Truyện ngắn trong tạp chí "Tuổi Hoa"

    
ặc điểm của gia đình tôi phải nói đến trước hết là con số những “tiên đồng ngọc nữ” mà Thượng đế đã ban cho ba mẹ tôi. Ngoài ba mẹ tôi ra, chúng tôi có tất cả 12 đứa, một con số đáng kể đấy chứ nhỉ?
Tôi được hân hạnh làm bà chị cả, chúng tôi chỉ cách nhau 1, 2 tuổi nhưng điều đáng nói là đứa nào cũng rất có khiếu về môn “nghịch ngợm”. Các bạn mà vào nhà tôi thì chỉ thấy đông đúc toàn là trẻ con, sàn sàn, bằng nhau, phá phách nô nghịch như lũ giặc con, chẳng nói giấu gì bạn, chính tôi cũng phá phách không kém, mà phải nói là hơn nữa. Mẹ tôi thì cứ luôn luôn nhăn nhó ôm đầu, kêu chóng mặt: “Thôi, thôi cho tôi xin đi các ông tướng các bà tướng ơi, nghịch vừa vừa chứ, có để cho tôi làm ăn cái gì không, tôi phải cho mỗi đứa một trận mới được!!...” Nhìn cái roi mây lăm lăm trong tay mẹ, chúng tôi hơi yên yên được một tí, nhưng chỉ một lúc sau, khi bà đi xuống bếp là lại ồn lên lúc nào không biết. Con gái mà cũng không kém, hò hét ầm ĩ, và mẹ tôi lại phải khổ sở la mắng, chả trách bà cụ cứ gầy gò ốm yếu đi mà lũ con thì cứ mập tròn ra.
Cũng may là đã có ba tôi, ông thật là nghiêm khắc, trái hẳn với mẹ tôi, hay la hét mà chẳng đánh bao giờ, còn ba tôi thì rất ít nói, nhưng chỉ còn quắc mắt lên là đứa nào đứa nấy co rúm lại rồi... có khi đang nô nghịch ầm ầm, mẹ tôi có mắng dọa nạt mấy cũng không làm gì được, nhưng thoáng thấy bóng ba tôi về đến cổng là không cần mẹ phải dục, đứa nào đứa nấy tự động dọn dẹp “chiến trường”, lao xuống bếp rửa mặt mũi, chân tay cho sạch sẽ trước khi ra “trình diện” với ba tôi.
Một lần mấy đứa em tôi, thằng Long với thằng Tiến đang đuổi nhau chẳng biết thế nào mà xô phải tủ làm rơi cái đồng hồ to của ba tôi xuống đất, cái đồng hồ vỡ tan mặt kính, văng vãi lung tung, ốc một nơi, bánh xe một nẻo, mẹ tôi hốt hoảng vội vàng nhặt nhạnh giấu đi, bà thở dài tiếc rẻ: “Đấy! Tao đã bảo mà, chúng mày phá quá lắm, để bữa nay ba mày cho một trận may ra mới chừa, mới sợ!!!...” Chúng tôi không riêng gì thằng Long, thằng Tiến ngồi run lẩy bẩy không yên. Thế nào cũng có một trận đòn chí tử và chắc chắn là sẽ kinh khủng lắm lắm. Quả nhiên vừa mới về đến nhà, ba tôi đã hỏi ngay.
“Cái đồng hồ đây đâu rồi?” Tôi cúi gầm, lí nhí: “Dạ... vỡ rồi ạ”.
