Lan Chi đặt tờ báo đang xem xuống, thở dài rồi ngồi thừ người suy nghĩ.
Mỹ Kim thấy thế hỏi:
- Em đọc cái gì mà có vẻ suy nghĩ buồn chán như thế?
Lan Chi vội nói:
- Có gì đâu, mùa hè sắp đến, ở Thần Kinh người ta đang tổ chức những cuộc du lịch từ Huế vào Nam đó chị ạ.
- Thế sao khi đọc cái tin ấy em lại thở ra?
Lan Chi nói:
- Em nghĩ rằng có những cuộc du lịch thích thú như thế mà mình đi không được nên em buồn chớ sao đâu.
Mỹ Kim vừa nhả khói thuốc vừa nói:
- Thì ai cấm em đỉ Có phải như ngày trước đâu? Ngày trước mình không tiền. Đồng tiền là chúa tể của loài người mà! Em bỏ tiền ra rồi muốn đi Nam hay Bắc gì chả được. Chuyện gì mà buồn, chớ chị thì chị chả thích đi du lịch theo lối đó. Đi chung với những người mình không quen biết chán chết. Lại đi đây đi đó thì vất vả, chị không quen đâu. Họa may sau này, có chồng có chiếc xe nhà, chị đi hưởngtuần trăng mật với chồng thì được.
Lan Chi nói:
- Đợi đi hưởng tuần trăng mật với đức lang quân thì đời nào biết đó biết đây, em muốn đi du lịch cho biết, nhưng sợ mẹ không chọ Kỳ trước em xin đi Pháp với anh Tùng, mẹ tỏ vẻ buồn nên em phải ở nhà đó chị.
- Đi Pháp khác chớ, còn đây ra Bắc hoặc vào Nam độ mươi ngày là về, chắc mẹ cũng cho em đi chớ lẽ nào.
Lan Chi nói:
- Để mai em thưa với mẹ thử.
Sáng hôm sau Lan Chi đem ý muốn đi du lịch ra thưa với mẹ.
Lan Chi nói:
- Người ta có tổ chức một đoàn du lịch vào Nam, Con xin mẹ cho con gia nhập đoàn ấy để vào Nam rồi nếu thuận tiện, con lên Cao Miên viếng Đế Thiên Đế Thích. Con chỉ đi độ một tháng, ở nhà, thỉnh thoảng em Bích Diệp ở trường về và Bích Ngọc ở Mỹ Trang lên thăm mẹ, mẹ đừng buồn nhé.
Bà Hoàng nói:
- Ừ, thì con cứ đi chơi, nhưng con gái mà đi xa, lại đi chung với những người con chưa từng quen biết, con nên cẩn thận giữ mình con nhé.
Lan Chi mừng rỡ nói:
- Dạ, con cũng đã lớn, việc đi đứng con xin cẩn thận, mẹ không nên lo nghĩ.
Được mẹ cho phép, Lan Chi liền sửa soạn đến phòng du lịch để ghi tên.
Người đứng ra tổ chức cuộc du lịch ấy là hai vợ chồng thương gia Nguyễn Ngọc Phan, có tiếng là người đứng đắn. Ông bà Phan đã lớn tuổi được nhiều người tín nhiệm nên số người ghi tên cùng đi du lịch rất đông. Khi Lan Chi đến thì số người ghi đã hơn hai chục rồi.
Lan Chi đọc bản kê tên tuổi những người bạn đường, thấy có hai cụ già ngoài năm mươi tuổi, mười người thanh niên, vừa công chức vừa học sinh, bốn thiếu nữ cùng đi với mẹ.
Lan Chi thấy có các cô thiếu nữ thì mừng lắm, Lan Chi sẽ có bạn gái để trò chuyện dọc đường.
Sau khi đóng tiền lộ phí, Lan Chi trở về nhà lo sắm sửa đồ đạc.
Đúng ngày giờ đi, Lan Chi mang hành lý ra ga để nhập đoàn. Lan Chi được bà Phan giới thiệu với các bạn gái.
Bốn bạn gái của Lan Chi đều trạc tuổi của Lan Chị Cô Mỹ Lệ làm cô đỡ tại bện viện Huế, là một thiếu nữ cao lớn, vui vẻ, tuy không đẹp nhưng rất duyên dáng, ăn mặc thì cẩn thận lắm.
Cô Tố Ngọc, ái nữ của một bà huyện sang trọng và đẹp như một công chúa.
Cô Cẩm Hương người bé nhỏ, gầy còm nhưng có cặp mắt rất sắc sảo.
Cô Hồng, sinh viên vừa đậu bằng thành chung được cha mẹ thưởng cho đi du lịch trước khi cô xin bổ nhiệm vào công sở.
Lan Chi làm quen với các bạn và đã trong vài giờ họ đã thân ái nhau vì tuổi thanh niên dễ kết bạn lắm.
Chỉ có Lan Chi là đi một mình, bốn cô kia đều có mẹ đi theo.
Bà Phan cũng giới thiệu Lan Chi với các bạn trai trong đoàn và Lan Chi vui vẻ tiếp chuyện với họ không e lệ rụt rè như các cô bạn khác.
Tàu chạy qua đèo Hải Vân, Lan Chi ngồi nhìn mấy doanh trên chót núi và nghĩ đến câu.
Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu gành đá ngẫm thân thêm buồn.
Nhưng có lẽ cặp mắt Lan Chi đã say sưa trước cảnh đá bạc, một danh lam thắng cảnh trên đường Huế đi Đà Nẵng. Sóng đánh vào các gàng đá, làm tung toé nước biển một màu trắng bạc, trông đẹp mắt không sao tả được.
