(Chuyện được ghi lại vào các năm 75-80 của thế kỷ 20)

     gày hôm qua chỉ là cảnh mộng, và ngày mai chỉ là một giấc mơ. Nhưng ngày hôm nay sống tốt sẽ khiến mỗi ngày qua là giấc mơ hạnh phúc, và mỗi ngày mai là giấc mơ hy vọng.
(Yesterday is but a vision, and tomorrow is only a dream. But today well lived makes every yesterday a dream of happiness, and every tomorrow a dream of  hope.)

 (Khuyết danh)

Không ai biết hắn được sinh ra từ một gia đình nào. Khá giả, bậc trung lưu, bần cố nông, hay hắn thuộc tầng lớp dân nghèo thành phố. Với áo quần tươm tất; khi nào áo cũng được bỏ vào thùng, mái tóc chải chuốt bóng láng, chân đi đôi giầy màu đen, mà mỗi khi nó ngồi ở quán cà-phê thì bao giờ cũng có một em bé đánh giầy lau chùi và đánh bóng lên, nếu không được bóng, thì thế nào cũng bị hắn chửi rủa, quát tháo những câu tục tĩu, thậm chí đôi khi hắn còn đưa chân dùng mũi giầy dí vào trán thằng nhỏ một cái đích đáng.
Không ai biết, hoặc người ta không muốn biết: hắn đã làm gì, làm việc gì để có cái của để ăn, để hằng ngày vào buổi sáng ngồi phì phèo thuốc lá ở quán cà-phê, rồi buổi chiều lại ngất nga, ngất ngưỡng trên đường về với chân Nam, chân Bắc sau một cơn nhậu bí tỉ.
Tình cờ gặp hắn ở một quán cà-phê trong Thành Nội, khi thấy gần mươi, mười lăm đứa trẻ đánh giầy, bán vé số, đi ăn xin đứng chung quanh hắn, im lặng nghe hắn ra lệnh điều gì đó, như một vị chỉ huy căn dặn lính tráng cho một cuộc hành quân, rồi tất cả các đứa trẻ  đồng thanh một tiếng: “dạ”. Chắc có lẽ hắn là đại ca của mấy đứa đánh giầy và bán vé số thì phải-tôi nghĩ thế- Cả gần mươi, mười lăm đứa trẻ ra đi, mỗi đứa mỗi hướng, chúng đang tản mác đi về các quán cà- phê, các quán ăn để tìm cái mà trưa nay, chiều nay, tối nay cho vào cái bụng của nó và cả cái bụng của hắn. Nếu đứa nào không gặp mặt hắn trong buổi chiều hôm ấy, thì tuồng như có lẽ là ngày mai không có đất dung thân. Vì bầu trời nầy, các đường đi, quán cà-phê, quán ăn uống, ở đâu, trong cái thành phố nhỏ nhắn của xứ Huế nầy là của hắn. Trong đầu các đứa nhỏ đánh giầy đều nghĩ như vậy.
 Hắn chễm chệ như một ông chủ bụng phệ, ngồi bệ vệ trong quán cà- phê vào buổi sáng và ăn uống cho no say những ly rượu, thịt trong một quán ăn nào đó mà hắn đã giao ước cho mấy đứa đánh giầy địa điểm gặp nó vào buổi chiều.
Hắn ngồi trong công viên của vườn hoa Thương Bạc, dáng điệu của hắn thật đàng hòang. Ai nhìn hắn tưởng chừng như một vị trí thức vừa có công trình khoa học được các cấp trên phê duyệt hoặc một nhà văn đang được hâm mộ, nếu khuôn mặt của hắn không bị rỗ chằng, rỗ chịt. Hắn như một con người thành đạt tự thỏa mãn với mình, nhàn rỗi rồi ra vườn hoa ngồi ngắm cảnh. Du khách mà đi vào vườn hoa, thấy hắn mà không ao ước được như hắn, nhàn nhã, đàng hoàng. Đó là khi người ta chưa biết hắn.  Còn những ai đang tất bật làm ăn, mua bán, sửa xe các lọai, hầu bàn bưng bê trong các quán xá gần đấy thì có bao giờ nghĩ đến một con người như hắn.
