- III- (C)
b. Mơ ước của Kim Dung về sự hòa bình trong nhơn loại

    
goài mơ ước thấy người quốc gia và người cộng sản Trung Hoa hòa giải hòa hạp với nhau, Kim Dung còn mong mỏi được thấy sự hòa giải hòa hợp giữa các dân tộc trên thế giới. Có lẽ ông là một trong những người đã đặt rất nhiều kỳ vọng nơi tiến trình giảm bớt căng thẳng giữa các đại cường trong thập niên 1970. Lập trường của ông đã biểu lộ qua việc ông mô tả cái chết của Bắc Cái, biểu tượng cho Liên Sô và Tây Độc, biểu tượng cho các nước Tây Phương trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP. Hai nhơn vật này có lập trường và tâm tánh xung khắc nhau và đã chống chọi nhau từ lúc còn trẻ. Mỗi người đều cố rèn luyện thêm tuyệt nghệ của mình để hơn đối thủ. Nhưng đến lúc đã già, họ lại tỏ ra có sự tôn trọng và phần nào mến phục lẫn nhau, vì nhận chân rằng mình không hơn được đối thủ. Tuy vẫn còn tranh đấu với nhau, họ đã không còn sự thù hằn nhau, và cuối cùng, đã ôm nhau và cười mà cùng chết với nhau. Với hình ảnh này, Kim Dung đã có ý bảo rằng hai Khối Cộng sản và Tây Phương không bên nào có thể thắng được đối phương và hay nhứt là nên chấp nhận sự sống chung hòa bình với nhau.
Về sự hòa giải hòa hợp giữa các dận tộc nói chung thì thông điệp của Kim Dung đã được gói ghém trong hai bộ THIÊN LONG BÁT BỘ và LỤC MẠCH THẦN KIẾM. Chúng ta đã nhận thấy trong đó việc nhóm người Đại Lý do Đoàn Dự lãnh đạo hợp tác với người Hán và người Nữ Chân để ủng hộ Tiêu Phong, một người Khiết Đan có mối thâm tình với người Hán, trong công việc ngăn cản nhà vua nước Đại Liêu thuộc tộc Khiết Đan muốn gây cuộc chiến tranh xâm lược với nước Đại Tống của người Hán. Họ đã thành công. Nhưng muốn đạt mục đích, Tiêu Phong đã phải uy hiếp nhà vua của nước mình và đã phải tự sát để đền tội. Cái chết bi tráng của nhơn vật khả kính và khả ái này cho thấy rằng Kim Dung ý thức là việc xây dựng hòa bình giữa các dân tộc rất khó khăn và sẽ không phải sẽ có thể đạt được gần đây. Nó đòi hỏi một cuộc tranh đấu kiên nhẫn và nhiều sự hy sinh của những người nuôi lý tưởng phục vụ hòa bình.
c. Tinh thần đại hùng, đại lực và đại từ bi của Phật Giáo đối với sự hòa giải hòa hợp hoàn toàn bên trong các dân tộc và sự hòa giải hòa hợp giữa các dân tộc đưa đến một nền hòa bình vững chắc cho loài người.
Ý kiến của Kim Dung xét qua các cốt chuyện của ông là sự hòa giải hòa hợp hoàn toàn bên trong các dân tộc và sự hòa giải hòa hợp giữa các dân tộc đưa đến môt nền hòa bình vững chắc cho loài người, chỉ có thể thực hiện được khi những người hoạt động chánh trị trên thế giới đều thật sự yêu thương người khác, và có đủ sức chế ngự các dục vọng của mình, để không bị lòng tham quyền lực danh vọng lôi cuốn vào con đường độc đoán và tàn ác. Cái đức tánh cần thiết trên đây đã được nhiều triết gia, nhiều học phái đạo đức nêu ra. Nhưng tự cổ chí kim và từ đông sang tây, không trường phái nào có những nhận định và chủ trương thích ứng bằng Phật Giáo về vấn đề này. Đó là vì Phật Giáo có những nguyên tắc căn bản đặc biệt khác với nguyên tắc của các giáo phái khác.