Đến Đà Nẵng đoàn du lịch đi viếng thành phố, bãi bể và thăm núi Ngũ Hành Sơn. Xong đoàn du lịch lại lên đường ghé Hội An, Quãng Ngãi để rồi đi Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết và sau cùng đến Sài Gòn.
Một hôm trong lúc đi viếng Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, Lan Chi đứng nhìn Phú Hải, buộc miệng khen:
- Chà cảnh đẹp quá, ai có ý tưởng dựng nên ngôi nhà này ít ra cũng là một thi sĩ.
Bỗng sau lưng Lan Chi có tiếng nói:
- Cảnh đẹp quá cô nhỉ? Nhưng sao bỏ hoang như thế này uổng quá. Giá mà tôi được một ngôi nhà như thế này thì tha hồ mà đọc sách.
Hai tiếng đọc sách đã làm cho Lan Chi chú ý đến chàng thanh niên đang nói chuyện với nàng.
Đó là một giáo viên có cái tên rất hiền hậu như vẻ mặt của chàng! Thiện.
Từ hôm đi du lịch đến nay, Lan Chi thường để ý đến Thiện, thấy Thiện ít nói chuyện với các bạn bè chỉ thích đọc sách. Thiện lại ăn mặc rất giản dị có vẻ là nhà nghèo. Nhưng những cử chỉ và lời nói của Thiện thì lại tỏ ra là một người biết lễ độ.
Đối với Lan Chi Thiện luôn luôn chàiện lẽ mình bị đau đầu hay ho tắt tiếng, rồi nằm nhà ủ rũ như một người chán đời.
Bao nhiêu việc đi đây đi đó đều trút hết cho Bích Ngọc.
Thậm chí mấy hôm nay trời mưa tầm tã, thành phố Huế đang bị ngập trong cảnh lụt lội, các bạn hàng không đến mua lá chuối, trái cây được, nên tiền đong gạo cũng hết, mà Mỹ Kim vẫn không rời khỏi cái lò sưởi ấm áp, cái khăn chòang len to ấm.
Kỳ tiền gửi qua Pháp cho Tùng đã đến,bà Hoàng lo đến mất ăn, mất ngủ, Bích Ngọc thấy thế cũng đứng ngồi không yên.
Lan Chi bàn với mẹ bán miếng đất trong thành để lấy tiền xài qua mùa đông,ra xuân trời tốt hãy hay.
Ban đầu bà Hoàng do dự vì đất trong thành là vật có giá cuối cùng của bàa, bán nó rồi là hết, sau này túng không còn biết cầm bán cái gì nữa cả. Nhưng Lan Chi, Bích Ngọc nói mãi bà mới bằng lòng.
Bà sai Bích Ngọc về Thanh Thủy, nhờ người cậu họ cùng đi với Bích Ngọc đến thương lượng với người mướn đất bấy lâu nay để bán cho được giá.
Mặc dù trời mưa không ngớt, đường sá lầy lội đến gối, Bích Ngọc vẫn phải mang chiếc tơi ra đi với vẻ mặt vui tươi.
Bích Ngọc đi rồi, mấy mẹ con xúm quanh lò sười, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng không ai nói gì với ai.
Bích Ngọc có hứa với mẹ là nàng sẽ đi hai hôm dù có thế nào cũng ráng đem tin lành về cho mẹ.
Vì thế chiều nay, bà Hoàng đã sống trong cảnh chờ đợi đã hai ngày nên mới thấy sốt ruột.
Bà càng sốt ruột hơn khi thấy Mỹ Kim cứ ra vào ngong ngóng ngoài đường, thỉnh thoảng lại cất tiếng nói vang nhà:
- Gớm, Lan Chi làm gì mà cứ ngồi thừ ra như vậy. Thử nói ra vài câu gì đó cho không khí trong gian phòng dễ thở coi. Sự im lặng tĩnh mịch cũng có thể giết người được. Ngoài trời mưa gió, trong lòng ta cũng mưa gió không ngừng. Than ôi! Cuộc sống cứ thế này kéo dài thì không khéo chưa đến ba mươi tuổi, tóc đã bạc, răng đã long, cái thú trần gian còn gì đáng kể.
Mỹ Kim có một lối nói văn hoa đài các. Nàng mà mở miệng ra là chọn lọc nói sao để cho mọi người để ý, nhưng trong bốn vách tường sụp đổ này còn ai có thời giờ mà để ý tới giọng nói văn chương khách sáo ấy làm gì.
Mỹ Kim nói chán lại ngâm thơ:
- “Đời đáng chán hay không chán?”
Rồi dằn từng tiếng, nàng nói:
- Lầu Tỉnh Mộng!Chà cái tên nghe thật là mộng ảo. Phải lắm chớ! Không tỉnh mộng sao được? Cứ đói rách thế này thì mộng gì mà không tỉnh!
Bích Diệp nãy giờ ngồi yên nghe chị nói,thấy thế bèn lên tiếng:
- Chị Mỹ Kim ơi! Chị đã sành thơ sao chị không ngâm câu: “Khóc than rên xiết là hèn” hả chị?
Mỹ Kim đã quạu sẵn, nghe em nói thế hét lên:
- Mỗi người mỗi tư tưởng, ai có quyền cấm ai nghĩ theo ý nghĩ của mình?
Lan Chi ôn tồn:
- Chị hãy chịu khó đọc sách cho qua thì giờ có hơn không? Ngồi không sẽ buồn chí, chị ạ!
Mỹ Kim càng giận dữ:
- Ai muốn đọc sách cứ đọc. Tôi không thích đọc sách. Mà đọc làm quái gì? Việc đời còn khối chuyện giả dối,nữa là những chuyện trong sách? Láo toét cả… Đọc nhiều càng ngu thì đọc làm gì?
