với huyện Tích là chị có đôi mắt đẹp như nước hồ thu.
Lan Chi vơ vẩn hỏi:
- Thế à?
Trong lúc ấy Mỹ Kim cau mày không bằng lòng về câu khen tặng mà Ấm Mạnh nói về Lan Chi.
Bà Hoàng nhắc lại câu Lan Chi hỏi Bích Ngọc khi nãy:
- Họ có ở lại dùng cơm trưa không con?
Bích Ngọc nói:
- Có lẽ có chứ. Vì họ Ở tận Mỹ Trang, và công việc thương lượng có lẽ lâu chứ mẹ.
Mỹ Kim nghe thế liền vụt nói:
- Thế thì lần này đến phiên Bích Ngọc lo làm bếp đấy nhé.
Bích Ngọc không thích, nhưng biết lấy cách gì để từ chối bây giờ. Nhà nghèo không có đầy tớ, nên mỗi lần có khách một cô phải tránh mặt để lo nấu nướng. Khách có thấy sự vắng mặt của một cô gái thì bà Hoàng trả lời một cách tự nhiên:
- Cháu đi về thăm quê ngoại. Hoặc “Cháu đi thăm vườn cau dưới Thanh Thủy”.
Mỹ Kim lại nói:
- Ngày mai chúng ta phải sửa soạn để đón tiếp hai ông khách quý. Vái trời nắng ráo để cảnh nhàsụp đổ này bớt vẻ mưa gió dãi dầu.
Bà Hoàng thở ra:
- Còn gì mà đãi khách? Bao nhiêu món ăn để dành như tôm khô, mực khô đều đem ra ăn hết cả rồi, bây giờ biết lấy gì mà nấu nướng?
Bích Diệp nói:
- Còn hai con gà mái thì đều đang ấp cả, trứng không còn tươi mà gà mẹ thì ốm.
Bích Ngọc nói:
- Thì cũng phải dùng đến hai con gà cuối cùng ấy chứ biết làm sao?! Còn trứng gà lộn thì quí lắm, chúng ta luộc đãi khách thì vừa bổ, vừa sang.
Mỹ Kim tuy muốn có khách để khoe nhansắc của mình, nhưng nghe đến chuyện làm hai con gà để đãi khách thì tiếc rẻ:
- Thế là từ đây không còn gà mái để ăn trứng?
Lan Chi nói:
- Khi nào bán đất xong, chúng ta lại mua thả trong vườn ít con gà mái tơ khác, việc ấy không đáng ngại, chị ạ.
Mỹ Kim nói:
- Biết chuyện bán đất có xong không?
Bích Ngọc nói:
- Huyện Tích là người tốt lắm, ăn nói trung hậu và chắc chắn huyện Tích biết rõ cảnh nghèo túng của mẹ con ta, nhưng không có ý gì tỏ vẻ khinh bỉ hay eo sách để mua rẻ cả. Để huyện Tích đến đây chị sẽ thấy lời em nói là không sai. À, huyện Tích bảo là có quen với anh Tùng và ông cụ thân sinh của chàng trước kia lại là bạn rất thân của ông nội chúng ta nữa. Huyện Tích bảo ông nội của chúng ta tốt lắm, trong đời chưa có một người thứ hai nào tốt như ông nội của chúng ta.
Mỹ Kim nghe đến đó dằn từng tiếng:
- Tốt lắm? Trong đời chua có một người thứ hai nào tốt hơn được? Chà tốt lắm chứ? Tốt đến nỗi để cho con cháu sống trong cái Lầu Tỉnh Mộng sụp đổ này đây! Ối chà!
Lan Chi bực mình:
- Chị lại nói đến chuyện cũ!