Ba tôi trợn mắt. “Đứa nào làm vỡ, sao vậy, đứa nào?”. Hai “tội nhân” run rẩy không dám ngửng đầu, ba tôi hầm hầm nổi giận, không khí thật là căng thẳng, cứ y như là xem phim Hilchook ý! Tôi lo lắng không biết ăn nói làm sao, đổ tội cho con chó vô lý! Tủ cao thì làm sao chó nào đụng tới, hay là mèo? Mà nhà tôi đâu có nuôi mèo, tôi định nói thật rồi đến đâu hay đến đấy thì chợt thấy mẹ tôi từ dưới bếp tất tả chạy lên, tay vẫn còn cầm đôi đũa nấu bếp, ngước nhìn ba tôi:
“Cái gì thế! À, cái đồng hồ hả, tôi đấy mà, không phải đứa nào đâu... gớm, vô ý một tý mà va phải vỡ tan cải đồng hồ, phí của!!..” Ba tôi hơi tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi khẽ nhăn mặt hừ một tiếng, quay đi. Thế là trận đòn kinh khủng ấy đã không giáng xuống, cơn giận dữ của ba tôi đang bừng bừng nổi lên thì bị dập tắt bởi vẻ dịu dàng, đằm thắm của mẹ tôi. Qua mẻ hú vía, chúng tôi len lén ngước nhìn mẹ, bà cười thông cảm thì thầm:
“Này, lần này thì tôi bênh cho đấy nhé, lần sau thì ráng mà chịu đấy các ông các bà!” Bao giờ cũng vậy, mẹ tôi cũng nói câu ấy, dù ngàn lần như một, bà đều tìm cách che chở cho chúng tôi.
Sự đông đúc này đem đến nhiều chuyện thật là bực mình và cũng buồn cười khiến cho tôi mỗi lần nhớ lại phải ôm bụng mà cười lăn. Mỗi lần ba tôi, dắt cả nhà đi chơi, cứ đi được mấy bước lại quay ra đếm xem có đủ số không vì một lần ba tôi cho đi xem ciné, phim thật là dài, mãi đến tối khuya mới về, tới nhà là đi ngủ liền tự nhiên mẹ tôi thấy còn trống một giường, thì ra chỉ có 11 đứa, còn thiếu mất một thằng Thịnh. Mẹ tôi hốt hoảng nhảy lên taxi đi tìm, cả buổi mà vẫn chưa thấy, bà lo sợ đến phát khóc, phải đến trình cảnh sát, sau mẹ tôi mua lại vé vào rạp ciné lúc nãy, đến chỗ cũ, thấy thằng Thịnh còn đang ngồi đó, nhưng đã ngủ gục từ bao giờ, mẹ tôi mừng rỡ nhảy bổ đến, lôi xềnh xệch về, thằng bé ngơ ngác chẳng hiểu gì cả, thản nhiên dụi mắt líu ríu theo mẹ tôi ra, báo hại làm chúng tôi từ hôm đó ít khi được ba dắt đi chơi chung với nhau nữa.
Đặc điểm của gia đình tôi phải nói đến trước hết là con số những “tiên đồng ngọc nữ” mà Thượng đế đã ban cho ba mẹ tôi. Ngoài ba mẹ tôi ra, chúng tôi có tất cả 12 đứa, một con số đáng kể đấy chứ nhỉ?
Tôi được hân hạnh làm bà chị cả, chúng tôi chỉ cách nhau 1, 2 tuổi nhưng điều đáng nói là đứa nào cũng rất có khiếu về môn “nghịch ngợm”. Các bạn mà vào nhà tôi thì chỉ thấy đông đúc toàn là trẻ con, sàn sàn, bằng nhau, phá phách nô nghịch như lũ giặc con, chẳng nói giấu gì bạn, chính tôi cũng phá phách không kém, mà phải nói là hơn nữa. Mẹ tôi thì cứ luôn luôn nhăn nhó ôm đầu, kêu chóng mặt: “Thôi, thôi cho tôi xin đi các ông tướng các bà tướng ơi, nghịch vừa vừa chứ, có để cho tôi làm ăn cái gì không, tôi phải cho mỗi đứa một trận mới được!!...” Nhìn cái roi mây lăm lăm trong tay mẹ, chúng tôi hơi yên yên được một tí, nhưng chỉ một lúc sau, khi bà đi xuống bếp là lại ồn lên lúc nào không biết. Con gái mà cũng không kém, hò hét ầm ĩ, và mẹ tôi lại phải khổ sở la mắng, chả trách bà cụ cứ gầy gò ốm yếu đi mà lũ con thì cứ mập tròn ra.