Thấy các con cãi vã, bà Hoàng thở dài, nhắm nghiền đôi mắt mệt nhọc lại. Bà khẽ đưa tay kéo chiếc khăn quàng phủ kín đôi vai. Tiếng thở dài của bà có lẽ đã làm cho các cô gái im lặng.
Mỹ Kim nói:
- Thôi, để chị đi đón Bích Ngọc chứ cứ ngồi mãi thế này, chịu sao nổi?
Mỹ Kim rút chiếc lược trong túi, cái lược không bao giờ rời khỏi nàng, chải lại mái tóc cho nó xòe thêm trên trán, rồi lấy chiếc nón lá đội vào. Mỹ Kim đi ra ngoài.
Mỹ Kim đi rồi, bà Hoàng mắt vẫn nhắm nghiền nói:
- Chẳng biết Bích Ngọc đi thương lượng thế nào mà mãi bây giờ vẫn chưa về, mẹ đâm ra sốt ruột rồi.
Một sự im lặng lan khắp gian phòng lạnh lẽo.


Chương 4
MỘT VỊ CỨU TINH

Bích Ngọc ngồi cạnh nồi cơm trong bếp, cặp mắt đăm đăm nhìn mấy que củi cháy rần rật.
Mấy hôm nay cố đô bị ngập lụt, trận lụt này nữa là trận thứ ba trong mùa mua này.
Ông Đảnh bận đi bán lá chuối và mua vài món thức ăn chưa về.
Bích Ngọc muốn tránh một nơi để ngồi suy nghĩ nên lãng việc nấu ăn, mặc dầu hôm nay không phải phiên của nàng.
Mưa tạt vào bếp, Bích Ngọc nhìn ra ngoài trời nói:
- Tuần này đường xá bị lụt ngập chắc Huyện Tích không đến được.
Rồi Bích Ngọc nghĩ đến Huyện Tích, vị cứu tinh của gia đình nàng. Bích Ngọc biết Huyện Tích cứ tới lui như thế có một mục đích gì khác ngoài lòng thành thực của chàng. Nhưng trong bốn cô gái Huyện Tích đã để ý đến ai?
Mỹ Kim tìm đủ mọi cách để Huyện Tích chú ý đến mình, nhưng hình như đối với Mỹ Kim, Huyện Tích chỉ xã giao bề ngoài mà thôi.
Bích Ngọc bỗng đỏ mặt vì nàng chợt nghĩ đến lời Lan Chi nói với nàng hôm qua khi hai chị em sắp đi ngủ.
- Huyện Tích nể em lắm, Bích Ngọc ạ! Em có để ý như thế không?
Bích Ngọc nói:
- Mình nghèo, không nên nghĩ đến chuyện ấy chị ạ!
Lan Chi nghe em nói thế làm thinh.
Bích Ngọc đang suy nghĩ thì ông Đảnh ở ngoài đang đi vào trong chiếc tơi lá kềnh càng, khiến Bích Ngọc giật mình nói:
- Ông làm tôi hết hồn, sao ông về sớm thế? Có mua được con cá nào cho mẹ tôi không?
Ông Đảnh nói:
- May quá! Tôi ra đến đầu cầu thì gặp bạn hàng là chuối, chúng giành giựt nhau mua, vì nước lớn nên họ họp chợ tại đó. Tôi mua được vài con cá này, nấu đỡ cho bà vài bát canh.
Bích Ngọc nhìn hai con cá hanh và con cá móm nói:
- Được đấy! Mấy hôm nay mẹ tôi cứ kêu nóng ruột mãi, hôm nay có bát canh cá, người sẽ ăn được.
Ông Đảnh đưa cho Bích Ngọc một cái gói:
- Còn món này cô thích lắm.
Bích Ngọc tươi cười:
- Món gì đấy?
Vừa nói Bích Ngọc vừa đỡ gói lá chuối trong tay ông Đảnh mở ra xem:
- Tưởng gì, té ra gói mắm thính! Ồ, tối nay tha hồ mà ăn cơm, mấy hôm nay ăn muối đậu đã ngán rồi.
Bích Ngọc đang nói chuyện với ông Đảnh thì Bích Diệp ở nhà trên chạy xuống bảo chị:
- Chị Ơi! Có ông Huyện Tích đến, ông ta đem đến cả chục gói đồ ăn. Ông Huyện Tích hỏi chị đấy.
Bích Ngọc uể oải đứng lên.
Bích Diệp nói:
- Chị vào phòng thay áo đi chị, áo chị bị nước mưa tạt ướt cả. Gớm, em đi ngang nhà bếp mưa dột ướt cả đầu. Không khéo nhà bếp sụp chị ạ. Mưa mục hết cả cây!
Câu nói của Bích Diệp vô tình làm Bích Ngọc thở dài nghĩ đến tờ di chúc…
Bích Ngọc vào phòng thay áo và đi lên nhà trên, vẻ mặt ửng hồng vì vừa ngồi trong bếp lửa ra.
Vừa thấy mặt Bích Ngọc, huyện Tích đã nói:
- Trời mưa mãi tôi không đi được, ngồi nhà lại không yên lòng. Tôi biết ngập lụt chắc các cô không đi chợ nên khi đi ngang qua phố, tôi mua mấy món này biếc bác và các cô.
Bà Hoàng nói:
- Chà, ông huyện tử tế quá!
Mọi lần trước, Bà Hoàng vẫn gọi huyện Tích là ông huyện, các cô con gái cũng gọi huyện Tích là ông huyện thì huyện Tích không hề nói gì, nhưng lần này huyện Tích đắn đo một lát rồi nói:
- Bác cho phép con cư xử như người thân tình nhé. Bác cứ gọi con bằng con, còn các công nương nên gọi con bằng anh, vì tuổi con cũng chỉ bằng tuổi anh Tùng.
