ừ sáng sớm đến giờ  lúc bắt đầu dọn hàng thịt heo ra sạp, nơi hắn ngồi hàng ngày là một địa điểm rất thuận lợi cho việc mua bán, vì cái sạp thịt heo sát với lề đường nằm trong khuôn viên chợ Gò Vấp, người đi xe gắn máy có thể tấp vào mua vài ba lạng thịt heo rồi (dzọt) xe ngay nên các sạp kế bên có phần ganh ghét.
Công chuyện làm ăn suôn sẽ như thế vậy mà ngày hôm nay thật lạ kỳ, gần đến trưa rồi mà hắn mới bán được vài ký lô thịt ba rọi, và một ít xương heo cho bà Tám bán bánh canh và  bà Ba Béo bán mì gõ tại hẻm cầu Hang xe lửa.
Đang bực bội trong lòng, hắn lẫm nhẫm một mình:
- Mẹ tổ nó, ngày mai đến ngày nộp tiền thuế cho Ban Quản Lý chợ rồi, buôn bán như vầy làm sao đủ sở hụi đây?
Chợt nhớ ra một điều hắn tự nói tiếp:
- Thôi đúng rồi, bà Tám bán bánh canh mở hàng sáng nay, bà này coi vậy mà nặng bóng vía quá, hèn chi buôn bán không ra gì.
Hắn xé vội trang báo quảng cáo rồi cuộn lại dài như thanh củi, châm lửa cho cháy hắn huơ hươ lên những miếng thịt heo trên sạp, miệng thì thầm gì đó, thì ra hắn đang đốt  "Phông Lông" xua đi cái rủi ro trong buôn bán, tờ báo cháy còn một đoạn ngắn hắn vội quăng ra phía lề đường, bổng có tiếng la lên:
- Trời ơi! làm ăn gì kỳ vậy? bộ muốn cho tui thành heo quay hả cha nội?
Một bà khách bộ hành vừa xua tay phủi vạc áo do tàn lửa của hắn làm dính vào, hắn làm bộ cho gương mặt thật thiểu não và nói:
- Cô ơi, tôi không cố ý mong cô tha lỗi
Kể ra hắn còn gặp may, người khách kia cười hiền bỏ qua khiến hắn mừng ra mặt. Trở vào sạp đưa mắt nhìn quanh quất cũng chẳng thấy một người khách nào hỏi han chứ đừng nói chi mua bán.Thì ra dạo này trên các phương tiện thông tin đại chúng tin tức về dịch cúm gia cầm, cúm heo rồi lở mồm long móng..v...v.. nên bà con hạn chế mua những thực phẩm loại này khiến sạp thịt heo của gia đình hắn bị vạ lây.
Chẳng biết làm gì, để giết thì giờ hắn lục mấy tờ báo cũ dưới hộc bàn, đọc vội những tin tức nóng hổi bên Libya cuộc tranh gianh quyền lực giữa nhà độc tài trị vì 42 năm và lực lượng dân chủ chống đối, rồi hắn để mắt đến trang thơ, hắn chăm chú vào mấy bài thơ Tết năm Tân Mão, có những bài thơ của nhà văn Đoàn Văn Cừ nói về Hội hè đình đám, nhưng bài thơ thích nhất của tác giả này là bài  "Chợ tết " có câu: " Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu" do hai người này chắc cùng nghề nghiệp với hắn, và mới hôm qua thôi, hắn dùng chiếc điện thoại di động có kết nối Internet do bà vợ yêu thương trang bị cho hắn để "Bằng Chị, bằng em", hắn rà đài phát thanh của một đài phát thanh Việt ngữ, tình cờ trúng ngay giờ phát thanh của cô  phát thanh viên Hồng Ánh và chú Hoàng Phố đang giới thiệu cho thính giả gần xa cuộc đời, sự nghiệp sáng tác thơ của nhà thơ Bữu Truyền thuộc hội đồng hương Phan Rang, trong thâm tâm hắn ao ước sẽ có ngày hắn trở thành nhà thơ như ông ấy, ngoài ra cạnh nhà hắn có nhà Văn Sơn Nam chuyên viết thơ văn về vùng đất trù phú của miền nam, nhà văn này có tiếng đến nỗi người ở tận đâu đâu cũng ghé vào kết thân và chu cấp tiền bạc cho nhà văn có sức mà sáng tác.