Bà Hoàng nói:
- À, bây giờ mẹ nhớ ra rồi. Huyện Tích trước đây làm tri hyện ở Đồng Hới, sau vì mang tai tiếng sau đó với con gái cụ Thượng Đức Minh nên bị cách chức. Từ đó huyện Tích bỏ đi Hà Nội hay là đi đâu xa lắm.Người ta không còn nhắc đến huyện Tích nữa.
Bích Ngọc nghe nói thế liền làm thinh ra chiều suy nghĩ. Trong đầu Bích Ngọc, thoáng hiện ra tiếng sáo du dương mà nàng đã nghe được tại ngôi nhà thanh vắng của huyện Tích, giữa đêm khuya,tiếng sáo mà huyện Tích khi nghe được bỗng tái mặt, ánh mắt mất cả những tia sáng.
Bà Hoàng bây giờ mới nhắc lại việc chuẩn bị bữa tiệc đãi khách sắp tới:
- Bích Ngọc! Con ráng làm những món ăn cho ngon nhé.
Bích Ngọc nói:
- Mẹ khỏi lo, nội trong vườn nhà ta cũng đủ các đồ nấu rồi, măng tươi, rau cải,tuy mùa mưa, nhưng ông Đảnh chịu khó săn sóc nên không đến nỗi bị chết hết đâu.
Còn chút ít bột đường, con bảo ông Đảnh đi đổi trứng gà, con làm ít ổ bánh bông lan để làm món tráng miệng ngon chán. Mỹ Kim nuốt nước miếng một cách ngon lành:
- Làm nhiều nhiều luôn thể, bấy lâu nay chúng ta không được nếm một miếng bánh ngọt nào cả.
Bích Ngọc lại nói:
- Mai thì hai chị cùng em Bích Diệp sẽ tiếp khách với mẹ, nhưng còn bây giờ thì hãy giúp em ra vườn tìm ít mụt măng và nếu có thì tìm thêm một ít nấm mối, mùa này nấm mối nhiều lắm.
Mỹ Kim nói:
- Nấm gì mà nấm, mưa đến thúi đất mà có nấm? Vả lại việc đó bảo ông Đảnh làm mấy chốc, việc gì phải cần đến chúng tả Để chị đi ủi lại áo quần để mai mặc với người ta chớ.
Lan Chi nói:
- Chị thì chịu thua rồi đạ Tìm mụt măng hay tìm nấm chị không tìm được. Chị sợ đạp phải nấm dại lở cả chân thì khốn.
Bích Diệp nói:
- Thôi, để em giúp chị cho, chị đừng lọ Mai chị bận dưới bếp, chị cho em mượn cái khăn quàng của chị nhé… Cái khăn của em bị con gì cắn lủng rồi.
Bích Ngọc nói:
- Ừ, em cứ lấy mà dùng, cái khăn ấy của chị Tố Mai tặng cho chị đấy, chị cũng chưa có dịp dùng đến.
Ngày hôm ấy, các cô nàng vui lắm, nói cười luôn miệng, nhất là Mỹ Kim.
Mỹ Kim cứ luôn miệng hỏi Bích Ngọc về Ấm Mạnh và huyện Tích,làm Bích Ngọc phải tả tỉ mỉ về ngôi nhà của huyện Tích ở Mỹ Trang.
Mỹ Kim lại hỏi:
- Chiếc xe hơi của huyện Tích có đẹp bằng chiếc xe của ông Phủ sở tại không?
Bích Ngọc lại phải tả chiếc xe hơi.
Mỹ Kim nói:
- Bích Ngọc được đi xe hơi suốt ngày hôm qua với huyện Tích thích nhỉ? Chắc huyện Tích ăn nói có duyên lắm nhỉ?
Bích Ngọc nói:
- Huyện Tích dè dắt lắm, ít nói ít cười, hình như chàng có gì buồn lòng thì phải.
Đêm hôm ấy, mấy chị em đi ngủ với ý nghĩ ngày mai sẽ đón tiếp mấy vị khách quí, nên trong lòng người nào cũng xôn xao.