Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
HÀNH ĐỘNG VỚI TỪ ÁI VÀ BI MẪN

     hông hy vọng với tưởng thưởng
Hãy dâng hiến sự cứu giúp đến người khác.
 
- LONG THỌ,  Tràng Hoa Quý Báu
 
 Với động cơ vị tha, mọi hành động tích tũy đức hạnh - năng lực vô biên của công đức thánh thiện.  Về bố thí hay từ thiện, Long Thọ đã nói trong Bức thư Thân Hữu:
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai
Hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng
Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu -
Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình.  Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác.  Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ.  Do vậy, những tác động của hàn vị tha vô vị lợi, cả cho chính mình và cho người khác, thật là sâu rộng hơn chúng có thể trong trường hợp vị kỷ.  Trong cách này, rộng lượng bố thí giống như một người bạn cho chính mình và cho người khác trong tương lai.
Từ quan điểm của chính mình, sự vô thường của đời sống hiện tại sẽ bắt buộc chúng ta bỏ lại tất cả những tài sản lại phía sau, nhưng bằng việc ban phát nó, chúng ta có thể mang nó theo như nghiệp lành.  Như Long Thọ nói trong Tràng Hoa Quý Báu rằng:
Con đang sống giữa những nguyên nhân của cái chết
Giống như một chiếc đèn đứng trong làn gió hiu hiu
Phải buông trôi tất cả những sở hữu
Tại cái chết, bất lực, con phải đi đến nơi nào đấy
Nhưng tất cả đấy đã được sử dụng cho sự thực tập tâm linh
Sẽ đứng trước con như nghiệp lực lành
Nếu chúng ta sử dụng tài sản vì những mục tiêu lợi lạc, nghiệp quả lành mạnh được đem đến kiếp sống tới, nhưng nếu chúng ta bám lấy nó với luyến ái, tự nó sẽ làm cho sự thịnh vượng rời xa ta trong những kiếp sống tương lai.
Nếu con không thực hiện những cống hiến từ sự giàu sang
Đã đạt được từ sự bố thí khi xưa đến kẻ  nghèo khó,
Qua sự vô ơn và dính mắc
Con sẽ không đạt được những tài nguyên trong tương lai
Những ai mà đối với họ chúng ta thực hiện sự bố thí hiến tặng giống như những người công nhân mang nghiệp lành đến cho chúng ta trong những kiếp sống tương lai:
Ở đây trong thế giới những người công nhân không mang vác
Thực  phẩm dự trử cho một hành trình tự nguyện (không lương)
Nhưng những người hành khất nghèo nàn, không bị mua chuộc, sẽ mang đến đời sống tương lai của con.
Những gì con ban cho họ sẽ được nhân lên cả trăm lần.
Trong cách này, bố thí rộng lượng cũng giúp chúng ta trong ấy nó thu hoạch tài nguyên để sử dụng trong những kiếp sống tương lai.
Do thế, chỉ trong cung cách mà chúng ta tập trung trên những quan tâm xa hơn của chúng ta, hãy tự cống hiến để giúp đở người khác:
Giống như chúng ta hướng đến việc suy nghĩ
Về những gì có thể hoàn thành để giúp đở chính mình
Vì thế chúng ta nên hướng đến việc suy nghĩ
Về những gì có thể được hoàn tất để giúp đở người khác.
Hãy làm chính mình sẳn sàng vì người khác như một tài nguyên tự nhiên:
Nếu chỉ trong một niệm làm cho chính mình
Sẳn sàng cho sự sử dụng của người khác
Giống như đất, nước, lửa, gió và thuốc men,
Và những công viên cho sẳn sàng cho tất cả.
Phân tích mỗi hoàn cảnh để quyết định những gì sẽ hổ trợ.  Ngay cả thuốc độc được biết để chạm trán với những rắc rối nào đó:
Ngay cả cho thuốc độc
Đến những  người cần sự hổ trợ của nó
Nhưng không ban cho ngay cả thức ăn ngon lành
Đến những ai mà nó chẳng giúp gì
Đức Phật đã nói rằng nếu nó giúp ích người khác
Chúng ta ngay cả nên đem đến sự bất an tạm thời.
TỪ ÁI VÀ CHÍNH TRỊ
 
Từ ái và bi mẫn nên là căn bản của chính trị.  Chúng làm cho một chính trị gia được yêu mến mà không nhất thiết là một người yếu đuối.
Những lãnh tụ mà bản chất là rộng lượng
Giống như, nếu không nói, là họ mạnh mẽ
Như một sự ngọt ngào được làm cho cứng rắn bên ngoài
Với bạch đậu khấu và ớt.
 
