Lan Chi đặt tờ báo đang xem xuống, thở dài rồi ngồi thừ người suy nghĩ.
Mỹ Kim thấy thế hỏi:
- Em đọc cái gì mà có vẻ suy nghĩ buồn chán như thế?
Lan Chi vội nói:
- Có gì đâu, mùa hè sắp đến, ở Thần Kinh người ta đang tổ chức những cuộc du lịch từ Huế vào Nam đó chị ạ.
- Thế sao khi đọc cái tin ấy em lại thở ra?
Lan Chi nói:
- Em nghĩ rằng có những cuộc du lịch thích thú như thế mà mình đi không được nên em buồn chớ sao đâu.
Mỹ Kim vừa nhả khói thuốc vừa nói:
- Thì ai cấm em đỉ Có phải như ngày trước đâu? Ngày trước mình không tiền. Đồng tiền là chúa tể của loài người mà! Em bỏ tiền ra rồi muốn đi Nam hay Bắc gì chả được. Chuyện gì mà buồn, chớ chị thì chị chả thích đi du lịch theo lối đó. Đi chung với những người mình không quen biết chán chết. Lại đi đây đi đó thì vất vả, chị không quen đâu. Họa may sau này, có chồng có chiếc xe nhà, chị đi hưởngtuần trăng mật với chồng thì được.
Lan Chi nói:
- Đợi đi hưởng tuần trăng mật với đức lang quân thì đời nào biết đó biết đây, em muốn đi du lịch cho biết, nhưng sợ mẹ không chọ Kỳ trước em xin đi Pháp với anh Tùng, mẹ tỏ vẻ buồn nên em phải ở nhà đó chị.
- Đi Pháp khác chớ, còn đây ra Bắc hoặc vào Nam độ mươi ngày là về, chắc mẹ cũng cho em đi chớ lẽ nào.
Lan Chi nói:
- Để mai em thưa với mẹ thử.
Sáng hôm sau Lan Chi đem ý muốn đi du lịch ra thưa với mẹ.
Lan Chi nói:
- Người ta có tổ chức một đoàn du lịch vào Nam, Con xin mẹ cho con gia nhập đoàn ấy để vào Nam rồi nếu thuận tiện, con lên Cao Miên viếng Đế Thiên Đế Thích. Con chỉ đi độ một tháng, ở nhà, thỉnh thoảng em Bích Diệp ở trường về và Bích Ngọc ở Mỹ Trang lên thăm mẹ, mẹ đừng buồn nhé.
Bà Hoàng nói:
- Ừ, thì con cứ đi chơi, nhưng con gái mà đi xa, lại đi chung với những người con chưa từng quen biết, con nên cẩn thận giữ mình con nhé.
Lan Chi mừng rỡ nói:
- Dạ, con cũng đã lớn, việc đi đứng con xin cẩn thận, mẹ không nên lo nghĩ.
Được mẹ cho phép, Lan Chi liền sửa soạn đến phòng du lịch để ghi tên.
Người đứng ra tổ chức cuộc du lịch ấy là hai vợ chồng thương gia Nguyễn Ngọc Phan, có tiếng là người đứng đắn. Ông bà Phan đã lớn tuổi được nhiều người tín nhiệm nên số người ghi tên cùng đi du lịch rất đông. Khi Lan Chi đến thì số người ghi đã hơn hai chục rồi.
Lan Chi đọc bản kê tên tuổi những người bạn đường, thấy có hai cụ già ngoài năm mươi tuổi, mười người thanh niên, vừa công chức vừa học sinh, bốn thiếu nữ cùng đi với mẹ.
Lan Chi thấy có các cô thiếu nữ thì mừng lắm, Lan Chi sẽ có bạn gái để trò chuyện dọc đường.
Sau khi đóng tiền lộ phí, Lan Chi trở về nhà lo sắm sửa đồ đạc.
Đúng ngày giờ đi, Lan Chi mang hành lý ra ga để nhập đoàn. Lan Chi được bà Phan giới thiệu với các bạn gái.
Bốn bạn gái của Lan Chi đều trạc tuổi của Lan Chị Cô Mỹ Lệ làm cô đỡ tại bện viện Huế, là một thiếu nữ cao lớn, vui vẻ, tuy không đẹp nhưng rất duyên dáng, ăn mặc thì cẩn thận lắm.
Cô Tố Ngọc, ái nữ của một bà huyện sang trọng và đẹp như một công chúa.
Cô Cẩm Hương người bé nhỏ, gầy còm nhưng có cặp mắt rất sắc sảo.
Cô Hồng, sinh viên vừa đậu bằng thành chung được cha mẹ thưởng cho đi du lịch trước khi cô xin bổ nhiệm vào công sở.
Lan Chi làm quen với các bạn và đã trong vài giờ họ đã thân ái nhau vì tuổi thanh niên dễ kết bạn lắm.
Chỉ có Lan Chi là đi một mình, bốn cô kia đều có mẹ đi theo.
Bà Phan cũng giới thiệu Lan Chi với các bạn trai trong đoàn và Lan Chi vui vẻ tiếp chuyện với họ không e lệ rụt rè như các cô bạn khác.
Tàu chạy qua đèo Hải Vân, Lan Chi ngồi nhìn mấy doanh trên chót núi và nghĩ đến câu.
Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu gành đá ngẫm thân thêm buồn.
Nhưng có lẽ cặp mắt Lan Chi đã say sưa trước cảnh đá bạc, một danh lam thắng cảnh trên đường Huế đi Đà Nẵng. Sóng đánh vào các gàng đá, làm tung toé nước biển một màu trắng bạc, trông đẹp mắt không sao tả được.
Đến Đà Nẵng đoàn du lịch đi viếng thành phố, bãi bể và thăm núi Ngũ Hành Sơn. Xong đoàn du lịch lại lên đường ghé Hội An, Quãng Ngãi để rồi đi Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết và sau cùng đến Sài Gòn.