1) Giáo lý nhà Phật không kêu gọi con người phải nhắm mắt tin tưởng theo mình và tuyệt đối tuân hành mạng lịnh các giáo sĩ của môn phái mình để được cứu rổi hay được hưởng phước lành. Trái lại, nó dạy con người phải dựa vào mình trước nhứt và phải cố gắng để tự giải thoát lấy mình. Ngay đến pháp môn Tịnh Độ dạy người tu hành bằng cách niệm Phật cũng không phải là một lối giải thoát hoàn toàn nhờ tha lực, vì việc niệm Phật hàm ý là người tu theo pháp môn Tịnh Độ tự nguyện làm lành lánh dữ và giữ các giới cấm tối thiểu của người Phật tử. Sự tu hành theo Phật Giáo thuộc mọi tông phái đều đòi hỏi con người phải có sự đại hùng đại lực, tức là một sức mạnh tinh thần vững chắc và dồi dào.
Về mặt suy luận, tinh thần đại hùng đại lực mà Phật Giáo đòi hỏi nơi con người đưa đến sự tự do tư tưởng. Người theo Phật Giáo chơn chánh không để cho mình bi cột buộc vào bất cứ tín điều hay định kiến nào mà phải tự mình suy nghĩ để tìm chan lý. Trong bộ kinh Anguttara Nikaya tức là Tăng Nhứt Tập, c&oacutle='height:10px;'>
Khi đã biết chắc rằng cha mẹ mình đã bị hại một cách oan ức, Kiều Phong quyết định báo thù và cố tìm để biết Thủ Lãnh Đại Ca là ai. Nhưng những người có thể cho ông biết tên của vi cao thủ võ lâm đó đều bị giết chết. Riêng một người đã tham dự cuộc tấn công ở ngoài ải Nhạn Môn là Trí Quang Đại Sư đã gặp lại Kiều Phong và cho biết rằng thân phụ ông tên là Tiêu Viễn Sơn, nhưng không chịu cho biết tên của Thủ Lãnh Đại Ca và tự làm cho mình viên tịch. Khi đã biết thân thế của thân phụ, Kiều Phong đã trở về với họ thật của mình là họ Tiêu.
A Châu đã cố giúp Tiêu Phong tìm tung tích của Thủ Lãnh Đại Ca và được Mã Phu Nhơn bảo cho biết đó là Đoàn Chánh Thuần, em ruột của vua nước Đại Lý. Nhưng đến lúc tìm ra chỗ ở của Đoàn Chánh Thuần, A Châu lại phải giác rằng mình là con tư sinh của ông này với bà Nguyễn Tinh Trúc và ngoài mình ra hai ông bà này còn một đứa con gái khác nhỏ hơn tên là A Tử. Cô biết rằng cô không thể ngăn cản Tiêu Phong giết cha mình để trả thù, đồng thời cũng muốn cho Tiêu Phong thấy rằng ai cũng có thể vô tình gây nên tội và thứ lỗi cho cha mình nên quyết định chết thay cha. Cô trá hình làm Đoàn Chánh Thuần đến nơi ông này ước hẹn gặp Tiêu Phong và bị Tiêu Phong đánh trọng thương. Trước khi chết, cô xin Tiêu Phong chiếu cố cho em gái mình là A Tử. Tiêu Phong rất đau đớn vì đã có mối tình sâu đậm với A Châu. Ông càng hối hận hơn vì đã phát giác liền theo đó rằng Đoàn Chánh Thuần không phải là Thủ Lãnh Đại Ca. Nhưng vì ý muốn tìm cho ra chân tướng của nhơn vật này ông bỏ ý định tự tử theo A Châu.
Tuy nhiên, vì Mã Phu Nhơn đã chết trước khi ông hỏi được bà ta về việc này nên Tiêu Phong không còn cách nào tìm ra manh mối kẻ thù và quyết đinh trở về cửa ải Nhạn Môn…Lúc ấy A Tử đã yêu ông và nhất định theo ông. Vì có lời hứa với A Châu lúc cô này sắp tắt hơi nên Tiêu Phong không thể rời bỏ A Tử mặc dầu ông không thấy thích cô vì cô là đồ đệ phái Tinh Tú và bị ảnh hưởng của phái này nên rất ác độc và xảo trá. A Tử định phun độc châm vào người Tiêu Phong để ông bị tê liệt không tự đi đứng được và ông phải mãi mãi ở gần cô. Nhưng Tiêu Phong đã phản ứng để tự vệ và do đó mà làm cho A Tử bị trọng thương. Vì muốn cứu chữa cho A Tử, ông phải mang cô lên miền bắc lạnh lẽo để có thể tìm nhiều nhơn sâm, cao hổ cốt và mật gấu cho cô dùng.