Bà Hoàng nghe thế nói:
- Vâng, cháu đã cho phép, bác mới dám.
Quay lại các con, bà Hoàng nói:
- Anh huyện đã nói thế thì các con cũng nên xưng hô sao cho thân thiện một tí, để anh huyện các con vui.
Mỹ Kim sung sướng nghĩ: “Nếu huyện Tích đã bảo gọi chàng bắng anh thì thế nào huyện Tích cũng để ý đến ta, vì chẳng lẽ chàng để ý đến các em ta trong khi bắt ta gọi chàng bằng anh”.
Huyện Tích mở các gói sắp ra la liệt nào bánh, thịt quay, cam, trà, thuốc lá. Lại thêm mấy chai rượu bổ cho bà Hoàng nữa.
Bà Hoàng hết sức cảm động, Bích Ngọc ngồi làm thinh không nói gì.
Huyện Tích hỏi:
- Em Bích Ngọc có chuyện gì buồn thế, hôm nay không thấy em cười?
Mỹ Kim bực tức nghĩ:
- Huyện Tích đã dùng tiếng “em”, “anh” xưng hô đầu tiên với Bích Ngọc.
Còn Bích Ngọc nói rất tự nhiên:
- Em không có việc gì buồn cả, em thấy anh tử tế quá em đâm ra suy nghĩ.
Huyện Tích gạt ngang:
- Có gì mà tử tế, em lại khách sáo nữa. Chúng ta còn trẻ, sự giúp đỡ lẫn nhau là bổn phận của chúng tạ Anh thấy không có gì là ơn với nghĩa trong chuyện bình thường này.
Bích Ngọc nói:
- Anh không nghĩ, vì anh là người thi ân,nhưng còn kẻ chịu ân phải có bổn phận nghĩ đến chớ.
Huyện Tích không bằng lòng:
- Em làm anh giận bây giờ!
Lan Chi nói:
- Trời lụt lội như thế này, anh xuống thăm đã là quí, anh còn mang biết bao nhiêu là quà, em Bích Ngọc làm sao không cảm động, nhất là em ấy hay suy nghĩ.
Huyện Tích không trả lời Lan Chi mà nhìn Bích Ngọc một cách chăm chú.
Bích Ngọc đứng lên đi lại phía cửa sổ, nhìn ra ngoài sân và quay lưng lại phía huyện Tích.
Huyện Tích cứ nhìn về phía Bích Ngọc mà khôngi nữa.
Cặp mắt huyện Tích bỗng trở nên buồn bã, nét mặt dàu dàu.
Bà Hoàng ra dấu cho Mỹ Kim, Lan Chi và Bích Diệp lui vào trong. Rồi bà cũng đứng lên làm bộ nói:
- Gớm! Ông Đảnh làm gì mà không đốt lửa lên cho ấm, ở đây lạnh quá.
Vừa nói bà vừa đi vô nhà.
Huyện Tích đến đứng sau lưng Bích Ngọc. Bích Ngọc nghe hơi thở của huyện Tích sau lưng vội quay lại, thấy gian phòng chỉ có một mình huyện Tích và mình thì luống cuống.
Huyện Tích thấy Bích Ngọc có vẻ sợ hãi thì nói:
- Em sợ anh lắm sao? Tại ao em lại sợ anh?
Bích Ngọc nói:
- Anh hỏi câu này lạ quá. Em không biết trả lời câu này ra sao cả.
- Thế anh hỏi thật: em có ghét anh không?
- Sao em lại ghét anh?
- Không ghét anh tại sao em lại có vẻ kém vui mỗi khi anh đến thăm em?
- Em đâu dám thế, chẳng qua người em hay suy nghĩ nên ít được vui vẻ như chị Mỹ Kim đấy chứ.
Huyện Tích nhìn ngay vào cặp mắt của Bích Ngọc và nói:
- Em có biết anh đến đây là vì ai không? Vì em đấy Bích Ngọc à, Bích Ngọc của lòng anh!
Bích Ngọc tái mặt lại.
“Em Bích Ngọc! Em Bích Ngọc của lòng anh!” sao huyện Tích cũng nói với nàng cái câu mà trước đây ba tháng Ấm Mạnh đã nói với nàng?
Thấy Bích Ngọc không nói gì, huyện Tích đứng áp lại gần và nói:
- Đời anh trong tám năm trời nay thật đau khổ, vì anh đã sống trong chuỗi ngày đầy ân hận, anh đã khổ một đời người, anh tưởng anh không còn tìm thấy niềm vui nữa. Nhưng anh đã gặp em, anh tin em là người đủ sức đem lại cho anh cái hạnh phúc mà anh hằng ước mong… Em cho phép anh tỏ nỗi lòng của anh đối với em. Mấy hôm nay trời ngập lụt, mà ngồi nhà nhớ em quá, phải đón ghe qua đây thì em hiểu là anh nhớ em đến mực nào.
- Em Bích Ngọc! Em Bích Ngọc của lòng anh, em có cho phép anh cưới em làm vợ không?
Bích Ngọc rùng mình. Nàng bỗng nghĩ đến cái hôn đường đột của Ấm Mạnh mà lòng tê tái.
Bích Ngọc nghĩ đến tiếng sáo cất lên lanh lảnh giữa đêm khuya tại ngôi vườn âm u của huyện Tích ở Mỹ Trang.
Tiếng sáo ấy sao lại du dương đến thế? Và tại sao khi nghe tiếng sáo ấy nét mặt huyện Tích lại thay đổi một cách lạ thường?