Những con chim của dân chúng sẽ đậu trên
Cây cối hoàng gia cung ứng bóng râm nhẫn nhục
Rộ nở bông hoa tôn kính,
Và những quả trái to lớn lộng lẩy của bố thí.
Thông điệp là những chính trị gia nên luôn luôn rộng mở trái tim:
Luôn luôn với tâm tán dương
Và lấy làm hoan  hỉ trong những hành vi tán dương.
Từ hành động tán dương sinh khởi
Tất cả những hệ quả được tán dương
Long Thọ kêu gọi những lãnh tụ chính trị để cung cấp nhiều loại giúp đở công cộng:
Luôn luôn chăm sóc một cách bi mẫn
Cho người bệnh, không ai bảo vệ, những ai khốn đốn
Với khổ đau, người thấp kém, và người nghèo khó
Và hãy chăm sóc đặc biệt để nuôi dưỡng họ.
 
Hãy cung cấp sự chăm nom rộng rãi
Cho những kẻ bị ngược đãi, những nạn nhân thất bát mùa màng
Những kẻ khốn đốn, những ai đau khổ vì bệnh truyền nhiễm
Và cho những ai trong những vùng bị chinh phục.
 
Hãy làm cho những người mù lòa, bện tật, thấp hèn,
Không ai bảo vệ, nghèo túng cơ cực,
và những người tàn tật đạt đến một cách bình đẳng
Thực phẩm, thức uống không bị gián đoạn.
 
Nhằm để làm nhẹ nổi khổ đau
Của chúng sinh - già, trẻ, yếu đuối -
Chúng ta nên xây dựng qua những tài nguyên mà chúng ta kiểm soát
Các bác sĩ và người làm công tác sức khỏe khắp xứ sở chúng ta
Bố thí một cách yêu mến cho những người hành khất
Những áo quần đa dạng và lộng lẫy,
Đồ trang điểm, và nước dầu thơm,
Những tràng hoa, và sự vui sướng.
Những tù nhân được đối xử với từ ái yêu thương, ngay cả khi trừng phạt:
Giống như những đứa trẻ kém cỏi bị trừng phạt
Với  mong ước làm cho chúng được đầy đủ trình độ
Vì thế trừng phạt nên được thi hành với bi mẫn
Không phải thù ghét cũng không khao khát giàu sang.
 
Ngay cả những ai được xét xử công bằng
Bị giam cầm, trừng phạt, v.v...
Chúng ta, đẩm ướt với bi mẫn
Nên luôn luôn chăm sóc.
 
Qua bi mẫn chúng ta nên
Luôn luôn phát sinh chỉ một thái độ vị tha
Ngay cả cho những con người
Đã vi phạm những hành vi tệ hại vô cùng.
 
Đặc biệt phát sinh lòng bi mẫn
Cho những ai mà hành động tệ hại của họ là kinh khủng, những sự giết người
Những người mà bản chất thất bại là những chỗ chứa
Của bi mẫn từ những ai mà bản chất của họ là hào hiệp cao thượng
 
Hãy trả tự do cho những tù nhân yếu đuối
Sau một ngày hay năm ngày
Đừng nghĩ về những người khác
không được trả tự do dưới bất cứ điều kiện nào.
 
Khi mà những tù nhân không được thả ra
Họ nên được làm cho thoải mãi
Với thợ hớt tóc, tắm rửa, đồ ăn, thức uống,
Thuốc men và áo quần.
 
Một khi chúng ta đã phân tích và nhận ra một cách cùng khắp
Những kẻ giết người sân hận
Đày họ đi
Mà không giết hại hay tra tấn họ.
Cung cấp trường học là quan trọng đặc biệt:
Như những phương pháp để gia tăng tuệ trí
Bất cứ nơi nào có trường học trên mặt đất
Cung cấp cho sinh kế của giáo viên
Và cung ứng đất đai cho họ để dự phòng thực phẩm.
NHỮNG LOẠI BỐ THÍ
 
Những loại "bố thí" này liên hệ đến một thái độ rộng lượng cũng như những hành vi thân thể và lời nói được thúc đẩy bởi lòng rộng lượng.  Sự bố thí vị tha đòi hỏi việc từ bỏ tất cả tính keo kiệt, chỉ quan tâm với làm nhẹ bớt sự khốn khó của người khác, và không quan tâm về việc gặt hái bất cứ thứ gì cho mình qua việc làm này.  Nếu chúng ta tìm kiếm lợi lạc cho mình từ một hành vi từ thiện trong tương lai, nó sẽ giống như một hành động cho vay với lời lãi.  Tốt hơn, chỉ hãy cống hiến đến người khác, thay vì tìm kiếm những nghiệp quả thích ứng thật sự tích lũy lại cho ta.  Việc thực hành rộng lượng bố thí kêu gọi phát triển lòng tự nguyện ban cho tất cả tài sản.
Bố thí có ba loại:
 