Một hôm trong lúc đi viếng Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, Lan Chi đứng nhìn Phú Hải, buộc miệng khen:
- Chà cảnh đẹp quá, ai có ý tưởng dựng nên ngôi nhà này ít ra cũng là một thi sĩ.
Bỗng sau lưng Lan Chi có tiếng nói:
- Cảnh đẹp quá cô nhỉ? Nhưng sao bỏ hoang như thế này uổng quá. Giá mà tôi được một ngôi nhà như thế này thì tha hồ mà đọc sách.
Hai tiếng đọc sách đã làm cho Lan Chi chú ý đến chàng thanh niên đang nói chuyện với nàng.
Đó là một giáo viên có cái tên rất hiền hậu như vẻ mặt của chàng! Thiện.
Từ hôm đi du lịch đến nay, Lan Chi thường để ý đến Thiện, thấy Thiện ít nói chuyện với các bạn bè chỉ thích đọc sách. Thiện lại ăn mặc rất giản dị có vẻ là nhà nghèo. Nhưng những cử chỉ và lời nói của Thiện thì lại tỏ ra là một người biết lễ độ.
Đối với Lan Chi Thiện luôn luôn chàiện lẽ mình bị đau đầu hay ho tắt tiếng, rồi nằm nhà ủ rũ như một người chán đời.
Bao nhiêu việc đi đây đi đó đều trút hết cho Bích Ngọc.
Thậm chí mấy hôm nay trời mưa tầm tã, thành phố Huế đang bị ngập trong cảnh lụt lội, các bạn hàng không đến mua lá chuối, trái cây được, nên tiền đong gạo cũng hết, mà Mỹ Kim vẫn không rời khỏi cái lò sưởi ấm áp, cái khăn chòang len to ấm.
Kỳ tiền gửi qua Pháp cho Tùng đã đến,bà Hoàng lo đến mất ăn, mất ngủ, Bích Ngọc thấy thế cũng đứng ngồi không yên.
Lan Chi bàn với mẹ bán miếng đất trong thành để lấy tiền xài qua mùa đông,ra xuân trời tốt hãy hay.
Ban đầu bà Hoàng do dự vì đất trong thành là vật có giá cuối cùng của bàa, bán nó rồi là hết, sau này túng không còn biết cầm bán cái gì nữa cả. Nhưng Lan Chi, Bích Ngọc nói mãi bà mới bằng lòng.
Bà sai Bích Ngọc về Thanh Thủy, nhờ người cậu họ cùng đi với Bích Ngọc đến thương lượng với người mướn đất bấy lâu nay để bán cho được giá.
Mặc dù trời mưa không ngớt, đường sá lầy lội đến gối, Bích Ngọc vẫn phải mang chiếc tơi ra đi với vẻ mặt vui tươi.
Bích Ngọc đi rồi, mấy mẹ con xúm quanh lò sười, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng không ai nói gì với ai.
Bích Ngọc có hứa với mẹ là nàng sẽ đi hai hôm dù có thế nào cũng ráng đem tin lành về cho mẹ.
Vì thế chiều nay, bà Hoàng đã sống trong cảnh chờ đợi đã hai ngày nên mới thấy sốt ruột.
Bà càng sốt ruột hơn khi thấy Mỹ Kim cứ ra vào ngong ngóng ngoài đường, thỉnh thoảng lại cất tiếng nói vang nhà:
- Gớm, Lan Chi làm gì mà cứ ngồi thừ ra như vậy. Thử nói ra vài câu gì đó cho không khí trong gian phòng dễ thở coi. Sự im lặng tĩnh mịch cũng có thể giết người được. Ngoài trời mưa gió, trong lòng ta cũng mưa gió không ngừng. Than ôi! Cuộc sống cứ thế này kéo dài thì không khéo chưa đến ba mươi tuổi, tóc đã bạc, răng đã long, cái thú trần gian còn gì đáng kể.
Mỹ Kim có một lối nói văn hoa đài các. Nàng mà mở miệng ra là chọn lọc nói sao để cho mọi người để ý, nhưng trong bốn vách tường sụp đổ này còn ai có thời giờ mà để ý tới giọng nói văn chương khách sáo ấy làm gì.
Mỹ Kim nói chán lại ngâm thơ:
- “Đời đáng chán hay không chán?”
Rồi dằn từng tiếng, nàng nói:
- Lầu Tỉnh Mộng!Chà cái tên nghe thật là mộng ảo. Phải lắm chớ! Không tỉnh mộng sao được? Cứ đói rách thế này thì mộng gì mà không tỉnh!
Bích Diệp nãy giờ ngồi yên nghe chị nói,thấy thế bèn lên tiếng:
- Chị Mỹ Kim ơi! Chị đã sành thơ sao chị không ngâm câu: “Khóc than rên xiết là hèn” hả chị?
Mỹ Kim đã quạu sẵn, nghe em nói thế hét lên:
- Mỗi người mỗi tư tưởng, ai có quyền cấm ai nghĩ theo ý nghĩ của mình?
Lan Chi ôn tồn:
- Chị hãy chịu khó đọc sách cho qua thì giờ có hơn không? Ngồi không sẽ buồn chí, chị ạ!
Mỹ Kim càng giận dữ:
- Ai muốn đọc sách cứ đọc. Tôi không thích đọc sách. Mà đọc làm quái gì? Việc đời còn khối chuyện giả dối,nữa là những chuyện trong sách? Láo toét cả… Đọc nhiều càng ngu thì đọc làm gì?
Thấy các con cãi vã, bà Hoàng thở dài, nhắm nghiền đôi mắt mệt nhọc lại. Bà khẽ đưa tay kéo chiếc khăn quàng phủ kín đôi vai. Tiếng thở dài của bà có lẽ đã làm cho các cô gái im lặng.
Mỹ Kim nói:
- Thôi, để chị đi đón Bích Ngọc chứ cứ ngồi mãi thế này, chịu sao nổi?
Mỹ Kim rút chiếc lược trong túi, cái lược không bao giờ rời khỏi nàng, chải lại mái tóc cho nó xòe thêm trên trán, rồi lấy chiếc nón lá đội vào. Mỹ Kim đi ra ngoài.