Đang say sưa với ý tưởng sẽ làm nghề tay trái "Nhà thơ", bổng đâu tiếng bà vợ thân yêu có thân hình phốp pháp réo vào tai hắn:
- Trời ơi là trời, ngó xuống mà coi, đang tơ tưởng con nào mà để mấy thằng quỷ nhỏ chôm thịt heo chạy ngờ ngờ kìa. Tui nói cho ông biết nghe, ông mà sanh lòng phản trắc thì coi chừng con này đó.
Nói xong, vợ hắn dằn mạnh tảng thịt heo to xuống mặt sạp để trút cơn giận bầm gan tím ruột, bản tính "Nể vợ" của hắn lộ ra, hắn nói:
- Mình ơi! Anh thấy lúc này buôn bán khó khăn quá. Anh sẽ tìm thêm công việc nào đó có thêm ngân khoản giúp gia đình.
- Vậy chứ ông định làm cái giống gì? đừng làm bộ để léng phéng lại với con Bảy bán bánh cam là tui thiến à nghe. (vợ hắn vừa nói vừa chìa 2 ngón tay biểu tượng cho cái kéo).
Nghe "Sư tử Hà Đông" hăm he nhắc đến tên cô Bảy bán bánh cam làm hắn giật bắn người, may mà bà vợ không chú ý đến thái độ củ hắn vì có tật giật mình,  hắn vội thanh minh:
- Hổng dám đâu bà ơi! trước đây tui còn khờ nên con Bảy nó mới rù quến được tui, chứ bây giờ dễ gì, bà rờ đầu tui nè, sạn không trong này đừng có hòng dụ tui lần nữa.
Nói thì nói vậy chứ trong lòng hắn khoái lắm, để cho bà vợ thấy hắn cũng còn "có giá", nếu bà mà bỏ thì cô Bảy bánh cam rước hắn về liền, lúc đó đừng có hối hận nghe cưng (hắn nói thầm như thế). Rồi hắn tiếp:
- Tôi  sắp làm một công việc không những tôi nổi tiếng mà bà cũng thơm lây đó, tạm thời chưa cho bà biết được đâu, vì tục ngữ có câu: "Nói trước bước không qua" bà đồng ý nha.
Đến trưa thì chợ cũng tan, giờ này chỉ còn vài chị em công nhân thu nhập kém cỏi đi mua thức ăn nên đôi lúc hắn có cơ hội tống khứ loại thịt mà khi người ăn vào thì "Tào Tháo" rượt ngay vì đàn ruồi chợ Gò Vấp hoạt động dữ dội thời gian này, dọn hàng xong hắn chở bà vợ về nhà bằng chiếc xe SH 150 cc,loại xe này mà hơ hỏng là đạo chích chôm chỉa ngay...
Chiều về, tắm giặt, ăn uống xong hắn lên bộ đồ vía  do bà xã hắn sắm cho, dành những khi lễ lộc quan trong mới sử dụng đến, vậy mà hôm nay việc gì quan trọng ra sao mà hắn mặc đồ này, vợ hắn thầm nghĩ và trong lòng không vui nhưng vì lũ nhóc ở nhà và giữ hoà khí nên "Gấu mẹ vĩ đại" làm ngơ và thêm lời ngon ngọt:
- Xong việc nhớ về liền nghe anh, em và các con chờ cửa đó.