Hắn trạc tuổi hăm hai, hăm lăm gì đó, nhưng ai nhìn vào mặt hắn cũng tưởng chừng ba lăm hay ba bảy tuổi. Khuôn mặt xám đen, sần sùi với những lỗ rỗ sâu, khuôn mặt đó đã bị một cơn đậu mùa hành hạ, để cho hắn một khuôn mặt đầy những lỗ đinh đã được tháo rời. Có lẽ khuôn mặt ấy là cái giấy phép, cái  môn bài, để nó kinh doanh kiếm sống với nhãn hàng là: Đại Ca, và công nhân là những đứa trẻ đánh giầy, bán vé số, đi ăn xin bằng con hắn-nếu như trời thương-cho hắn có được một người phụ nữ, chịu nhận hắn làm chồng.
Mặc dù vào mỗi buổi sáng, khi hắn ngồi uống cà-phê,  người ta thường thấy có các cô gái, với khuôn mặt còn đang ngái ngủ, môi son phai nhạt, khuôn mặt với lớp phấn trắng chỗ dày chỗ mỏng, ngồi chung bàn với hắn và nhỏ to chuyện gì? Chắc không phải chuyện tâm sự vợ chồng. Vì sau khi uống hết ly cà-phê là các cô rời bàn ra đi, còn  hắn ngồi một mình trơ trọi, đôi mắt trầm tư như đang tính toán một điều gì to lớn.
 Đôi mắt lim dim, được ngụy trang một chiếc kính trắng, như không muốn nhìn thẳng vào một ai, không rõ hắn tránh nhìn mọi người hay mọi người tránh nhìn hắn? Nhưng khi trời về chiều, và đúng giờ điểm hẹn, thì đôi mắt hắn lại mở to lên khi nhận những đồng tiền, từ tay của những đứa trẻ đánh giầy, bán vé số, ăn xin. Hoặc trợn lên như con rắn hổ mang đang nuốt con bê con vậy.
Không phải đôi mắt hắn bị cận thị hay viễn thị để mang gương đâu. Có lần người ta nghe hắn quát tháo một đứa nhỏ:
-Tụi bây đừng tưởng tau mang gương là không thấy gì nghe!
-Tau không mang gương, tau cũng thấy hết!
-Mần răng mà bữa ni, mi nộp cho tau hai đồng thôi, đưa cái bọc của mi để tau soát!
Tuy nhiên, trong số các đứa trẻ nam nữ bán vé số và ăn xin ấy, cũng có đứa con gái chừng mười hai mười ba tuổi được hắn không thu tiền, sau ngày đi ăn xin. Người ta không hiểu tại sao hắn lại không lấy tiền con nhỏ đó, có lẽ là do bà con của nó hay quan hệ anh em với hắn chăng?
 Lại nói thêm là cả hắn, lũ trẻ bán vé số và đánh giầy đó đều từ một trại mồ côi, mà khi không có sự tài trợ của những nhà hảo tâm, chúng đã lăn vào xã hội kiếm sống.
Đêm xuống, hắn ngủ vào các ghế đá ở công viên Thương Bạc vào mùa hè, và mùa đông, thì người ta thấy hắn lù khù đi lên bờ từ một chiếc đò, ở khúc sông Hương nơi Thương Bạc. 
Như thế. Cũng  quán cà phê, cũng quán nhậu, cũng ghế đá công viên cho đêm mùa hè và chiếc đò cho đêm mùa đông. Hắn làm lính gác canh cho các “cô gái trên sông” và làm đại ca cho các lũ trẻ bán vé số, đánh giầy, ăn xin mà có lẽ cuộc đời buột họ “phải cần có nhau”.
 Hắn “vô tư lự” với cuộc đời, không lo toan, không bận bịu, mặc cho người đời phê phán, mặc cho các cô gái không để ý đến hắn, mặc cho ngày mai sẽ ra sao, mặc cho, mặc cho……..tất cả. Cuộc đời của hắn như vậy đó, qua nhiều tháng năm.