Mỹ Kim đi rồi, bà Hoàng mắt vẫn nhắm nghiền nói:
- Chẳng biết Bích Ngọc đi thương lượng thế nào mà mãi bây giờ vẫn chưa về, mẹ đâm ra sốt ruột rồi.
Một sự im lặng lan khắp gian phòng lạnh lẽo.


Chương 7
MƯU SÂU

Lan Chi thấy em khóc, trong lòng thương xót quá đưa tay ra lau nước mắt cho em và nói:
- Từ ngày chị về đây, chị hiểu là em không được sung sướng. Chị toan hỏi nhưng lại thôi.
Em buồn lắm phải không? Người khách nào vừa mới đến đó? Và chị nghe hình như huyện Tích lái xe đi đâu khi nãy kia mà.
Bích Ngọc ngồi dậy cố gượng vui nói:
- Chuyện của em dài dòng lắm nói ra chỉ làm cho chị khổ mà thôi,ích gì. Em sợ mẹ hay, thêm lo nghĩ cho em thì em đắc tội với mẹ nữa.
Bích Ngọc nói xong lại cuối đầu lặng thinh.
Lan Chi nói:
- Em nên cho chị biết, may ra chị có thể an ủi em một phần nào hay không? Chị không bao giờ nói cho mẹ biết đâu.
Bích Ngọc liền kể cho Lan Chi nghe từ thái độ thay đổi của huyện Tích sau ngày cưới đến câu chuyện của Ngọc Lan Hương và những lời mà Ấm Mạnh vừa nói với nàng về chuyện huyện Tích có vợ.
Nghe xong Lan Chi nói:
- Em đã yêu huyện Tích thì em nên tin chồng.Theo chị thì một người như huyện Tích không bao giờ lại hèn hạ như thế. Chẳng qua vì miệng đời ganh tị mà đồn đãi thế thôi. Còn như việc huyện Tích có vợ rồi, em càng không nên nghĩ đến nó.Huyện Tích không phải là người tệ bạc. Nếu chàng đã có vợ mà đã bỏ vơ ïthì tin chắc rằng trong việc đó phải có một nguyên nhân nào đó mà người ngoài không thể thấu hiểu được em à.
Về câu chuyện của Ngọc Lan Hương, em nên tin lời huyện Tích,đừng nghĩ vẫn vơ làm gì. Sự nghi kị làm khổ con người ta nhiều lắm.
Còn về vụ gia tài nếu bảo huyện Tích biết được tờ di chúc bí mật thì nhất định chị không tin rồi.
Huyện Tích nếu có ý vì vụ gia tài thì chàng ta có đời nào đợi đến khi gặp em ở Mỹ Trang mới tìm đến Lầu Tỉnh Mộng. Huyện Tích nếu muốn thì đã đến lâu rồi, có lẽ trước ngày “Lầu Tỉnh Mộng” sụp đổ điêu tàn kia phải thế không em?
Huống chi huyện Tích giàu có, ruộng đất thiếu gì mà đi toan tính lấy em.
Bích Ngọc nghe chị nói, trong lòng thấy nhẹ bớt đôi phần.
Lan Chi lại nói:
- Ấm Mạnh thật quả là người không biết điều, chàng ta về đây với mục đích gì, ngoài việc nói xấu huyện Tích để phá hoại hạnh phúc gia đình em.
Bích Ngọc làm thinh, nàng đã kể hết cho Lan Chi nghe, nhưng nàng đã dấu diếm về chuyện trước kia Ấm Mạnh đã hôn nàng và tình yêu của Bích Ngọc đối với Ấm Mạnh ngày xưa… Bích Ngọc cũngdấu không cho chị hay về câu chuyện tâm tình mà Ấm Mạnh vừa tỏ với mình.
Nhưng Lan Chi là người thông minh, nàng nàng đoán biết Bích Ngọc trước kia đã yêu Ấm Mạnh,giữa hai người đã xảy ra chuyện gì rồi, Bích Ngọc đợi mãi không được đành phải nhận lời huyện Tích để cứu vãn tình thế gia đình.
Lan Chi hiểu rằng ngày nay chàng ta quay về để phá rối hạnh phúc gia đình của huyện Tích và đồng thời cũng toan tính cướp lại tình yêu của Bích Ngọc và hưởng cái gia tài mà nàng vừa thừa kế.
Ấm Mạnh tuy trước kia có thương Bích Ngọc thật nhưng thấy nàng nghèo nên không cưới. Đến khi nghe Bích Ngọc giàu tiếc tình tiếc của nên mới quay trở về.
Lan Chi hiểu lắm nhưng nàng không nói ra cho Bích Ngọc biết.
Lan Chi chỉ nói thêm:
- Em đã yêu chồng thì phải tin chồng. Là một người đàn bà Việt Nam em phải nhớ câu:
“Trăm năm trăm tuổi, may rủi một chồng.
Nào ai thêu phụng ve õrồng mặc ai”
Bích Ngọc nói:
- Chị tưởng em nghe lời Ấm Mạnh sao? Có điều em thấy lòng em buồn buồn chị ạ. Phải chi huyện Tích đừng hờ hững với em.
Lan Chi nói:
- Em nên tìm hiểu xem có làm điều gì cho chàng phiền lòng không? Nhưng chị thấy huyện Tích hết sức chu đáo với em kia mà.
Bích Ngọc nói:
- Vâng huyện Tích vẫn chiều chuộng săn sóc em, nhưng thật sự không còn yêu em như ngày chưa cưới chị ạ.
Lan Chi nói:
- Một nhà văn bảo: “Thời gian là ngưới bạn trung thành của tình bạn, nhưng thời gian lại là kẻ thù đáng sợ của ái tình”.
Khi còn là một ý trung nhân, cái tình nó khác, êm ái say sưa mơ mộng, nhưng khi đã thành vợ chồng rồi, nó lại bình thản chứ sao còn nồng nàn như cũ nữa.