Cũng may là đã có ba tôi, ông thật là nghiêm khắc, trái hẳn với mẹ tôi, hay la hét mà chẳng đánh bao giờ, còn ba tôi thì rất ít nói, nhưng chỉ còn quắc mắt lên là đứa nào đứa nấy co rúm lại rồi... có khi đang nô nghịch ầm ầm, mẹ tôi có mắng dọa nạt mấy cũng không làm gì được, nhưng thoáng thấy bóng ba tôi về đến cổng là không cần mẹ phải dục, đứa nào đứa nấy tự động dọn dẹp “chiến trường”, lao xuống bếp rửa mặt mũi, chân tay cho sạch sẽ trước khi ra “trình diện” với ba tôi.
Một lần mấy đứa em tôi, thằng Long với thằng Tiến đang đuổi nhau chẳng biết thế nào mà xô phải tủ làm rơi cái đồng hồ to của ba tôi xuống đất, cái đồng hồ vỡ tan mặt kính, văng vãi lung tung, ốc một nơi, bánh xe một nẻo, mẹ tôi hốt hoảng vội vàng nhặt nhạnh giấu đi, bà thở dài tiếc rẻ: “Đấy! Tao đã bảo mà, chúng mày phá quá lắm, để bữa nay ba mày cho một trận may ra mới chừa, mới sợ!!!...” Chúng tôi không riêng gì thằng Long, thằng Tiến ngồi run lẩy bẩy không yên. Thế nào cũng có một trận đòn chí tử và chắc chắn là sẽ kinh khủng lắm lắm. Quả nhiên vừa mới về đến nhà, ba tôi đã hỏi ngay.
“Cái đồng hồ đây đâu rồi?” Tôi cúi gầm, lí nhí: “Dạ... vỡ rồi ạ”.
Ba tôi trợn mắt. “Đứa nào làm vỡ, sao vậy, đứa nào?”. Hai “tội nhân” run rẩy không dám ngửng đầu, ba tôi hầm hầm nổi giận, không khí thật là căng thẳng, cứ y như là xem phim Hilchook ý! Tôi lo lắng không biết ăn nói làm sao, đổ tội cho con chó vô lý! Tủ cao thì làm sao chó nào đụng tới, hay là mèo? Mà nhà tôi đâu có nuôi mèo, tôi định nói thật rồi đến đâu hay đến đấy thì chợt thấy mẹ tôi từ dưới bếp tất tả chạy lên, tay vẫn còn cầm đôi đũa nấu bếp, ngước nhìn ba tôi:
“Cái gì thế! À, cái đồng hồ hả, tôi đấy mà, không phải đứa nào đâu... gớm, vô ý một tý mà va phải vỡ tan cải đồng hồ, phí của!!..” Ba tôi hơi tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi khẽ nhăn mặt hừ một tiếng, quay đi. Thế là trận đòn kinh khủng ấy đã không giáng xuống, cơn giận dữ của ba tôi đang bừng bừng nổi lên thì bị dập tắt bởi vẻ dịu dàng, đằm thắm của mẹ tôi. Qua mẻ hú vía, chúng tôi len lén ngước nhìn mẹ, bà cười thông cảm thì thầm:
“Này, lần này thì tôi bênh cho đấy nhé, lần sau thì ráng mà chịu đấy các ông các bà!” Bao giờ cũng vậy, mẹ tôi cũng nói câu ấy, dù ngàn lần như một, bà đều tìm cách che chở cho chúng tôi.
