Thi Đại học xong, cái gì cũng cạn kiệt, nhất là... tiền, cho nên tôi quyết định đi xin tiền. Dĩ nhiên là ba mẹ tôi đồng ý và mục tiêu của tôi là một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, quê ngoại tôi....
- Cô bé cũng đi thị trấn Châu Ô à?
Tôi gật đầu thay cho câu trả lời. Ở trên chiếc xe đò Đà Nẵng - Quãng Ngãi nóng bức và chật chội này càng ít nói càng tốt.
- Bé tên gì vậy?
- Baby! - Tôi cười ( không lẽ lại tiết kiệm nụ cười?)
- Giỡn hoài! - Hắn nhìn trời thắc mắc.
Và sau đó là im lặng, bởi vì tôi ngủ, mà tôi ngủ thật sự bởi trời sinh cho tôi căn bệnh say sống. Nếu tôi không ngủ thì có trời mới hiểu tôi sẽ làm gì. May mà lúc lên xe ngoại (vừa ra Huế thăm gia đình) đã đưa thuốc say sống Nautamin cho tôi, không thì một nụ cười méo mó của tôi cũng không có mà trả lời hắn.
Chớp mắt một cái đã đến nhà ngoại. Ngoại dắt tay tôi như cái thưở tôi còn bé tí tẹo, còn tôi cứ ngơ ngác nhìn cánh cổng sắt nhà ngoại. Tất cả vẫn như xưa, vẫn là ngôi nhà gác quét vôi vàng, mảnh sân rộng, một cây xoài bự... không có trái đứng gần cổng và bụi hồng nép sát hàng hiên, nhưng tất cả đã trở thành thân thương đối với tôi. Công việc tiếp theo của tôi là tắm rửa, ăn tối và ngủ một giấc cho tới tám giờ sáng hôm sau.
Tháng bảy, thị trấn Châu Ô - quê ngoại tôi - nắng hừng hực. Chiều, tôi và Thục Anh đi dạo.
- Ê Hà, đợi Hà đi với! - Giọng Châu Ô đặc sệt.
Tôi thề với các bạn là chưa bao giờ tôi ngạc nhiên như vậy. Bởi lẽ ngoài gia đình tôi ra, tôi không quen với một ai ở cái thị trấn nhỏ bé này. Cho nên dù nghe đích danh tên mình, nhưng tôi cũng không buồn ngoái lại. Nhưng vòng bánh xe cứ lăn tròn, cho đến khi có tiếng phanh "kít" ngay bên cạnh tôi. Khỏi giới thiệu chắc các bạn cũng đoán được hắn là tên con trai con gặp trên xe.
- Bạn quên tôi rồi hả?
- Hổng dám đâu! - Quỉ tha ma bắt, tự nhiên tôi lại phát ra một cách nói không giống ai như vậy.
- Xạo ke, nhỏ là con gái Huế mà?
Tôi trợn mắt:
- Răng mà biết?
- Bạn tên Hà, tôi cũng Hà, phòng thi số sáu, số báo danh của bạn 1890, của tôi là...
- Nhớ rồi.
Tôi hình dung ra một tên nhóc có khuôn mặt rầu rĩ (chắc bị -dau bụng) ngồi cạnh tôi hôm thi môn Anh văn. Nhỏ Thục Anh bấm lưng tôi hỏi:
- Boyfriend hả?
- Boy cái con mèo cụt! - Tôi thì thầm và cười với Thục Anh.
- Hai bạn nói gì vui quá, cho Hà tham gia với.
Thục Anh cười cười:
- Đến nhà rồi... bác có muốn vào nhà nói chuyện với ba tụi tôi không?
Tôi thấy hắn ậm ự và " bai bai " chúng tôi (hi hi trông hắn tội nghiệp chi lạ). Nhà ngoại có cổng sắt và một hệ thống báo động hiện đại hơn bất cứ loại chuông bấm nào. Đó là hai lá cứa bằng sắt cao gấp đôi một người chiều cao trung bình, được làm bằng những thanh sắt mảnh đan thành ô vuông và được cột với nhau bằng một dây xích sắt. Nó sẵn sàng phát ra âm thanh maximum nếu có người đụng vào.