Bích Ngọc đang buồn bỗng bật cươiø và tự nhủ thầm:
- Lan Chi làm sao hiểu được ái tình là gì? Lan Chi chưa yêu và chưa được yêu, mặc dầu Lan Chi lớn tuổi và là chị của Bích Ngọc.
Chưa yêu mà nói chuyện tình cảm thì khác nào các anh thầy bói mù xem voi... Chuyện tình mà Lan Chi nói chỉ dựa vào sách vở. Mà đã là sách vở thì chắc gì đã trúng. Các ông văn sĩ nói chuyện tình ái theo sự tưởng của họ, khác nào anh thầy bói bảo con voi giống cây quạt vì họ sờ nhằm cái lỗ tai to tướng của nó.
Thấy em cười Lan Chi cũng cười theo, nói:
- Thôi đừng buồn nữa, chúng ta đi xuống bếp xem chị bếp nấu nướng ra sao nhé...
Hai chị em đi ra, cô chị choàng tay lên cổ cô em một cách thân mật.
Bữa cơm hôm đó lặng lẽ trôi qua một cách tẻ nhạt. Thỉnh thoảng Ấm Mạnh mới nói chuyện với Lan Chi mà thôi.
Aên xong, huyện Tích nói với Bích Ngọc:
- Anh lại sắp đi Đà Nẵng năm hôm để lo công việc cho công ty trong ấy. Chuyến đi này anh ít lo ngại vì đã có chị Lan Chi ở nhà với em.
Quay lại Lan Chi, huyện Tích nói:
- Chị bớt đọc sách một tí nha chị, để thì giờ trò chuyện với vợ em cho vui, độ năm ngày em sẽ về và tặng chị một tủ sách khác.
- Dượng định lo lót cho tôi chứ gì? Ừ, dượng có việc cứ đi, đã có tôi ở nhà Bích Ngọc cũng không buồn đâu. Có điều dượng đi, lấy ai tiếp ông Ấm Mạnh.
Lan Chi muốn tỏ cho Ấm Mạnh hiểu rằng một khi huyện Tích đi khỏi, Ấm Mạnh cũng nên rời khỏi Mỹ Trang. Chớ còn ở lại làm gì nữa khó coi lắm.
Nhưng Ấm Mạnh chắc là có ý muốn ở lại Mỹ Trang nên trơ trẽn nói:
- Cô Lan Chi định đuổi khách à, mai mốt cô có gia đình ai còn dám đến thăm cô nữa? Anh Tích với tôi là chỗ thân tình, tôi có khác nào em ruột anh Tích, anh có việc cứ đi, tôi cần nghĩ. Tôi đi theo anh, sẽ làm trở ngại công việc làm ăn của anh chớ ích gì.
Huyện Tích nghe thế cũng nói:
- Em Bích Ngọc và chị Lan Chi đừng ngại, tôi và Ấm Mạnh thân nhau từ nhỏ.
Huyện Tích nói có vẻ mỉa mai, nhưng Ấm Mạnh cứ làm lơ.
Huyện Tích đi rồi, Bích Ngọc và Lan Chi suốt ngày cứ ở trong phòng nói chuyện hoặc đọc sách.
Chỉ có bữa cơm là ba người ở trong phòng ăn, trao đổi vài câu khách sáo, và Ấm Mạnh cố tìm cơ hội để nói chuyện với Bích Ngọc, nhưng cứ bị Lan Chi có mặt ở đó nên đành bó tay bất lực.
Hôm nay là đêm rằm, trăng sáng. Sau bữa cơm Bích Ngọc đã toan về phòng như mọi hôm nhưng Lan Chi cư ùnén ngồi nghe Ấm Mạnh kể một câu chuyện mà chàng vừa đọc của một tác giả người Anh, Bích Ngọc cũng đành ngồi lại nghe.
Trong lúc ấy ở dưới nhà sau, có tiếng lào xào, một lát chị bếp lên thưa với Bích Ngọc:
- Thưa bà, ông con trước khi đi có dặn hôm nay kêu người đến làm gạo. Bà cho mở kho lấy lúa để họ xay giã.
Bích Ngọc nói:
- Tôi sẽ xuống ngay bây giờ.
Bích Ngọc quay lại nói với Lan Chi và Ấm Mạnh:
- Hôm nay, ta sẽ được nghe một cuộc hát hò thích thú lắm. Cứ thường lệ, có trăng sáng thì mấy người lối xóm qua giã gạo dùm và đua nhau hát ví vui làm sao!
Lát nữa chúng ta ra trước thềm hoa ngồi cho mát và cũng để nghe họ hát.
Lan Chi nói:
- Thế thì thích lắm.
Ấm Mạnh có vẻ không thích, nói:
- Cái ví hát lối ở thôn quê, ai cũng thích nhưng tôi chả thích tí nào.
Tuy nói thế, nhưng khi Lan Chi và Bích Ngọc ra ngồi trước thềm hoa Ấm Mạnh cũng ra theo.
Thình lình Ấm Mạnh hỏi Bích Ngọc:
- Bích Ngọc có thấy thái độ của huyện Tích khi tôi hỏi anh ta về chuyện buôn bán lổ lã và chuyện hôn nhân của anh ta trước kia không?
Bích Ngọc nói:
- Sao anh cứ nói chuyện ấy với tôi làm gì? Tôi không muốn nghe nữa mà.
- Sao Bích Ngọc không muốn nghẻ Hạnh phúc của Bích Ngọc có liên hệ đến chuyện ấy lắm chứ...
Bích Ngọc nên nhớ rằng người đàn bà Việt Nam ngày hôm nay không còn bị ràng buộc một cách tàn nhẫn trong cái vòng lễ giáo cũ kĩ nữa. Bổn phận! Đành rằng ai cũng có bổn phận nhưng bổn phận phải đi đôi với hạnh phúc chớ! Hy sinh vô nghĩa chỉ có hạn người mù tối mà thôi.
