iểu sử nhà văn Thạch LamThạch Lam, Nguyễn Tường Lân, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hải Dương,Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình Nguyễn Tường, gồm 7 người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy làm công chức, những người còn lại đều đã ít nhiều tham gia vào sự nghiệp văn chương, nổi bật trong số đó là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam).Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Sáu, vì ông là con thứ sáu trong nhà. Khi bắt đầu đi học ở trường huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), bố mẹ ông làm lại khai sinh cho con là Nguyễn Tường Vinh. Đến năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học “nhảy” 4 năm, ông làm lại khai sinh lần nữa, thành Nguyễn Tường Lân.Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo đã làm Thạch Lam sớm mắc căn bệnh lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. Ông mất tại “nhà cây liễu” vào ngày 27 tháng 6 năm 1942 lúc mới 32 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn.Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, Hà Nội. Sau khi Thạch Lam mất, vợ và các con ông có về sống ở Cẩm Giàng với bà mẹ chồng, bà Phán Nhu, một thời gian rồi di cư vào Nam.Thạch Lam có ba người con, hai trai một gái: Nguyễn Tường Kim Nhung, Nguyễn Tường Đằng và Nguyễn Tường Giang.. Người con gái lớn nhất của ông là Nguyễn Tường Nhung, sau này kết hôn và trở thành phu nhân của trung tướng Ngô Quang Trưởng, vị tướng nổi tiếng giỏi và thanh liêm trong Quân Lực Việt Nam Cộng hòa Theo nhà văn Nguyễn Tuân: Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh.Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học... Về thiên chức của văn chươngThạch Lam cho biết: “Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của người nghệ sĩ. Ông viết: “Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi.Vì mất sớm nên sự nghiệp văn chương của Thạch Lam về số lượng rất khiêm tốn, tuy nhiên vì giá trị nghệ thuật của nó rất cao nên ông vẫn được coi là một nhà văn lớn trong nền văn chương Việt Nam cận đại.Các tác phẩm gồm:1- Ngày Mới, tiểu thuyết 19372- Gió Ðầu Mùa, tập truyện ngắn 1937.3- Nắng Trong Vườn, tập truyện ngắn 1938.4- Theo Giòng, nghị luận văn chương, 1941.5- Sợi Tóc, tập truyện ngắn, 1942.6- Hà Nội 36 Phố Phường, tùy bút, 1942.Tài liệu tham khảo:-Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn - Tiến sĩ Martina Thucnhi Nguyễn- Mạn Đàm Với Bs. Nguyễn Tường Bách - Lâm Lễ Trinh- Thạch Lam – Wikipedia Việt Bách Khoa Toàn Thư (vi.wikipedia.org )