Trong khi ở miền bắc, Tiêu Phong đã hợp tác với người Nữ Chân và nhơn một cuộc đi săn, đã bắt được một nhà lãnh tụ Khiết Đơn làm tù binh. Nhưng thay vì bắt ông này bỏ tài sản ra để tự chuộc mình, Tiêu Phong đã thả ông và kết nghĩa anh em với ông. Nhà lãnh tụ bị Tiêu Phong bắt chính là vua nước Đại Liêu. Khi Tiêu Phong sang nước này để gặp ông thì địa vị ông đang lâm nguy vì một cuộc biến loạn. Nhờ Tiêu Phong giúp, ông chế ngự được những người muốn cướp ngôi ông. Do đó, ông đã phong Tiêu Phong chức tước lớn nhứt trong triều đình là Nam Văn Đại Vương, lỵ sở ở Nam Kinh của nước Đại Liêu (tức là Bắc Kinh ngày nay).
Lúc này, A Tử đã hoàn toàn bình phục và bỏ đi mà không cho Tiêu Phong biết. Tiêu Phong phải đi về phía nam đế tìm cô và đến chùa Thiếu Lâm ngay lúc quần hào gặp nhau ở đó vì có cuộc tỷ thí để tranh ngôi Minh Chủ Võ Lâm. Trong dịp này, Tiêu Phong đã gặp được thân phụ mình là Tiêu Viễn Sơn. Ông này đã không chết khi nhảy xuống vực sâu nhờ rớt nhằm một cành cây, và không còn ý đinh tự tử nữa mà lại muốn báo thù. Ông đã trá hình làm một nhà sư bịt mặt mặc áo đen và lẽn vào chùa Thiếu Lâm ở đó trong 30 năm nên đã biết hết tự sự. Chính ông đã cứu Tiêu Phong khỏi bị quần hào giết ở Tụ Hiền Trang. Và cũng chính ông đã giết cha mẹ nuôi và thầy của Tiểu Phong cùng những người đã biết vụ xảy ra ở ngoài cửa ải Nhạn Môn mà cố tình che giấu tung tích Thủ Lãnh Đại Ca để bảo vệ cho ông này. Phần Tiêu Viễn Sơn thì đã biết đó là Huyền Từ Đại Sư, Phương Trượng chùa Thiếu Lâm. Tuy là một cao tăng, ông này đã tư tình với một thiếu nữ và có một đứa con trai. Tiêu Viễn Sơn đã bắt cóc đứa con trai này từ lúc nhỏ cho Huyền Từ và tình nhơn phải đau khổ. Đứa con trai đó là một nhà sư pháp danh Hư Trúc cũng tu trong chùa Thiếu Lâm. Trong cuộc hội họp quần hào kỳ này, Tiêu Viễn Sơn đã tố giác rằng cha Hư Trúc là một vị cao tăng. Thế chẳng đặng đừng, Huyền Từ phải công khai nhìn nhận rằng mình đã phạm tội tà dâm và tự quyết định sự trừng phạt mình là đánh 200 gậy. Ông đã nhận chịu hình phạt này rồi tự cắt đứt kinh mạch mà chết.
Sau đó, Tiêu Viễn Sơn nhờ sự chỉ điểm của một nhà sư già mặc áo xám trong chùa Thiếu Lâm mà giác ngộ và qui y ở chùa này. Ông căn dặn Tiêu Phong là phải cố giữ cho hai nước Đại Liêu và Đại Tống không đánh nhau. Vì đã bị mù, A Tử muốn đi chữa cho mắt sáng lại. Bởi đó sau khi đi Tây Hạ để giúp Đoàn Dự trong việc cầu thân với công chúa nước ấy, Tiêu Phong đã về nước Đại Liêu một mình. Lúc ấy, vua Đại Liêu nghe tin vua nhà Đại Tống có sự bất hòa với các đại thần và bị dân chúng oán thán nên có ý định dấy binh chinh phạt Đại Tống. Ông muốn phong cho Tiêu Phong chức Bình Nam Đại Nguyên Soái và giao cho Tiêu Phong nhiệm vụ chánh trong công cuộc xâm lăng này. Nhưng Tiêu Phong không muốn có sự chiến tranh giữa người Khiết Đơn với người Hán.