Có lẽ trong những ngày ngồi đăm chiêu như một gã trí thức sau cặp kính trắng. Hắn cũng nghĩ lại đời mình, hắn cũng muốn có một gia đình như bao người đàn ông khác. Cũng lo toan làm ăn, cùng vợ nuôi con khôn lớn, mơ ước một tương lai sáng lạn hơn.
Có một ngày.
Hắn quát to: -Này con Bẩn, mày mười bốn, mười lăm tuổi rồi đó. Từ nay về sau mày không được ngủ chung với bọn thằng Quệt, thằng Cực, thằng Vầm … nữa nghe chưa! Cứ bửa ni, khi trời tối thì ra ghế đá nơi Thương Bạc mà ngủ! nghe chưa!
Con Bẩn cũng lặng lẽ nghe theo lời hắn, và tối đến lại ngủ ở công viên nơi cái ghế hắn thường hay ngủ.
-Mày cứ ngủ đó có tau, mày không sợ gì hết cả!
Rồi một ngày, người ta không thấy hắn ngủ ở công viên, hay lù khù đi lên từ chiếc đò đậu ở bến sông nữa. Không biết hắn đã đi đâu, làm gì, chết sống ra sao? Và cái tên Mặt Rỗ của hắn bắt đầu xuất hiện, qua lời bàn tán của những người ở quán cà- phê hắn hay uống, hay cái quán nhậu mà hắn thường say xỉn trong mỗi chiều.
Thật ra cái tên Mặt Rỗ người ta đã đặt cho hắn từ lâu, và không ai liều lĩnh để gọi cái tên đó với hắn khi nó đang hiện diện. Cho dù khuôn mặt của hắn rỗ thật.
Đêm mùa hè năm ấy, người ta nghe tiếng khóc của trẻ sơ sinh, cùng tiếng rên xiết của người phụ nữ ở công viên ấy. Không biết ai đã bỏ con dại trong đêm hôm khuya khoắt như thế? Dần rồi tiếng khóc của trẻ cùng tiếng rên xiết của người phụ nữ cũng lặng yên. Màn đêm tịch mịch, tất cả mọi cảnh vật đều êm lắng, ngủ yên như không có chuyện gì xảy ra trong đêm đó.
 Sáng hôm sau, người ta thấy một người con gái, tay bế một đứa trẻ hình hài đang còn bê bết máu, với tấm áo rách quấn mình, người con gái với dáng vẽ tiều tụy, lê những bước nhọc nhằn đi về phía chợ Đông Ba. Có lẽ trong thâm , đó là nơi có thể nương nhờ, cứu giúp.
 Nào ai có ngờ, người mẹ của đứa nhỏ, không ai khác chính là con bé Bẩn ăn mày suốt quãng đời ở chợ, ai mà không biết .
-Ơn Trời! Con Bẩn đó mà!
-Thiệt là Trời sinh thì Trời dưỡng, cũng được mẹ tròn con vuông. Tội nghiệp!
Bà con ở chợ Đông Ba thì thào như thế, không ai bảo ai, họ đem cho những áo quần, cũ có, mới có mặc vào cho và đứa nhỏ sơ sinh
Một vài hôm sau, lại trên những con đường cũ, đi xin ăn. Đối với bây giờ xin ăn không những cho sống mà còn cả cho con sống nữa chứ. Nghĩ thế nên đi cho đến tận tối trời. Ơn trời không còn hắn-Mặt Rỗ- thu tiền , mà nếu có còn, hắn cũng không thu tiền , như hắn đã không thu hồi còn mười hai, mười ba tuổi. Chiều tối lại về ngủ nơi cái ghế đá công viên ấy. Cái ghế đá công viên nơi sinh conra, nơi mà Năm Rỗ đã từng ngủ, và ai biết được cũng là nơi mà đã trăng gió với hắn cũng nên…….
nằm ngủ đó-trên chiếc ghế công viên- cùng con của vào những ngày tháng nắng, và những câu hò buồn man mác khi ru con. Không biết ai đã bày cho câu ấy,không biết chữ để đọc những câu ca dao, và cũng khó mà học thuộc những câu người ta đã hò ru con, vì suốt ngày chỉ lo kiếm xin để sống và nuôi con mà!
