Nguyên tác: The Christmas truce

Tác giả: David G. Stratman

    
ó là vào ngày 25 tháng 12 năm 1914 chỉ sau năm tháng khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, quân lính Đức, Anh và Pháp đã quá rã rời chán chường với sự giết chóc lạnh lùng vô cảm đã bất tuân cấp trên của họ và bắt tay thân ái với "kẻ thù" ở suốt dọc hai phần ba trận tuyến mạn Tây ( trong chiến tranh đây là một tội sẽ bị xử tử hình". Đoàn quân Đức dựng những cây giáng sinh ngoài chiến hào với những biểu ngữ "giáng sinh vui vẻ" "anh không bắn, chúng ta không bắn". Hàng ngàn binh đoàn tràn qua chiến tuyến nơi vương vãi đầy những xác chết đang thối rữa. Họ ca vang bài ca giáng sinh, trao cho nhau xem hình ảnh những người thân thương của họ nơi quê nhà, san sẻ thực phẩm cho nhau, chơi đá banh, thậm chí còn đem heo ra quay. Những người lính ôm lấy những người mà chỉ trước đó có vài giờ họ còn tìm mọi cách để bắn hạ. Họ thỏa thuận với nhau nếu bộ tổng tham mưu có chỉ thị buộc họ phải nả súng vào nhau thì hãy chĩa súng lên trời.
Một sự rúng động lan truyền khắp bộ chỉ huy của các bên. Đây là một thảm họa khi để cho quân lính tuyên bố tình thân hữu với đối phương và từ chối chiến đấu. Các vị tướng lãnh ở hai bên chiến tuyến tuyên bố hành động tự phát lập hòa bình là mưu phản và sẽ bị đưa ra xử ở tòa án binh. Vào tháng ba năm 1915 phong trào kết tình huynh đệ  bị tiêu diệt và cỗ máy tàn sát đã hoàn toàn khởi động trở lại. Trong thời gian đình chiến năm 1918 mười lăm nghìn người đã bị giết.
Ít người được biết về câu chuyện của ngày giáng sinh hưu chiến này.  Vào giáng sinh năm 1988 một câu chuyện trong "Boston globe"  đề cập đến một đài phát thanh FM địa phương đã cho chơi bản nhạc "Giáng sinh nơi chiến hào", một điệu ba-lad về giáng sinh hưu chiến nhiều lần và đã phải sửng sốt vì hiệu quả của nó. Bản nhạc trở thành đĩa hát được yêu cầu nhiều nhất trong suốt những ngày nghỉ lễ ở Boston trên nhiều trạm phát thanh FM.
"Ngạc nhiên hơn cả số lượng yêu cầu tôi  nhận được, đó là những cú điện thoại phản hồi về bản ba-lad của những người chưa  từng nghe nó trước đó gọi tới " Người chủ đài phát thanh nói: "Họ điện thoại cho tôi tỏ ra cực kỳ xúc động, đôi lúc bật khóc hỏi rằng: "Quỷ thần ơi tôi vừa nghe được cái gì thế này?."Tôi nghĩ mình hiểu được tại sao người gọi đến lại khóc. Câu chuyện giáng sinh hưu chiến đi ngược lại hầu hết cái mà ta đã dạy về con người. Nó cho chúng ta một thoáng nhìn về một thế giới như chúng ta mong ước khiến phải thốt lên: " Điều này đã từng có lần xảy ra". Nó gợi cho chúng ta những ưu tư chúng ta vẫn còn lẩn tránh, vượt ra ngoài phạm vi những câu chuyện  truyền hình và báo chí chỉ gây  cho chúng ta cái cảm tưởng sao cuộc sống con người tầm thường ti tiện thế.  Nghe bài hát mà tưởng như những khao khát thẩm sâu trong lòng mình đã thành sự thật: thế giới hẳn có thể đã khác đi."
The Christmas truce
By David G. Stratman from his book WE CAN CHANGE THE WORLD
It was december 25, 1914 only five months into World war I, German, British and French soldiers already sick and tired of the senseless killing disobeyed their superiors and fraternized with "the enemy" along two third of the western front (a crime punishable by death in times of war). German troop held Christmas trees up out the trenches with signs " Merry christmas" "You no shoot, we no shoot". Thousands of troops streamed across a no-man's land strewn with rotting corpses. They sang Christmas carols, exchanged photographs of loved ones back home shared rations, played football,even roasted some pigs. Soldiers embraced men they had been trying to kill a few short hours before. The agreed to warn each other if the top brass forced them to fire their weapons, and to aim high.
A shudder ran through the high command in either side. Here was disaster in the making soldiers declaring their brotherhood with each other and refusing to fight. Generals in both side declared this spontaneous peacemaking to be treasonous and subject to court martial. By march 1915 the fraternization movement had been eradicated and the killing machine put back in full operation. By the time of the armistice in 1918 fifteen million would be slaughtered.
Not many people have heard the story of the christmas truce. On Christmas day 1988 a story in Boston Globe mentionned that a local FM radio host played "Christmas in the trenches" a ballad about the Christmas truce, several times and was startled by the effect. The song became the most requested recording during the holidays in Boston on several FM stations.
"Even more startling than the number of requests I get is the reaction to the ballad afterward by callers who hadn't heard it before" said the radoi host "They telephone me deeply moved, sometimes in tears, asking "What the hell did I just hear?". I think I know why the the callers were in tears. The Christmas Truce story goes against most of what we have been taught about people. It give us a glimpse of the world as we wish it could be and says "This really happened once" It reminds us of those thoughts we keep hidden away, out of range of the TV and news paper stories that tell us how trivial and mean human life is. It is like hearing that our deepest wishes really are true: the world really could be different.

Xem Tiếp: ----