1- Tài thí: cung hiến những thứ vật chất chẳng hạn như tiền bạc, áo quần, và thực phẩm; thực hiện những tặng phẩm cho người nghèo khó và người bệnh tật, cùng những hiến tặng cho giáo dục và những dự trử của việc chăm sóc y tế.
2- Pháp thí: cung ứng những giáo huấn rõ ràng về những sự thực tập tâm linh cũng như về những loại sinh kế trần gian thích đáng, chẳng hạn như trong việc trở thành người thực hành y thuật, và ban cho lòng nhiệt tình để đảm đương thái độ đạo đức.
3- Vô úy thí: ban cho sự thư thái khỏi những hoàn cảnh sợ hãi bằng việc bảo vệ con người khỏi bị trộm cướp, chính quyền bất công, thú vật hung dữ, bảo lụt, lửa cháy, v.v... Điều này bao gồm việc bảo vệ súc vật; ngay cả việc giúp một con côn trùng khỏi một vũng nước.
Mặc dù khó khăn, thật quan trọng để tưởng tượng việc ban cho những nghiệp lành của chính chúng ta, là điều giống như gốc rể cho sinh khởi những hoàn cảnh thuận lợi trong tương lai.  Bằng việc có một cảm giác mạnh mẽ trong việc cống hiến những gốc rể đạo đức đến người khác, chúng ta sẽ không còn tìm kiếm bất cứ phần thưởng nào cho chính mình.  Phần thường, do đó, sẽ to lớn hơn chúng ta có thể tưởng tượng rất nhiều.
Thiền Quán
 
1- Hãy tưởng tượng nhiều người khốn khó, bần cùng trong nhiều cách, trước mặt mình.
 
2- Hãy tưởng tượng nhiều loại thức ăn, áo quần, chổ ở, và v.v... mà những người ấy cần đến, và ban bố những thứ này cho họ.
Nếu chúng ta thi hành kỷ năng này thường xuyên, tâm chúng ta sẽ trở nên thấm đẩm một cách sâu sắc với một thái độ rộng lượng.
KHUYẾN TẤN CUỐI CÙNG CỦA TÔI
 
Từ ái và bi mẫn là quan trọng nhất, quý báu nhất, năng lực nhất, và thánh thiện  nhất.  Thực hàn những điều này lợi ích không chỉ trong dạng thức của một tôn giáo thật sự mà cũng trong đời sống thế gian cho cả sức khỏe tinh thần và thân thể.  Chúng là những yếu tố hổ trợ đời sống và hạnh phúc.  Với việc thực hành, chúng trở nên hiệu quả và lợi lạc đưa đến những năng lực cho cuộc sống.