Lan Chi nghe nhưng lời nói trái tai của Ấm Mạnh, toan trả lời thì Bích Ngọc đã nói trước:
- Con người ta ở đời khác hơn loài vật ở chỗ biết bổn phận của mình, người nào làm tròn bổn phận thì tâm hồn của người ấy sẽ được yên ổn, mà tâm hồn yên ổn thì mới sung sướng được. Chỉ có hạng ngườiï tính hơn thua tròn méo là khổ sở mà thôi.Cảnh tôi bây giờ như ván đã đóng thuyền ai nói ra nói vào không còn quan trọng nữa...
Ấm Mạnh cười lạt nói:
- Bích Ngọc đừng nói thế để sau này phải ăn năn.
Bích Ngọc làm thinh...
Trong lúc ấy tiếng một cô giã gạo cất lên lãnh lót:
'Tiếc gì một miếng trầu cay?
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào rả'
Bích Ngọc lắng tai nghe giọng hát lảnh lót ấy, lòng thấy ngậm ngùi không nguôi.
Ấm Mạnh có lẽ cũng đã nghe câu hát vừa có ý trách móc vừa có ý cảnh tỉnh người yêu cũ ấy, nên chàng bỉu môi nói lớn:
- Cảnh yên phận… ai mà khéo đặt ra câu hát ấy để trói buột người đàn bà trong cảnh ao tù như thế? Cảnh tinh thần uỷ mỵ ấy tai hại vô cùng. Nó biến con người ta thành cái máy không còn lí trí gì cả.
Bích Ngọc làm thinh không buồn trả lời.
Còn Lan Chi, nàng thấy khinh bỉ Ấm Mạnh lạ thường.
Những câu hát ví von lại cất lên giữa đêm trăng và tan trong cảnh trời trong gió mát.
Tiếng một cô gái khác dí dỏm và hóm hỉnh:
'Ba năm ba tuổi anh ơi!
Phải chi ba năm một tuổi em ngồi chờ anh?'
Cả bọn lại cất tiếng cười giòn giã...
Môt cô gái khác lấy giọng nghiêm trang hát:
“ Đèn hết dầu còn tắt, còn hoa hết nhuỵ hết thơm. Bảo bạn đừng lên xuống đêm hôm. Miệng thế nhân gian đàm tiếu nam với nồm cực em”.
Lại một tràng cười khác nổi lên rồi có tiếng chị bếp nói:
- Kìa anh Thái, anh trả lời cho các cô ấy chưa? Ai bảo hát ghẹo có một câu mà để cho ba cô đay nghiến. Của đáng tội.
Lan Chi nói với Bích Ngọc:
- Cái anh Thái hát câu gì mà bị ba cô cho ba câu hay dường ấy nhỉ?
Bích Ngọc nói:
- Lúc nãy lo nói chuyện nên mình không nghe anh Thái hát. Nhưng đại để anh chàng trước kia cũng có đi hát nên quen với ba cô này, ba cô cũng có để ý đến anh ta, nhưng sau anh ta hoặc có vợ, hoặc để trôi cơ hội không hỏi một trong ba cô, để họ đợi mãi không được, bỏ đi lấy chồng. Bây giờ anh ta tiếc, ví von cho vui ấy mà.
Lan Chi nói, cố để Ấm Mạnh nghe:
- Ai bảo nhắc chuyện cũ làm gì để cho người ta cho một bài học đích đáng.
Dưới nhà có tiếng chị bếp nói lớn:
- Mời anh Thái và các chị nghỉ tay dùng xôi đậu rồi sẽ giã tiếp...
Tiếng hát cùng với tiếng chày im bặt...
Lúc bấy giờ từ phía cuối vườn một tiếng sáo du dương cất lên cao vút, rồi tan trong không khí như một tiếng ngân dài...
Lan Chi và Ấm Mạnh lắng tai nghe, hết sức kinh ngạc…
Lan Chi nhìn Bích Ngọc như có ý hỏi, còn Ấm Mạnh thì nói:
- Tiếng sáo gì mà lảnh lót như vậy kìa? Mới nghe như tiếng chim, nhưng nghe kỹ thì không phải.
Bích Ngọc nói:
- Ngọc Lan Hương đó...!
Ấm Mạnh hỏi:
- Ngọc Lan Hương là ai thế? Chà cái tên đẹp quá.
Bích Ngọc kể câu chuyện Ngọc Lan Hương cho Ấm Mạnh nghe như lời huyện Tích đã kể…
Khi Bích Ngọc kể xong, Lan Chi nói:
- Kể ra thật đáng thương hại cho thiếu phụ kia…! Đời sao lại có hạng đàn ông tệ bạc đến như thế. Than ôi! Thật là những trang tình sử ảo não!…
Ấm Mạnh ngồi suy nghĩ không nói gì…
Nhưng một lát sau chàng đã đứng lên đi về phía sau vườn.
Bích Ngọc nhìn theo Ấm Mạnh, thì Lan Chi nói:
- Ấm Mạnh đi tìm Ngọc Lan Hương.
Bích Ngọc tò mò muốn đi theo Ấm Mạnh, vì sự thật nàng đang nuôi một mối nghi ngờ trong lòng.
Bích Ngọc cũng thừa hiểu rằng nghi như thế là nàng có lỗi với chồng, nhưng nhiều việc dồn dập khiến Bích Ngọc không sao có được tinh thần sáng suốt, yên ổn.
Bích Ngọc muốn đứng lên đi ra phía sau vườn nhưng vì có Lan Chi ngồi đó, nên nàng không dám đi… vả lại đi ra sau vườn thế nào cũng phải đi ngang qua nhà bếp, bọn người ở đó sẽ chú ý và nghi ngờ nàng và Ấm Mạnh hẹn hò gặp gỡ ở sau vườn thì nguy.
May sao Lan Chi đứng lên bảo em:
- Chị đi vào phòng tắm, em cũng nên vào nhà nghỉ.