À ời… mẹ bồng con (chơ) lên non (mờ) ngồi cầu..(ợ) Ái Tử…..(Chơ)Vợ trông chồng (mờ) lên núi Vọng..(ư)  Phu, (Chơ) Biết răng chừ (chơ) nguyệt xế..(mơ) trăng lu, (mờ) nghe con ve kêu (mà) mùa.. hạ, (chơ) biết đến mấy thu (mí) gặp chồng. Á ơi.. ời……
Không biết mấy thu mới gặp chồng? biết đến mấy thu? cũng biết là không biết mấy thu, song cũng mong đợi, và tin là hắn sẽ trở về như hắn đã từng hứa với vào cái đêm tối trời ấy, thì phải?
Những người tốt bụng ở chợ Đông Ba, thấy tay bồng tay xin ăn, họ bảo:
- Gia đình ở đâu, có còn cha mẹ hay bà con thân thuộc không? Sao không đem con gởi mà đi làm ăn, chứ bồng con dại trên tay, nếu ai thuê mướn gì cũng không làm được.
lặng yên không nói, cứ bồng con lê từ chỗ này đến chổ khác kiếm xin. Họ đâu có nghĩ là ả “tứ cố vô thân” nhà là chợ, và công viên, còn người thân của là những đứa ăn xin, bán vé số, đánh giầy cùng cảnh ngộ.
Đôi khi kiếm xin không được, hay những ngày mưa gió lạnh lẽo, đứng ôm con, co ro trước hiên của một quán bún hay phở, chầu chực đợi ai ăn còn thừa, vội bưng lấy tô húp lấy húp để, cũng xong cho một bữa đói, còn con của cũng húp được chút nước thừa của đứa trẻ, con của vợ chồng khách nọ.
Cuộc sống của hai mẹ con là thế đó. Sống thế sao gọi là cuộc sống được. Thế mà trên thế gian này có người đã đi qua cuộc đời mình như thế đó.
  không biết là ai đã cho được có mặt trên cuộc đời nầy, không tên, không tuổi, may mà các bà ở chợ Đông Ba cho một cái tên: Bẩn- có lẽ cái dơ dáy, bẩn thỉu trên khuôn mặt, trên áo quần rách nát của mà họ đặt tên cho. Cho đến khi đã làm mẹ mà áo quần của rách toang để lộ những phần kín của thân thể . Những người trong chợ thương tình hay mắc cỡ vì mình cũng là phụ nữ, mà cho bộ áo quần cũ không mặc nữa của mình. Nhưng cũng chỉ sạch một vài bửa mà thôi, vì đâu có chỗ để ngủ cho sạch sẽ, thằng con trai cũng được bộ áo quần cũ, tuy không vừa vặn nhưng cũng che được tấm thân và còn sạch sẽ hơn mẹ nó. Nó sạch là đúng thôi, vì nó chưa biết bò và đi xin ăn như mẹ nó.
Một năm sau, người ta không thấy bồng con đi xin, mà chỉ thấy đến chợ Đông Ba một mình. xin làm thuê, gánh vác, lau chùi, rửa sạp ở chợ cá, chợ thịt, hay các sạp ăn uống trong chợ. Việc làm này, cũng đủ cho hai mẹ con ả: có cơm cho ăn và có sửa bò cho con bú. Vì với đôi ngực lép khô, không có giọt sữa nào cho con bú.
kể về mình khi và con Bẩn ngồi trong một cái trại dưới gầm cầu Gia Hội -nói là cái trại, chứ thật là bốn tấm cót che quanh và trên là có cái cầu làm mái-
Gã kể:  Ngày xưa gã còn cơ cực hơn lúc này, gã phải sống ở vỉa hè như Bẩn. Gã không biết quê hương và cha mẹ gã là ai, họ đã để lại gã trên cuộc đời này khi gã còn nhỏ như thằng con của Bẩn bây chừ.  Gã lớn lên với một người đi xin mà gã gọi là nội.
