Giai Thoại 22
TÔ LỊCH ĐẠI VƯƠNG

     ất Thăng Long xưa có con sông tên là Tô Lịch. Ven sông này lại có làng mang tên là làng Tô Lịch. Sông Tô Lịch và cả tên làng Tô Lịch nay đều không còn nữa, nhưng trong sử sách, con sông ấy, ngôi làng ấy lại được nhắc đến khá nhiều. Điều đáng nói là tên sông và tên làng này lại có nguồn gốc từ tên của một con người: ông Tô Lịch, người sống vào khoảng cuối thế kỉ thứ III đầu thế kỉ thứ IV, sau, được tôn làm thần và được phong tới hàm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương (vị Đại Vương là Thành Hoàng của kinh đô nước nhà là Thăng Long). Sách Việt điện u linh tập chép về Tô Lịch Đại Vương như sau:
“Vương họ Tô, húy là Lịch, sinh thời từng làm quan ở Long Đỗ, tiên tổ cư ngụ ở đó đã lâu đời, dựng làng bên bờ một con sông nhỏ. Gia đình của Vương lấy sự thanh bạch và hoà thuận, hiếu thảo làm trọng, ba đời cùng nhân nhượng mà ở chung với nhau, không chút riêng biệt.
Thời nhà Tấn (đô hộ), triều đình xét những nhà có hiếu, gia đình Vương được khen. Gặp năm mất mùa đói kém, nhà Vương sẵn lòng cho dân vay thóc, triều đình lại ban khen, nhân đó, cho lấy hai chữ Tô Lịch làm tên làng.
Đời vua Đường Mục Tông, niên hiệu Trường Khánh năm thứ ba (tức là năm 823 - NKT), Lý Nguyên Gia được sai sang làm quan đô hộ nước ta. Lý Nguyên Gia thấy phía Bắc thành Thăng Long có dòng nước chạy ngược, địa thế rất xinh đẹp, bèn cắm đất xây thành, dời phủ trị đến đó. Thành có nhiều cửa, phía trong có nhiều dinh thự. Phủ trị này dựng trên nền nhà cũ của Vương. Lý Nguyên Gia sai giết trâu bò, mở tiệc mời các bậc kì lão trong làng tới dự, nhân đó, hỏi chuyện về vương, có ý muốn thờ Vương làm Thành Hoàng. Mọi người thuận theo, cùng nhau xây dựng một ngôi đền rất tráng lệ. Lễ khánh thành được tổ chức nhộn nhịp khác thường. Đêm hôm đó, Lý Nguyên Gia nằm nghỉ, chợt thấy có trận gió mát thổi vào, bức mành lay động có một người cưỡi con hươu trắng từ trên không xuống, râu tóc bạc phơ, áo quần lịch sự, bước đến nói với Lý Nguyên Gia rằng:
- Cám ơn sứ quân đã tôn tôi làm Thành Hoàng đất này. Nhân đây, tôi xin khuyên sứ quân rằng: nếu ngài hết lòng dạy dỗ cho dân cư trong thành thì mới là người xứng chức và có lòng nhân chính.
Lý Nguyên Gia chắp tay vái tạ và xin vâng rồi dò hỏi họ tên nhưng cụ già không đáp. Lý Nguyên Gia giật mình thức giấc và mới biết đó là mộng.
Sau, đến thời Cao Biền đắp thành Đại La, cũng nghe tiếng anh linh của Vương, bèn sắm sửa lễ vật tới tế, tôn vương làm Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân.
Vua Lý Thái Tổ dời kinh đô ra thành Đại La, đổi gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua thường nằm mơ thấy một cụ già đầu bạc, đứng trước bệ rồng mà tung hô vạn tuế. Nhà vua gạn hỏi họ tên, vương mới thực lòng tâu lên. Nhà vua cười nói:
- Tôn thần muốn giữ hương khói mãi mãi hay sao?
Vương đáp:
- Chỉ mong thánh thọ bền lâu, cơ đồ vững chắc, trong ngoài yên vui. Đó chính là hương khói đời đời rồi vậy. Vua tỉnh dậy, sai quan đến tế, phong Vương làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại vương. Từ đó, dân cư trong vùng đến cầu đảo hoặc thề nguyền, hết thảy đều linh ứng. Năm Trùng Hưng thứ nhất (tức năm 1285 - NKT), Nhà vua (Trần Nhân Tông) gia phong hai chữ Bảo Quốc, đến năm Trùng Hưng thứ tư (tức là năm 1288 - NKT), gia phong hai chữ Hiển Linh và sau, đến năm Hưng Long thứ hai mươi mốt (tức năm 1313 -NKT), vua (Trần Anh Tông) lại gia phong thêm hai chữ Định Bang nữa”.