Bích Ngọc chụp được cơ hội đi vào nhà ngaỵ Một lát sau Bích Ngọc đi dọc theo hàng cau phía bên hông nhà và vòng ra sau vườn, tiến dần về phía hồ nước ở cuối vườn. Bích Ngọc đi như thế bọn người ở nhà bếp không thấy được.
Bích Ngọc khoát cái áo choàng màu đen nên nàng cũng có thể lẫn với bóng cây.
Bích Ngọc đi đến bờ hồ thấy Ấm Mạnh đang ngồi với Ngọc Lan Hương. Bích Ngọc không khỏi lấy làm lạ sao Ấm Mạnh lại làm quen được với Ngọc Lan Hương.
Ấm Mạnh và Ngọc Lan Hương ngồi quay mặt về phía hồ nước, không thấy được Bích Ngọc lúc bấy giờ đang nấp sau một gốc cây lớn ở phía sau hồ.
Ngọc Lan Hương vẫn bận một bộ đồ trắng và tóc bỏ xõa xuống vai một cách thơ ngây. Mặt nàng dưới ánh trăng trông đẹp lạ lùng, một vẻ đẹp thần tiên, huyền ảo.
Bích Ngọc thấy Ấm Mạnh cầm tay Ngọc Lan Hương và nói với Ngọc Lan Hương bằng một giọng nói hết sức êm đềm. Giọng nói ấy Bích Ngọc chưa từng nghe ở cửa miệng Ấm Mạnh bao giờ.
- Cô có việc buồn lắm phải không? Đêm nào cô cũng ra ngồi đây than khóc? Không ai làm bạn với cô để an ủi cô?
Ngọc Lan Hương gật đầu hai ba lần, tỏ vẻ hiểu lời của Ấm Mạnh nói.
Ấm Mạnh lại nói:
- Cô có thể cho tôi biết việc đau buồn của cô không?
- Tôi có thể an ủi cô đôi phần không?
Vừa nói Ấm Mạnh vừa đưa tay lên vuốt mái tóc của Ngọc Lan Hương như một người anh dỗ dành em gái. Ngọc Lan Hương ngồi im, không hề phản đối những cử chỉ của Ấm Mạnh.
Ấm Mạnh lại nói:
- Cô cứ kể cho tôi nghe. Tôi sẽ đi tìm cho được người đã phụ cô, bắt họ về đây, buộc họ phải đưa cô ra khỏi chốn sầu tủi. Nếu không tôi sẽ đem họ ra ánh sáng pháp luật.
Ngọc Lan Hương ôm mặt khóc, nàng lắc đầu tỏ vẻ thất vọng.
Ấm Mạnh lại tiếp:
- Cô cho tôi biết tên cô…
Bỗng Ấm Mạnh nhớ ra lời Bích Ngọc bảo là Ngọc Lan Hương câm, nên rút trong túi ra một tờ giấy, lấy cây bút máy và nói với Ngọc Lan Hương:
- Cô nói không được, nhưng chắc là viết được chớ. Cô thử viết tên cô ra tờ giấy này đi...
Ngọc Lan Hương cầm viết, viết xong trao cho Ấm Mạnh.
Bích Ngọc nghe Ấm Mạnh đọc lớn:
- Ngọc Lan Hương!
Ấm Mạnh lại hỏi:
- Cô có nhớ tên của chồng cô trước kia là gì không? Cô cứ viết tiếp ra đi.
Ngọc Lan Hương lại cầm bút viết.
Ấm Mạnh lại đọc lớn:
- H.T
Bích Ngọc thấy tim mình ngừng đập… Một mũi tên xuyên qua tim nàng ít đau đớn hơn là một chữ H.T.
H.T là gì? Chẳng phải là huyện Tích sao?
Thế thì còn chối cãi gì nữa? Huyện Tích đã phụ Ngọc Lan Hương là người vợ trước của huyện Tích …
Ấm Mạnh hỏi:
- Cô ở với chồng cô có hôn thơ hônthú không?
Ngọc Lan Hương gật đầu.
Ấm Mạnh lại hỏi:
- Cô có nhớ ngày chồng cô cưới cô không? Vàđám cưới tổ chức tại đâu? Cô ráng nhớ và viết cho tôi xem.
Ngọc Lan Hương suy nghĩ một lúc thật lâu rồi mới viết:
- Tại Mỹ Trang, ngày 18 táhng 5 năm 1930.
Bích Ngọc thấy mình không còn đủ can đảm để đứng nghe nữa, nàng lảo đảo đi theo lối cũ trở về phòng.
Đám cưới có hôn htơ hôn thú làm tại Mỹ Trang cách đây mười năm…
Trời ơi! Sao huyện Tích lại nói dối nàng…
Bích Ngọc thấy nàng không có một chút gì ghen với Ngọc Lan Hương, Bích Ngọc chỉ buồn là làm sao huyện Tích lại nói dối nàng.
Bích Ngọc về đến phòng nằm lăn ra suy nghĩ trong lòng chua xót không sao tả được.
Ngày hôm sau, Ấm Mạnh đi vắng một ngày… Mãi đến chiều tối chàng mới về.
Trong bữa cơm tối, Ấm Mạnh có vẻ hài lòng về một việc gì, nên nói cười vui vẻ.
Chàng đưa mắt nhìn Lan Chi, rồi ha ba lần như muốn nói lại ngại ngùng.
Bích Ngọc hiểu là Ấm Mạnh có việc gì muốn nói riêng với nàng nên nói:
- Anh có việc gì cứ nói. Chị Lan Chi kín miệng lắm.
Lan Chi không hiểu tại sao Bích Ngọc lại nói với Ấm Mạnh câu đó, thì Ấm Mạnh đã nói một hơi:
- Tối hôm qua tôi ngồi đây nghe tiếng sáo và được Bích Ngọc cho biết về câu chuyện của Ngọc Lan Hương, tôi liền đi ra sau vườn…
Tôi gặp ngay Ngọc Lan Hương… Một thiếu phụ đáng thương. Nàng tuy đã ngoài ba mươi tuổi nhưng vẫn trẻ đẹp như một thiếu nữ đồng trinh, đẹp một cách huyền ảo.