Trong khi đó, A Tử đã chữa được mắt nhờ một người mê say cô là Du Thản Chi cho cô cặp mắt của anh ta và cô đã trở về Đại Liêu. Tiêu Phong cho A Tử biết rằng ông chỉ yêu A Châu và tự xem như anh hay chú của A Tử. Ông khuyên A Tử nên nhận Du Thản Chi làm chồng. Sau đó, ông treo ấn từ quan nhưng bị vua Đại Liêu bắt giam. A Tử đã thoát được và huy động các bạn hữu của Tiêu Phong đến cứu ông. Họ đã giải thoát được Tiêu Phong khỏi ngục, nhưng bị quân Đại Liêu do chính nhà vua nước này điều khiển đuổi theo rất gấp. Để giải nguy, hai người bạn võ công cao cường của Tiêu Phong là Đoàn Dự và Hư Trúc Tử đã liều mạng xông vào giữa đám quân địch để bắt vua Đại Liêu đem về phía mình. Tiêu Phong đã đoạt lại được nhà vua này rồi yêu cầu ông ta công khai xem Đại Tống là nước anh em của Đại Liêu và chịu bãi binh, nếu không thì mọi người cùng chết. Vua Đại Liêu phải chấp nhận điều kiện này. Vậy, Tiêu Phong đã thực hiện được tâm nguyện của thân phụ và của chính mình. Nhưng vì mu dứt đã có ảnh hướng đến quan điểm sơ khởi của Kim Dung về các vấn đề chánh trị. Lúc bé, hẳn là ông đã biết rằng trước đó, người Trung Hoa đã bị người Mãn Châu cai trị và người thuộc các dân tộc Tây Phương và Nhựt lấn hiếp lăng nhục. Lớn lên, ông đã chứng kiến việc người Nhựt chiếm đóng một phần lãnh thổ Trung Quốc và sát hại người Trung Hoa, cũng như việc người Tây Phương áp dụng một chánh sách ích kỷ có lợi riêng cho họ mà bất lợi cho Trung Quốc. Những điều này chắc chắn đã kích thích tinh thần dân tộc của Kim Dung và làm cho ông thù ghét người ngoại quốc, đặc biệt là người Nhựt và người các nước Tây Phương.
Với tinh thần đó, dĩ nhiên là Kim Dung tôn sùng nhà lãnh đạo cách mạng Tôn Văn. Bởi vậy, ông đã mô tả nhà lãnh đạo này dưới hình ảnh đáng tôn quí của vị đệ nhứt bá võ lâm Trung Thần Thông. Các chánh khách về phía Quốc Gia nhưng chống chọi lại Ông Tôn Văn hẳn là không được Kim Dung ưa thích. Nhưng ngay đến những người kế vị cho Ông Tôn Văn cũng đã làm cho Kim Dung thất vọng vì họ đã tranh giành quyền bính và xung đột với nhau, lại tỏ ra độc tài và có người còn rất tham nhũng. Đã vậy, một số trong những người kế vị ông Tôn Văn về sau còn hợp tác với người Nhựt đương xâm lấn Trung Quốc. Ác cảm đối với các chánh khách Trung Hoa phía Quốc Gia đã làm cho Kim Dung thiên về Trung Cộng lúc ấy không bị hủ hóa vì chánh quyền và có một chánh sách chống Nhựt dứt khoát.
Mặt khác, Kim Dung cũng có cảm tình với Liên sỏ. Trong thời kỳ giữa hai trận Thế Chiến, nước này vẫn còn giữ được hào quang và huyền thoại của một quốc gia chủ trương một cuộc cách mạng giải phóng người vô sản và dân các nước bị đô hộ nên đã lôi cuốn được theo mình nhiều thanh niên trí thức ở các nước. Riêng Kim Dung lại còn dễ thân Liên Sô hơn vì đó là quốc gia duy nhứt đã tận lực giúp ông Tôn Văn xây dựng lực lượng của ông. Về sau, Liên Sô đã chống lại chánh quyền Tưởng Giới Thạch, nhưng rồi lại giúp đỡ Trung Quốc đương đầu lại Nhựt ngay từ lúc Nhựt mới xua quân chiếm đóng lãnh thổ Trung Quốc, mặc dầu sự giúp đỡ này có tánh cách hạn chế và thường qua ngả Trung Cộng.