 

Lời bàn:
Trong trường hợp đại loại như thế này, hiểu được lai lịch tên làng và tên sông, không phải chỉ đơn giản là hiểu thêm được một tên gọi thân thương nào đó. Tên sông và tên làng ấy là biểu tượng của lòng nhân ái và nghĩa khí ở đời, kính cẩn tôn thờ là chí phải.
Tiếng nói nửa như nhấc nhở, nửa như cảnh cáo của cụ già trong giấc mơ của Lý Nguyên Gia, nào có khác gì tiếng nói của trăm họ bị trị đương thời? Sau Lý Nguyên Gia, đến cả những quan đô hộ khét tiếng như Cao Biền cũng phải sắm sửa lễ vật và thân hành tới tế. Hư thực ra sao khoan bàn, chỉ biết dân mong như vậy và... bắt chuyện này phải kể như vậy.
Các vị đế vương của nước nhà thời độc lập và tự chủ, nối nhau tôn vinh và gia phong cho thần Tô Lịch, ấy cũng là sự thường.

Truyện Việt Sử Giai Thoại - Tập 1 GIỚI THIỆU Giai Thoại 1 Giai Thoại 2 Giai Thoại 3 Giai Thoại 4 Giai Thoại 5 Giai Thoại 6 Giai Thoại 7 Giai Thoại 8 Giai Thoại 9 Giai Thoại 10 Giai Thoại 11 Giai Thoại 12 Giai Thoại 13 Giai Thoại 14 Giai Thoại 15 Giai Thoại 16 Giai Thoại 17 Giai Thoại 18 !!!15686_22.htm!!! Đã xem 21674 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Giai Thoại 21
BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG

--!!tach_noi_dung!!--
     hùng Hưng quê ở Đường Lâm. Đất quê ông nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội. Phùng Hưng sinh năm nào chưa rõ, chỉ biết ông mất vì bệnh vào năm Kỉ Tị (789). Sinh thời, Phùng Hưng là người mạnh khỏe và dũng lược. Chính ông đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa rất lớn, đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đường, xây dựng nền độc lập tự chủ trong một thời gian khá dài. Trong Việt điện u linh tập, Lý Tế Xuyên đã dựa vào ghi chép của Triệu Vương Giao Châu kí mà chép chuyện về Phùng Hưng như sau:
“Vương họ Phùng, húy là Hưng, ông và cha của Vương đều nối đời làm Tù Trưởng của đất Đường Lâm. Chức Tù Trưởng bấy giờ gọi là Quan Lang. Tục gọi như thế, hiện nay ở mạn ngược vẫn còn. Vương con nhà giàu nhưng hay giúp đỡ kẻ nghèo, đã thế, Vương lại khỏe mạnh, có thể đánh được hổ, vật được trâu. Em Vương là (Phùng) Hãi cũng có sức mang nổi ngàn cân, cõng được thuyền chứa ngàn hộc mà đi luôn mười dặm. Gần xa nghe tiếng đều lấy làm sợ. Thời niên hiệu Đại Lịch của nhà Đường, nước ta rối loạn, Vương cùng em đem binh đi chinh phục khắp các vùng ở lân cận. vương đổi tên là Cự Lão và xưng là Đô Quân, còn em Vương thì đổi tên là Cự Lực và xưng là Đô Bảo, anh em cùng nhau làm theo kế sách của một người cùng làng, tên là Đỗ Anh Luân, đem đại binh đi tuần thú khắp các châu Đường Lâm và Trường Phong, uy danh lừng lẫy, khiến ai cũng phải theo phục. Vương cho phao tin rằng sẽ đánh phủ đô hộ. Quan đô hộ của nhà Đường là Cao Chính Bình đem quân đi đánh, bị thua, sợ quá phát bệnh mà chết, vương vào phủ đô hộ, nắm quyền trị dân được bảy năm thì mất.
Bấy giờ, nhiều người muốn lập em của Vương là Phùng Hãi lên thay, nhưng quan Đầu Mục có sức khỏe lạ thường là Bồ Phá Cần lại quyết chí không cho, bắt phải lập con Vương là Phùng An. Phùng An lên nối ngôi, bèn đem quân đánh Phùng Hãi. Phùng Hãi sợ Bồ Phá Cần nên lánh vào động Chu Nham, sau không biết là đi về đâu.
Phùng An tôn Vương làm Bố Cái Đại vương. Tức nước ta gọi cha là bố, gọi mẹ là cái nên Phùng An mới tôn vương làm Bố Cái Đại Vương như vậy. Hai năm sau đó, vua Đường Đức Tông sai Triệu Xương sang làm đô hộ nước ta. Triệu Xương tới nơi, trước hết, cho sứ giả mang lễ vật đến dụ dỗ Phùng An. Phùng An xin hàng phục. Từ đó, họ Phùng tản mác mỗi người một nơi.
Sau khi mất, Bố Cái Đại Vương rất hiển linh. Dân các làng thường nghe có tiếng ngựa xe đi lại ầm ầm trên nóc nhà hoặc trên ngọn cây cao, ngẩng trông thì thấy ẩn hiện trong những đám mây là cờ ngũ sắc và kiệu vàng rực rỡ, lại có cả tiếng nhạc văng vẳng nữa.
Bấy giờ, nếu có việc lành hay dữ sắp xẩy ra thì thế nào đêm đến cũng sẽ có dị nhân báo cho các vị hào trưởng biết để thông tin cho cả làng hay, cho nên, ai cũng lấy làm lạ, bèn cùng nhau lập đền thờ Vương ở phía tây của phủ đô hộ. Đền thờ vương rất linh thiêng, mọi việc cầu mưa, cầu tạnh đều được linh ứng. Ai gặp việc khó khăn như bị kẻ xấu lấy trộm hoặc giả là muốn cầu tài, đến lễ thần đều được như ý. Bởi vậy, người đến lễ rất đông, khói hương chẳng lúc nào dứt.
Khi Ngô Tiên Chủ (chỉ Ngô Quyền - NKT) dựng nước, bọn giặc Nam Hán sang cướp nước ta. Ngô Tiên Chủ ngày đêm lo nghĩ tìm cách chống đánh. Thế rồi một đêm, Ngô Tiên Chủ nằm mơ, thấy có một cụ già áo mũ chỉnh tề, đến nói rõ họ tên của mình và bảo rằng:
- Tôi đã trù tính, sáp sẵn các đội thần binh để giúp sức Nhà vua, xin Nhà vua hãy gấp tiến binh, đừng lo nghĩ gì cả.
Đến khi Ngô Tiên Chủ ra đánh giặc ở sông Bạch Đằng, nghe trên không có tiếng binh mã ầm ầm, và quả nhiên trận ấy được đại thắng. Ngô Tiên Chủ lấy làm lạ, liền sai sửa sang ngôi đền, khiến cho đền rộng rãi và lịch sự hơn xưa. Xong, Ngô Tiên Chủ thân đem các thứ lễ vật cùng cờ quạt chiêng trống đến để tế lễ. Sau, các triều quen dần thành lệ. Thời Trần, vào năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), Nhà vua sắc phong là Phù Hựu Đại vương. Năm Trùng Hưng thứ tư lại gia phong thêm hai chữ Chương Tín. Năm Hưng Long thứ 20 (tức năm 1312 - NKT) vua (Trần Anh Tông) gia phong thêm hai chữ Sùng Nghĩa nữa. Đến nay, sự linh thiênle="THẾ THỨ CÁC CHÍNH QUYỀN BẮC THUỘC" href="index.php?tuaid=15686&chuongid=43">PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 LỜI CHÚ CUỐI SÁCH