nói: nội kể lại: nội đi ăn xin về ngang qua cầu, nội nghe tiếng khóc của trẻ con ở dưới chân cầu Trường Tiền, nội bước xuống và thấy gã, không biết con ai, để kiến bu đầy mặt và tay chân, nội dùng tay phủi kiến cho gã, như nội nhặt được miếng ăn thừa của người ta vất ra vậy. Nội nói: năm ấy nội đã trên sáu chục tuổi rồi, trời cho nội một đứa cháu trai, nội cố sức đi xin để nuôi gã, hầu mong sau này nội có người hương khói.
 Nội kể: khi đem về, gã bị sốt cao, nội không có tiền cho vào nhà thương, nội chỉ xức dầu và cho uống nước lá cây, thế là ba bốn hôm sau cũng lành bệnh. Cho khi đến độ tuổi biết ngồi, biết bò thì bị liệt một tay một chân như bây giờ và con mắt lác này, hỏi nội :
Tại sao cháu bị như thế này hả nội?
Nội nói:
 Lũ kiến đã cắn hư một mắt của cháu, và tay chân cháu có lẽ đã bị như rứa khi nội bồng cháu về.
 Lúc được tám tuổi, nội chết. Chánh quyền khu phố chôn cất nội và đưa vào làng cô nhi. không chịu đi vào trại mồ côi và van xin cho được ở lại để hương khói cho nội .
Không còn nội nuôi dưỡng. Nội đã để lại cho một ít tiền ở trong túi áo yếm của nội, mà khi người ta tẫm liệm cho nội , họ lấy ra và cái trại mấy tấm cót đó. Đó là gia tài lần đầu tiên trong cuộc đời có.
 Bà con cùng ở dưới gầm cầu tốt bụng, dẫn đến một nơi đại lý vé số bán vé số, với đồng tiền nội để lại, họ đã cho nhận những tấm vé số để đi bán kiếm tiền ăn cơm.
Và có lẽ, nghề bán vé số cũng gắn bó với cho đến trọn đời. nói:
Bẩn nghĩ mà coi, con mắt lác này và tay chân quệt quạc này thì làm được việc gì, ngoài đi bán mấy tấm vé số. Đôi khi khách mua vé, cũng nhờ khách lấy tiền trong bị, thối lại giùm cho. Mọi người ai cũng tốt bụng, thương tình nên ngày nào Quệt cũng bán hết vé số họ giao.
Người ta hay gọi là thằng Quệt, nội cũng gọi như thế.
Trong những tháng mùa đông, mưa dầm gió bấc, trên con đường về nhà sau một ngày bán vé số. thường thấy hai mẹ con của Bẩn nằm co quắp trước hiên chợ Đông Ba, dưới lót tấm dầu nylon, trên đắp chiếc chiếu rách. lại gần, và đánh thức hai mẹ con Bẩn dậy:
-Trời lạnh và mưa gió như thế ni, mà tại răng hai mẹ con cứ ngủ ngoài hiên, thằng Cu nó lạnh mần răng chịu được!
-Nếu không vào chợ được thì về nhà Quệt mà ngủ! nhà Quệt có cái giường tre cũng ngủ được!
Con Bẩn không chịu về. Có lẽ cả QuệtBẩn cả hai đứa cũng là thanh niên rồi!, chắc cũng mắc cở, xấu hổ khi ở chung, chúng không còn ngủ chung như ngày xưa gã Mặt Rỗ thu tiền nữa, và con Bẩn cũng đã biết xấu hổ khi nghe lệnh Mặt Rỗ không được ngủ chung.
Quệt nói:
 -Rứa thì hai mẹ con Bẩn ngủ nhà mình đi, để Quệt đi ngủ chổ khác cho!
Sau nhiều lần Quệt khuyên nhủ, Bẩn cũng bằng lòng đem con về ở nhà Quệt vào ban đêm, còn ban ngày vẫn bồng con lang thang xin ăn.