*

 
Nguyên tác:  Acting with love trích từ quyển How to Expand Love
Ẩn Tâm Lộ: loạt bài này bắt đầu dịch từ 22-9-2011 đến hôm nay ngày 20-3-2012 là dịch xong!
 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ & DỊCH GIẢ  
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA sinh ngày sáu tháng Bảy, năm 1935, trong một gia đình nông dân nghèo vùng Đông Bắc Tây Tạng.  Vào năm hai tuổi, ngài được xác nhận là Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ tâm linh và thế tục của Tây Tạng, thứ mười bốn trong một sự kế tục trãi dài từ sáu trăm năm trước.  Vào năm sáu tuổi, ngài đã bắt đầu sự rèn luyện kéo dài cả đời người như một tu sĩ Phật Giáo.  Từ năm 1959, ngài đã sống lưu vong khỏi Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ. Nổ lực không mệt mõi của ngài vì quyền con người, hòa bình thế giới, và giá trị căn bản của loài người đã đưa ngài đến tầm vóc quốc tế.  Ngài là người nhận nhiều sự vinh danh và phần thưởng, trong ấy có giải Nobel Hòa Bình năm 1989 và Huân Chương Vàng Quốc Hội Hoa Kỳ.
Khi được hỏi về vai trò của ngài trong đời sống, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường liên hệ chính ngài như một "thầy tu giản dị".  Nhiều người khác xem ngài là một trong những lãnh tụ tâm linh nổi tiếng nhất của thời đại chúng ta và một trong những học giả và đạo sư Phật Giáo hàng đầu của thế giới.  Trong phạm vi những cuộc du hành rộng rãi,  ngài cũng nói cũng biện hộ cho chí nguyện của ngài trong đời sống.  Thứ nhất, ngài nguyện cố gắng để thúc đẩy cho những giá trị căn bản của con người, hay những gì ngài thường liên hệ như những "đạo đức thế tục".  Thứ hai, ngài nguyện thúc đẩy hòa hiệp và thông hiểu trong những truyền thống tôn giáo quan trọng của thế giới.  Và thứ ba, ngài nguyện đối với "vấn đề Tây Tạng", dâng  hiến đến những lợi ích của đồng bào Tây Tạng, hành động như một phát ngôn viên trong sự đấu tranh của họ vì nhân quyền, sự tự trị, và tự do rộng rãi hơn.  Bất cứ nơi nào ngài đến, Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã biểu hiện một sự cởi mở chân thành đến thính chúng cho lòng ân cần từ tế, từ bi, bao dung và trách nhiệm phổ quát.
VÀI NÉT VỀ JEFFREY HOPKINS
Jeffrey Hopkins, sinh năm 1940,  là một nhà Tây Tạng học lỗi lạc của Hoa Kỳ, giáo sư Danh dự của môn Tây Tạng và Phật Học tại Đại học Virginia, nơi ông đã dạy học hơn ba thập niên từ năm 1972.  Ông nhận bằng cử nhân (B.A) Tối Ưu tại Đại học Havard năm 1963.  Tu tập năm năm tại Tu viện Phật Giáo Lạt Ma Hoa Kỳ tại Freewood Acres, New Jersey, USA (hiện nay là the Tibetan Buddhist Learning Center in Washington, New Jersey ) và nhận bằng Tiến sĩ (Ph. D.) về Phật Học tại Đại học Wisconsin năm 1973.  Tại Đại học Virginia, ông tổ chức những chương trình về nghiên cứu Phật Học và Tây Tạng và phục vụ như Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á trong mười hai năm. Ông là tác giả của hơn hai mươi quyển sách về Đạo Phật Tây Tạng, cùng với quyển Ảnh Hưởng Cao Độ của Thiền Quán Tính Không, xuất hiện năm 1983, cống hiến một sự trình bày tiên phong về tư tưởng của trường phái Hệ Quả Trung Đạo của tông Hiền Nhân (Gelugpa).  Từ năm 1979 đến năm 1989, ông là trưởng ban thông dịch thuyết giảng sang Anh văn của Đức Đạt Lai Lạt Ma và đóng một vai trò nổi bật trong phong trào Tự Do cho Tây Tạng.  Năm 2006, ông phát hành dịch phẩm Anh văn, một công trình quan trọng của Jonangpa lama, Dolpopa  về Phật tính và tính không, gọi là Giáo Huấn Trên Núi.
VÀI NÉT VỀ TUỆ UYỂN
SÁCH DO TUỆ UYỂN CHUYỂN NGỮ
1- Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ Luận Giải - Đức Đạt Lai Lạt Ma – nhà xuất bản Hồng Đức
2- Bản chất của hạnh phúc - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Howard Cutler - in chung với quyển Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não - nhà xuất bản Hồng Đức
3- Bừng Sáng Con Đường Giác Ngộ, His Holiness the Dalai Lama – 
4- Tâm an bình tĩnh lặng – Lama Thubten Yeshe - đã dịch xong
5- Câu chuyện một giấc mơ – tác giả Paolo Ceoho – Sách truyện - đã dịch xong
6- Con Đường Đến Tĩnh Lặng, HH. the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ  - nhà xuất bản Phương Đông
7- Làm thế nào để thấy mình thật sự - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Sách - (dịch xong 4-2012)
8- Nghệ thuật của hạnh phúc trong thế giới phiền não Đức Đạt Lai Lạt Ma & Howard Cutler - nhà xuất bản Hồng Đức
9- Nghệ thuật sống - Đức Đạt Lai Lạt Ma - ( dịch xong ngày 23-9-2011)
10- Con đường dẫn đến an bình chân thật - Đức Đạt Lai Lạt Ma - ( dịch xong ngày  25/09/2011)
11- Rộng mở từ ái - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Sách - (dịch xong ngày 20-3-2012)
12- Tinh Thần Tuệ Giác Văn Thù  - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ - Sách -nhà xuất bản Phương Đông
13- Tổng quan về những con đường của Phật Giáo Tây Tạng - Đức Đạt Lai Lạt Ma  -  Sách - in chung với quyển Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ

Xem Tiếp: ----