Bích Ngọc cứ nhìn ra ngoài mưa, không chịu nhìn huyện Tích.
Huyện Tích lại nói:
- Em có thể trả lời cho anh không? Em hãy nhìn anh đây, xem thử những lời anh nói với em có phải từ lòng thành thật của anh đối với em không?
Bích Ngọc quay lại nhìn huyện Tích với đôi mắt buồn rầu:
- Em biết là anh yêu em thành thực, nhưng…
- Nhưng thế nào? Em chưa thể trả lời liền cho anh được phải không? Thôi anh xin về, tuần sau anh sẽ đến, lúc ấy em sẽ trả lời cho anh. Anh để em suy nghĩ cho kỹ vậy.
Nói xong huyện Tích lặng lẽ đi ra, không đợi chào bà Hoàng và các cô gái kia.
Một lát sau,bà Hoàng cùng ba cô gái bước vào phòng, không thấy huyện Tích, chỉ thấy Bích Ngọc mặt mày nhợt nhạt, ánh mắt đăm chiêu.
Bà Hoàng hỏi Bích Ngọc:
- Có phải huyện Tích vừ ngỏ ý cầu hôn với con không?
Bích Ngọc thở dài:
- Dạ phải.
Mỹ Kim nổi giận nói:
- Trời ơi! Huyện Tích hỏi em làm vợ mà tại sao em lại nói bằng cái giọng thiểu não như sắp bị đem ra pháp trường như thế?
Bà Hoàng nhìn Bích Ngọc với cặp mắt van lơn. Thấy cặp mắt ấy, Bích Ngọc không đủ can đảm từ chối lời yêu cầu của huyện Tích nữa.
Bà Hoàng lại hỏi:
- Rồi con trả lời ra sao?
Bích Ngọc nói:
- Con chưa trả lời ra sao cả. Anh huyện Tích bảo một tuần nữa sẽ đến để được biết ý kiến của con.
Mỹ Kim thất vọng:
- Như thế mà không chịu nhận lời ngay còn đợi một tuần nữa.
Lan Chi nói:
- Đó là vấn đề hạnh phúc mà anh huyện Tích chỉ muốn được Bích Ngọc trả lời theo tiếng nói của quả tim, thì để tùy ý Bích Ngọc, can gì đến chúng ta?
Mỹ Kim trợn Lan Chi và nói:
- Can gì đến chúng ta à? Một chỗ xứng đáng như vậy mà không nhận lời, còn đợi gì nữa? Có phải như thằng Lê Cần thô bỉ của em đâu mà còn do dự.
Lan Chi thấy chị có vẻ giận dữ nên không nói gì nữa bỏ đi ra.
Bích Ngọc nhìn bà Hoàng hỏi:
- Hôm nọ mẹ có bảo với con rằng huyện Tích lúc trước có mang tiếng về một cuộc tình duyên dang dở nào đó phải không mẹ? Mẹ thử nhớ lại kể cho con nghe đi mẹ.
Bà Hoàng nói:
- Mẹ nhớ thế nào được khi câu chuyện ấy chỉ là do những thanh niên ghen ghét nhau thêu dệt ra! Con hỏi việc ấy làm gì?
Bích Ngọc cúi đầu làm thinh. Khi Bích Ngọc ngước mắt lên nhìn bà Hoàng, thì gặp ngay đôi mắt của mẹ nhìn nàng như van lơn, mong mỏi, đợi chờ…
Bích Ngọc nói:
- Hôm anh huyện Tích tới, mẹ bảo mấy chị con và em Bích Diệp tranh đi để con nói chuyện riêng với anh ấy một chút, mẹ nhé!
Bà Hoàng nói giọng âu yếm:
- Ừ, thì tùy con đấy!
Xong bà nói nho nhỏ như nói với mình:
- Huyện Tích con nhà dòng dõi mà lại biết cư xử như thế thật đáng quí.
Một tuần sau, Bích Ngọc đã sống những giây phút khó xử giữa tình yêu và bổn phận.
Đối với huyện Tích Bích Ngọc chỉ có lòng kính mến chứ không có tình yêu, vì Bích Ngọc đã trót trao linh hồn nàng cho Ấm Mạnh rồi.
Phải chi Ấm Mạnh đừng tỏ nỗi lòng chàng cho Bích Ngọc thì nàng sẽ không phải chịu nỗi dày vò này, mà nàng sẽ hoàn toàn yêu kính huyện Tích rồi.
Nhưng liệu Bích Ngọc có đủ sức từ chối tình yêu của huyện Tích không?
Đợi Ấm Mạnh ư? Vô lý lắm, vì Ấm Mạnh đã ra đi không một lời từ giã nàng kia mà.
Con người tệ bạc thế thì còn đợi chờ làm gì cho khổ.
Đợi chờ Ấm Mạnh để cho huyện Tích đau khổ thì bn có nỡ lòng nào.
Huống chi cảnh nhà bà Hoàng cần phải giải quyết sớm ngày nào hay ngày nấy.
Nàng chịu kết hôn với huyện Tích tức là nàng sẽ đem tờ di chúc kia ra ánh sáng để đem lại cho gia đình nàng cảnh giàu có sung sướng.
Mẹ nàng tuy không nói ra chứ trong lòng vẫn thầm cầu mong cho nàng nhận lời.
Than ôi! Cặp mắt hiền của mẹ! Cặp mắt ấy Bích Ngọc làm sao quên được.
Nàng phải nhận lời huyện Tích trong khi trong lòng nàng còn lởn vởn tình yêu đối với Ấm Mạnh, cái hôn của Ấm Mạnh còn ám ảnh, Bích Ngọc thấy nàng có lỗi nhiều với huyện Tích.
