Giai Thoại 28
cuộc ĐẠI ĐỊNH CỦA ĐINH BỘ LĨNH

     au khi Thiên Sách Vương rồi Nam Tấn Vương lần lượt qua đời, đất nước bước vào một thời kì loạn lạc kinh hoàng. Chừng như ở bất cứ địa phương nào cũng có các thế lực cát cứ nổi lên, thậm chí có nơi, một vùng nhỏ mà có đến mấy thế lực liền. Cuối cùng, các thế lực nhỏ dần dần bị tiêu diệt, các thế lực lớn thì tồn tại tương đối lâu hơn. Đến năm Bính Dần (966), cả nước còn lại mười hai thế lực cát cứ lớn, sử gọi đó là loạn mười hai sứ quân. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyền 5, tờ 25a - b) cho biết danh sách mười hai sứ quân này như sau:
- Ngô xương Xí chiếm giữ vùng Bình Kiều (nay thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
- Kiêu Công Hãn (xưng là Kiều Tam Chế) chiếm giữ vùng Phong Châu (nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ).
- Nguyễn Khoan (xưng là Nguyễn Thái Bình) chiếm giữ vùng Tam Đới (nay thuộc huyện Vĩnh Lạc, tĩnh Vĩnh Phúc).
- Ngô Nhật Khánh (xưng là Ngô Lãm Công) chiếm giữ vùng Đường Lâm (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội).
- Đỗ Cảnh Thạc (xưng là Đỗ cảnh Công) chiếm giữ vùng Đỗ Động Giang (nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội).
- Lý Khuê (xưng là Lý Lãng Công) chiếm giữ vùng Siêu Loại (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
- Nguyễn Thủ Tiệp (xưng là Nguyễn Lệnh Công) chiếm giữ vùng Tiên Du (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
- Lã Đường (xưng là Lã Tá Công) chiếm giữ vùng Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên).
- Nguyễn Siêu (xưng là Nguyễn Hữu Công) chiếm giữ vùng Phù Liệt (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
- Kiêu Thuận (xưng là Kiều Lệnh Công) chiếm giữ vùng Hồi Hồ (nay thuộc huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ).
- Phạm Bạch Hổ (xưng là Phạm Phòng Át) chiếm giữ vùng Đằng Châu (nay thuộc huyện Kim Thi, tỉnh Hưng Yên).
- Trần Lãm (xưng là Tràn Minh Công), chiếm giữ vùng Bố Hải Khẩu (nay thuộc khu vực thị xã tỉnh Thái Bình).
Sách trên (tờ 25 - b và 26 - a) chép:
“Bấy giờ, nước không có chủ, mười hai sứ quân tranh ngôi, không ai chịu thống thuộc ai. Đinh Bộ Lĩnh nghe tiếng Trần Minh Công là người có đức nhưng không có con nối dõi, bèn đem con là (Đinh) Liễn đến xin nương tựa. (Trần) Minh Công thấy (Đinh) Bộ Lĩnh dáng mạo khôi ngô, lại có khí lượng hơn người, bèn nhận làm con nuôi, ơn thương yêu và nghĩa đối đãi ngày càng trọng hậu, nhân đó, giao cho (Đinh Bộ Lĩnh) trông coi việc quân, sai đi đánh các hùng trưởng khác, đến đâu thắng đó. Phạm Phòng Át đem quân về hàng (sau, dưới triều nhà Đinh, Phạm Phòng Át được làm Thân Vệ Tướng Quân).
Khi (Trần) Minh Công mất, bọn con em của Ngô Tiên Chúa (chỉ Ngô Quyền - NKT), từ vùng Đỗ Động Giang, đem hơn năm trăm thủ hạ tới đánh, nhưng bọn này vừa đi đến ô Man thì bị thủ lĩnh của làng ấy là Ngô Phó Sứ đánh bại, đành phải kéo về. (Đinh) Bộ Lĩnh nghe tin, cất quân đi đánh Đỗ Động Giang, không ai là không chịu hàng phục. Từ đó, quan lại và dân ở kinh đô cũng như ở các phủ đều theo về. Nhà Ngô mất”.
Năm Mậu Thìn (968), sau khi tiêu diệt hết các sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng, định đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình. Cũng năm đó, quần thần của Đinh Tiên Hoàng xin dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế.

 

Lời bàn:
Về cuộc đại định của Đinh Bộ Lĩnh, sử gia Lê Văn Hưu đã có lời bàn rằng: “(Đinh) Tiên Hoàng tài năng sáng suốt, dũng cảm và mưu lược nhất đời, đúng khi nước Việt ta vô chủ khiến cho các hùng trưởng cát cứ mỗi người một phương, một phen cất quân mà mười hai sứ quân đều phải hàng phục. Vua mở nước định đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan và lập ra sáu quận, chế độ kể cũng gần đầy đủ. Có lẽ đó là ý trời muốn vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống chăng ” Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển l,tờ2 - b).
Tiếp lời của cổ nhân, hậu sinh mạo muội bàn rằng: Nước có độc lập mà dân không được hưởng thái bình thì kể như đại họa vẫn còn nguyên đó, cho nên, kính thay đấng dẹp loạn, tạo dựng nền quốc thái dân an. Dốc chí đại định cho xã tắc, tên tuổi của Đinh Tiên Hoàng xứng đáng sánh ngang với tên tuổi các bậc anh hùng đã có công đại phá giặc ngoại xâm.