Vừa thấy tôi nàng đã toan chạy, nhưng tôi nhẹ nhàng đưa tay ra vẫy nàng… Nàng đứng lại nhìn tôi king ngạc, sau cùng đi lần về phía tôi, nhìn tôi tận mắt.
Khi thấy tôi là một người lạ nàng lại muốn chạy nữa, nhưng tôi lanh tay níu lấy nàng và dỗ dành nàng như dỗ dành một đứa bé.
Tôi làm quen được với nàng liền hỏi tên họ nàng…
Mặt Bích Ngọc lợt lạt, Bích Ngọc nhớ lại những hàng chữ mà Ngọc Lan Hương đã viết cho Ấm Mạnh đêm hôm qua, nhưng Bích Ngọc cố làm bộ như chưa biết để cho Ấm Mạnh kể hết.
- Thì ra tên nàng quả đúng là Ngọc Lan Hương, tên chồng nàng thì nàng viết là H.T…Có lễ cưới làm tại Mỹ Trang ngày 18 tháng 5 năm 1930. nàng bảo là có hôn thơ hôn thú hẳn hoi.
Nói xong Ấm Mạnh rút miếng giấy của Ngọc Lan Hương đưa cho Bích Ngọc và nói:
- Đây là nét chữ của người bị tình phụ.
Bích Ngọc không buồn cầm tờ giấy, cứ ngồi im một lát sau Bích Ngọc nói:
- Thôi việc cũ bỏ qua hơi đâu mà bươi ra mãi.
Ấm Mạnh cười lạt:
- Việc cũ? Tôi phải nói tất cả để Bích Ngọc và Lan Chi nghe một âm mưa hết sức tài tình của người xảo huyệt.
Suốt ngày tôi đi vắng là để điều tra về cái vụ hôn thơ hôn thú làm tại Mỹ Trang ngày 18 tháng 5 năm 1930 đó Bích Ngọc ạ.
Tôi tìm ra nhà làng Mỹ Trang, cho tiền người giữ sổ bộ để lục tìm tờ hôn thú của Ngọc Lan Hương.
Người giữ sổ bộ đem sổ bộ ra lục thì lạ thay cái trang có ngày 18 tháng 5 năm 1930 bị ai xé mất...
Như thế là việc này còn trong vòng bí mật, Bích Ngọc ạ. Nhưng dù sao tôi cũng nhất định làm cho ra lẽ.
Bích Ngọc cũng hơi lấy làm lạ về tờ sổ bộ bị xé, nhưng nàng cố bình tĩnh hỏi Ấm Mạnh:
- Để làm gì chớ?
Ấm Mạnh nhìn Bích Ngọc với đôi mắt phiền trách rồi nói:
- Bích Ngọc hỏi tôi làm ra lẽ để làm gì à! Bích Ngọc lại tàn nhẫn với tôi đến thế à! Bích Ngọc không biết rắng tôi yêu Bích Ngọc hay sao? Nếu huyện Tích vì yêu Bích Ngọc mà cưới Bích Ngọc thì tôi không nói gì, chớ huyện Tích cưới Bích Ngọc vì một sự mưu tính về tiền bạc, để lợi dụng về tiền bạc thì tôi nhất định sẽ phá tan cuộc hôn nhơn vô nghĩa này. Tôi không muốn cho người tôi yêu phải sống trong một chuỗi ngày đau khổ.
-
Bích Ngọc đứng lên nói:
- Tôi không còn muốn nghe anh nữa.
Thái độ khinh bỉ của Bích Ngọc lẽ ra Ấm Mạnh nên hối hận thì phải. Đằng này Ấm Mạnh lại nắm tay Bích Ngọc nói dằn từng tiếng:
- Bích Ngọc không hiểu lòng tôi à?
Bích Ngọc dằn tay ra và nói:
- Tôi hiểu anh nhiều lắm. Anh là người “quân tử” mà.
Nói xong Bích Ngọc đi thẳng vào phòng, đóng cửa lại và ôm mặt khóc thầm.
Bích Ngọc buồn thật, nhưng Bích Ngọc không đủ can đảm oán giận chồng. Nàng sẵn lòng tha thứ cho huyện Tích nếu huyện Tích nói thật với nàng.
Còn đối với Ấm Mạnh, Bích Ngọc không còn một chút mảy may run động gì nữa cả.
Aùnh mắt sáng ngời của chàng trước kia mỗi khi nhìn Bích Ngọc đã làm cho nàng vừa hổ thẹn vừa sung sướng thì nay cũng ánh mắt ấy nhưng đã không còn một ý nghĩa gì đối với nàng nữa.
Một khi tro đã nguội lạnh! Một khi tình đã chết!
Bích Ngọc đi rồi Lan Chi cũng đứng lên.
Ấm Mạnh đi qua lại trong phòng như người điên và nói:
- Cô Lan Chi, về chuyện này, cô nghĩ sao?
Lan Chi nói:
- Tôi không nghĩ sao cả. Tôi tin chắc huyện Tích là người cao thượng...
Ấm Mạnh cười gằn:
- Cô mà cũng tin như thế à?
Lan Chi nói với giọng trách móc:
- Anh là bạn thân của huyện Tích, anh không nên nói xấu bạn mình, nhất là lại đi nói xấu bạn mình với vợ bạn!
Câu chuyện anh yêu Bích Ngọc ngày nay còn nói làm gì nữa. Anh không nghe câu hát của các cô gái giã gạo đêm qua sao?
'Tiếc gì một miếng trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồøng biết thuở nào rả'
Người đàn bà Việt Nam có quan niệm về hôn nhân khác với đàn bà Âu Mỹ.
Trước sự ly dị người đàn bà Việt Nam dè dặt lắm, vì trong một trăm người mới có năm bảy người thay đổi chồng mà thôi.
Với người Việt, người đàn bà bị chồng ly dị, khó lập lại được một gia đình đàng hoàng.