Sự đông đúc này đem đến nhiều chuyện thật là bực mình và cũng buồn cười khiến cho tôi mỗi lần nhớ lại phải ôm bụng mà cười lăn. Mỗi lần ba tôi, dắt cả nhà đi chơi, cứ đi được mấy bước lại quay ra đếm xem có đủ số không vì một lần ba tôi cho đi xem ciné, phim thật là dài, mãi đến tối khuya mới về, tới nhà là đi ngủ liền tự nhiên mẹ tôi thấy còn trống một giường, thì ra chỉ có 11 đứa, còn thiếu mất một thằng Thịnh. Mẹ tôi hốt hoảng nhảy lên taxi đi tìm, cả buổi mà vẫn chưa thấy, bà lo sợ đến phát khóc, phải đến trình cảnh sát, sau mẹ tôi mua lại vé vào rạp ciné lúc nãy, đến chỗ cũ, thấy thằng Thịnh còn đang ngồi đó, nhưng đã ngủ gục từ bao giờ, mẹ tôi mừng rỡ nhảy bổ đến, lôi xềnh xệch về, thằng bé ngơ ngác chẳng hiểu gì cả, thản nhiên dụi mắt líu ríu theo mẹ tôi ra, báo hại làm chúng tôi từ hôm đó ít khi được ba dắt đi chơi chung với nhau nữa.
Ấy thế mà mỗi lần tết đến, những bà bạn của mẹ tôi vừa mới bước chân đến cổng là đã cười cười nói nói: “Năm mới năm me, chúng tôi xin chúc hai bác luôn luôn mạnh khỏe, đầu năm sinh con trai, cuối năm sinh con gái. Đông con nhiều cháu cho vui cửa vui nhà...” Không đợi bà ta nói hết lời, mẹ tôi vội vàng ngắt giọng: “Ấy chết, bác chúc khỏe mạnh thì chúng tôi xin cám ơn bác, còn chuyện đông con nhiều cháu... thì thật tình là chúng tôi không dám nhận ạ...” Hai bà cụ cười hỉ hả với nhau ra chiều tương đắc lắm. Sau một hồi chúc tụng tưng bừng, bà khách của mẹ tôi làm cái công việc mà các em tôi đã mong mỏi từ lúc bà mới vào, bà tươi cười mở ví: “Nào các cháu bác đâu! Ra bác mừng tuổi cho chóng lớn nào!!” Không đợi mẹ lôi ngăn cản, các em tôi lũ lượt ùn ùn kéo ra, xếp hàng dài như một đạo quân hùng hậu lắm, mẹ tôi tái mặt, quắc mắt ra hiệu chúng nó vào, nhưng nó làm ra vẻ không trông thấy thản nhiên đứng chờ... vậy là bà khách dành phải bóp bụng “lì xì” cho lũ cháu quý nghịch ngợm này, có lẽ không bao giờ bà dám chúc mẹ tôi đông con nhiều cháu nữa đâu nhỉ! Hôm đó về, mẹ lôi không ngần ngại mách ba tôi, đánh cho mỗi đứa một trận, làm từ hôm ấy, chẳng đứa nào đám bén mảng ra ngoài, khi có khách đến nữa.
Vào trong nhà tôi thì chỉ thấy toàn giường với chiếu, kê san sát như là một ký túc xá nuôi trẻ con, nguyên mấy cái bàn ghế cũng đã đủ chật nhà rồi, cứ y như là lớp học ấy thôi. Chả trách mỗi lần sắm sửa cho chúng tôi mẹ tôi không khỏi ngại ngùng.
Nhưng không bao giờ tôi thấy bà than thở gì về chuyện đông con cái cả, mà hình như bà còn có vẻ sung sướng, hài lòng với lũ con nghịch ngợm này nữa. Một lần ba tôi bị ốm, nằm cả tháng, chưa dậy đi làm được, mẹ tôi rầu rĩ lo lắng: “Không biết bây giờ ba mày mà mất việc thì mẹ con làm ăn làm sao bây giờ đây..” Không đợi mẹ tôi nói hêt, chúng tôi nhao nhao lên, đứa thì đòi làm cái này, đúa thì đòi lăm cái kia, thằng Thịnh đứa em mới 3 tuổi, cũng bi bô: “Mẹ, mẹ, để con đi bán cà-rem nha mẹ, nhà mình ai muốn ăn bao nhiêu thì ăn, khỏi phải trả tiền, con không lấy tiền đâu! Mẹ chịu không?” Không hẹn mọi người đều quay lại nhìn miệng nó, nguyên bộ răng sún đưa ra, và ai cũng biết rằng đó là hậu quả của cái tính tham ăn kem của nó.