Không thèm nhìn mặt vợ, hắn nói:
- Biết rồi mà, sao mỗi lần tui đi đâu bà hay mở cái đài phát thanh bài ca này hoài, xưa rồi nghe Diễm...
Bước ra đầu ngõ nhà, hắn rút điện thoại bấm vội số và áp vào má, đều dây bên kia có tín hiệu trả lời, hắn nói liền:
- Tao nè, Ba Gà chọi đây, mầy nghe tao rõ không?... Rồi mầy đến nhà chở tao ra quán nhậu a mùi dầu thơm rẻ tiền trên người Sáu Cô Ca bay nồng nặc hắt vào mũi hắn làm hắn bịt mũi la bài hãi:
- Ông ơi! Mầy xức cái giống gì thơm quá mạng vậy? loại này mấy ngàn đồng Việt Nam một lít vậy, chỉ tao mua để xức cho mấy con heo trong chuồng nhà tao coi.
Không giận vì câu nói xúc phạm của Ba Gà chọi, gã Sáu Cô Ca từ tốn trả đũa.
- Anh ba giỡn hoài, dầu thơm này là do con em vợ tui nó mua ở Hồng Kông đó, chỉ có đại gia mới có cơ hội xài nha anh Ba, chứ mấy đứa đứng bán cá viên chiên ở khu  "Chín Xá Chủi" đừng hòng rớ vào, tại tui xịt hơi bị lố tay chớ bộ.
Thấy Sáu Cô Ca “quảng cáo” không công cho cái hảng dầu thơm “bên hông chợ lớn” một cách mãnh liệt, Ba Gà chọi vuốt giận Sáu Cô Ca:
- Tao nói chơi mà, làm gì tự ái quá vậy sáu nó, mầy cứ xài cái dầu thơm “đại gia” của mầy đi, nhưng làm ơn xịt nhẹ tay một chút, bộ mầy định ướp hương thơm hết cái quán nhậu chắc.
Lúc này vợ Ba Gà chọi lấp ló bên trong nhà nói vọng ra:
 - Chú sáu đừng cho anh ba nhà tui uống rượu bia nhiều nha, dạo này ổng cao máu dữ lắm đó, mới hồi sáng đo máu cho ổng,  nó nhảy lên 150 rồi đó, mà cái ông này “chưa thấy quan tài chưa đỗ lệ đâu”, bác sĩ cấm nhậu nhẹt vậy mà ổng đâu có sợ.
Sáu Cô Ca vội trấn an bà vợ của ông anh kết nghĩa:
- Chị an tâm đi, thằng em bảo vệ cho anh ba mà, chị đừng lo.
Nói vừa dứt câu Hai gã đồng hội đồng thuyền phóng xe lao vun vút trên đường tận hưởng phút giây thoát khỏi cái vòng  cương tõa” của mấy bà vợ đáng thương kia. Đến chợ Bà Chiểu, Sáu Cô Ca cho xe chạy vào con hẻm nhỏ bên hông chợ, gần rạp hát bóng Huỳnh Long, (ngày xưa rạp này do chủ là người “Chà và”, chuyên chiếu loại phim ca vũ nhạc của Ấn Độ), hắn tắp xe vào một cái quán nhỏ phía trước được trang trí bằng mấy chậu cau kiểng rẻ tiền, bên trong đèn xanh đỏ nhấp nháy liên hồi như thúc giục hai thực khách này mau nhập cuộc, yên vị đâu đó xong xuôi, hai cô gái trẻ ăn mặc khá mát mẻ xé vội khăn lạnh và làm động tác lau mặt cho khách một cách thuần thục,hành động này được ví như hình ảnh của các cô bảo mẫu nuôi dạy trẻ mới vào học lớp vở lòng, chưa tự mình chăm lo cho bản thân được, mọi việc từ vệ sinh, ăn uống, ngủ nghỉ là do một tay các cô lo liệu. Ba Gà Chọi chợt nhớ ra điều gì, hắn rút cái điện thoại trong túi quần và bấm vội một dảy số đầu dây bên kia lên tiếng:
- Hội Văn nghệ đây, ai gọi đó.