Cho đến thập niên 1950, Kim Dung vẫn còn giữ quan điểm sơ khởi của mình. Bởi đó, lúc đầu, ông đã mô tả Đông Tà tượng trưng cho nước Nhựt và nhứt là Tây Độc tượng trưng cho các nước Tây Phương, đặc biệt là các nước Tây Âu, dưới những hình ảnh rất tệ hại. Trong khi đó, dưới ngòi bút của ông, Bắc Cái tượng trưng cho Liên Sô và Quách Tĩnh biểu tượng cho ông Mao Trạch Đông đã hiện ra như là những cao thủ võ lâm rất đáng tôn trọng.
B. SỰ THAY ĐỔI TRONG QUAN ĐIỂM CỦA KIM DUNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÁNH TRỊ.
1. Lý do của sự thay đổi trong quan điểm của Kim Dung.
Từ khi rời lục địa Trung Hoa ra ở Hongkong, Kim Dung đã sống trong một xã hội đặt dưới sự quản trị của người Anh theo chế độ tự do dân chủ. Tuy người Hongkong chỉ là thuộc dân và không được hưởng tất cả các quyền của người công dân một nước dân chủ tự do, chánh quyền Anh cũng đã công nhận cho họ một số quyền tự do tối thiểu. Với tư cách là người dân Hongkong, Kim Dung đã được hưởng các quyền lợi của một người dân sống trong chế độ tự do. Đồng thời, ông cũng đã có dịp quan sát những việc đã xảy ra trên thế giới. Trong hai thập niên 1950 và 1960, đã có những biến cố quan trọng xảy ra về phía Liên Sô và Trung Cộng.
Liên Sô đã dùng quân lực đàn áp các phong trào nhơn dân ở các nước chư hầu, như phong trào thợ thuyền đòi cải thiện đời sống ở Đông Đức năm 1933, phong trào người Hung đòi tách khỏi khối Minh Ước Warsaw năm 1956, phong trào người Ba Lan đòi cải thiện đời sống rồi chống lại sự có mặt của Nga năm 1956 và năm 1968, phong trào đòi tự do hóa chế độ của người Tiệp Khắc năm 1968.
Phần Trung Cộng thì trong năm 1959, họ đã dùng võ lực đàn áp người Tây Tạng chống lại chế độ cộng sản và giải tán Chánh Phủ Tây Tạng làm cho Đức Đạt Lại Lạt Ma cầm đầu chánh phủ này phải chạy sang Ấn Độ xin tỵ nạn chính tri trong khi đất Tây Tạng không còn được giữ qui chế một thuộc quốc mà bị sáp nhập hẳn vào bản đồ Trung Quốc với tư cách là một Khu Tự Trị. Mặc dầu Chánh Phủ Ấn Độ không nhìn nhận Chánh Phủ Tây Tạng lưu vong do Đức Đạt Lại Lạt Ma cầm đầu, Trung Cộng đã có những cuộc xung đột với Ấn Độ ở biên giới. Đến năm 1962, Trung Cộng lại cho quân vượt sang Ấn Độ chiếm một phần đất của nước này trong hơn một tháng rồi mới rút lui.
Về mặt nội bộ, năm 1957, chánh quyền Trung Cộng đã tung ra phong trào Trăm Hoa Đua Nở cho nhơn dân được phát biểu ý kiến tự do. Nhưng khi thấy phần lớn các ý kiến được phát biểu có tính cách chống lại chủ nghĩa và chế độ cộng sản, họ lại đàn áp những người đã chỉ trích Cộng Sản một cách mạnh mẽ. Để chứng tỏ là họ không hề lầm lạc, họ đã bảo rằng họ đã tung ra phong trào Trăm Hoa Đua Nở để gạt cho những kẻ thù của chế độ lộ diện hầu có thể trừng trị những kẻ thù này.