Quệt nói:
Bẩn cứ ở chung với nhà của Quệt, khi nào thằng Tèo (con trai Bẩn) nó biết bò, biết đi. Khi nớ Bẩn thích ở với Quệt thì ở, không thích thì Bẩn đi, quyền Bẩn.
Thế là hàng ngày Bẩn thì bồng con đi xin ăn, còn Quệt vẫn đi bán vé số. Căn nhà gót tre ở gầm cầu là nơi có cái chỗ để đi về của cả hai đứa. Thỉnh thoảng Quệt cũng mua cho thằng Tèo một vài cái đồ chơi hay một vài cái bánh hay kẹo. Tết đến, Quệt còn mua được cho thằng Cu Tèo một bộ áo quần mới nữa.
Cũng có một vài lần, Bẩn bồng con đi xin ăn không thấy về. Quệt đã vội đi tìm và gặp hai mẹ con Bẩn ngủ nơi cái ghế đá của công viên ấy.
Một cái gì đó đau nhói ở trong tim Quệt. Vì Quệt biết rằng: Bẩn đang đợi ai, và cũng biết cha của cu Tèo là ai.
Ngày tháng dần qua, sự ngại ngùng của hai đứa tuy thế cũng chưa xô lấp. Đối với Quệt, đã đến tuổi trưởng thành, Quệt cũng muốn có một gia đình như bao chàng thanh niên cùng tuổi. Nhưng Quệt biết lấy ai, và ai thương tình mà lấy.
Một ngày nọ. Quệt qua nhiều đêm ưu tư, và bà con hàng xóm ở gầm cầu ai cũng khuyên Quệt. Họ nói:
Hai đứa bây không cha không mẹ như nhau, thôi thì cùng nhau nên vợ nên chồng. Chỉ lo một mâm cơm đơn giản cúng cho nội mi. Khó khăn gì bà con ở đây người ta phụ cho!
Được sự động viên của bà con lối xóm. Không giữ nỗi lòng của mình.
Quệt nói với Bẩn.
-Quệt tay chân què quệt, mắt thì bị lác. Nhưng Quệt thương mẹ con Bẩn thiệt lòng.
-Nếu Bẩn không chê, thì Quệt và Bẩn ta nên vợ nên chồng đi, cùng nhau chung sống, ăn ở với nhau, nương tựa vào nhau, để Cu Tèo có cha, có mạ, không như Quệt và Bẩn nữa.
Bẩn biết như thế, Bẩn biết Quệt thương Bẩn từ khi hai đứa lên tuổi mười lăm, mười sáu. Nhưng ai biết làm sao là thương mến, làm sao là yêu mến lẫn nhau, trong khi hai đứa cùng nhau đi lang thang đầu đường xó chợ kiếm sống, Quệt thì còn có nơi để khuya sớm đi về, còn Bẩn vỉa hè và công viên là nơi để qua đêm và mong trời mau sáng.
Bẩn nói với Quệt:
Bẩn biết. Quệt thương Bẩn, Quệt thương thằng Cu Tèo con của Bẩn. Nhưng Bẩn vẫn ngại trong lòng mình là Bẩn đã có con, và con của Bẩn là con của ai Quệt cũng biết. Nếu Quệt không buồn vì điều nớ, thì Bẩn cũng muốn sống chung với Quệt cho đến trọn đời.
Quệt nói với Bẩn:
Không có cái điều chi làm Quệt khó chịu, Quệt chỉ sợ Bẩn không chịu khó khi phải cùng với thằng quờ quệt, mắt lác ni thôi!
Mâm cơm cúng nội của Quệt do bà con lối xóm giúp cho, cũng đủ cho gần mươi các chú các bác trong xóm chúc mừng cho QuệtBẩn.