Ba Gà Chọi trả lời:
-Tui Ba Gà Chọi đây anh Hai ơi. Anh đến cái quán cũ nha, em với thằng Sáu đang ở đây, anh kêu thêm chiến hữu nào nữa đi, trà tam rượu tứ mới đã.
Một chập sau, hai người đàn ông ăn mặc chỉnh chu đúng là người có chức có quyền có khác, họ bước vội vào quán nhưng không quên ngó ngoáy lại phía bên đường quan sát để tránh bị theo dõi vì vào một nơi không thể dành cho những vị công chức có lòng tự trọng, vì nơi họ đến có tên thường gọi của xã hội ngày nay đó là “quán bia ôm”.  Sau một hồi “bia bọt” chai, lon dưới chân nghiêng ngã, nước bia do các cô phục vụ lén đổ dưới sàn nhà chảy lay láng bốc mùi nồng nặc, mùi thuốc lá,  mùi thức ăn hoà quyện với những mùi dầu thơm của các cô gái với mùi dầu “ đại gia ” của Sáu Cô Ca, tất cả mùi đó được không khí trong phòng nhậu biến thành cái mùi “tổng hợp“ rất đặc biệt không nơi nào khác có được.
Ngà ngà say, sau một hồi nói chuyện rôm rã, chuyện đông, chuyện tây trên trời, dưới biển, không sót chuyện gì... Ba gà chọi cắt ngang cái âm thanh hỗn độn mà người nói nhiều hơn người nghe, hắn đứng dậy sửa lại bộ đồ vía rồi trịnh trọng tuyên bố lý do:
- Thưa với Anh Hai kính mến, các bạn trong bàn, và các em út phục vụ, hôm nay là ngày rất đặc biệt, Ba Gà Chọi tui chính thức bớt thời gian quý báu làm ở chợ (hắn tránh nói bán thịt heo, vì sợ quê với mấy em chân dài phục vụ trong bàn) để chính thức sống với thơ văn, mỗi tuần vào chiều thứ sáu, xin phép anh hai đến đây sinh hoạt thơ văn với tụi em, mọi chi phí “sinh hoạt ” sẽ do Ba gà Chọi tui đây lo liệu, chỉ mong mọi người làm ra những bài thơ để đời là ok rồi... Tràng pháo tay tán thưởng nhiệt liệt cho tinh thần yêu thơ của hắn, một cô gái trong bàn còn tâng bốc hắn tận mây xanh:
- Hôm nay tụi em thấy anh Ba có tướng của nhà thơ lắm đó.
Các cô gái còn lại cười rần lên vui vẻ. Để thanh toán cho màn ra mắt hội thơ bỏ túi đầy ấn tượng trên, hắn phải móc hồ bao chi gần 2 triệu cho toàn bộ buổi ra mắt sinh hoạt thơ văn này. trong lòng xót xa vì lỡ vung tay quá trán, hắn tự an ũi:
- Làm nghệ thuật phải chịu tốn kém thôi, mai này thành danh thì lúc đó mặc tình mà hốt bạc.
Hắn nghĩ tiếp:
- Các bậc thi nhân tiền bối ngày xưa bắt đầu khởi nghiệp thơ văn chắc cũng tốn kém như mình hôm nay thôi, có gì mà nghĩ với suy cho mệt óc.