Những câu nói ngây ngô, vô nghĩa thốt ra lừ miệng những đứa trẻ vô tư, thơ dại, nhưng ngập tràn yêu thương khiến cho mẹ tôi cảm động, rưng rưng nước mắt, nguôi bớt cơn phiền muộn đã ám ảnh bà từ mấy hôm nay, mẹ tôi nghẹn ngào: “Thôi thôi, mẹ xin cám ơn các con, mẹ chỉ mong chúng mày chịu khó học hành là được thôi...” Rồi bà âu yếm nhìn tôi. “Còn cái cô này nữa nhé, 15 tuổi đầu rồi đấy, cố gắng học hành nuôi ba mẹ, các em”, bà chép miệng “Không biết ba mẹ nuôi nổi một bầy con mà nữa lớn bằng này đứa có nuôi nổi hai cái thân già này không...” Tôi chỉ biết nhe răng cười trừ, tự nhiên tôi thấy thương ba mẹ quá, tôi chợt nhận thấy cái trách nhiệm của đứa con cả thật nặng nề, chứ không “lợi” như tôi vẫn tưởng. Thế thì từ giờ tôi phải tỏ ra người lớn một tí mới được. Nghĩ thế, tôi lấy giọng kẻ cả, dõng dạc:
“Thằng Long, thằng Sơn, con Vân đi ra học đi, còn mấy đứa kia ra ngoài sân chơi, nô gì mà nô lắm thế, không chịu học hành gì hết!”
Lũ em tôi ngạc nhiên, trước vẻ khác thường của tôi, chúng đứng sững giương mắt nhìn, tức quá tôi lại hét lên:
“Ơ kìa! Tao bảo cái gì có nghe thấy không! Nhìn nhìn cái gì!”
Chúng nó líu ríu dắt nhau ra ngoài, vừa đi vừa quay lại lấm lét nhìn bà chị, tôi quay đi khẽ mỉm cười thích thú, tự nhiên tôi bật cười với vẻ “bà cụ nom” của mình, không hiểu sao tôi lại có thể ra lệnh một cách “oai phong lẫm liệt” thế nhỉ quên mất là chính mình vừa mới lăn bò ra nô với tụi nó.
Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 57, ra ngày 15-11-1966
HẾT
Ấy thế mà mỗi lần tết đến, những bà bạn của mẹ tôi vừa mới bước chân đến cổng là đã cười cười nói nói: “Năm mới năm me, chúng tôi xin chúc hai bác luôn luôn mạnh khỏe, đầu năm sinh con trai, cuối năm sinh con gái. Đông con nhiều cháu cho vui cửa vui nhà...” Không đợi bà ta nói hết lời, mẹ tôi vội vàng ngắt giọng: “Ấy chết, bác chúc khỏe mạnh thì chúng tôi xin cám ơn bác, còn chuyện đông con nhiều cháu... thì thật tình là chúng tôi không dám nhận ạ...” Hai bà cụ cười hỉ hả với nhau ra chiều tương đắc lắm. Sau một hồi chúc tụng tưng bừng, bà khách của mẹ tôi làm cái công việc mà các em tôi đã mong mỏi từ lúc bà mới vào, bà tươi cười mở ví: “Nào các cháu bác đâu! Ra bác mừng tuổi cho chóng lớn nào!!” Không đợi mẹ lôi ngăn cản, các em tôi lũ lượt ùn ùn kéo ra, xếp hàng dài như một đạo quân hùng hậu lắm, mẹ tôi tái mặt, quắc mắt ra hiệu chúng nó vào, nhưng nó làm ra vẻ không trông thấy thản nhiên đứng chờ... vậy là bà khách dành phải bóp bụng “lì xì” cho lũ cháu quý nghịch ngợm này, có lẽ không bao giờ bà dám chúc mẹ tôi đông con nhiều cháu nữa đâu nhỉ! Hôm đó về, mẹ lôi không ngần ngại mách ba tôi, đánh cho mỗi đứa một trận, làm từ hôm ấy, chẳng đứa nào đám bén mảng ra ngoài, khi có khách đến nữa.