Thế là QuệtBẩn cùng thằng Cu Tèo trở thành một gia đình rồi, cũng như bao gia đình khác, lo toan làm ăn, nuôi dưỡng con cái. Khi đã ghép đời Bẩn vào với cuộc đời của , có cả một gia đình phải chăm lo. hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; quyết không để cho BẩnTèo đói rách, chí ít cũng đũ no cái bụng, cũng đủ cái vải để che thân. Thằng cu Tèo rồi lên năm lên bảy nó phải được đến trường nữa chứ.
Thằng Cu Tèo đã được hai tuổi. Bà con lối xóm đã xin cho nó vào nhà trẻ, Bẩn không còn phải bế nó trên tay. Chợ Đông Ba là nơi nuôi dưỡng mẹ con Bẩn từ lâu, nay Bẩn không còn mặc những áo quần rách lộ thân nữa, đã sạch sẽ gọn gàng, mặc dù là đồ cũ của các bà trong chợ cho. Bẩn không còn đi xin ăn nữa, Bẩn xin làm phụ các bà, các chị trong chợ như lau chùi, dọn dẹp, rửa chén bát v.v…Khoản thu nhập hằng ngày của Bẩn, ngoài lo đũ miếng ăn cho hai mẹ con cũng c̣n năm ba đồng dành dụm.
Còn Quệt ngày ngày vẫn xấp vé số trên tay. Đi rao bán khắp phố phường
-Vé số đây!
-Vé số đây!
Mua vô trúng số xây nhà, xây chồng, xây vợ mặn mà nên duyên.!
-Vé số đây!
-Vé số đây!
Năm tháng trôi qua, Quệt-Bẩn vẫn làm ăn theo lối cũ, thằng cu Tèo cũng chuẩn bị đi vào lớp mẫu giáo.
Hôm ấy Quệt- Bẩn đem con đến trường xin đi học. Quệt-Bẩn nghĩ là phải cho Tèo đi học để biết cái chữ, cái nghĩa của cuộc đời, chứ không như Quệt- Bẩn không có một chữ đui, chỉ biết con số trên mấy đồng bạc. Và mong đời cu Tèo không còn đen tối như Quệt-Bẩn nữa.
Dẫn Tèo đi nhập học.
Cô giáo hỏi:
-Giấy khai sinh của cháu mô?
-Giấy khai sinh là gì rứa cô?
-Là giấy khi mới đẻ ra cha mẹ phải khai sinh cho trẻ.
-Hắn được năm tuổi rồi, không phải mới đẻ.
- Rứa thì anh chị về khu phố anh chị ở để xin khai sinh.
Hai vợ chồng Quệt-Bẩn trở về khu phố. Sau khi nói với người làm hộ tịch. Ông ta cũng giúp cho vợ chồng Quệt- Bẩn một tờ giấy khai sinh cho thằng Tèo.
Ông hộ tịch hỏi:
-Họ và tên cha?
-Quệt
-Họ chi?
-Không biết.
-Tôi mồ côi, không cha không mẹ, chỉ có nội tôi là người ăn xin, lượm tôi ở gầm cầu đem về, giờ nội tôi chết rồi, tôi không biết.
-Mấy tuổi?
-Không biết
Ông hộ tịch hỏi tiếp:
-Rứa chừ nhà ở mô?
-Gầm cầu Gia Hội
Suy nghĩ một hồi. Ông hộ tich nói:
  • Rứa thì họ và tên của em là: Cầu Gia Quệt, năm nay bốn mươi tuổi nghe! (có lẽ ông hộ tịch thấy Quệt gầy gò, ốm yếu, đen điu nên đoán mò đến bốn mươi tuổi lận. Chứ tuổi của Quệt cũng mới hai mốt hai hai)
  • Dạ
  • Mần nghề gì?
  • Bán vé số.
Ông hộ tịch quay sang Bẩn hỏi:
  • Tên mẹ của thằng cu?
  • Bẩn.
  • Họ chi?
  • Không biết
  • Tôi mồ côi không cha không mẹ, lớn lên đi xin ăn ở chợ Đông Ba từ nhỏ đến lớn.
-Mấy tuổi?
-Không biết
Ông hộ tịch hỏi tiếp:
-Rứa chừ nhà ở mô?