Trong khi đó, bên trong Đảng Trung Cộng lại có cuộc tranh quyền giữa các nhà lãnh đạo. Năm 1959, ông Lưu Thiếu Kỳ được bầu làm Chủ Tịch Nhà Nước và nắm trọn quyền điều khiển công việc của Chánh Phủ và của Đảng, phần ông Mao Trạch Đông thì chỉ còn giữ chức Chủ Tịch Đảng và thật sự bị dồn vào thế vô quyền. Năm 1965, ông Mao Trạch Đông đã phản công với chiến dịch Cách MạngVăn Hóa và dùng Vệ Binh Đỏ đễ cướp lại chánh quyền, ông Lưu Thiếu Kỳ đã bị bắt giam năm 1968 và chết trong ngục năm sau đó. Vợ Ông Mao Trạch Đông là Bà Giang Thanh đã đóng một vai tuồng tích cực trong việc chống lại Ông Lưu Thiếu Kỳ nên đã có một thế lực mạnh sau khi ông này bị lật đổ.
Giữa Trung Cộng và Liên Sô thì đã bắt đầu có sự bất đồng ý kiến từ năm 1956 với việc hạ bệ Ông Stalin. Sau đó, lại có nhiều điểm bất đồng ý kiến khác. Lúc khởi thủy, cả Liên Sô lẫn Trung Cộng đều còn cố gắng giấu kín sự xung đột giữa hai bên. Nhưng từ năm 19; trái lại, phải cung kính phụ giúp người thầy này như trước. Câu chuyện này cho thấy rằng Phật Giáo dạy người phải mở rộng tâm hồn trí não để thông cảm với mọi giáo lý khác, vì chơn lý vốn hiện ra muôn mặt và mỗi học thuyết đều có chỗ sở đắc của nó. Người theo Phật Giáo chơn chánh phải phá trừ kiến chấp, tránh sự cuồng tín hẹp hòi.
3) Nhưng sự khoan dung của Phật Giáo không phải đưa đến sự tiêu cực thụ động trước những hành động tàn bạo của kẻ sai quấy. Tinh thần đại hùng đại lực của Phật Giáo chẳng những được dùng trong việc tự chiến thắng lấy mình để tìm chơn lý và theo chánh đạo, mà còn phải được dùng trong việc chế ngự các lực lượng ác hại. Tuy nhiên, trong sự đối phó với những kẻ sai quấy, tinh thần đại hùng đại lực của người theo Phật Giáo cần phải được hòa hợp với tinh thần đại từ bi. Người theo Phật Giáo chơn chánh dầu phải đứng vào thế đối kháng với một kẻ địch hung bạo, vẫn không nuôi lòng thù hận khinh ghét kẻ địch ấy, mà trái lại, có sự xót thương đối với một con người vì mê muội mà đi vào con đường lầm lạc. Thái độ của người theo Phật Giáo chơn chánh đối với kẻ địch chống lại mình cũng giống như thái độ của xã hội dân chủ tự do hiện nay đối với những kẻ phạm tội ác trong lúc điên cuồng. Tuy xã hội này vẫn phải chế tài hành động tội ác của người điên cuồng, nhưng sự chế tài của nó trong trường hợp này không hàm ý báo oán hay trừng phạt mà hàm ý xót thương và nâng đỡ kẻ phạm tội ác.
Vậy, mục đích chánh yếu của người theo Phật Giáo chơn chánh đối với một kẻ địch hung bạo không phải là quyết tâm trừ diệt kẻ địch ấy mà là cố gắng cảm hóa giác ngộ họ để lôi họ về con đường phải, dầu có phải buộc lòng sát hại họ vì công lợi thì cũng không nuôi lòng thù hận đối với họ. Theo giáo lý Phật Giáo, người phạm tội ác đến ngập đầu mà có lòng ăn năn sám hối một cách chơn thành thì phải được tha thứ, và người theo Phật Giáo cần phải cố gắng đưa những kẻ làm ác đến sự ăn năn sám hối chơn thành đó.