Có thể bảo rằng Bích Ngọc không xứng đáng với tình yêu tha thiết của huyện Tích, có thể bảo rằng Bích Ngọc giả dối, chịu làm vợ của huyện Tích để thoát khỏi cảnh nghèo túng của gia đình chứ thực lòng không yêu huyện Tích.
Sau cùng, Bích Ngọc tìm ra một giải pháp, Bích Ngọc sẽ nói ra tất cả với huyện Tích về những điều mà nàng thắc mắc, rồi tùy ý huyện Tích liệu sao thì liệu.
Hôm nay, đúng ngày huyện Tích trở lại, Bích Ngọc đã có ý định sẵn nên rất bình tĩnh.
Bà Hoàng thấy Bích Ngọc có thái độ bình tĩnh thì cũng hơi yên tâm.
Mười giờ, chiếc xe hơi của huyện Tích thắng ngay trong sân. Hôm nay trời đã nắng ráo sau bao nhiêu ngày mưa dầm dề. Huyện Tích đi chậm vào nhà, mặt cúi xuống có vẻ suy nghĩ.
Sau khi chào bà Hoàng và các cô gái huyện Tích đưa mắt nhìn Bích Ngọc.
Bà Hoàng vội tránh đi chỗ khác và Mỹ Kim cùng hai em cũng đi ra vườn.
Bích Ngọc thấy tim đập mạnh, giờ định đoạt đời nàng đã đến. Một lời nói của nàng sẽ
quyết định hạnh phúc của nàng, hay trái lại sẽ buộc đời nàng vào vòng hắc ám.
Huyện Tích nói:
- Hôm nay anh đến để xin em câu trả lời. Suốt tuần nay anh đã sống trong những giờ hồi hộp nhất. Thế nào, anh có thể làm người sung sướng không?
Bích Ngọc nói:
- Được anh để ý đến thật là may mắn cho em lắm. Em xin thành thật cám ơn anh.
Huyện Tích nói:
- Em không thành thật rồi! sao lại vẫn giọng nói khách sáo? Hay là em không tin anh?
Bích Ngọc nói:
- Không, em thành thật lắm chớ. Có thành thật em mới nói thế.
- Tại sao vậy?
- Em thấy lòng anh yêu em tha thiết, anh không ngại cảnh nghèo nàn của em, anh cũng không sợ gia đình em làm phiền luỵ, tất cả những cái đó làm em cảm kích lắm, nhưng xét kỹ lòng mình, với lòng chân thật của anh đối với em.
Huyện Tích hết sức ngạc nhiên thì Bích Ngọc lại nói:
- Em đã lỡ yêu một người khác trước khi gặp anh.
Huyện Tích chết điếng cả người, thấy cả đời mình sụp đổ một cách bất ngờ.
Một lát sau, với giọng đầy thất vọng, huyện Tích hỏi:
- Em Bích Ngọc! Em nói thật hay nói đùa đấy?
- Em nói thật.
- Thế người yêu em hiện giờ ở đâu?
- Người ấy đi xa rồi, không bao giờ trở lại.
- Người ấy có tỏ tình yêu với em chưa?
- Chưa bao giờ.
Huyện Tích thở ra một cách khoan khoái và hỏi tiếp:
- Còn em, em có tỏ tình yêu với người ấy lần nào chưa?
- Chưa hề.
Huyện Tích nở một nụ cười và nói:
- Thứ tình của em chỉ là thứ tình vu vơ, của các cô gái đương độ trăng tròn mà thôi, nó không sâu sắc hay có ý nghĩa gì, miễn bây giờ em có lòng yêu anh là được.
- Theo em thiết tưởng, một người con gái đi lấy chồng, phải đem về cho người chồng một tâm hồn và một thân thể trinh trắng. Nay tâm hồn em vẩn đục vì một hình ảnh xa xưa, em tự thẹn là có lỗi với anh nhiều lắm.
Huyện Tích hết sức cảm động trước sự thành thật của Bích Ngọc. Huyện Tích thấy tràn đầy hy vọng bởi sự lo ngại của Bích Ngọc không nghĩa lý gì với chàng cả.
Huyện Tích nói:
- Nếu sự lo ngại của em chỉ cóthế thì anh không có gì là trở ngại cả.
Bích Ngọc nhìn huyện Tích tỏ vẻ cám ơn:
- Anh tin chắc lòng anh chớ? Sau này anh không ăn năn chớ?
Huyện Tích đưa tay ra và nắm chặt bàn tay xinh xắn của Bích Ngọc.
- Anh xin hứa lời danh dự.
Bích Ngọc cảm động nói nho nhỏ:
- Cảm ơn anh.
Huyện Tích nói:
- Em vô mời bác ra anh thưa chuyện. Anh muốn biết ý kiến của em trước rồi mới ngỏ lời cùng bác.
Bích Ngọc sung sướng chạy vào mời mẹ ra.
Thấy vẻ mặt của Bích Ngọc tươi tắn, bà Hoàng biết Bích Ngọc đã nhận lời nên vội vàng đi ra.
Huyện Tích trình bày với bà lời cầu hôn xin cứơi Bích Ngọc.
Huyện Tích xin để cho chàng sửa lại ngôi nhà sụp đổ, may sắm áo quần và đồ nữ trang cho Bích Ngọc, đưa trước cho bà một số tiền để lo sắm áo quần cho các cô gái.
Bà Hoàng nhận lời huyện Tích. Bà không nói gì về tờ di chúc và sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của huyện Tích.
Từ hôm ấy, không khí trong Lầu Tỉnh Mộng thay đổi hẳn. Sự thất vọng không còn đè ép lên vai bà Hoàng và các cô gái.