-Gầm cầu Gia Hội
Suy nghĩ một hồi. Ông hộ tich nói:
  • Rứa thì họ và tên của cô là: Đông Thị Bẩn, năm nay hai hai tuổi nghe! (có lẽ ông hộ tịch thấy Bẩn còn non trẻ, nên đoán đại tuổi của Bẩn như thế, chứ Quệt-Bẩn cũng gần bằng tuổi nhau)
  • Dạ
  • Mần nghề gì?Ở đâu?
  • Mần thuê cho các bà các chị ở trong chợ Đông Ba. Ai thuê chi mần nấy.
………………………
Thế là từ nay Quệt-Bẩn đã có cho mình mỗi đứa mỗi cái tên. Quệt lấy làm sung sướng khi mình đã có họ tộc, mặc dù có họ nhưng không có hàng và cả Bẩn cũng thế. Có chăng, đến đời thằng Cầu Gia Tèo mới có!
Đem giấy khai sinh của Tèo đến lại trường, ngồi đợi cô giáo gọi tên cha mẹ. Không thấy gọi. Quệt mới nấn ná hỏi cô giáo:
-Dạ thưa cô! Răng không thấy gọi tên con tôi?
-Con anh tên chi?
-Tèo.
-Thế tôi gọi tên cha là Cầu Gia Quyệt con là Cầu Gia Trèo mấy lần răng không trả lời?
Dạ tên tôi là Cầu Gia Quệt mà!Còn con tôi là Cầu Gia Tèo! Không phải Quyệt-Trèo
Té ra ông hộ tịch đánh vần như thế nào mà viết là: Cầu Gia Quyệt và Cầu Gia Trèo!
Quệt không ưa cái tên Quyệt, Trèo chút nào. Nhưng cũng đành ráng chịu. Vì ông hộ tịch đặt tên cho mà!
……………………………………………………………………….
Hơn hai mươi năm sau. Tôi gặp lại Quệt tại một quán cà phê mà mấy dạo tôi hay ngồi uống ở đó. Vẫn trên tay tập vé số và vẫn câu rao cũ, nhưng có thêm lời:
-Vé số đây!
-Vé số đây!
Mua vô trúng số xây nhà, xây chồng, xây vợ, mặn mà nên duyên!
-Vé số đây!
-Vé số đây!
-Mua vô trúng số xây nhà, xây chồng, xây vợ,  xây bà, xây con!
-Vé số đây!
-Vé số đây!
Thấy tôi, Quệt tiến thẳng gần tôi.
-À Anh! Lâu ni anh đi mô em không gặp?
-Ừ thì có việc làm xa nên phải đi xa.
-Thằng Tèo học được lớp mấy rồi?
-Nhờ trời cháu cũng học xong đại học anh à!
-Mừng cho vợ chồng chú!
-Nay người ta làm cầu Gia Hội mới, thì hai vợ chồng và con cái ở mô?
-À! Nhà nước giải tỏa và cấp cho bọn em một lô đất ở dưới Bãi Dâu.
-Hai vợ chồng em dành dụm cũng xây được bốn bức tường và mái thì lợp tôn anh ạ!
-Thế thì vợ chồng chú có thêm cháu nào nữa không?
-Dạ có, thêm một đực và một cái nữa.
-Thế là rồi sau này chú cũng lập được thành họ, thành hàng rồi!
-Dạ! Họ Cầu Gia anh ạ!
Ai cũng có một quê hương nơi mình sinh ra, để mà nhớ, mà yêu,cái nơi chôn nhau cắt rốn, để đi về. Có họ hàng thân tộc để gởi nạc, gởi xương, gởi cái bát hương khi quá vãng. Còn Quệt-Bẩn nơi để về, để gởi gắm…. Ở đâu…..????
 Nếu tôi không gặp lại Quệt vào năm ấy, có lẽ tôi vẫn còn nghĩ họ (Quệt-Bẩn) vẫn còn là Quệt Bẩn của ngày xưa.
 Ôi! Như thế mà cũng là một cuộc đời chăng!

NHẬT THIỆN


Xem Tiếp: ----