Kim Dung đã nêu rõ vấn đề này khi nói đến việc Pháp Đăng Đại Sư, nguyên là Đoàn Nam Đế, đã kiên nhẫn hết mực để lôi Từ Ân Đại Sư, nguyên là Bang Chủ Thiết Chưởng Bang, về con đường phải. Như chúng tôi đã trình bày trong Mục I, Chuơng I của sách này, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang vốn được Kim Dung dùng để tượng trưng cho Quốc Xã Đức. Việc ông thành thật ăn năn và cuối cùng đã được bà Lưu Anh Cô tha thứ về tội đã sát hại đứa con nhỏ của bà biểu lộ quan niệm của Kim Dung về việc cải hóa những người theo chủ trương hung bạo. Ngoài Bang Chủ Thiết Chưởng Bang, trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung, còn nhiều cao thủ võ lâm khác đã hối cải và qui y Phật Pháp, từ bỏ giấc mộng tranh bá đồ vương, chấm dứt lòng thù hận đối với kẻ địch đã tàn hại mình hay thân thuộc mình và ăn năn sám hối về những hành động tàn ác của mình như Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn, Tạ Tốn.
4) Trong tinh thần Phật Giáo, lòng đại từ bi hết sức cần thiết để cân lại sự đại hùng đại lực. Có đại hùng đạ lực mà thiếu đại từ bi thì con người dễ đi đến chỗ dùng sức mạnh của mình để hiếp đáp kẻ khác và do đó mà gây ra nhiều nghiệp chướng. Điều này đã được Kim Dung nói rõ qua lời dạy của vị sư già mặc áo xám trong chùa Thiếu Lâm. Theo vị sư này, chỉ có người có một sở học cao siêu về Phật Giáo và có đức từ bi hưng thạnh thì mới có thể luyện được nhiều môn võ công thượng thặng. Nếu Phật học không đủ mà tham lam luyện nhiều võ cộng thượng thặng thì bị bại hoại thân thể hay bị nội thương.
Người cầm quyền lãnh đạo một dân tộc vốn có nhiều sức mạnh trongonym title=" MỘ DUNG PHỤC">
  • - IV -
  • - V -
  • - VI -
  • - VII -
  • - VIII -
  • - XI -
  • - XI -
  • CHƯƠNG II - Mục II
  • - II -(B)
  • - II - (C)
  • - II - (D)
  • - II - (E)
  • - III-
  • - III- (B)
  • - III- (C)
  • Kết Luận
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!15240_17.htm!!! tay. Nếu họ dùng sức mạnh đó để mưu đồ mỡ rộng thế lực hay lấn át dân tộc khác thì chẳng khác nào cố sự đại hùng đại lực mà thiếu đại từ bi. Hành động xâm lăng của họ chẳng những có hại cho dân tộc khác mà cuối cùng cũng làm cho chính dân tộc họ cũng bị nhiều hậu quả không tốt. Ngay cả trong trường hợp người lãnh đạo một dân tộc có lý tưởng mà họ cho là cao đẹp nhưng lại dùng sức mạnh mình có trong tay để cưỡng bách dân tộc mình hay dân tộc khác làm theo ý mình đạt cái được cho là lý tưởng cao đẹp đó, họ cũng chỉ gây ra sự khổ sở cho nhơn dân.
    Những người cầm quyền chánh trị như trên đây, dầu có những động cơ ích kỷ hay muốn thực hiện một lý tưởng cao đẹp, cũng đều khó có thể hòa thuận với nhau. Chỉ có thái độ cởi mở khoan dung và chánh sách đặt nền tảng trên sự xót thương và cải hóa những kẻ làm ác như Phật Giáo chủ trương mới có thể đưa các nhà lãnh đạo các dân tộc đến sự hòa giải hòa hợp với nhau và xây dựng nền hòa binh chung cho nhơn loại. Bởi đó, khi Tiêu Phong cùng quần hào đương đầu với người Đại Liêu đuổi đánh mình bên ngoài cửa ải Nhạn Môn, họ đã bảo với nhau rằng: Bao giờ các vị đế vương khắp thiên hạ đều tin ở Phật pháp, lấy từ bi làm hoài bão thì mới hết thảm họa chiến tranh.