Nhưng người vui nhất trong căn nhà này là ông Đảnh. Ông có lòng quí mến Bích Ngọc, nên thấy Bích Ngọc sắp được làm bà huyện, chủ một gia tài lớn, ông sung sướng lắm. Ông cứ nói thầm một mình.
- Thật ông trời có mắt. Người nết na hiền lành như Bích Ngọc gặp huyện Tích là phải.
Huyện Tích muốn cưới gấp trước tết, vì cảnh nhà của huyện Tích quá đơn chiếc. Bà Hoàng cũng bằng lòng.
Hôm nay thì ngôi nhà sụp đổ đã được sửa lại xong. Ngoài ngôi nhà giữa, còn cất thêm hai cái chái rộng, mỗi chái một phòng sáng sủa mát mẻ.
Cái nhà ngang cũng được lợp lại và nhà bếp thì nới rộng ra không còn lụp xụp chật hẹp như trước nữa.
Cây trong vườn cũng được chặt các cành khô héo rườm rà. Vẻ trầm uất không còn nữa mà ai cũng trầm trồ khen khu vườn mát mẻ.
Giờ đây các bạn bè của bà Hoàng đã lại lui tới thăm hỏi bà. Người ta chưa hiểu tại sao bà Hoàng lại có tiền để sửa sang nhà cửa, nhưng điều đó không quan hệ lắm, miễn là bà Hoàng đừng vay mượn, là họ không tránh mặt nữa. Trong số người lui tới, cũng có hạng người tò mò, đến để dọ thử tại sao bà Hoàng có tiền.
Khi thiên hạ biết bà Hoàng sắp gả Bích Ngọc cho huyện Tích thì họ lại nói với nhau:
- Huyện Tích thế mà dại, bỏ của ra để bảo bọc cái gia đình của bà Hoàng thì mấy cho vừa. Chưa chi nội tiền sửa nhà và may sắm cho các công nương cũng ngót nửa gia tài của huyện Tích rồi.
Người ta cười huyện Tích dại, người ta bảo bà Hoàng dùng sắc đẹp của con gái đê?
đánh đổ huyện Tích.
Ngày cưới sắp đến. Bà Hoàng viết thư cho Tùng biết… Tùng liền đánh dây thép về bảo mẹ là sẽ về trong ngày cưới của Bích Ngọc.
Bà Hoàng hiểu ngay vì lẽ gì mà Tùng về gấp trong lễ cứơi. Tùng về để chia gia tài theo tờ di chúc bí mật.
Các bà con của bà Hoàng cũng kéo nhau về thăm hỏi lăng xăng, ngôi nhà ấy trở nên náo nhiệt vui vẻ. Ngày nào cũng có xe hơi đậu trước cửa. Thật thấy tình đời mà ngán. May là họ chưa biết sự bí mật của tờ di chúc, họ mà biết thì sự vồn vã còn gấp trăm ngàn lần nữa.
Cái ngày long trọng ấy đã đến!
Tùng ở Pháp vừa về đến. Bà Hoàng và các con mừng rỡ không sao tả được.
Bà con gần xa đều tựu về đông đủ, sang trọng, đài các. Xe cộ rần rần, nườm nượp ra vào Lầu Tỉnh Mộng!
Theo lời yêu cầu của huyện Tích, bà Hoàng mời các vị giữ sổ bộ đến tận nhà để làm hôn thú. Và một tiệc cưới linh đình mở tại “Lầu Tỉnh Mộng” đãi cả họ nhà trai cũng như họ nhà gái.
Thôi thì không thiếu một món bánh nào. Các món ăn do các bà trong hoàng tộc nấu nướng thì thật không thể nào chê được.
Các cô tiểu thư áo quần lòe loẹt, xinh đẹp lộng lẫy như tiên. Các cô gái đã đẹp lại có đồ chưng diện lại càng đẹp bội phần, bà Hoàng nhìn các con sung sướng.
Ông Đảnh không còn mặc cái áo “tứ mùa” nữa mà xúng xính trong bộ đồ lụa vàng, hãnh diện sắp đặt công việc như người quản gia tin cẩn.
Đúng mười giờ họ nhà trai đến. Mọi người đang chú ý tờ hôn thơ hôn thú, thì ngoài cửa một chiếc xe hơi Huê Kỳ chầm chậm tiến vào giữa sân.
Ai nấy đều ngó ra sân. Trên chiếc xe bước xuống một ông khách rất sang tay ôm một cái cặp da to tướng, theo sau là một người thư ký cũng ôm một chiếc cặp da.
Ông khách này đi vào nhà chào bà Hoàng và mọi người rồi ung dung lại ngồi vào bàn tiệc không nói năng gì cả.
Mấy người khách thì tưởng đó là người đi dự đám cưới như họ, còn bà Hoàng cùng các cô gái thì lại tưởng đó là khách của họ nhà trai.
Hôn thơ hôn thú ký xong, huyện Tích đứng lên trước mặt mọi người đeo vào ngón tay áp út của Bích Ngọc chiếc nhẫn kim cương.
Bích Ngọc sung sướng đưa mắt nhìn huyện Tích thì bỗng huyện Tích tái hẳn. Huyện Tích quay đi chỗ khác, không dám nhìn Bích Ngọc, người chàng run lên…
Lúc bấy giờ mọi người đang sắp sửa ngồi vào bàn tiệc nên không ai để ý tới nét mặt thay đổi thình lình của huyện Tích.
Bích Ngọc nhớ lại tiếng sáo, cái tiếng sáo lảnh lót giữa đêm khuya tại Mỹ Trang đã làm cho huyện Tích cũng có nét mặt lo ngại như lúc chàng đeo nhẫn kim cương vào ngón tay nàng.