Bảy giờ ba mươi sáng đã nghe âm thanh maximum ấy, và trời ạ, hắn, người trùng tên với tôi, lại xuất hiện. Tôi chạy ra mở cổng:
- Có chuyện chi rứa? - Tôi lên tiếng. Lần này thì tôi nói giọng Huế chay đó nghe.
- Hà muốn mời Hà đi 'tham quan" một vòng thị trấn - Hắn lúng túng đề nghị.
- Lý do?
- Để bạn biết thêm quê mình; với lại hôm nay là ngày sinh nhật của... mình.
- Rứa à? Cũng được, cả Thục Anh nữa nghe.
Hắn cười vui vẻ. Tôi mời hắn vào nhà, hắn bước vào dáng vẻ khép nép, chắc hắn sợ phải nói chuyện với bà tụi tôi. Tôi liếc tấm lịch, hôm nay đúng là sinh nhật của tôi, ngày hai mươi tám tháng bảy. Không lẽ hắng cùng tên, cùng ngày sinh với tôi?
Đồng hồ điểm chín giờ vẫn chưa thấy Thục Anh về. Tôi nói:
- Thục Anh phải đi học, nhỏ sắp thì bằng B Anh văn, chiều được không?
Hắn gật đầu đồng ý và đứng dậy chào tôi ra về.
Chiều...
Thục Anh lại bận đi học thêm. Tôi đã năn nỉ muốn gãy lưỡi nhưng nhỏ vẫn từ chối và hùng hỗ tuyên bố rằng " Kiến thức là vô tận, đừng phí thời gian vào những cuộc ăn uống".
Tôi phớt tỉnh Ăng-lê, dắt chiếc mini con mèo cụt ra cổng. Ngoại không quên dặn theo: "Đi nửa giờ thôi. Nhớ về sớm sớm". Trời, đi "tham quan" thị trấn mà chỉ có nửa giờ thôi làm răng đi hết các nơi Tôi nghĩ thầm.
Đạp xe trên con đường quốc lộ, hắn bỗng dừng xe trước một quán giải khát có cái tên rất dễ thương "Vườn Thuý" (chắc chủ quán là cháu ba mươi đời của cụ Nguyễn). Chúng tôi bước vào quán:
- Hà uống gì?
- Một ly tùm lum! - Tôi nói.
- Hà không biết ở đây có món đó không?
Tôi che miệng cười nhỏ.
- Thì để Hà kêu cho, Hà bảo đảm là có.
Khi cô chủ quán bưng ra hai ly sinh tố, tôi thấy hắn trợn mắt và 'tuyên bố lý do", hình như giọng hắn rất xúc động:
- Hôm nay ngày hai mươi tám tháng bảy, hà chúc Hà sinh nhật thứ mười tám vui vẻ.
Cuối cùng thì tôi cũng biết "hôm nay là ngày sinh nhật của mình..." và cuối cùng thì cũng biết vì sao hắn biết sinh nhật của tôi một cách rõ ràng như vậy. Những con người hay liếc mắt vào mục tự khai trên giấy làm bài thi của người khác thì dĩ nhiên không những biết tên mà còn biết cả ngày sinh nữa. Hắn chu đáo quá mức cần thiết.
- À, tại sao Thục Anh lại gọi Hà bằng "Bác" ghê vậy?
- Vì chị em Hà qui định nếu một người khác phái bằng tuổi thì kêu tên, hơn một tuổi thì kêu bằng anh, hai tuổi bằng chú, ba tuổi bắng bác. Hà hơn nhỏ ba tuổi cho nên...
Chuyên nhỏ của chị em tôi khiến hắn cười nhăn răng trong thật buồn cười.
Một chủ nhật đẹp trời khác tôi mời Hà đi uống cà phê, hắn nhún vai thắc mắc lý do. Tôi "bật mí":
- Hà đậu đại học rồi.
Tôi trỏ ngón tay út vào người để cho hắn biết Hà đây là tôi. Hắn cười hiền từ:
- Không biết số phận của Hà ra sao. Giá như...
Tôi không hiểu vì sao hắn hay bỏ lửng những câu nói của mình.