Sáng hôm sau, quay lại công việc hàng ngày, với hắn hiện giờ không gì chán bằng suốt ngày đứng ngồi quanh quẩn với mấy miếng thịt heo, nhân lúc thưa khách hắn lôi ra cuốn tập 100 trang mới cáu của thằng con trai yêu quý được nhà trường phát thưởng của năm học vừa qua, mùi thơm giấy học trò cộng với sự hưng phấn của buổi họp mặt hôm qua, lời tâng bốc và những tràng pháo tay không ngớt nó vẫn còn lãng vãng trong tâm trí của hắn, lấy cây bút hắn bắt đầu làm thơ... Gạch, xóa, viết tiếp. Cả buổi mà hắn chẳng làm được câu thơ nào cho nên vần nên điệu, lúc nầy mồ hôi trên gương mặt “múp míp” của hắn nó rịn ra lấm tấm, rồi thì những giọt mồ hôi cũng bắt đầu chảy thành dòng, đến đây hắn mới thấy cái giá trị của những nhà thơ, không phải muốn làm thơ là được đâu. Đang miên man với cái chữ cố tìm cách gieo vần lục bát cho những câu thơ tương lai của mình. Bổng đâu tiếng của bà vợ ngàn lần yêu mến của hắn phát ra phía sau:
- Coi chừng mấy thằng nhóc đang “canh me” đó ông ơi.
Hắn ậm ừ với bà vợ cho qua chuyện và tiếp tục “vật lộn” với thơ của hắn, tự dưng lúc này trong đầu hắn lóe lên ý tưởng hắn viết liền tay như sợ ý đó tan biến  nhanh như bọt xà bông giặt đồ, hắn viết:
“Thịt heo bán ế không ai mua.
Vậy mà vợ nhắc sợ tụi quỷ chùa đến chôm”.
Hắn thầm cám ơn bà vợ đã vô tình gợi ý cho hắn làm được một bài thơ ngắn  với 2 câu như trên.
Thời gian một tuần lễ qua thật nhanh như: "Bóng câu cửa sổ" ngày thứ sáu lại đến, các thành phần chiến hữu của độ nhậu ngày hôm đó không thiếu một ai, em út phục vụ hôm nay ăn mặc, trang điễm có phần đứng đắn hơn mọi khi, hỏi ra mới biết không phải vì tôn trọng buổi sinh hoạt nghiêm túc của các nhà thơ mà có "Ti dô " từ bên ngoài cho hay hôm nay chính quyền sẽ đi kiểm tra các tụ điểm ăn chơi như cái quán nhậu bình dân này, để đối phó lại cơ quan chức năng, bà chủ quán ra lệnh cho các cô phải ăn măc làm sao cho ra vẻ nơi buôn bán bình thường như bao quán khác...
 Rồi bia, thức ăn dọn ra. lần lượt các "thi nhân" phun châu nhã ngọc, các câu thơ để đời của từng người đều được tán dương. người đọc thơ sau cùng dĩ nhiên là Anh Ba Gà Chọi, sỡ dĩ hắn chờ cuối cùng hắn mới ra tay là để cố tình tạo dấu ấn cho mọi thành viên trong bàn nhậu nhớ đời với 2 câu thơ đầu tay, vừa dứt 2 câu thơ do Bà Gà Chọi đọc xong, ngoài tràng pháo tay bình thường của mọi người khen tặng, thằng Sáu Cô Ca còn lấy 2 cái nắp nồi nấu Lẫu lám "Chập chã" gõ mạnh vào nhau vang ra những tiếng đinh tai nhức óc khiến đứa con bà chủ quán đang ngủ phòng bên cạnh khóc ré lên tạo ra âm thanh "Tả bí lù" trong buổi chiều tà hôm ấy.
 Không khí bình thơ văn rồi đến lúc cũng phải tàn, kim đồng hồ treo trên tường đã chỉ 23h, lại móc hồ bao thanh toán, lần này thì 4 triệu đồng không hơn không kém, tốn tiền nhiều nhưng gương mặt Ba Gà Chọi lúc này thất hả hê vì hắn đang tưởng tượng tên tuổi của Ba Gà Chọi sắp sửa dính liền vào 2 chữ đi kèm "Nhà Thơ".