Vào trong nhà tôi thì chỉ thấy toàn giường với chiếu, kê san sát như là một ký túc xá nuôi trẻ con, nguyên mấy cái bàn ghế cũng đã đủ chật nhà rồi, cứ y như là lớp học ấy thôi. Chả trách mỗi lần sắm sửa cho chúng tôi mẹ tôi không khỏi ngại ngùng.
Nhưng không bao giờ tôi thấy bà than thở gì về chuyện đông con cái cả, mà hình như bà còn có vẻ sung sướng, hài lòng với lũ con nghịch ngợm này nữa. Một lần ba tôi bị ốm, nằm cả tháng, chưa dậy đi làm được, mẹ tôi rầu rĩ lo lắng: “Không biết bây giờ ba mày mà mất việc thì mẹ con làm ăn làm sao bây giờ đây..” Không đợi mẹ tôi nói hêt, chúng tôi nhao nhao lên, đứa thì đòi làm cái này, đúa thì đòi lăm cái kia, thằng Thịnh đứa em mới 3 tuổi, cũng bi bô: “Mẹ, mẹ, để con đi bán cà-rem nha mẹ, nhà mình ai muốn ăn bao nhiêu thì ăn, khỏi phải trả tiền, con không lấy tiền đâu! Mẹ chịu không?” Không hẹn mọi người đều quay lại nhìn miệng nó, nguyên bộ răng sún đưa ra, và ai cũng biết rằng đó là hậu quả của cái tính tham ăn kem của nó.
Những câu nói ngây ngô, vô nghĩa thốt ra lừ miệng những đứa trẻ vô tư, thơ dại, nhưng ngập tràn yêu thương khiến cho mẹ tôi cảm động, rưng rưng nước mắt, nguôi bớt cơn phiền muộn đã ám ảnh bà từ mấy hôm nay, mẹ tôi nghẹn ngào: “Thôi thôi, mẹ xin cám ơn các con, mẹ chỉ mong chúng mày chịu khó học hành là được thôi...” Rồi bà âu yếm nhìn tôi. “Còn cái cô này nữa nhé, 15 tuổi đầu rồi đấy, cố gắng học hành nuôi ba mẹ, các em”, bà chép miệng “Không biết ba mẹ nuôi nổi một bầy con mà nữa lớn bằng này đứa có nuôi nổi hai cái thân già này không...” Tôi chỉ biết nhe răng cười trừ, tự nhiên tôi thấy thương ba mẹ quá, tôi chợt nhận thấy cái trách nhiệm của đứa con cả thật nặng nề, chứ không “lợi” như tôi vẫn tưởng. Thế thì từ giờ tôi phải tỏ ra người lớn một tí mới được. Nghĩ thế, tôi lấy giọng kẻ cả, dõng dạc:
“Thằng Long, thằng Sơn, con Vân đi ra học đi, còn mấy đứa kia ra ngoài sân chơi, nô gì mà nô lắm thế, không chịu học hành gì hết!”
Lũ em tôi ngạc nhiên, trước vẻ khác thường của tôi, chúng đứng sững giương mắt nhìn, tức quá tôi lại hét lên:
“Ơ kìa! Tao bảo cái gì có nghe thấy không! Nhìn nhìn cái gì!”
Chúng nó líu ríu dắt nhau ra ngoài, vừa đi vừa quay lại lấm lét nhìn bà chị, tôi quay đi khẽ mỉm cười thích thú, tự nhiên tôi bật cười với vẻ “bà cụ nom” của mình, không hiểu sao tôi lại có thể ra lệnh một cách “oai phong lẫm liệt” thế nhỉ quên mất là chính mình vừa mới lăn bò ra nô với tụi nó.
Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 57, ra ngày 15-11-1966
HẾT

Xem Tiếp: ----