Lòng Bích Ngọc se lại...
Khi ai nấy ngồi vào bàn tiệc, ông khách lạ đi chiếc xe hơi đến sau liền đứng lên, hướng về phía bà Hoàng và Bích Ngọc nói:
- Tôi, chưởng khế Hồ Văn hôm nay lấy làm hân hạnh đến đây để làm cái sứ mạng của đức ông đã giao phó cho tôi trên mấy chục năm trời nay.
Trong lúc mọi người kinh ngạc thì Hồ Văn mở cặp da rút ra một xấp giấy và nói:
- Xin mời cụ và cô Bích Ngọc, tức là vị công nương đã kết hôn với huyện Tích, đọc tờ di chúc của đức ông và cho phép tôi kê khai số tiền chia ra cả vốn lẫn lời.
Bà Hoàng run rẩy chưa kịp đứng lên, còn Bích Ngọc nãy giờ cứ ngồi suy nghĩ về thái độ lạ lùng độtngột của huyện Tích, nên không để ý gì đến chúc thư cả.
Tùng thấy thế liền đứng lên nói:
- Tôi xin phép chưởng khế cho tôi đọc thế mẹ và cô em tôi.
Hồ Văn ưng thuận, và bà Hoàng cũng nói:
- Được, con đọc thay cho mẹ vậy.
Khi Tùng xem qua các giấy tờ, số tiền gia tài là một triệu, thêm vào đó sáu căn nhà, mỗi cô gái có chồng được ở ngay một căn, hai cái kia là của bà Hoàng và của Tùng, chỉ có quyền ở khi các cô gái đều có chồng cả rồi.
- Số tiền một triệu trong hai năm nay đã có một số lời không phải nhỏ. Số tiền ấy chia ra làm sáu phần đúng như lời hứa trong chúc thư.
Tùng xem xong, chưởng khế Hồ Văn liền đến trước mặt Bích Ngọc trao cho nàng một phong bì, nghiêng mình lễ phép nói:
- Tôi xin vâng lệnh của đức ông khi người sắp chết,trao cho công nương số tiền hồi môn và cầu chúc cho công nương gặp nhiều điều may mắn trong cuộc tình duyên mà công nương đã dè dặt chọn lựa.
Bích Ngọc đứng lên đưa tay ra nhận, vẻ mặt không hề thay đổi, cúi chào Hồ Văn mà không nói một lời nào.
Rồi Bích Ngọc đi ngay ra chỗ huyện Tích ngồi và nói với một giọng đầy cảm động:
- Em xin tặng anh số gia tài này để chúng ta cùng hưởng.
Huyện Tích đứng lên nhìn Bích Ngọc, tươi cười:
- Em hãy cất lấy. Em có trọn quyền sử dụng số tiền ấy. Trước khi ngỏ lời cưới em, anh không biết đến tờ di chúc, đến câu chuyện gia tài, thì anh biết anh cất cũng chả ích gì.Nhưng anh cũng xin thành thật cảm ơn em đã nghĩ đến anh, tin lòng anh.
Gian phòng nãy giờ im lặng bỗng trở nên ồn ào và mọi người bàn tán xôn xao…
- Chà, bà Hoàng nhờ gả con gái mà trở nên giàu có.
- Huyện Tích thế mà tốt số.
- Có tốt mới có cái của hồi môn bất ngờ đó chớ!
- Thế còn tiền bỏ ra sửa nhà cửa là của ai?
- Của hyện Tích chứ của ai nữa!
Nhưng bên trong có ai hiểu rõ chuyện nhà của bà Hoàng đâu.
Việc sửa lại ngôi nhà đành rằng do huyện Tích đề sướng ra, nhưng tiền sửa chữa cũng như tiền lo đám cưới cho Bích Ngọc, theo lời chúc thư thì chưởng kế sẽ tính lại cho bà Hoàng, vì đức ông có dự định một số tiền riêng về khoản này.
Bữa tiệc hôm ấy thật vui vẻ, bất ngờ. Những người trước kia xem thường bà Hoàng thì nay đã thay đổi thái độ.
Trước số tiền to được được hưởng thình lình, Lan Chi và Bích Diệp chỉ thóang đôi chút mừng, có lẽ hai nàng mừng vì thấy bà Hoàng không còn sống trong cảnh thiếu thốn nữûa.
Trái lại Mỹ Kim khi nắm số tiền trong tay thì ăn nói bô bô không còn coi ai ra gì nữa. Với các cô bạn gái trước kia đã khinh mình, Mỹ Kim nói:
- Giờ đây thì ta tha hồ mà xài!
Với người lớn tuổi hơn, Mỹ Kim nói:
- Để xem ai giàu ba họ, ai khó ba đời!
Các bạn trai hỏi ý kiến Mỹ Kim bao giờ mới chịu lập gia đình thì Mỹ Kim nói:
- Việc hôn nhân mà không có ái tình thì không có nghĩa lý gì. Có tiền chán vạn người chìu lụy. Chỉ khổ cho mình chọn lựa mà thôi.
Huyện Tích nghe Mỹ Kim nói thế, trong lòng không khỏi chán ngán.
Khi sắp lên xe về nhà với Bích Ngọc, huyện Tích chào Mỹ Kim nói:
- Tôi xin chúc chị gặp được duyên may phận đẹp.
Mỹ Kim quên rằng huyện Tích đã là vị cứu tinh của gia đình mình, nàng nói với giọng đầy kiêu bạc:
- Tôi chớ có phải Bích Ngọc đâu mà nhận lời làm vợ của một người mình không yêu…
Huyện Tích thấy tim mình se lại…