ùa xuân năm 542, Lý Bí (còn có tên gọi khác là Lý Bôn) đã dựng cờ khởi nghĩa, tập hợp và lãnh đạo nhân dân cả nước quét sạch quân đô hộ nhà Lương ra khỏi bờ cõi. Hai năm sau (năm 544), ông lên ngôi Hoàng Đế, xưng là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân và niên hiệu là Thiên Đức (cũng có sách viết là Đại Đức). Từ đây, một chính quyền độc lập và tự chủ được thiết lập, nhưng cũng từ đây, sau cơn hốt hoảng nhất thời, nhà Lương đã liên tiếp tổ chức những cuộc đàn áp có quy mô lớn. Một trong những viên tướng khét tiếng tàn bạo nhất của nhà Lương là Trần Bá Tiên được giao nhiệm vụ chỉ huy các cuộc đàn áp này. Bên cạnh Trần Bá Tiên là một loạt những tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm trận mạc như Dương Phiêu, Tiêu Bột... Bởi cuộc tấn công ồ ạt của Trần Bá Tiên, nghĩa quân Lý Bí bị thua hai trận lớn ở Chu Diên (đất này nay thuộc Hà Tây) và ở cửa sông Tô Lịch. Lý Bí rút về Gia Ninh (nay thuộc huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Trần Bá Tiên cho quân vây đánh Gia Ninh, Lý Bí lại phải rút về Điển Triệt (nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Vùng Điển Triệt có hồ Điển Triệt rất rộng. Nay, hồ này vẫn còn. Cũng có người gọi là hồ Tứ Yên vì ngày nay, hồ nằm ở khu vực xã Tứ Yên. Năm Bính Dần (546), trận kịch chiến giữa lực lượng của Lý Bí với quân đội nhà Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy, đã diễn ra tại hồ Điển Triệt. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 4, tờ 16 - b) chép rằng: “Mùa xuân, tháng giêng (năm 546 - NKT), bọn Trần Bá Tiên đã chiếm được thành Gia Ninh, Nhà vua (chỉ Lý Nam Đế - NKT) đành phải chạy vào đất của người Lão (từ chỉ chung đồng bào các dân tộc ít người - NKT) ở Tân Xương. Quân nhà Lương đóng ở cửa sông Gia Ninh. Mùa thu, tháng tám, Nhà vua đem hai vạn quân từ đất Lão ra đóng ở hồ Điển Triệt, thuyền bè nhiều đến nỗi chật cả mặt hồ. Quân nhà Lương trông thấy thì sợ, không dám tiến vào, cứ đóng ở khu vực gần với cửa hồ mà thôi. Trần Bá Tiên nói với các tướng rằng: - Quân ta ở đây đã lâu, thế cô, không được tiếp viện, tướng sĩ thì mỏi mệt. Một khi đã tiến sâu vào nước người mà thua trận thì đừng mong sống sót. Nay, nhân lúc họ bại trận mấy phen liền, dân Di Lão lại ô hợp, đánh họ thật không khó, cho nên, đây chính là lúc phải ra tay liều chết để đánh bằng được, bởi vì nếu vô cớ mà dừng lại thì lỡ hết cả thời cơ. Các tướng (dưới trướng Trần Bá Tiên) đều im lặng, không ai tỏ vẻ hưởng ứng. Đêm hôm ấy, nước sông lên mạnh, dâng cao đến bảy thước, ồ ạt tràn vào hồ. (Trần) Bá Tiên đem quân bản bộ của mình, theo dòng nước mà tiến vào trước. Quân nhà Lương đánh trống reo hò theo sau. Nhà vua vốn không lo phòng bị nên quân bị tan vỡ nhanh chóng, buộc phải lui vào động Khuất Lão (đất này nay thuộc huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ) để chỉnh đốn quân ngũ. Sau, Vua ủy quyền cho tướng là Triệu Quang Phục trông coi việc nước và chỉ huy việc đánh quân của (Trần) Bá Tiên”.PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
LỜI CHÚ CUỐI SÁCH
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
Lý Thường Kiệt
Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam
Việt Sử Giai Thoại - Tập 1
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2
!!!15686_18.htm!!!ave; gặp phải Trần Bá Tiên có tài cầm quân đó thôi”. Lời của Ngô Sĩ Liên: “Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, rất thuận với đạo lớn của trời, vậy mà cuối cùng lại bị bại, ấy là vì trời chưa muốn cho nước nhà được trị bình chăng? Than ôi, Nhà vua không chỉ vì gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ có tài cầm quân, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng cao nữa trợ sức cho giặc nữa. Đó há chẳng phải tại trời hay sao?”.