Một sáng nọ, do không phải dọn hàng ra chợ bán như lệ thường, hôm đó là ngày rằm tháng giêng, phần lớn người dân đi lễ chùa, ăn chay vì quan niệm dân  gian có câu: “Ăn chay quanh năm không bằng rằm tháng giêng” vì thế hắn được bà vợ cho “xả hơi” một ngày, tiết trời mùa xuân mát mẻ lòng rộn ràng thư thái hồn thơ trong hắn bỗng đâu trỗi dậy mãnh liệt, nó thôi thúc hắn bất cứ giá nào hôm nay phải có câu thơ để tuần sau còn có đề tài đối ẩm với các nhà thơ kia, hắn nhìn sang cửa sổ nhà hàng xóm đối diện rồi tự dưng xuất khẩu thành thơ như sau:
- “Hôm qua tui thấy vợ anh.
Đi chơi ở, thảo cầm viên, tao đàn.....”
bài thơ  dài gần chục câu, đại ý nói về vợ anh hàng xóm đi chơi ở sở thú, vườn Tao Đàn với người đàn ông nào đó chứ không phải là anh hàng xóm.
Đến chu kỳ sinh hoạt, lại một ngày thứ sáu đẹp trời, hôm ấy hắn bước sang nhà ông hàng xóm, đưa tay gỏ nhẹ cánh cửa, Anh Hoàng chủ nhà xuất hiện miệng tươi cưòi và hỏi:
- Hôm nay gió nào đưa “Rồng đến nhà Tôm” đây?. Có chuyện gì không anh Ba. Anh vào nhà chơi đã...
Sau một hồi trà nước thăm hỏi, Ba Gà Chọi tiếp tục nói:
- Chút nữa mời Anh Hoàng đi chơi với tui một chút, sinh hoạt thơ văn với mấy ông anh ở thành phố đó mà, vui lắm anh Hoàng ơi.
 Sợ mếch lòng hàng xóm, cũng muốn thắt chặt tình làng nghiã xóm, và muốn mục sở thị cái khung cảnh sinh hoạt thơ văn thi vị thế nào, anh Hoàng nhà ta chấp nhận...  Cũng như những lần trước, ăn uống, vỗ tay, ngâm thơ, ca hát..v.v.. Để chấm dứt buổi gặp gỡ hôm nay đối với ông láng giềng thương mến bấy lâu nay, Ba Gà Chọi đọc bài thơ nói về vợ ông Hàng xóm, vừa dứt câu thơ cuối, hắn lim dim mắt, vễnh tai chuẩn bị nghe tràng pháo tay quen thuộc và những lời khen “có cánh”, bổng dưng “chát, chát” cảm giác nóng rang hai bên má, mắt nãy đom đóm. Thì ra ông hàng xóm nghe bài thơ hắn nói về “phẩm hạnh” của vợ mình, ông ta nghĩ hắn chơi xõ cho mình bẽ mặt nên giáng cho hắn 2 bạt tay để nhớ đời rồi ông ta chuồn thẳng, từ đó về sau lúc nào hắn cũng tránh mặt người hàng xóm kia... Vì quá sợ...
 Không khí buổi bình thơ hôm ấy hoàn toàn đỗ vỡ... Từ buổi xảy ra sự việc ngoài ý muốn đó hắn đành nói lời chia tay với “nàng thơ” yêu dấu, tạm biệt thằng Sáu Cô Ca và 2 người ở hội văn nghệ, tạm biệt các “chân dài” thường hay lấp ló sau hàng cau kiểng rẻ tiền với dãy đèn xanh đỏ nhấp nháy liên hồi.
Mỗi lần có công việc đi ngang cái quán “chết tiệt” kia, hắn lẫm nhẫm trong miệng: ĐỪNG ĐÙA VỚI THƠ./.
Hai Hùng SG
 

Xem Tiếp: ----