    5) Nhưng ước vọng trên đây dĩ nhiên là khó có thể đạt được. Đó không phải là vì Phật Giáo chưa phổ biến ở khắp cả các nước mà cũng sẽ không thể nào phổ biến ở khắp cả các nước trên thế giới. Thật sự thì theo Phật Giáo, cả chúng sanh đều có Phật tánh và một người dầu chưa nghe đến giáo lý của Đức Phật, chưa hề qui y Đức Phật, chưa tự xem mình là Phật tử mà có tâm tánh và hành động như lời Đức Phật đã dạy thì cũng đã là người theo Phật Pháp rồi. Vậy, cái khó trong việc đạt ước vọng hòa bình cho cả thế giới không phải phát xuất từ chỗ Phật Giáo chưa phổ biến khắp nơi. Nó phát xuất từ chỗ chính người đã qui y Đức Phật, đã thông hiểu giáo lý của Ngài mà vẫn chưa có được tâm tánh và hành động như lời Ngài dạy.
    Kim Dung đã biểu lộ sự thật trên đây trong các bộ truyện võ hiệp của ông bằng cách mô tả nhiều nhơn vật trong giới tăng ni. Trong số này, có những cao thủ võ lâm đã hành động trái lời Phật dạy. Các vị Đại Luân Minh Vương, Kim Luân Pháp Vương đã là những vị cao tăng miền Tây Vực, nhưng đã mưu đồ bành trướng thế lực của mình hay của dân tộc mình. Các tăng ni Trung Hoa cũng có nhiều người còn nặng nghiệp tham, sân và si. Thành Khôn đã qui y với pháp danh Viên Chân đã lợi dụng thế lực chùa Thiếu Lâm mà đoạt chức Minh Chủ Võ Lâm và phục vụ người Mông Cổ. Đến một vị cao tăng làm đến Phương Trượng chùa Thiếu Lâm và có đức hạnh đến mức được giới võ lâm Trung Hoa tôn làm Thủ Lãnh Đại Ca là Huyền Từ Đại Sư mà cũng đã lén tư tình với một phụ nữ và đã che giấu chuyện này suốt mấy mươi năm. Phần Diệt Tuyệt Sư Thái thì rất ngay thẳng và nhiệt tình yêu nước, lại rất dũng cảm. Nhưng bà thiếu hẳn đức từ bi nên đã tỏ ra thù hằn những người có liên hệ đến Minh Giáo đến mức chủ trương giết họ cho tận tuyệt. Đã vậy, bà lại còn nuôi giấc mộng làm cho phái Nga Mi của bà trở thành môn phái số một ở Trung Hoa. Do đó, bà đã dạy đệ tử là Châu Chỉ Nhược dùng đến những thủ đoạn bất chánh và tàn độc để đạt mục đích. Đến những người đã đạt một địa vị tôn quí trong hàng giáo phẩm Phật Giáo, lại có nhiều đức tốt và đáng được tôn trọng như Huyền Từ Đại Sư hay Diệt Tuyệt Sư Thái mà còn như vậy thì các nhà lãnh đạo chánh trị các dân tộc mà ít học về Phật pháp hay không biết đến Phật pháp làm sao có thể đủ đức tánh để lãnh đạo chánh trị theo đúng Phật pháp và đưa nhơn loại đến một nền hòa bình vĩnh cửu và ổn định được?
    Vậy, giấc mơ của Kim Dung sẽ rất khó thực hiện. Nhưng đó là một giấc mơ đẹp và nếu những người hoạt động chánh trị chấp nhận giấc mơ đó, lại nuôi ý chí thực hiện nó với tinh thần đại hùng đại lực thì ít ra họ cũng đã đi được vài bước trên con đường ngàn dặm đưa đến một nhơn loại an lạc hòa bình. Mặt khác, người cầm quyền chánh trị một nước, dầu theo chủ nghĩa nào mà chịu bỏ thái độ giáo điều và áp dụng một chánh sách cởi mở, khoan dung đối với người khác và đoàn thể khác thì cũng đáng được khen là đã có đóng góp vào việc xây dựng hòa bình chẳng những cho dân tộc mình mà còn cho toàn thể nhơn loại.

    Truyện Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Của Kim Dung (2) ---~~~cungtacgia~~~---

    2 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--

    Sưu tầm: Sun Ming
    Nguồn: http://thaithuyvy.wordpress.com
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 5 tháng 11 năm 2014

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
    Truyện Cùng Tác Giả Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Của Kim Dung (1) Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Của Kim Dung (2)