'Mèo lành ai nỡ cắt tai.
Gái hư chồng để khoe tài nỗi chị:
Người đàn bà bị chồng bỏ, bị xã hội xem thường còn ít, chớ người đàn bàbỏ chồng thì thật là một quái tượng. Dư luận khắc khe như thế nên vấn đề hôn nhân đối với người đàn bà gần như là thiêng liêng.
Còn nói đến ngoại tình...? đối với người đàn bàđã có chồng, dù ở nước nào cũng vậy, ngoại tình là một việc làm nhơ nhớp, dơ bẩn đáng khinh rẻ.
Bổn phận làm vợ buộc người đàn bàphải chung thủy với người chồng.
Ấm Mạnh nói:
- Tôi cũng không chịu được những người đàn bà ngoại tình. Nhưng buộc một người đàn bàsống suốt đời với một người chồng không yêu mình, hoặc mình không yêu thì tôi hết sức phản đối. Đời người được bao nhiêu ngày? Không biết tận hưởng hạnh phúc là người dại. Huống chi trong tình trường, tìm được cái hạnh phúc của ái tình có phải là việc dễ đâu.
Tôi không phải về đây để xúi Bích Ngọc làm bậy. Tôi thấy rõ huyện Tích cưới Bích Ngọc với cả một sự tính toán trước. Cái hạnh phúc mà huyện Tích hứa đem đến cho Bích Ngọc là cả một sự giả dối. Nếu Bích Ngọc không sớm tỉnh ngộ, tự động bước ra khỏi cạm bẫy thì một ngày không xa Bích Ngọc sẽ khổ, khổ vì mất cả tình lẫn của.
Lan Chi nói:
- Anh hiểu lầm huyện Tích rồi! Huyện Tích không có tính toán như tếh đâu. Chuyện chia gia tài là chuyện ngẫu nhiên, chính chị em chúng tôi cũng không hay biết thì làm sao huyện Tích biết được. Huống chi huyện Tích giàu có, dư ăn, dư mặc... Nếu huyện Tích là người đào mỏ thì thiếu gì nơi giàu có sao huyện Tích không màn đến?
Cái gia tài của chúng tôi tuy lớn nhưng thấm thía gì đối các nhà triệu phú khác?
Ấm Mạnh cười gằn nói:
- Cô nói thế mà cô quên rằng con người như huyện Tích khó mà cưới được một tiểu thư con nhà giàu sang vì trước kia huyện Tích mang tiếng đã có vợ và có hôn thú hẳn hoi. Còn chức huyện củaTích chỉ là cái hư danh huyền ảo.
Huyện Tích biết rõ địa vị của mình nên mới không dám màng đến các nơi cao sang quyền quý. Huyện Tích chỉ làm bộ lui tới săn sóc, giúp đỡ gia đình Bích Ngọc để mua lòng bác gái và các cô, để rồi chiếm lấy tình yêu của Bích Ngọc.
Ấm Mạnh cất lên cao giọng có vẻ tức giận:
- Giả dối thiệt! Trong lúc đó có người thật tình yêu Bích Ngọc, yêu tha thiết mà phải lánh mình đi nơi khác, đi tìm một con đường để có thể mưu hạnh phúc cho người mình yêu…nhưng mà thôi, việc đã lỡ rồi nhắc lại làm gì dĩ vãng. Tôi chỉ tính việc hiện tại mà thôi. Cảnh Bích Ngọc còn cả một lối ra. Đời Bích Ngọc chưa phải đến đây là hết. Người trước kia đã yêu Bích Ngọc giờ đây vẫn còn yêu Bích Ngọc, yêu tha thiết.
Lan Chi cũng cười, nhưng nụ cười của nàng chứa cả một sự khinh bỉ:
- Phỏng huyện Tích là người xấu, lợi dụng Bích Ngọc mà không yêu Bích Ngọc, để một ngày gần đây bỏ rơi Bích Ngọc, thì Bích Ngọc có thể nào cùng anh chắp lại tình yêu không?
Ấm Mạnh vội nói:
- Thì tôi muốn tránh cho Bích Ngọc cái cảnh phụ phàng ấy nên đến đây vạch cho Bích Ngọc thấy cái dã tâm của huyện Tích để Bích Ngọc đề phòng….
Lan Chi nói thật mau cố để dò ý Ấm Mạnh:
- Đã trễ rồi anh ạ, Bích Ngọc đã ký cho huyện Tích được tự do sử dụng số tiền của nó sau ngày cưới rồi…
Ấm Mạnh sửng sốt hỏi:
- Thật vậy à?
Và Ấm Mạnh ngồi thừ người ra.
Lan Chi nói:
- Số tiền ấy huyện Tích đã bị việc kinh doanh trong Đà Nẵng cướp hết rồi.
Ấm Mạnh nói:
- Tôi đoán có sai đâu…
Lan Chi liền nói:
- Nhưng anh đã yêu Bích Ngọc và sẽ vẫn yêu Bích Ngọc nếu huyện Tích bỏ rơi kia mà.
Ấm Mạnh ngồi như người mất hồn không còn nghe câu hỏi châm chọc của Lan Chi nữa.
Lan Chi đứng lên nói:
- Tôi nói đùa đấy, chứ sự thật thì Bích Ngọc còn giàu anh ạ. Dù huyện Tích có bỏ rơi Bích Ngọc thì nó cũng không bao giờ đi thêm một bước nữa đâu…!
Huống chi sự thật là Bích Ngọc vẫn yêu huyện Tích và huyện Tích vẫn yêu Bích Ngọc.
Ấm Mạnh nghe thế có ý thẹn thùng.
Lan Chi lại nói:
- Tốt hơn, anh nên để yên cho Bích Ngọc với hạnh phúc gia đình của nó. Đừng phá rối làm gì, thất đức và thương tồn đến tình bằng hữu của anh và huyện Tích
Ấm Mạnh làm thinh có ý ăn năn là đã để cho Lan Chi hiểu rõ âm mưu của mình.