Thị trấn chiều nay thật đẹp, cái nắng hanh khô, cái chật hẹp xô bồ như chui xuống gầm cầu Châu Ô khi chúng tôi đi qua. Cuối cùng chúng tôi dừng lại ở quán "Mây ngàn phương", một quán giải khát trang trí đẹp và rất học trò (Thục Anh đã dẫn tôi đến vài lần). Sau khi đã kêu hai ly cà phê sữa, Hà thắc mắc:
Tại sao không ở "Vườn Thuý" mà lại "Mây Ngàn Phương"?
Tôi nhìn bức hình John Lennon khổ lớn treo trên bức tường xanh lơ đối diện với bàn chúng tôi và giải thích:
- Tại vì ở đó chỉ có Thuý Kiều và... Kim Trọng, thế giới của người lớn khó hiểu lắm, còn ở đây trẻ con hơn.
- Trẻ con à Vậy Hà nghĩ, trẽ con có quyền uống cà phê? - Hà hỏi ngược lại tôi.
Thì giống như một cộng một bằng... ba vậy thôi. Khi người ta thực hiện được điều gì đó như thi đậu đại học chẳng hạn, người ta có thể thay đổi thời tiết... sở thích của mình một tí. Chẳng lẽ lại huơ tay múa chân giải thích cho hắn hiểu toàn bộ ý nghĩa của tôi. Cho nên cuối cùng tôi đành nói liều:
Thì thỉnh thoảng trẻ con cũng phãi "ngầu... đời" một tí chứ, chẳng lẽ luôn luôn phải là trẻ con.
Và sau đó là im lặng. Hồi học lớp mười một, có lần tôi đã lãnh điễm một của môn toán, tôi đã im lặng để phục thù. Còn bầy giờ thì... chắc có lẽ hắn thất vọng vì gặp phải một cô gái Huế thích cà phê, thích "ngầu đồi một tí" như tôi. Mẹ tôi thường nói: "Im lặng là con sâu ngứa, mà để lâu nó càng ngứa hơn". Và vì sợ cục ngứa kia bất ngờ ập tới cho nên tôi quyết định lên tiếng trước:
- Hà về trước nghe, chắc ngoại đợi.
Tôi dắt xe mini sau khi đã trả tiền cà phê.
Thị trấn lại hiện ra trước mắt tôi. Hình như lẫn trong không khí có mùi béo béo của những tô mì Quảng vàng rực, cái giòn giòn của những chiếc bánh xèo thơm lừng và cả cái vị khó tả khi cho những gói ram nhỏ bằng ngón cái nhúng vào chén nước mắm ngọt, ngon phát sợ.
Mấy tuần lễ sau tôi ở nhà với ngoại và hầu như tôi không gặp Hà. Ngoại kể cho tôi nghe thời con gái ngoại ở một vùng biển thật đẹp nhưng cũng đầy bom đạn. Ngoại nói: "Hồi đó trời sao mà dễ mưa quá, còn bây giờ thì..." Tôi im lặng, không biết ngoại muốn nói chi, chắc ngoại muốn nói con gái tính tình thất thường dễ cười, dễ khóc như ông trời vậy.
Tôi tạm biệt ngoại, tạm biệt thị trấn vào một buổi sáng oi nóng như bao buổi sáng mùa hè khác. Ngoại đưa cho tôi một xách đầy nào là bánh dừa, kẹo đường... Tất cả đối với tôi ở giây phút chia tay ấy đều ngọt ngào. Trước khi tôi lên xe, ngoại còn đưa cho tôi một gói nhỏ:
- Đây là Nautamin, con nhớ giữ gìn sức khoẻ.
Tôi nhìn ngoại và muốn khóc. Trước khi xe chuyển bánh, tôi còn nghe một giọng Châu Ô khá quen:
- Baby, tôi hơn Baby hai tuổi à nha, nhưng đừng kêu tôi bằng "chú".
Xe chuyển bánh, tôi ngoái đầu ra cửa sổ những người thân của tôi còn vẩy tay. Thị trấn hôm nay vẫn không có mưa. Bất giác tôi mỉm cười.
Đoan Khánh
 

Xem Tiếp: ----